Bài tập ôn tập khối 5 (từ ngày 9/3 đến 14/3)

docx 9 trang thienle22 6980
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập khối 5 (từ ngày 9/3 đến 14/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_khoi_5_tu_ngay_93_den_143.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập khối 5 (từ ngày 9/3 đến 14/3)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỊNH BÀI TẬP ÔN TẬP KHỐI 5 ( Từ ngày 9/3 đến 14/3/2020) TOÁN *Phần trắc nghiệm Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Số sáu trăm hai mươi mốt đơn vị năm trăm hai mươi ba phần nghìn viết là: A. 621523 B. 621,523 C. 6 215,230 D. 623,321 Câu 2: Khoanh vào đáp án đúng. Trong các số 5,784; 6,874; 6,784; 5,875 số lớn nhất là: A. 5,785 B. 6,784 C. 6,874 D. 5,875 Câu3 3m2 50 dm2 = dm2 A. 350 B. 30050 C. 305 D. 3050 Câu 4 : Trung bình cộng của 40 ; 25 và 10 là A. 15 B. 20 C. 40 D. 25 Câu 5 3 phút 12 giây = giây. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 312 B. 123 C. 192 D. 72 Câu 6: Khoanh vào đáp án đúng. Trong các số 66815; 24510; 25738; 2229 số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. A. 66815 B. 24510 C. 25738 D. 2229 Câu 7:Khoanh vào đáp án đúng. Số chia hết cho cả 2 và 5 là: A. 57 234 B. 35 468 C. 77 285 D. 64 620 Câu 8: Số có 4 chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: A. 2013 B. 5 760 C. 19880 D.4539 * Phần tự luận Bài 1: Đặt tính rồi tính: a. 186,954 + 247,436 b. 839, 084 – 24, 937 c. 42,8 x 3,9 d. 49,35 : 4,4 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a. 87,6 x 85 – 87,6 x 75 b. 124,34 x 1,75 + 8, 25 x 124,34
  2. Bài 3: Có ba xe chở hàng, nếu xe A chuyển cho xe B 3 tấn hàng rồi xe B lại chuyển cho xe C 5,6 tấn, sau đó xe C chuyển cho xe A 3,7 tấn thì mỗi xe chở được 20 tấn hàng. Hỏi ban đầu mỗi xe chở được bao nhiêu tấn hàng BÀI TẬP ÔN TẬP ( ngày thứ ba 10/03/2020) Bài 1:Đọc thầm và hoàn thành bài tập: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng. Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? A. Anh nghe đài hát bài "Đom đóm" rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài "Đom đóm". C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài "Đom đóm".
  3. Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học? A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? Câu 4: Chủ ngữ trong câu "Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi." là: A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên B. Những trò nghịch ngợm C. Tuổi thơ qua đi Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm? A. Rất nhớ B. Rất yêu thích C. Cả a và b đều đúng Câu 6: "Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra". Tìm từ đồng nghĩa với từ "khoét" . Câu 7: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên . Câu 8 Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trời mưa chúng em sẽ nghỉ lao động. Bài 2: a/ Soạn bài tập đọc: Lập làng giữ biển ( trang36) BÀI TẬP ÔN TẬP ( ngày thứ tư 11/03/2020) TOÁN *Phần trắc nghiệm Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu1: Chữ số 7 trong số thập phân 2006,007 có giá trị là: 7 7 7 A. 7 B. C. D. 10 1000 100 Câu 2: Tính nhanh giá trị biểu thức: 16,2x3,7 5,7x16,2 7,8x4,8 4,6x7,8 Là: 11,2 12,3 13,4 12,6 11,5 10,4 A. 18,4 B. 30,9 C. 32,9 D. 9,23 Câu 3: Phân số 1 viết dưới dạng số thập phân là: 160 A. 0,625 B. 0,0625 C. 0,00625 D. 0,000625 Câu 4: Thay các chữ a, b, c bằng các chữ số khác nhau và khác 0 sao cho: 0,abc = 1 a b c A. a = 1 B. a = 1 C. a = 1 b = 2 b = 2 b = 2 c = 5 c = 3 c = 4 Câu 5: Cho dãy số: 1; 4; 9; 16; 25; ; ; ; 3 số cần viết tiếp vào dãy số trên là: A. 36, 49, 64 B. 36, 48, 63 C. 49, 64, 79 D. 35, 49, 64 * Phần tự luận
  4. Bài 1: Tìm y, biết: a. y : 0,4 : 2,5 = 10,5 b. y x 16,5 + y x 82,5 + y = 128 Bài 2: Một mảnh vườn hình thang có độ dài đáy lớn bằng 45m, đáy bé bằng 35m và chiều cao 2 bằng tổng độ dài hai đáy. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, trung bình cứ 3m2 thu hoạch 5 được 9kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn rau? BÀI TẬP ÔN TẬP ( ngày thứ năm 12/03/2020) TIẾNG VIỆT *Phần trắc nghiệm Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Từ nào dưới đây có tiếng bảo mang nghĩa “giữ, chịu trách nhiệm” a, Bảo kiếm b, Bảo toàn c, Bảo ngọc d, Gia bảo Câu 2: Từ nào dưới đâycó tiếng bảo không mang nghĩa “giữ, chịu trách nhiệm” a, Bảo vệ b, Bảo kiếm c, Bảo hành d, Bảo quản Câu 3: a, Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: a, Sung sướng b, Phúc hậu c, Toại nguyện d, Giàu có b, Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc là:
