Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 3 trang Thương Thanh 24/07/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_dia_li_lop_6_truong_thcs_ngoc_thuy.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ 6 NHÓM ĐỊA 6 Đề 2 I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Khoáng sản nào dưới đây không phải là khoáng sản năng lượng? A. Muối mỏ. B. Than bùn. C. Than đá. D. Dầu mỏ. Câu 2: Thời tiết là sự A. biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian dài. B. biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. C. lặp đi lại của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. D. lặp đi lại của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian dài. Câu 3: Nhiệt độ không khí thay đổi chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố A. độ cao, vĩ độ. B. vị trí gần hay xa biển. C. độ cao, vĩ độ, vị trí gần hay xa biển. D. hướng sườn núi. Câu 4: Khí quyển gồm các tầng được xếp theo thứ tự từ mặt đất trở lên. A. Đối lưu, bình lưu, tầng cao khí quyển. B. Bình lưu, đối lưu, tầng cao khí quyển. C. Đối lưu, tầng cao khí quyển, bình lưu. D. Tầng cao khí quyển, đối lưu, bình lưu. Câu 5: Việt Nam nằm ở khu vực có lượng mưa trung bình là bao nhiêu mm? A. 500-1000mm. B. Dưới 500mm. C. Trên 2000mm. D. 1000- 2000mm. Sử dụng biểu đồ nhiệt độ lượng mưa trả lời câu 6, câu 7: Câu 6:Tháng có nhiệt độ cao nhất là A. tháng 7. B. tháng 9. C. tháng 12. D. tháng 1. Câu 7: Mùa mưa bắt đầu từ A. tháng 4 đến tháng 10. B. tháng 11 đến tháng 4 năm sau. C. tháng 5 đến tháng 10. D. tháng 6 đến tháng 9.
  2. Câu 8: Người ta chia thành khối khí nóng và khối khí lạnh căn cứ vào A. độ ẩm. B. nhiệt độ. C. lượng mưa. D. mặt tiếp xúc. Câu 9: Khí áp là A. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. B. sự chuyển động có trọng lượng của các luồng không khí. C. sự chuyển động có hướng của không khí. D. sự chuyển động từ nơi áp cao về áp thấp. Câu 10: Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục do A. sức ép của khí quyển khác nhau. B. sự hình thành các đai khí áp. C. chịu tác động của lực Coriorit. D. sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương. Câu 11: Khối khí bị biến tính khi A. chịu ảnh hưởng bề mặt đệm. B. thời tiết thay đổi. C. chúng di chuyển.D. thay đổi vị trí hình thành. Câu 12: Dụng cụ để đo khí áp là A. vũ kế. B. ẩm kế. C. nhiệt kế. D. khí áp kế. Câu 13: Trong tầng đối lưu, lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 oC. Hỏi nhiệt độ chân núi là 32oC, lên đến đỉnh núi là bao nhiêu độ? Biết ngọn núi đó cao 4000m. A. 32oC. B. 12oC. C. 8oC. D. 6oC. Câu 14: Trên Trái đất có mấy loại gió chính? A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 15: Phạm vi hoạt động của gió Tín Phong từ A. khoảng 30o đến 60o ở hai nửa bán cầu. C. chí tuyến bắc đến chí tuyền nam. B. khoảng 60o đến cực ở hai nửa bán cầu. D. khoảng vĩ tuyến 30oB đến 30oN. Câu 16: Các loại gió chính không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến do A. sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. B. chịu tác động của lực Coriorit. C. sự chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất. D. gió thổi từ khu áp cao về khu áp thấp. Câu 17: Khối khí nóng hình thành ở A. vùng vĩ độ thấp. B. vùng vĩ độ cao. C. trên biển và đại dương. C. trên đất liền. Câu 18: Vì sao các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục? A. Do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương. B. Do chịu tác động của lực Coriorit. C. Do sức ép của khí quyển khác nhau. D. Do sự hình thành các đai khí áp. Câu 19: Vì sao các loại gió chính lại không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến? A. Do gió thổi từ khu áp cao về khu áp thấp. B. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. C. Do sự chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất.
  3. D. Do chịu tác động của lực Coriorit. Câu 20: Để sản xuất các loại đồ gốm, đồ sứ, chúng ta cần khai thác loại khoáng sản A. nhiên liệu. B. kim loại đen. C. kim loại màu. B. phi kim loại. II. TỰ LUẬN. Câu 1: Trình bày đặc điểm chính các tầng của lớp vở khí. Câu 2: Ở Sơn Tây, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 22℃, lúc 13 giờ được 32℃ và lúc 21 giờ được 24℃. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu? Hãy nêu cách tính. Câu 3: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất), mà lại chậm hơn, tức là vào lúc 13 giờ?