Bài giảng Toán Lớp 7 - Tiết 51, Bài 36: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (Tiết 1)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 7 - Tiết 51, Bài 36: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_toan_lop_7_tiet_51_bai_36_hinh_lang_tru_dung_tam_g.pptx
Nội dung text: Bài giảng Toán Lớp 7 - Tiết 51, Bài 36: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác (Tiết 1)
- Khởi động
- Các căn nhà bungalow ở khu du lịch Tòa nhà Flatiron tại Tại thành phố New York
- TIẾT 51 - BÀI 36. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC VÀ HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC (tiết thứ 1)
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- HĐ1. Trong thực tế, ta gặp những vật thể có hình dạng sau đây. Hãy quan sát và nhận xét một vài đặc điểm chung của các hình đó:
- Mỗi hình lăng trụ đứng có hai mặt song song với nhau. Các mặt còn lại là các hình chữ nhật. Các cạnh đối của các mặt hình chữ nhật song song và bằng nhau.
- HĐ2. Một số yếu tố của hình lăng trụ đứng tứ giác được chỉ rõ trong hình 10.19. Em hãy nêu các yếu tố tương tự của hình lăng trụ đứng tam giác trong hình 10.20 và cho một vài nhận xét về các yếu tố đó.
- Các đỉnh: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’ Các cạnh đáy: AB, BC, CD, AD, A’B’, B’C’, C’D’, A’D’, Các cạnh bên: AA’, BB’, CC’, DD’. Mặt đáy: ABCD, A’B’C’D’ Mặt bên: ABB’A’, AA’D’D, DD’C’C,BCC’B’ Hình lăng trụ đứng tam giác MNP.M’N’P’ có - Các đỉnh: M, N, P, M’, N’, P’ - Các cạnh đáy: MN, NP, MP, M’N’, M’P’, N’P’ - Các cạnh bên: NN’, MM’, PP’ - Các mặt đáy là các tam giác: MNP, N’M’P’ - Các mặt bên là các hình chữ nhật: MNN’M’, MM’P’P, NN’P’P
- Nêu nhận xét về hai mặt đáy, các mặt bên và các cạnh bên? * Nhận xét - Hai mặt đáy song song với nhau - Các mặt bên là những hình chữ nhật - Các cạnh bên song song và bằng nhau. - Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao của hình lăng trụ
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương có là hình lăng trụ đứng không? Trả lời
- Ví dụ 1. Hãy cho biết đỉnh, cạnh đáy, cạnh bên, mặt đáy, mặt bên của hình lăng trụ đứng tứ giác ABC. A’B’C’ Trả lời Hình lăng trụ đứng tam giác ABC. A’B’C’ có - Các đỉnh: A, B, C, A’, B’, C’. - Các cạnh đáy: AB, BC, CA, A’B’, B’C’, C’A’. - Các cạnh bên: AA’, BB’, CC’ - Các mặt đáy là các tam giác: ABC, A’B’C’ - Các mặt bên là các hình chữ nhật: ABB’A’, ACC’A’, BCC’B’.
- Thực hành Cắt và gấp hình lăng trụ đứng tam giác Bước 1. Vẽ hình khai triển theo mẫu và cắt theo viền Bước 2. Gấp theo đường nét đứt. Ta được hình lăng trụ.
- LUYỆN TẬP
- Bài 10.11 SGK Quan sát và gọi tên các mặt đáy, mặt bên, cạnh đáy, cạnh bên của hình lăng trụ đứng tam giác ở hình 10.31 Trả lời Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP có - Các cạnh đáy: AB, BC, CA, MN, NP, MP. - Các cạnh bên: AM, BN, CP. - Các mặt đáy là các tam giác: ABC, MNP - Các mặt bên là các hình chữ nhật: ABNM, ACPM, BCPN.
- VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
- Bài 10.12. Cạnh nào trong các cạnh 1, 2, 3 ghép với cạnh AB để được hình lăng trụ đứng. Trả lời Cạnh số 1 ghép với cạnh AB ta được lăng trụ đứng
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc các yếu tố cơ bản của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác. - Đọc trước mục 2 diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác. - Chuẩn bị: Cắt và vẽ hình khai triển của hình lăng trụ đứng tạm giác ABC.A’B’C’ hình 10.24