Bài giảng Trò chơi dân gian
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tro_choi_dan_gian.ppt
Nội dung text: Bài giảng Trò chơi dân gian
- Trò chơi dân gian
- 1/ Khái niệm trò chơi thiếu nhi dân gian 2/ Tác dụng của trò chơi 3/ Giới thiệu một số trò chơi dân gian, trò chơi cộng đồng
- 1/ Khái niệm trò chơi thiếu nhi dân gian • Khái niệm : Trò chơi thiếu nhi dân gian là hình thức vui chơi giải trí. Nó dùng những phương tiện gợi cảm để mô tả lại đời sống tự nhiên và xã hội (mô tả việc làm, mô phỏng cuộc sống người lớn) nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể.
- • Trò chơi trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt.
- • Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. - Rồng rắn, cướp cờ, là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, sức khoẻ, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp (trò chơi rồng rắn). - Đẩy gậy lại có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay chọi trâu của người lớn. - Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo. - Chơi chuyền, chơi ô ăn quan, lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác. Từ chỗ ganh đua mang tính chất tượng trưng, dần dần các trò chơi trở thành những cuộc thi tài, thi khéo, các cuộc thi đấu thể thao như đá cầu, đẩy gậy,
- • Các dạng trò chơi : - Trò chơi ngôn ngữ - Trò chơi mô phỏng - Trò chơi hành vi (vận động) - Trò chơi học tập - Trò chơi sáng tạo Ngày xưa chơi trò chơi theo nhóm nhỏ, ngày nay chơi trò chơi theo cộng đồng (tất cả cùng chơi, bao nhiêu chơi cũng được)
- 2/ Tác dụng của trò chơi : Là phương tiện để tập hợp thu hút thiếu nhi, phương tiện giao tiếp, giáo dục (thông qua trò chơi giáo dục các em một tiêu chí đạo đức nào đó, mỗi trò chơi chỉ giáo dục 1 hoặc 2 tiêu chí cũng có trò chơi giáo dục nhiều tiêu chí), phương tiện dạy học (khi đã trở thành kĩ năng nó là một PPDH hiệu quả ít tốn kém), trò chơi làm cho người ta gần nhau, bình đẳng (thầy cô cũng chơi).
- 3/ Giới thiệu một số trò chơi dân gian, trò chơi cộng đồng a/ Trò chơi dân gian : - Trò chơi ngôn ngữ - Trò chơi mô phỏng - Trò chơi hành vi - Trò chơi học tập - Trò chơi sáng tạo
- Giới thiệu một số trò chơi - Giới thiệu 6 – 8 trò chơi dân gian mà nhóm biết. - Mỗi trò chơi nêu được : • Tên trò chơi • 1/ Mục đích • 2/ Nội dung • 3/ Địa điểm, số lượng người chơi • 4/ Cách chơi • a/ Hướng dẫn • b/ Luật chơi • * Những điều cần lưu ý - Trao đổi về trò chơi nhóm được mang tên.
- Trò chơi ngôn ngữ - Dạy âm và chữ ghi âm : • O tròn như quả trứng gà Ô thời đội mũ, ơ thời mang râu I tờ hai chữ khác nhau I ngắn có chấm, tờ dài có ngang. (Ca dao) • i, t (tờ), có móc cả hai. i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang; • e, ê, l (lờ) cũng một loài. ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn; • o tròn như quả trứng gà. ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu". (Đây cũng là trò chơi học tập)
- Trò chơi ngôn ngữ - Dạy bài thực vật : Hát : Trăng sáng vườn chè - Dạy bài có nội dung kể tên các bộ phận của cơ thể người : Hát : Trăng sáng đầu em - Luyện phát âm, nói lời hay. Mẹ mình mới mua mít Con cò có cái cổ cong cong (Đây cũng là trò chơi học tập)
- Trò chơi dân gian Rồng rắn Trồng nụ, trồng hoa (Ngôn ngữ, vận động) (vận động)
- Trò chơi dân gian Chơi âm, chơi u Tập tầm tầm vông
- Trò chơi dân gian Dung dăng dung dẻ Lộn cầu vồng
- Trò chơi dân gian Cờ tam giác Cờ chân chó
- 4/ Kết luận - Trò chơi là món ăn không thể thiếu của trẻ em. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
- Kết luận - Trò chơi là PPDH ít tốn kém. “Mỗi ngày đến lớp là một ý tưởng mới của thầy cô”.