Bài giảng Vật lí 9 - Bài 27: Lực điện từ

ppt 26 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 9 - Bài 27: Lực điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_9_bai_27_luc_dien_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 9 - Bài 27: Lực điện từ

  1. BÀI: 27
  2. Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ I. TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN 1. Thí nghiệm:
  3. Lực do từ trường và dòng điện sinh ra tác dụng lên dây dẫn. Lực này là lực điện từ.
  4. Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ I. TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN 1. Thí nghiệm: 2.Kết luận: Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực này gọi là lực điện từ. Chú ý: Khi dây dẫn có phương song song với đường sức từ thì không có lực điện từ.
  5. Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? a, Thí nghiệm:
  6. Hoạt động nhóm: 2 bàn /nhóm Tiến hành thí nghiệm: 3 lần. Lần 1: đóng điện, quan sát hiện tượng, ghi bảng. Lần 2: Đổi chiều dòng điện, quan sát hiện tượng, ghi bảng. Lần 3: Đổi chiều đường sức từ, quan sát hiện tượng, ghi bảng. ? Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  7. Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? a, Thí nghiệm: b, Kết luận: Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ.
  8. Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? 2. Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
  9. Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều lực điện từ hình 27.2:
  10. III. VẬN DỤNG: C2: Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB?
  11. C2 AA FF BB Trong đoạn dây AB, dòng điện có chiều đi từ B đến A
  12. III. VẬN DỤNG C3: Xác định chiều đường sức từ của nam châm?
  13. C3 S AA FF BB N Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên.
  14. III. Vận dụng C4: Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên các đoạn AB, CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua trong hình 27.5a,b,c? Các cặp lực điện từ tác dụng lên AB và CD trong mỗi trường hợp có tác dụng gì đối với khung dây?
  15. Hình a : Cặp lực từ F1 F2 , tác dụng lên AB và CD làm cho khung dây quay theo chiều kim đồng hồ .
  16. Hình b : Cặp lực từ F1 F2 , tác dụng lên AB và CD làm cho khung dây dãn ra .
  17. Hình c : Cặp lực từ F1 F2 , tác dụng lên AB và CD làm cho khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ .
  18. MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
  19. Câu 1 Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện ? A. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. B. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường sức từ thì thì có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. C. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn đặt trong từ trường, ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. D. Các phát biểu A,B,C đều đúng.
  20. Câu 2 Khi đóng khoá K, hiện tượng gì xảy ra đối với khung dây ? C B N S D A A. Khung dây quay ngược với chiều kim đồng hồ. BB. Khung dây quay theo chiều kim đồng hồ. K - 9V+ C. Khung dây đứng yên. 10 AH
  21. Câu 3 Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm. B. Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây. CC. Xác định chiều của lực điện từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó. D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện.
  22. ►► Học thuộc nội dung ghi bài trong vở. ►►Đọc: “Có thể em chưa biết” ►►Làm bài tập trong sách bài tập. ►► Chuẩn bị bài: “ĐỘNGĐỘNG CƠCƠ ĐIỆNĐIỆN MỘTMỘT CHIỀU”CHIỀU”