Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 29

docx 4 trang Thương Thanh 24/07/2023 1710
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_dia_li_lop_9_tuan_29.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 29

  1. BÀI TẬP: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT Câu 1: Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc thiểu số có vị trí. A. Bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam. B. Làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ. C. Góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam. D. Trở thành bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam. Câu 2: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là. A. Làm đồ gốm. B. Dệt thổ cẩm. C. Khảm bạc. D. Trạm trổ. Câu 3: Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt. A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục. D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú. Câu 4: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả. A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm. C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt,xã hội bất ổn. Câu 5: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là. A. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp. D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại. Câu 6: Việc tăng cường xây dựng thủy lợi ở nước ta nhằm mục đích. A. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô. B. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng. C. Phát triển nhiều giống cây trồng mới. D. Dễ dàng áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Câu 7: Nhân tố quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là. A. Điều kiện tự nhiên - xã hội. B. Điều kiện tự nhiên. C. Điều kiện kinh tế - xã hội. D. Điều kiện tự nhiên và kinh tế. Câu 8: Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực cho thấy ngành trồng trọt nước ta đang. A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. B. Phát triển đa dạng cây trồng. C. Tận dụng triệt để tài nguyên đất. D. Phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 9: Rừng phòng hộ có chức năng. A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ môi trường. B. Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường. C. Bảo vệ hệ sinh thái, chống xói mòn đất. D. Bảo vệ các giống loài quý hiếm, phòng chống thiên tai.
  2. Câu 10: Nguyên nhân quan trọng làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta thay đổi là. A. Sức ép thị trường trong và ngoài nước. B. Sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên. C. Sự phát triển và phân bố của dân cư. D. Tay nghề lao động ngày càng được nâng cao. Câu 11: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do. A. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động. C. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp. D. Quan niệm “ Trời sinh voi, trời sinh cỏ” còn phổ biến. Câu 12: Cơ cấu mùa vụ lúa nước ta thay đổi vì. A. Có nhiều loại phân bón mới. B. Thời tiết thay đổi thất thường. C. Lai tạo được nhiều giống lúa mới. D. Nhiều đất phù sa màu mỡ. Câu 13: Sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có tác dụng. A. Thúc đẩy sự tăng trường kinh tế. B. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. D. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Câu 14: Hiện nay ngành dịch vụ Việt Nam phát triển khá nhanh vì. A. Thu nhập của người dân ngày càng tăng. B. Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa. C. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng mở rộng. D. Trình độ dân trí ngày càng cao. Câu 15: Để phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta cần phải có các điều kiện. A. Trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. B. Trình độ công nghệ cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. C. Lao động lành nghề, nhiều máy móc hiện đại, giao thông phát triển. D. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, sơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Câu 16: Loại hình giao thông vận tải đường biển nước ta phát triển khá nhanh vì. A. Ngành đóng tàu biển của Việt Nam đang phát triển. B. Nhiều cảng biển được xây dựng hiện đại. C. Đường biển ngày càng hoàn thiện hơn. D. Nền ngoại thương Việt Nam phát triển khá nhanh. Câu 17: Để góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới ngành dịch vụ có vai trò quan trọng nhất là. A. Bưu chính viễn thông. B. Giao thông vận tải. C. Khách sạn, nhà hàng. D. Tài chính tín dụng. Câu 18: Có sự khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước ta là do. A. Định hướng phát triển kinh tế khác nhau của nhà nước đối với từng vùng. B. Sự phát triển các hoạt động kinh tế, sức mua, qui mô dân số từng vùng. C. Vốn đầu tư nước ngoài,sức mua, qui mô dân số từng vùng. D. Trình độ phát triển kinh tế và phân bố dân cư từng vùng.
  3. Câu 19: Đối với nền kinh tế - xã hội ngoại thương có tác dụng. A. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất đại trà. B. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, cải thiện đời sống nhân dân,đổi mới công nghệ. C. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,đổi mới công nghệ. D. Giải quyết đầu vào cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất đại trà. Câu 20: Đối với sự phát triển kinh tế ngành du lịch có tác dụng. A. Đem lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao trình độ dân trí. B. Phát triển số lượng và chất lượng đường giao thông, nhà hàng, khách sạn. C. Mở rộng giao lưu giữa nước ta với thế giới,cải thiện đời sống nhân dân. D. Phát triển ngoại thương, cải thiện đời sống nhân dân. Câu 21. Quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay có đặc điểm là A. trình độ đô thị hóa thấp. B. trình độ đô thị hóa cao. C. cơ sở hạ tầng tốt, đáp ứng được tốc độ đô thị hóa. D. tiến hành đồng đều giữa các vùng. Câu2 2. Theo thống kê 01/4/2014, nước ta có diện tích 330 991 km 2 với số dân là 90 493 352 triệu người. Cho biết nước ta có mật độ dân số là bao nhiêu? A. 273 người/Km2. B.275 người/Km2. C. 276 người/Km2. D. 277 người/Km2. Câu 23. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ở nước ta, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất là A. cây công nghiệp. B. cây ăn quả và rau đậu. C. cây lương thực. D. các loại cây khác. Câu 24. Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là A. công nghiệp khai thác nhiên liệu. B. công nghiệp dệt may C. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. . D. công nghiệp điện. Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta năm 2007 là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 26. Cho biểu đồ Nguồn SGK Địa lí 9 – NXBGD 2007 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự gia tăng dân số và tỷ suất gia tăng tự nhiên nước ta giai đoạn 1979-2009? A. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng liên tục. B. Số dân tăng liên tục nhưng tỉ lê gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm. C. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh. D. Số dân giảm nhanh nhưng tỉ lệ gia tăng giảm mạnh. Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18,19, hãy cho biết cây cà phê được trồng nhiều
  4. nhất ở vùng nào ? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 28 . Trong các vùng sau, vùng nào có tài nguyên biển đa dạng, phong phú rất thuận lợi cho xây dựng phát triển toàn diện với nhiều ngành kinh tế biển? A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. B. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 29 . Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo khu vực kinh tế (đơn vị: %) Năm 1995 2000 2005 2007 Khu vực kinh tế Nông, lâm, thủy sản 71,2 65,1 57,2 53,9 Công nghiệp và xây dựng 11,4 13,1 18,2 20,0 Dịch vụ 17,4 21,8 24,6 26,1 ( Nguồn: Atlat Địa lí VN, NXB GD năm 2007 ) Căn cứ vào bảng số liệu sự thay đổi trong sử dụng lao động theo theo khu vực kinh tế ở nước ta 1995 – 2007, em hãy chọn biểu đồ thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ miền. Câu 30. Dựa vào bảng số liệu sau : Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (Giá so sánh năm 1994, đơn vị nghìn tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Tây Nguyên 1,2 1,9 2,3 Cả nước 103,4 198,3 261,1 Nguồn SGK Địa lí 9 – NXBGD 2007 Nhận xét nào sau đây không đúng tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên? A. Từ năm 1995 đến 2002 giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên liên tục tăng. B. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên tăng chậm hơn giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. C. Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Nguyên có xu hướng giảm. D. Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Nguyên giai đoạn 2002- 2007 tăng nhanh hơn giai đoạn 1995- 2000.