Bài tập ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Tuần 33

docx 3 trang Thương Thanh 24/07/2023 1810
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_lich_su_lop_7_tuan_33.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Tuần 33

  1. BÀI TẬP SỬ 7 TUẦN 33 Câu 1: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài B. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng suy vong nhanh D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng suy vong nhanh Câu 2: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là gì? A. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường cho chủ nghĩa tư bản B. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm Câu 3: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X Câu 4: Xã hội phong kiến phương Đông phát triển trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XV B. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV D. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X B. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X Câu 6: Xã hội phong kiến châu Âu phát triển trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII B. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV C. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV D. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI Câu 7: Chế độ phong kiến phương Đông khủng hoảng và suy vong trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ XV cho tới giữa thế kỉ XIX B. Từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX C. Từ thế kỉ XVI cho tới đầu thế kỉ XIX D. Từ thế kỉ XVI cho tới cuối thế kỉ XIX Câu 8: Xã hội phong kiến châu Âu suy vong trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ XIII-XVI B. Thế kỉ XIV-XVI C. Thế kỉ XV-XVI D. Thế kỉ XVI-XVII Câu 9: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Nghề nông trồng lúa nước B. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến D. Nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi Câu 10: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu là gì? A. Nghề nông trồng lúa nước B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến D. Nghề trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc Câu 11: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là:
  2. A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh D. Địa chủ và nông nô Câu 12: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là? A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô C. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì D. Lãnh chú phong kiến và nông dân lĩnh canh Câu 13: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng: A. Đánh thuế B. Địa tô C. Tô, tức D. Làm nghĩa vụ phong kiến Câu 14: Thế nào là chế độ quân chủ? A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa Câu 15: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là gì? A. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu B. Nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị C. Nhà nước phong kiến phân quyền D. Nhà nước trở thành Hoàng Đế hay Đại Vương Câu 16: Ở châu Âu từ thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến thống nhất quyền hành tập trung vào bộ phận nào? A. Tập trung vào tay quý tộc B. Tập trung vào tay các lãnh chúa C. Tập trung vào tay vua D. Tập trung vào tay bộ máy quan lại thống trị Câu 17. Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu? A. Hoa Lư B. Phú Xuân C. Cổ Loa D. Mê Linh Câu 18. Tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 19. Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền độc lập như thế nào? A. Ngô Quyền xưng vương B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ C. Lập triều đình theo chế độ quân chủ D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 20. Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào? A. Là một nhà nước đơn giản B. Là một nhà nước phức tạp C. Là một nhà nước rất quy mô D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh Câu 21. Vào thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là: A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản các địa phương B. Các quan địa phương C. Chức quan do Trung Quốc cử sang Câu 22. Ngôi Quyền đã cử ai làm Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh)? A. Đinh Công Trứ B. Kiều Công Hãn
  3. C. Ngô Xương Ngập D. Ngô Xương Văn Câu 23. Loạn 12 sứ quân diễn ra thời điểm nào? A. Cuối thời nhà Ngô B. Đầu thời nhà Đinh C. Cuối thời nhà Đinh D. Đầu thời nhà Tiền Lê Câu 24. Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu? Con của ai? A. Gia Viễn – Ninh Bình – con của Đinh Tiên Hoàng B. Động Hoa Lư – Gia Viễn – Ninh Bình – Con của Đinh Công Trứ C. Đông Anh-Hà Nội-Con của Đinh Kiến D. Hưng Nguyên-Nam Đàn-Nghệ An-Con của Dinh Điền Câu 25. Dưới thời của Đinh Bộ Lĩnh, đất nước ta đến năm nào được bình yên trở lại A. Đầu năm 967 B. Đầu năm 965 C. Cuối năm 965 D. Cuối năm 967 Câu 26. Khi Ngô Quyền mất nhường ngôi lại cho ai? A. Ngô Xương Ngập B. Ngô Xương Văn C. Ngô Xương Xí D. Đinh Tiên Hoàng Câu 27. Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào? A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm B. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh dành quyền lực D. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha Câu 282. Tình hình đất nước khi Ngô Xương Văn mất như thế nào? A. Đất nước bị chia cắt B. Các tướng lĩnh chiếm cứ các đại phương đánh lẫn nhau C. Nhà Tống lăm le xâm lược D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 29. “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam A. Lê Hoàn B. Trần Quốc Tuấn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Trần Thủ Độ Câu 30. Đinh Bộ Lĩnh gây dựng căn cứ ở đâu? A. Hoa Lư (Ninh Bình) B. Lam Sơn (Thanh Hóa) C. Triệu Sơn (Thanh Hóa) D. Cẩm Khê (Phú Thọ)