  5. a, Túng thiếu b, Gian khổ c, Bất hạnh d, Phúc tra Câu 4: Hãy nhận xét cách sắp xếp vị trí trạng ngữ trong các câu dưới đây và khoanh tròn vào những chữ cái có cách sắp xếp đúng: a, Lúc tảng sáng, ở quãng đường này, lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập. b, Lúc tảng sáng và lúc chập tối, ở quãng đường này, xe cộ đi lại tấp nập. c, Ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập. d, Lúc chập tối ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập. Câu 5: Câu nào dưới đây dùng sai quan hệ từ: a, Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp; b, Thắng gầy nhưng rất khỏe. c, Đất có chất màu vì nuôi cây lớn. d, Đêm càng về khuya, trăng càng sáng. Câu 6: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại: a, Cầm b, Nắm c, Cõng d, Xách Câu 7: Cho đoạn thơ sau: Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra Bố bảo cho bé ngoan Bố bảo cho biết nghĩ. (Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh) Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì? a, Nguyên nhân – kết quả b, Tương phản c, Giả thiết – kết quả d, Tăng tiến Câu 8: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “chạy” trong câu thành ngữ “Chạy thầy chạy thuốc” a, Di chuyển nhanh bằng chân. b, Hoạt động của máy móc. c, Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra. d, Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn. Câu 9: Câu: “Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?” a, Câu cầu khiến b, Câu hỏi
  6. c, Câu hỏi có mục đích cầu khiến d, Câu cảm Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? a, Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. b, Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy dòng sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ. c, Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc. d, Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm. * Phần tự luận 1. Viết một đoạn mở bài (theo 2 cách đã học) cho một bài văn tả một người bạn đang kể chuyện trên lớp (hoặc ca hát, chơi nhạc cụ, thể thao, .) 2. Soạn bài tập đọc: Cao Bằng BÀI TẬP ÔN TẬP ( ngày thứ sáu 13/03/2020) Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 146,34 + 521,85 b) 745,5 - 14,92 c)25,04 x 3,5 d) 66,15: 63 Bài 2: (1 điểm) Tìm X a, X+ 1,25 = 13,5 : 4,5 b, X x 4,25 = 1,7 x 3 Bài 3: Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 35m, chiều dài bằng 7/5 chiều rộng. Người ta dùng 60% diện tích đểtrồng lúa.Cứ trung bình 100m 2 thửa ruộng đó thu hoạch được 60,5kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng trên thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc?
  7. Bài 4: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 26 m, chiều rộng bằng 1 chiều dài. Trong đó 4 diện tích làm nhà chiếm 60%. Tính diện tích đất làm Bài 5Tính nhanh: Bài 6: Bán kính của một bánh xe ô tô là 0,25m a. Tính chu vi bánh xe? b. Nếu ô tô đi hết quãng đường dài 4,71 km thì bánh xe lăn trên mặt đất được bao nhiêu vòng?
  8. BÀI TẬP ÔN TẬP TUẦN 5 ( ngày thứ bảy 14/3/2020) TIẾNG VIỆT *Phần trắc nghiệm Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Từ nào sau đây gần nghĩa với từ hòa bình? a, Bình yên b, Hòa thuận c, Thái bình d, Hiền hòa Câu 2: Câu nào sau đây không phải là câu ghép ? a, Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b, Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c, Bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d, Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió. Câu 3: Trong câu sau: “Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.” có: a, 1 tính từ, 2 động từ b,2 tính từ, 1 động từ c, 2 tính từ, 2 động từ d,3 tính từ, 3 động từ Câu 4: Từ nào là từ trái nghĩa với từ “thắng lợi”? a, Thua cuộc b, Chiến bại c, Tổn thất d, Thất bại Câu 5: Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ láy? a, Bằng bằng, mới mẻ, đầy đủ, êm ả. b, Bằng bằng, cũ kĩ, đầy đủ, êm ái. c, Bằng phẳng, mới mẻ, đầy đặn, êm ấm. d, Bằng bằng, mơi mới, đầy đặn, êm đềm. Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn động từ? a, Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự. b, Vui chơi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương. c, Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự c, Vui chơi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự. Câu 7: Cho các câu tục ngữ sau: - Cáo chết ba năm quay đầu về núi. - Lá rụng về cội. - Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. Dòng nào dưới đây giải nghĩa chung của các câu tục ngữ đó? a, Làm người phải thủy chung.
  9. b, Gắn bó quê hương là tình cảm tự nhiên. c, Loài vật thường nhớ nơi ở cũ. d, Lá cây thường rụng xuống gốc. Câu 8: Từ nào sau đây viết đúng chính tả? a, Chăm lo b, Chăm no c, Trăm no d, Trăm lo Câu 9 Từ điền vào chỗ chấm trong câu: “ Hẹp nhà . bụng” là: a, nhỏ b,rộng c, to d, tốt Câu 10: Từ nào dưới đây không phải là danh từ? a, Niềm vui b, Màu xanh c, Nụ cười d, Lầy lội * Phần tự luận 1. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng một người mà em yêu mến, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để nối các vế câu