Bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 (văn học hiện đại) - Tiết 75
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 (văn học hiện đại) - Tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_mon_ngu_van_9_van_hoc_hien_dai_tiet_75.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 (văn học hiện đại) - Tiết 75
- PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM BÀI KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ (VĂN HỌC HIỆN ĐẠI) Thời gian: 45 phút Năm học: 2018-2019 Ngày KT: Lớp KT: Khối 9 Tiết theo PPCT: 75 Đề 1 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm). Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng: Câu 1: Dòng nào nói đúng hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”? A. Viết năm 1965, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. B. Viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. C. Viết năm 1954, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. D. Viết năm 1967, khi tác giả hoạt động ở chhiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Câu 2: Cho biết tác phẩm “Chiếc lược ngà” của tác giả nào? A. Nguyễn Minh Châu B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long D. Kim Lân Câu 3: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? A. Ông Sáu. B. Bé Thu. C. Bạn của ông Sáu. D. Bà ngoại bé Thu. Câu 4: Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được viết theo thể loại nào? A.H ồi kí. C. Tiểu thuyết. B. Tùy bút. D. Truyện ngắn. Câu 5: Truyện ngắn đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong mấy tình huống? A. Một. B. Hai. C.Ba. D. Bốn. Câu 6: Cốt truyện “Chiếc lược ngà” tập trung thể hiện nội dung gì? A. Kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. B. Thái độ và hành động của bé Thu với ba. C.Tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. D. Tình đồng đội giữa ông Sáu và bạn. Câu 7: Vì sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm là “Chiếc lược ngà”? A. Vì ngà voi rất quý lại gắn với tình yêu con của ông Sáu. B. Chiếc lược ngà là kỷ vật của tình cha con thiêng thiêng sâu sắc. C. Vì ông Sáu mấ nhiều công sức vì nó mà chưa trao kịp cho con. D. Vì bé Thu dặn cha mua cho một cây lược. Câu 8: Nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện?
- A. Cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ tự nhiên nhưng hợp lí. B. Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. C. Trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. D. Tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lý; thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật. Phần II:(8 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt có viết: Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Câu 1(1 điểm): Chép chính xác 10 câu tiếp theo và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ em vừa chép. Câu 2 (2 điểm): Trong khổ thơ chi tiết nào được tác giả nhắc đi, nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại nhiều lần chi tiết này có ý nghĩa gì? Câu 3(5 điểm): Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ thơ em vừa chép, trong đó có sử dụng câu có lời dẫn trực tiếp.
- PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM BÀI KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ (VĂN HỌC HIỆN ĐẠI) Thời gian: 45 phút Năm học: 2018-2019 Ngày KT: Lớp KT: Khối 9 Tiết theo PPCT:75 Đề 2 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm). Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng: Câu 1: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết trong hoàn cảnh nào? A. Kháng chiến chống Mĩ. B. Kháng chiến chống Pháp. C. Sau kháng chiến chống Mĩ. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 2: Cho biết tác giả của truyện“Lặng lẽ Sa Pa” là ai? A.Kim Lân B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long D.Lê Minh Khuê Câu 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi 1 B. Ngôi 3 C. Cả 2 đáp án A và B đúng D. Cả 2 đáp án A và B sai Câu 4: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn. C. Tùy bút. B. Tiểu thuyết. D. Hồi kí. Câu 5: Tình huống của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. B. Cuộc nói chuyện đầy thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già. C. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời của mình. D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa bao giờ biết về nhau. Câu 6: Nêu nhận xét về cốt truyện“Lặng lẽ Sa Pa”: A. Đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đĩnh Yên Sơn. B. Phức tạp miêu tả cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên. C. Miêu tả .nhân vật chính là anh thanh niên chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng đã để lại trong lòng ngựời đọc những tình cảm tốt đẹp nhất. D. Cả 3 đáp án đều sai. Câu 7: Ý nghĩa của nhan đề “ Lặng lẽ Sa Pa”là: A. vẻ đẹp của Sa Pa, vẻ đẹp lặng lẽ, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quạnh hưu. B. khắc hoạ vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng. C. vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên. D. cả A, B, đều đúng. Câu 8: Nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện?
- A.Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. B. Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý. C. Cách kể truyện tự nhiên. D. Miêu tả biến tâm lí nhân v ật sâu sắc diễn. Phần II. (8 điểm). Cho câu thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. Câu 1. (1 điểm): Hãy chép bảy câu thơ tiếp theo, nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ em vừa chép. Câu 2. (2 điểm):Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép mang những nét nghĩa nào? Hãy giải nghĩa. Câu 3. (5 điểm):Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ thơ em vừa chép, trong đó có sử dụng sử dụng một câu ghép.
