Bài giảng Vật lí 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ác - Si - mét

ppt 22 trang thienle22 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ác - Si - mét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_8_tiet_13_bai_10_luc_day_ac_si_met.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ác - Si - mét

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Vì sao khi hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía ? Lấy ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
  2. Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập trong nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước (H.10.1). Tại sao ? Hình 10.1
  3. I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó C1. Treo vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P. Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1. P1 < P chứng tỏ điều gì ?
  4. P = 2,5 N
  5. P =2,5 N P1 =1,8 N Fđ P
  6. P1< P chứng tỏ điều gì ? P1< P chứng tỏ vật nhúng trong nước chịu 2 lực tác dụng ngược chiều nhau (P và Fđ) P1= P - Fđ < P
  7. C2. Hãy chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận sau : Kết luận : Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng
  8. II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét 1. Dự đoán
  9. 1.2. DựThí đoánnghiệm kiểm tra Ác-si-mét dự đoán là độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ : FA = Pcl
  10. 6N 5N 4N 3N 2N 1N B
  11. Đo trọng lượng của cốc + vật khi vật chưanhúng nhúng vào bình vào trànbình tràn đựng đầy nước. Trọng lượng của cốc + vật khi vật chưa nhúng vào bình tràn đựng đầy nước. 6N 5N P1 = 4N 4N 3N Trọng lượng của cốc + vật khi vật 2N nhúng vào bình tràn đựng đầy nước. 1N P2 = 3N B B
  12. Trọng lượng của cốc + vật khi vật chưa nhúng vào bình tràn đựng đầy nước: P1 = P1 = 4N Trọng lượng của cốc + vật khi vật nhúng vào bình tràn đựng đầy nước: P2 = 3N Trọng lượng của cốc đựng nước + vật 6N 5N khi nhúng vào bình tràn đựng nước: 4N 3N 2N P3 = 4N 1N B
  13. C3. Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 chứng tỏCd3ự. Khiđoá nnh vúềngđộ vlậớtn n cặủnga lchựcì mđẩ ytrong Ác- sibì-nhmé trt nêuàn, nưtrênớc ltàừ trongđúng b?ình tràn tràn ra, thể tích của phần nước này bằng thể tích của vật. Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên, số chỉ của lực kế lúc này là : P2 = P1 – FA < P1, trong đó P1 là trọng lượng của vật ; FA là lực đẩy Ác-si-mét. Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế lại chỉ giá trị P1, điều đó chứng tỏ lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  14. 3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét FA = d .V d : là Trọng lượng riêng của chất lỏng . (N/m3). V : là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) FA : là Lực đẩy Ác-si-mét (N)
  15. III. Vận dụng C4. Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài ?
  16. C56. MộtHai thỏithỏi đồngnhôm cóvà thểmột tíchthỏi bằngthép cónhau, thể một tích thỏi đượcbằng nhau nhúngnhúng chìmchìm trongtrong nước,nước. Thỏi một nào thỏi chịu được lực nhúng đẩy Ác-si chìm-mét trong dầu.lớn hơnThỏi ? nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn ?
  17. Câu 1 : Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các câu phát biểu dưới đây khi nói về lực đẩy Ác-si-mét : A. Lực đẩyÁ c-si-mét có chiều theo mọi phía của vật. B. Lực đẩyÁ c-si-mét có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên. C. Khi vật nổi, độ lớn lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật. D. Lực đẩyÁ c-si-mét có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng trọng lượng của vật tuỳ từng trường hợp.
  18. Câu 2 Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào yếu tố nào ? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích củachất lỏng mà vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
  19. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1. Bài vừa học : - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc thêm phần Có thể Em chưa biết. - Làm các bài tập : 10.3 ; 10.4; 10.5 và 10.9 SBT. 2. Bài sắp học : Tiết 14 - Bài 12 : SỰ NỔI