Bài kiểm tra số 4, 5 môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 74, 75 - Trường THCS Yên Thường

docx 5 trang thienle22 2780
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra số 4, 5 môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 74, 75 - Trường THCS Yên Thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_so_4_5_mon_ngu_van_lop_9_tiet_74_75_truong_thcs.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra số 4, 5 môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 74, 75 - Trường THCS Yên Thường

  1. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG BÀI KIỂM TRA SỐ 4 NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 TIẾT 74 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM) Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng: Câu 1: Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất? A. Ông nói gà, bà nói vịt. C. Ăn đơm nói đặt B. Ăn không nói có. D. Nói nhăng nói cuội. Câu 2: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. C. Phương châm về chất. B.Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự. Câu 3: Từ ngữ nào là từ ngữ mới trong các từ sau? A. Nhà cửa. B. Ruộng đồng. C. Thuốc men D. Vi sóng Câu 4: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một. B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là thuật ngữ? A. Biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ. C. Có tính chính xác cao. B. Có tính biểu cảm cao. D. Có tính hệ thống quốc tế. Câu 6: Từ “tay” trong câu: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” Được dùng theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc. C. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. B. Nghĩa mới xuất hiện. D. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. Câu 7: Khi người tham gia giao tiếp nói úp úp mở mở khiến cho người nghe không biết được thông tin chính xác là vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về chất C. Phương châm về lượng B. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 8: Dòng nào sau đây có chứa từ không phải là từ xưng hô trong hội thoại? A. Chàng, thiếp, kẻ, hắn. bác. C. Đứa con, kẻ, chàng, ông, thiếp. B. Thiếp, kẻ, con, bác, ông. D. Thiếp, kẻ, nàng, bác, hắn. II.PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ sau: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.” a. Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên. b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu. Câu 2 (4 điểm): Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo mô hình diễn dịch trình bày cảm nhận của em về khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu ghép). Câu 3 (2 điểm): Em hãy cho biết tại sao mỗi học sinh cần phải rèn luyện để làm tăng vốn từ? Em đã rèn luyện như thế nào để làm tăng vốn từ của mình?
  2. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 4 NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 TIẾT 74 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ.án A A D B B D D C II. PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm 1 a HS chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. 1,0 b Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: 1,0 - Làm nổi bật vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều: Đôi mắt linh hoạt, trong trẻo như làn nước mùa thu - Hàm ý dự báo về số phận của nhân vật 2 HS viết đoạn văn đảm bảo các yêu câu sau: Nội dung: HS cảm nhận được cái hay của khổ thơ để làm nổi bật những suy ngẫm, triết lí sâu xa của tác giả về đạo lí sống của con người. Cụ thể: - Hình ảnh trăng tròn vạnh vạnh (ẩn dụ cho vẻ đẹp nghĩa tình vẫn vẹn nguyên của quá khứ, của nhân dân, đồng đội) - Ánh trăng im phăng phắc (nhân hóa, thể hiện thái độ 2,5 vừa nghiêm khắc, vùa bao dung độ lượng) - Sự thức tỉnh của con người “giật mình” (HS cảm nhận, phân tích kĩ) Hình thức: -Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt ý rõ 0,5 ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. -Đúng đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch. 0,5 -Sử dụng và gạch chân đúng câu ghép, lời dẫn trực tiếp 0,5 3 Hs tự liên hệ. 2,0
  3. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG BÀI KIỂM TRA SỐ 5 NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 TIẾT 75 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM) Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng: Câu 1: Hình ảnh sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là gì? A. Người lính lái xe. C. Những chiếc xe không có kính. B. Những thiếu thốn về vật chất. D. Tội ác của giặc Mĩ. Câu 2: Dòng nào sau đây không nói lên nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? A. Giọng thơ như lời tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng. B. Xây dựng được những hình ảnh đẹp, tráng lệ và phong phú. C. Âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi như giai điệu một bài hát. D. Kết cấu đầu cuối tương ứng. Câu 3: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long được viết vào năm nào? A. 1969 B. 1970 C. 1971 D. 1972 Câu 4: Trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, tại sao nhân vật ông Hai lại tỏ ra vui mừng khi nghe tin nhà ông bị giặc đốt? A. Nhà ông đã cũ nát. B. Ông phải đi tản cư nơi khác nên không thiết tha gì đến nhà cửa. C. Ông muốn làm nhà mới. D. Đó là bằng chứng cho việc làng ông không theo Tây, không làm Việt gian. Câu 5: Bài thơ nào sau đây có câu thơ cuối cùng được lấy làm nhan đề cho cả tập thơ? A. Đồng chí. B. Bếp lửa. C. Ánh trăng. D. Đoàn thuyền đánh cá. Câu 6: Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Thời tiết khắc nghiệt C. Cuộc sống thiếu thốn về vật chất. B. Sự cô đơn vắng vẻ. D. Ốp đúng giờ nhất là lúc một giờ sáng. Câu 7: Truyện “Chiếc lược ngà” được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? A. Mẹ bé Thu. B. Bé Thu. C. Bác Ba (bạn của ông Sáu). D. Ông Sáu. Câu 8: Tình huống khẳng định sâu sắc nhất tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là? A. Khi kể về những thành quả của làng mình. B. Khi nghe tin làng mình theo giặc. C. Khi ông Hai nói chuyện với con. D. Khi ông đến phòng đọc báo nghe những thông tin về làng mình. II.PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm) a. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ. b. Nêu nội dung của khổ thơ vừa chép bằng một câu văn hoàn chỉnh. Câu 2 (4 điểm): Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo mô hình T-P-H trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long). Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định. (Gạch chân, chỉ rõ câu phủ định). Câu 3 (2 điểm): Từ bài thơ “Ánh trăng”, em có suy nghĩ gì về lòng khoan dung?
  4. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 5 NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 TIẾT 75 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ.án C A B D A B C B II. PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) 1 a - HS chép đúng thơ. 0,5 - HCST: 1958, trong một lần tác giả đi thực tế ở Quảng 0,5 Ninh. b -HS khái quát nội dung khổ thơ cuối bằng một câu văn 1,0 hoàn chỉnh 2 HS viết đoạn văn đảm bảo các yêu câu sau: Nội dung: Làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: - Là người thiết tha yêu cuộc sống: thể hiện ở tình cảm gắn bó, quan tâm,gần gũi của anh dành cho 1,0 mọi người và tinh thần lạc quan của anh. - Là con người sống có lí thưởng, say mê và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 1,0 - Là người khiêm tốn. 0,5 Hình thức: - Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn 0,5 đạt ý rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Đúng đoạn văn theo phép lập luận T-P-H 0,5 - Sử dụng và gạch chân đúng câu phủ định. 0,5 3 Nội dung: - Hiểu được đúng thế nào là lòng khoan dung? - Nêu được biểu hiện của lòng khoan dung trong cuộc sống. 1,5 - Ý nghĩa của lòng khoan dung đối với cuộc sống (đảm con người. bảo - Bàn luận mở rộng: Phê phán những người sống các ý nhỏ nhen, ích kỉ, không có lòng khoan dung. theo - Bài học cho bản thân: Bản thân nhận thức được gì yêu và cần có những việc làm như thế nào để thể hiện cầu) lòng khoan dung. Hình thức: - Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, rõ 0,5 ràng, lập luận chặt chẽ,