Bài kiểm tra Vật lý 10 – Thời gian 15 phút

docx 2 trang thienle22 4770
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Vật lý 10 – Thời gian 15 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_vat_ly_10_thoi_gian_15_phut.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra Vật lý 10 – Thời gian 15 phút

  1. BÀI KIỂM TRA VẬT LÝ 10 – Thời gian: 15 phút Họ và tên: Lớp: . Câu 1: Vật có trọng lượng 1N có động năng 1J khi vận tốc của vật bằng: (cho g = 10 m/s2) A. 0,45 m/s B. 1 m/s C. 1,41 m/s D. 4,47 m/s Câu 2: Chọn câu sai: A. Động lượng của một vật trong hệ kín luôn không thay đổi. B. Động lượng của vật là một đại lượng vec tơ. C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. D. Tổng động lượng của một hệ kín luôn không đổi. Câu 3: Nếu 2 vật chỉ tương tác với nhau thì: A. Động lượng của mỗi vật luôn không thay đổi. B. Động lượng của hệ vật luôn thay đổi. C. Động lượng của hệ vật luôn không thay đổi. D. Động lượng của mỗi vật và cả hệ vật luôn không đổi. Câu 4: Khi một vật rơi tự do thì: A. Động năng của vật giảm. B. Thế năng của vật tăng. C. Động năng bằng 0. D. Cơ năng bảo toàn. Câu 5: Một người kéo 1 vật khối lượng 10 kg lên tầng cao 10m trong 10s. Công suất trung bình là: (cho g = 10 m/s2) A. 1000W B. 100W C. 400J D. 10kW Câu 6: Trong quá trình nà sau đây động lượng của xe không bảo toàn: A. Xe tăng tốc B. xe giảm tốc C. xe chuyển động tròn đều D. cả A, B và C. Câu 7: Công của lực ma sát: A. Luôn luôn là hằng số. B. bằng công của lực kéo. C. luôn luôn là công âm. D. phụ thuộc vào chiều chuyển động. Câu 8: Động biến thiên động năng của một vật bằng: A. Công của trọng lực. B. công của lực ma sát. C. Tổng công của các ngoại lực. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 9: Một vật khối lượng M vận tốc ban đầu v0 ném từ độ cao h tới khi chạm đất. Công trọng lực lớn nhất khi: A. ném thẳng đứng hướng lên. B. ném xiên C. ném ngang. D. ba trường hợp công trọng lực bằng nhau. Câu 10: So sánh thế năng Wt1 và Wt2 của vật nặng m trong chân không và trong môi trường dầu nhớt ở cùng độ cao h: A. Wt1 > Wt2 B. Wt1 < Wt2 C. Wt1 = Wt2 D. Không so sánh được vì có lực cản.