Bài tập ôn kiểm tra 45’ môn Vật lí 8

docx 4 trang thienle22 3970
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn kiểm tra 45’ môn Vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_kiem_tra_45_mon_vat_li_8.docx

Nội dung text: Bài tập ôn kiểm tra 45’ môn Vật lí 8

  1. BÀI TẬP ÔN KIỂM TRA 45’ A. Trắc nghiệm Câu 1: Công suất là: A. Công thực hiện được trong một giây. B. Công thực hiện được trong một ngày. C. Công thực hiện được trong một giờ. D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Câu 2: Biểu thức tính công suất là: A. P = A.t B. P = A/tC. P = t/A D. P = At Câu3: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây. C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét. Câu 4: Đơn vị của công suất là A. Oát (W)B. Kilôoát (kW)C. Jun trên giây (J/s)D. Cả ba đơn vị trên Câu 5: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn? A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn. C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. D. Các phương án trên đều không đúng. Câu 6: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng. A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi. B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam. C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau. D. Không đủ căn cứ để so sánh. Câu 7: Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần. B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần. C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần. D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần. Câu 8: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 1500 W B. 500 W C. 1000 W D. 250 W Câu 9.Công suất cho biết điều gì? A. Người nào làm việc nhanh hơn. B. Người nào làm việc khỏe hơn C. Người nào làm việc chậm hơn D. Người nào làm việc chậm hơn Câu 10. Để đưa một vật nặng 2kg lên cao 6m thì cần tốn một công là: A. 12J B. 1,2J C. 120J D. 1200J Câu 11. Khi một vật đang chuyển động thì vật có cơ năng ở dạng nào? A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi C. Động năng. D. Thế năng và động năng Câu 12. . Vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn ? A. Hòn bi đang lăn. B. Vật gắn vào lò xo đang bị nén.
  2. C. Viên đạn đang bay. D. Xe đang đỗ bên đường. Câu 13. Người nào dưới đây đang thực hiện công: A. Học sinh ngồi học bài B. Lực sĩ đỡ quả tạ thẳng đứng C. Người đi xe đạp đang xuống dốc không cần đạp xe D. Công nhân kéo gạch lên cao Câu 14. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 5 lần trong thời gian dài gấp 3 lần so với máy xúc thứ hai. So sánh công suất hai máy ta có: A. 5 P1 = 3 P2 B. 3 P1 = 5 P2 C. P1 = 3 P2 . D . P1 = 5 P2. . Câu 15. Vật A có khối lượng 0,5 kg ở độ cao 2 m; vật B có khối lượng 1 kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5 kg ở độ cao 3 m. Thế năng của vật nào lớn nhất? A. Vật B. B. Vật A. C. Ba vật có thế năng bằng nhau. D. Vật C. Câu 16. Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m lên, mất hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là: A. 720 W. B. 12 W. C. 180 W. D. 360 W. Câu 17. Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào? A. Động năng, thế năng B. Nhiệt năng C. Thế năng, nhiệt năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng Câu 18Một vật có độ cao càng lớn thì ? A. Thế năng trọng trường của vật càng lớn. B. Thế năng trọng trường của vật càng nhỏ. C. Động năng vật càng lớn. D. Động năng vật càng nhỏ. Câu 19.Một ô tô đang chuyển động, cơ năng của ô tô thuộc dạng nàosau đây ? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng trọng trường. C. Nhiệt năng. D. Động năng. Câu 20: Hệ thống ròng rọc như hình vẽ có thể cho ta lợi bao nhiêu lần về lực A. Lơi 8 lần B. Lơi 3 lần C. Lơi 4 lần D. Lợi 2 lần Câu 21:Một con ngựa dùng một lực 200N để kéo một chiếc xe đi với vận tốc 9km/h. Công suất của con ngựa đó là A. P= 400W B. P= 500W C.P =600W D. P=700W Câu22. Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về C. Công ở lực về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn. Câu23. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học ? A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thể đỡ quả tạ C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được Câu24. Một vật trọng lượng 2N trượt trên một bằng bàn nằm ngang được 0,5m. Công của lực là: A. 1J B. 0J C. 2J D. 0,5J Câu25. Trọng lực của vật thực hiện công khi A.vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. B.vật được treo trên một sợi dây.