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Đáp án, Biểu điểm chấm Môn: Ngữ văn –––––––––– Phần I.Trắc nghiệm: (2 điểm) mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đề 1 B B C D B C B D Đề 2 B C B A A A D A Đề 1: Phần II (8 điểm): Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 - Chép chính xác 10 câu thơ tiếp: 0,5 điểm (1 điểm) - Nêu ngắn gọn nội dung. 0,5 điểm Câu 2 - Chi tiết nào được nhắc đi, nhắc lại: tu hú kêu ( 4 lần) 0,5 điểm (2 điểm) - Ý nghĩa: 1,5 điểm + Khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. + Gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu. + Hình ảnh người bà hiện lên thật đậm nét và tình bà cháu thêm sâu nặng. Câu 3 * Yêu cầu về hình thức. 0,5 điểm (5 điểm) - Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch 0,5 điểm - Đủ số câu, diễn đạt tốt 0,5 điểm - Sử dụng đúng lời dẫn trực tiếp. * Yêu cầu về nội dung. 3,5 điểm + Khai thác những tín hiệu nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, câu cảm thán, câu hỏi tu từ, từ ngữ gợi cảm, giọng điệu thiết tha , có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ những tình cảm, cảm xúc trong khổ thơ: + Kỉ niệm tha thiết trong suốt tám năm cháu ở cùng bà. + Tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng. + Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa, của âm thanh tiếng tu hú. Đề 2: Phần II (8 điểm): Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 - Chép chính xác 7 câu thơ tiếp. 0,5 điểm (1 điểm) - Nêu ngắn gọn nội dung. 0,5 điểm Câu 2 - Điệp từ: Nhóm có 2 lớp nghĩa” 0,5 điểm (2 điểm) - Nghĩa của từ “nhóm”( giải thích cụ thể nghĩa gốc và nghĩa chuyển). + Nghĩa thực: hoạt động nhóm lửa làm cháy nhiên liệu để xua đi cái 0,5 điểm lạnh giá của mùa đông, làm chín thức ăn.
- + Nghĩa tượng trưng: Bà là ngươi khơi dậy niềm tin ,sức mạnh, những 1 điểm ước mơ hoài bão cho người cháu.Truyền cho cháu hơi ấm tình yêu thương. Câu 3 * Yêu cầu về hình thức. (5 điểm) - Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch 0,5 điểm - Đủ số câu, diễn đạt tốt 0,5 điểm - Sử dụng đúng câu ghép 0,5 điểm * Yêu cầu về nội dung. + Suy ngẫm về cuộc đời vất vả, khó nhọc và công việc nhóm lửa của 3,5 điểm bà. Bà không chỉ nhóm bếp lửa- công việc khởi đầu một ngày mà còn làm công việc khởi đầu cho một đời, một tâm hồn. + Bếp lửa trở nên kì lạ và thiêng liêng. Và người bà cũng là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ - ngọn lửa của sự sống, của niềm yêu thương, tin tưởng. + Từ đó, người cháu càng thấm thía công ơn của bà, càng thương bà.
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ (VĂN HỌC HIỆN ĐẠI) ––––––––– Thời gian: 45 phút Tiết theo PPCT: 75 Năm học: 2018 - 2019 Lớp KT: lớp 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL - Nhận biết - Hiểu đúng giá tác giả, tác trị nội dung và phẩm,hoàn nghệ thuật, ý Chủ đề 1: cảnh sáng tác nghĩa nhan đề Truyện hiện thể loại, ngôi của tác phẩm. đại. kể, tình huống của truyện. Số câu 5 3 8 Số điểm 1,25 0.75 2.0 Tỉ lệ % 12,5% 7,5% 20% - Chép chính - Chỉ ra điệp từ - Viết đoạn xác khổ thơ và và nêu ý nghĩa. văn đảm bảo nêu nội dung về nội dung và Chủ đề 2:Thơ đoạn thơ đó. hình thức. hiện đại. - Chú ý hành văn, diễn đạt, dùng từ, viết câu. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1.0 2.0 5.0 8.0 Tỉ lệ % 10% 20% 50% 80% Tổng số câu 5 4 1 11 1 Tổng số điểm 1.25 1.75 5.0 10,0 2.0 12,5% 17,5% 50% Tỉ lệ % 20% 100%