Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm

ppt 22 trang Thương Thanh 24/07/2023 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_7_bai_10_nguon_am.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm

  1. Chương 2: ÂM HỌC - Các nguồn âm có đặc điểm chung gì? - Âm trầm, âm bổng khác nhau ở chỗ nào? - Âm to, âm nhỏ khác nhau ở chỗ nào? - Âm truyền qua những môi trường nào? - Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?
  2. Tiết 11: Bài 10: Nguồn âm
  3. I/ Nhận biết nguồn âm: C1: Hãy giữ im lặng và lắng tai nghe. Nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được xuất phát từ đâu? Âm nghe được Nguồn phát Tiếng vù vù Quạt quay Tiếng nói Người nói Tiếng ồn động cơ Xe máy khi hoạt động → Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. C2: Hãy kể tên một số nguồn âm? • Con chim đang hót. • Trống trường đang đánh. • Đàn đang gảy .
  4. II/ Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 1. Thí nghiệm 1 (H10.1):
  5. C3: Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được?
  6. II/ Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 1. Thí nghiệm 1 (H10.1): - Kết quả: Dây cao su rung động và âm phát ra.
  7. Sau khi gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng ta nghe được âm C4: Vật nào phát ra âm? Vật đó có rung động không? Nhận biết điều đó • Cốc thủy tinh phát ra âm. bằng cách nào? • Thành thủy tinh có rung động. • Nhận biết: treo con lắc sát thành cốc. Khi gõ vào thành cốc, thành cốc rung thì con lắc dao động,
  8. Bài 10: Nguồn âm
  9. Sau khi gõ nhẹ vào măt trống ta nghe được âm. C4: Vật nào phát ra âm? Vât đó có rung động không? Nhận biết điều đó bằng cách nào? - Mặt trống phát ra âm và rung động - Nhận biết bằng cách: để các mẩu giấy nhỏ lên trên mặt trống thấy các mẩu giấy nẩy lên nẩy xuống. ? Các nhóm hãy làm thí nghiệm chứng minh kiểm tra xem mặt trống có rung động không?
  10. II/ Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 1. Thí nghiệm 1 (H10.1): - Kết quả: Dây cao su rung động và âm phát ra. - Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.
  11. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa và lắng nghe âm do âm thoa phát ra. C5: Âm thoa có dao động không? Nêu cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không? - Âm thoa dao động. - Kiểm tra bằng cách : + Sờ vào một nhánh âm thoa thấy nhánh âm thoa dao động. + Đặt quả bóng bấc cạnh một nhánh âm thoa thấy quả nẩy ra. ? Các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra : âm thoa có dao động không?
  12. III/ Vận dụng: C6: Em có thể làm cho một số vật như tờ giấy, lá chuối . Phát ra âm thanh được không? • Cuộn lá chuối thành kèn và thổi. • Cầm tờ giấy lên và lấy tay búng vào tờ giấy.
  13. III/ Vận dụng: C7: Hãy chỉ ra bộ phận nào dao động phát ra âm trong các dụng cụ sau : đàn ghita, sáo, trống. - Đàn ghita: dây đàn dao dộng phát ra âm. - Sáo : cột không khí trong ống sáo dao động phát ra âm. -Trống : mặt trống dao động phát ra âm.
  14. Đàn Ghita Chiêng Mặt chiêng Đàn Viôlông Mặt trống Dây đàn Đàn tranh Trống
  15. III/ Vận dụng: C8: Thổi vào miệng một lọ, cột không khí trọng lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột khí dao động không? Cách kiểm tra: dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung động.
  16. Bài 1: Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm? A. Cái trống để trên sân trường. B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn. C. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu. D. Cái còi mà trọng tài bóng đá đang cầm.
  17. Bài 2: Khi ta gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm? A. Mặt bàn dao động phát ra âm. B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm. C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm. D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
  18. C9: Làm dàn ống thí nghiệm theo chỉ dẫn sau: -Đổ nước vào 7 ống nghiệm giống nhau đến các mực nước khác nhau. - Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt vào từng ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm bổng. a, Bộ phận nào dao động phát ra âm? b, Ống nghiệm phát ra âm trầm nhất? ống phát ra âm bổng nhất? -Ống nghiệm và nước trong ống dao động. - Ống nhiều nước phát ra âm trầm nhất, ống ít nước phát ra âm bổng nhất.
  19. Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm cũng sẽ nghe được các âm trầm, âm bổng khác nhau. a, Cái gì dao động phát ra âm? b, Ống nào phát ra âm trầm nhất , ống nào phát ra am bổng nhất? - Cột không khí dao động phát ra âm. - Ống ít nước phát ra âm trầm nhất, ống nhiều nước phát ra âm bồng nhất.
  20. Có thể em chưa biết ? Khi chúng ta nói, bộ phận nào trên cơ thể ta là nguồn âm? Khi chúng ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm cho các dây âm thanh dao động. Dao động này tạo ra âm.
  21. Bài tập về nhà: • Đọc có thể em chưa biết. • Học bài cũ. • Làm bài tập trong SBT.
  22. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các em!!