Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Bài 29: Luyện tập

docx 3 trang Thương Thanh 07/08/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Bài 29: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_hoa_hoc_lop_8_bai_29_luyen_tap.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Bài 29: Luyện tập

  1. ĐỀ 1 Câu 1: (1đ) Nêu hiện tượng xảy ra khi đốt Photpho trong lọ chứa khí Oxi. Viết phương trình hóa học. Câu 2: (2đ) Viết các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có). Hãy chỉ ra đâu là phản ứng hóa hợp, đâu là phản ứng phân hủy. 1) Đun nóng hỗn hợp gồm Cacbon và Đồng (II) oxit sinh ra Đồng và Cacbon đioxit. 2) Oxit hóa Sắt. 3) Hòa tan Lưu huỳnh trioxit vào nước thu được axit tương ứng. Câu 3: (1đ) 1) Than, củi cháy được trong không khí. Nhà em có than củi xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí. Tại sao than, củi đó lại không cháy. 2) Củi, than đang cháy em muốn dập tắt thì phải làm thế nào? Câu 4: (1,5đ) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: t0 1) C2H2 + ?  CO2 + H2O 2) Oxit bazơ + Oxit axit  Ca3(PO4)2 3) HCl + ?  FeCl3 + H2O Câu 5: (1,5đ) Hoàn thành bảng sau: Công thức hóa Phân loại Tên gọi học oxit N2O5 Kali oxit HgO Câu 6: (3đ) Người ta điều chế Oxi bằng cách nung nóng 7,35 (g) Kali clorat. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính thể tích khí Oxi sinh ra (ở đktc). 3) Đốt cháy 2,07 (g) Natri trong lượng khí Oxi ở trên thì thu được bao nhiêu (g) oxit?
  2. ĐỀ 2 Câu 1: (3đ) 1) Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau: t0 a) KClO3  ? + ? MnO2 t0 b) S + O2  ? t0 c) Na + O2  ? 0 d) ? + ? t CuO 2) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: 0 a) Photpho + Oxi t Điphotpho pentaoxit 0 b) Nhôm + Oxi t Nhôm oxit Câu 2: (1đ) 1) Viết một phương trình hóa học của phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng hóa hợp. 2) Viết một phương trình hóa học của phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng phân hủy. Câu 3: (2đ) Hoàn thành bảng sau: Công thức hóa Tên gọi Phân loại học SO2 CaO Sắt (III) oxit P2O5 Câu 4: (3đ) Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế Oxit sắt từ (Fe 3O4) bằng cách dùng Oxi oxi hóa Sắt ở nhiệt độ cao. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2) Tính thể tích khí Oxi (ở đktc) và khối lượng Sắt cần dùng để điều chế được 23,2 (g) Oxit sắt từ.
  3. 3) Tính khối lượng Kali pemanganat (KMnO 4) cần dùng để có được lượng Oxi dùng cho phản ứng trên. Câu 5: (1đ) Có thể thu khí Oxi vào lọ (hoặc ống nghiệm) bằng hai cách (như hình vẽ dưới đây): 1) Khi thu khí Oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt bình thu khí như thế nào? Vì sao? 2) Vì sao có thể thu khí Oxi bằng cách đẩy nước.