Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Đề 4 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 2 trang Thương Thanh 24/07/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Đề 4 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_6_de_4_truong_thcs_n.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Đề 4 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ 6 NHÓM ĐỊA 6 Đề 4 I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Nguồn nước chính cung cấp cho khí quyển là • A. ao, hồ. B. sông ngòi. C. biển, đại dương. D. sinh vật. Câu 2: Lượng hơi nước chứa đựng được càng nhiều khi nhiệt độ không khí càng A. cao. B. thấp. C. trung bình. D. 0℃. Câu 3: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi niệt độ 30℃ là bao nhiêu? A. 17g/m³. B. 25g /m³. C. 28g/ m³. D. 30g/ m³. Câu 4: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi niệt độ 200C là bao nhiêu A. 15g/m³. B. 20g /m³. C. 25g/ m³. D. 30g/ m³. Câu 5: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 6: Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ độ nào? A. 33° 66′B. B. 66° 33′B. C. 23° 27′B. D. 27° 23′B. Câu 7: Các động vật nào sau đây thuộc loài ngủ đông? A. Gấu nâu, gấu trắng. B. Rùa, vượn, cáo. C. Sư tử, voi, tê giác. D. Lợn rừng, khỉ. Câu 8. Thủy chế của sông tương đối đơn giản nếu sông phụ thuộc vào A. một nguồn cung cấp nước. B. nguồn nước mưa và băng tuyết tan. C. nhiều miền khí hậu khác nhau. D. nguồn cung cấp nước khác nhau. Câu 9: Các hồ móng ngựa được hình thành do A. sụt đất. B. núi lửa. C. băng hà. D. di tích khúc sông cũ. Câu 10: Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là A. sông chính và phụ lưu. B. lưu vực sông. C. phụ lưu và chi lưu. D. sông chính, phụ lưu và chi lưu. Câu 11: Độ muối của nước biển và đại dương là do A. nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra. B. sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra. C. động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra. D. hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do A. động đất ngầm dưới đáy biển. B. sự thay đổi áp suất của khí quyển. C. chuyển động của dòng khí xoáy. D. bão, lốc xoáy.
  2. Câu 13: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động? A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Dựa theo nguồn gốc hình thành, hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 15: Hai thành phần chính của lớp đất là A. hữu cơ và nước. B. nước và không khí. C. cơ giới và không khí. D. khoáng và hữu cơ. Câu 16: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. sinh vật. B. khoáng. C. đá mẹ. D. địa hình. Câu 17: Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất? A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất. B. Có màu xám thẫm hoặc đen. C. Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất. D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. Câu 18: Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có A. màu nâu, hoặc đỏ chứa nhiều thức ăn cung cấp cho cây trồng. B. màu xám thẫm độ phì cao. C. màu xám, chua, nhiều cát. D. màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa. Câu 19: Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là A. chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất. B. gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. C. nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật. D. tồn tại trên cùng của lớp đất đá. Câu 20: Những miền cực khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực nào sinh trưởng được trong mùa hạ? A. Sồi, dẻ. B. Cây lá cứng. C. Cây lá kim. D. Rêu, địa y. PHẦN II: TỰ LUẬN. Câu 1: Em hãy cho biết sông là gì? Hệ thống sông là gì? Nêu những thuận lợi và khó khăn của sông đối với cuộc sống của con người? Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Trình bày đặc điểm cơ bản của đới khí hậu đó? Câu 3: a. Nước biển và đại dương có ba hình thức vận động là sóng biển, thủy triều, dòng biển. Em hãy lấy một vài ví dụ để chứng minh con người đã biết vận dụng các vận động trên vào trong cuộc sống để phát triển kinh tế, đánh giặc ngoại xâm b. Nhiệt độ không khí dưới chân núi là 300C thì trên đỉnh núi cao 3000 m, nhiệt độ không khí là bao nhiêu?