Bài giảng Vật lí 10 - Chủ đề: Sự chuyển thể của các chất độ ẩm của không khí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 10 - Chủ đề: Sự chuyển thể của các chất độ ẩm của không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_10_chu_de_su_chuyen_the_cua_cac_chat_do_am.ppt
- VL10- PHIẾU HỌC TẬP BÀI 38 và bài 39.docx
- VL10_NỘI DUNG TRỌNG TÂM BÀI 38 VÀ BÀI 39.docx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí 10 - Chủ đề: Sự chuyển thể của các chất độ ẩm của không khí
- CHỦ ĐỀ: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
- SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT Khí Nóng chảy Rắn Lỏng Đông đặc
- I. Sự chuyển thể của các chất 1. Sự nóng chảy a. Khái niệm - Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. - Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy của một số chất rắn kết tinh ở áp suất chuẩn. 0 Chất rắn Tc( C) Ni ken 1452 Sắt 1530 Thép 1300 Đồng đỏ 1083 Vàng 1063 Bạc 960 Nhôm 659 Chì 327 Thiếc 232 Nước đá 0
- b. Đặc điểm: - Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước. - Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- - Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. - Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
- c. Nhiệt nóng chảy Q = λ.m Với: m : Khối lượng chất rắn (Kg) Q : Nhiệt lượng cung cấp (J) λ : Nhiệt nóng chảy riêng (J/Kg) λ phụ thuộc vào bản chất của chất rắn
- Nhiệt nóng chảy riêng của một số chất Chất rắn λ (J/Kg) Nước đá 3,33.105 Nhôm 3,97.105 Sắt 2,72.105 Chì 0,25.105 Bạc 0,88.105 Vàng 0,64.105 Thiếc 0,59.105
- d. Ứng dụng Kim loại được nấu chảy để đúc các chi tiết máy
- XƯỞNG ĐÚC VÀ GIA CÔNG CHÍNH XÁC CHI TIẾT MÁY
- Đúc chuông
- ĐÚC CHUÔNG
- ĐÚC TƯỢNG
- ĐỂ LUYỆN GANG, THÉP VÀ CÁC HỢP KIM KHÁC
- LUYỆN THÉP
- 2. Sự bay hơi Thí nghiệm: Đổ một lớp nước lên trên mặt đĩa nhôm. Hơ nóng đĩa này, ta thấy lớp nước dần biến mất => nước đã bốc thành hơi bay vào không khí.
- a. Khái niệm ► Nếu số phân tử thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng nhiều hơn số phân tử hơi bị hút vào → bay hơi ► Nếu số phân tử hơi bị hút vào nhiều hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng → ngưng tụ → Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
- b. Hơi khô và hơi bão hoà ➢ Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. + Hơi khô tuân theo định luật Bôi lơ – Mariôt.
- b. Hơi khô và hơi bão hoà ➢ Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà. + Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt + nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
- c. Ứng dụng * Trong ngành sản xuất muối. * Trong kỹ thuật làm lạnh.
- sản xuất muối
- Hằng ngày chúng ta vẫn thường đun nước nhưng ít có dịp quan sát một cách tỉ mỉ những hiện tượng xảy ra trong quá trình sôi và nhất là phát hiện ra những đặc điểm của sự sôi.
- 3. Sự sôi a. Khái niệm Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
- Bảng nhiệt độ sôi 0 Chất lỏng Ts( C) Rượu 78,3 Nước 100 Xăng 80,2 Dầu hỏa 290
- b. Đặc điểm - Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi. - Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
- c. Nhiệt hoá hơi Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi. Q = L.m Trong đó L là nhiệt hóa hơi riêng (J/kg).
- II. Độ ẩm của không khí 1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại - Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1m3 không khí. - Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. - Đơn vị đo của các đại lượng này đều là g/m3.
- 2. Độ ẩm tỉ đối Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ a f = 100% A
- p f .100% pbh Tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ
- Nhận xét: - Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. - Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.
- ẩm kế.
- ẩm kế khô- ướt.
- ẩm kế điểm sương.
- 3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
- TÁC HẠI CỦA ĐỘ ẨM KHI ĐỘ ẨM CAO HƠN 80%
- Nhà cửa và thực phẩm bị ẩm mốc
- Sắt thép bị hoen gỉ
- BiỆN PHÁP
- Dùng chất hút ẩm
- Dùng máy sấy nóng Giữ nhà cửa thông thoáng,sạch sẽ
- Lắp máy thông gió cho các nhà Tra dầu cho những thiết xưởng, công ty, bị bằng kim loại
- NỘI DUNG BÀI HỌC ĐÃ HẾT CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý TIẾP THU.