  3. C.vật rơi từ trên cao xuống D.vật đứng yên một chỗ trên mặt đất. Câu26. Bạn Nam và Bắc kéo nước từ cùng một cái giếng lên. Gàu nước của Nam nặng gấp đôi của Bắc, còn thời gian kéo của Bắc lại chỉ bằng một nửa của Nam. Hãy so sánh công suất kéo nước của hai người. A.PNam = PBắc B. PNam = 2PBắc. C.PBắc = 2PNam. D. Pnam = 4PBắc. Câu27. Động năng của vật phụ thuộc vào A. trọng lượng của vật. B. độ biến dạng của vât. C. vị trí của vật so với mặt đất. D. khối lượng và vận tốc của vật Câu28. Động năng chuyển hóa thành thế năng trong trường hợp nào dưới đây? A. Bắn bi A vào bi B trên mặt bàn nằm ngang làm bi B chuyển động. B. Một vật được ném lên cao C. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống. D. Kim đồng hồ quay sau khi lên dây cót cho đồng hồ. Câu29. Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học? A. Người ngồi đọc báo. B. người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe. D. Một bạn học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên. Câu30. Câu nào sau đây không đúng? A. Công thực hiện trong trường hợp một quả dừa rơi từ trên cây xuống là công của quả dừa. B. Dùng máy cơ đơn giản lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. C. Công suất cho biết vật thực hiện công nhanh hay chậm. D. Thế năng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc độ biến dạng đàn hồi của vật. Câu 31. Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại? A. Vật rơi từ trên cao xuống. B. Vật được ném lên rồi rơi xuống. C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống. D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. Câu 32. Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng đẵ thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt. C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công. D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công. Câu 33. Kích thước của 1 phân tử Hidrô vào khoảng 0,00000023mm. Độ dài của một chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau có thể nhận giá trị trong các giá trị sau? A. l = 0,23m. B. l = 0,23cm. C. l = 0,23mm. D. Một giá trị khác. Câu 34. Tại sao các chất có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? A. Vì kích thước của các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau. B. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được. C. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi. D. Một cách giải thích khác. Câu 35. Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành hai lớp nước ở dưới và dầu ở trên. Nguyên nhân của hiện tượng này là?
  4. A. Giữa các phân tử dầu không có khoảng cách. B. Phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi phía trên. C. Dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. D. Dầu không hòa tan trong nước. Câu 36. Tạo thành câu hoàn chỉnh và đúng bằng cách nối một mệnh đề bên trái với một mệnh đề thích hợp ở cột bên phải. 1. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo A. Các nhuyên tử phân tử chuyển động không ngừng. nên các chất có đặc điểm là B. Các nhuyên tử phân tử chuyển động không ngừng và 2. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo giữa chúng có khoảng cách. nên vật chuyển động càng nhanh C. Các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé, giữa chúng có khi khoảng cách và chuyển động nhiệt. 3. Chuyển động Bơ-rao chứng tỏ D. Nhiệt độ giữa các phân tử nguyên tử càng cao. 4. Hiện tượng khuyếch tán chứng E. Nhiệt độ của vật càng cao. tỏ Câu 37. Cho một cục đường phèn. Có cách nào làm cho cục đường phèn tan vào nước nhanh nhất? A. Đập nhỏ cục đường phèn. B. Cho cục đường phèn vào nớc sôi. C. Lấy muỗng khấy đường mạnh trong nớc. D. Đập nhỏ cục đường phèn, cho cục đường phèn vào nước sôi và lấy muỗng khấy mạnh. Câu 38. Hiện tượng khuyếch tán chỉ xảy ra trong: A. Chất khí. B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 39. Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đẵ được học? A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng. Câu 40. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ B. Nhiệt năng C. Khối lượng D. Thể tích B.TỰ LUẬN Bài 1: a) Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu? b) Một người kéo một vật nặng m = 25kg từ giếng sâu 8m lên trong 20 giây. Hãy tính công suất mà người ấy đã thực hiện. Bài 2. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. Bài 3. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc của xe. Bài 4. Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120cm Bài 5: Một người đi xe đạp chuyển động đều trên đường nằm ngang với lực kéo là F = 10N và sản ra công suất trung bình là P1 = 40W. a) Tính vận tốc chuyển động của xe đạp trên đường nằm ngang. b) Người này đạp xe lên một đoạn dốc 3%.Muốn duy trì vận tốc như cũ thì người này phải sản ra công suất P 2 = 112 W. Cho biết khối lượng xe đạp là 12kg, lực cản chuyển động của xe không đổi.Tính khối lượng của người.