Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 123: Văn bản "Nói với con"

ppt 24 trang nhungbui22 09/08/2022 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 123: Văn bản "Nói với con"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_123_van_ban_noi_voi_con.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 123: Văn bản "Nói với con"

  1. Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh? Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”.
  2. Bµi 24 – TiÕt 123 V¨n b¶n: Y Phương
  3. - Sinh năm 1948, người dân tộc Tày, quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng. - Từng nhập ngũ và phục vụ trong quân đội, sau đó về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Cao Bằng. Hiện ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. - Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. - Tác phẩm tiêu biểu: + Người núi Hoa (1982) + Tiếng hát tháng giêng (1986) + Đàn then (1996) Tác giả: Y Phương
  4. NÓI VỚI CON Y Phương Chân phải bước tới cha Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Chân trái bước tới mẹ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Một bước chạm tiếng nói Sống trong thung không chê thung nghèo đói Hai bước tới tiếng cười Sống như sông như suối Người đồng mình yêu lắm con ơi Lên thác xuống ghềnh Đan lờ cài nan hoa Không lo cực nhọc Vách nhà ken câu hát Người đồng mình thô sơ da thịt Rừng cho hoa Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Con đường cho những tấm lòng Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Còn quê hương thì làm phong tục Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Người đồng mình thương lắm con ơi Không bao giờ nhỏ bé được Cao đo nỗi buồn Nghe con. Xa nuôi chí lớn
  5. * Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1980 - thời điểm đất nước gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề về lẽ sống chân chính được nhiều người đặt ra. * Thể thơ: Tự do. * Phương thức biểu đạt: Biểu cảm * Cảm xúc chủ đạo: Qua lời nói với con, Y Phương bộc lộ tình cảm gia đình, tình yêu và niềm tự hào về quê hương, dân tộc, đặc biệt là vấn đề lẽ sống chân chính. * Bố cục: 2 phần: + Phần 1 (Từ đầu -> " đẹp nhất trên đời"): Nói với con về tình cảm cội nguồn. + Phần 2 (Còn lại: Từ " Người đồng mình thương lắm" -> hết): Nói với con về những đức tính của người đồng mình.
  6. NÓI VỚI CON Y Phương Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
  7. a. Khung cảnh gia đình: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười” - Lời thơ ngắn gọn, giản dị, tự nhiên. - Điệp cấu trúc câu, hình ảnh cụ thể: Tái hiện những bước đi chập chững của con. - Cách diễn đạt độc đáo: Sử dụng những thao tác tư duy không cùng hệ thống. => Tái hiện khung cảnh gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc, tràn ngập tiếng nói, tiếng cười.
  8. b. Nói với con về cội nguồn: * Quê hương: - Cuộc sống của con người quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát” + Cách gọi đậm chất miền núi, thân thương, trìu mến, : “ Người đồng mình” + Các động từ “đan”, “cài”: Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động, cho thấy sự cần cù, khéo léo. + Hình ảnh “ Vách nhà ken câu hát”: Cuộc sống tươi vui, lạc quan. => Người quê hương có cuộc sống lao động cần cù, khéo léo, cốt cách tài hoa, tinh thần lạc quan, tươi vui. Con được lớn lên trong cuộc sống lao động ấy. - Thiên nhiên quê hương: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” + Hình ảnh thực: rừng, hoa, con đường. + Nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ => Thiên nhiên quê hương thật tươi đẹp, nghĩa tình. Con lớn lên trong thiên nhiên đẹp và nghĩa tình ấy.
  9. * Gia đình: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” Sử dụng từ ngữ : “ mãi nhớ về” => Khẳng định: Cha, mẹ luôn nhớ về những ngày hạnh phúc để giữ gìn, tạo dựng cho con một không khí gia đình thuận hoà, hạnh phúc nhất, cho con điều kiện tốt nhất để con lớn lên, trưởng thành.  Y Phương là người cha yêu thương con thắm thiết, yêu quê hương sâu nặng. Nhà thơ muốn nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng để con biết yêu quý, trân trọng quê hương và gia đình.
  10. Tiểu kết • Nghệ thuật: Lời thơ giản dị, tự nhiên, sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt độc đáo, điệp cấu trúc câu, phép nhân hóa, ẩn dụ • Nội dung: Nói với con về tình cảm cội nguồn, nhà thơ muốn nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng để con biết yêu quý, trân trọng quê hương và gia đình.
  11. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
  12. Y Phương là người dân tộc nào? Dân tộc Tày
  13. Cảm xúc chủ đạo của bài “Nói với con ”là gì? Tình cảm gia đình, tình yêu – niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình, vấn đề lẽ sống chân chính.
  14. Bạn rất may mắn! Chúc mừng!
  15. Điệp cấu trúc câu, các hình ảnh “chân phải, chân trái”, “một bước, hai bước” ở bốn câu đầu bài thơ tái hiện điều gì? Những bước đi chập chững của con.
  16. Bốn câu thơ đầu: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười” Tái hiện một khung cảnh gia đình như thế nào? Khung cảnh gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc, tràn ngập tiếng nói, tiếng cười.
  17. Bạn rất may mắn! Chúc mừng!
  18. Tình cảm cội nguồn mà Y Phương nói đến trong bài thơ bao gồm những tình cảm nào? Tình cảm gia đình và tình cảm quê hương
  19. Bạn rất may mắn! Chúc mừng!
  20. Cuộc sống của “người đồng mình” là một cuộc sống như thế nào? Cuộc sống lao động cần cù, khéo léo, cốt cách tài hoa, tinh thần lạc quan, tươi vui.
  21. Nói với con về cội nguồn, nhà thơ muốn nhắc con điều gì? Nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng để con biết yêu quý, trân trọng gia đình và quê hương.
  22. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài thơ. - Nắm chắc nội dung kiến thức đã phân tích ở phần I. - Chuẩn bị tiếp tiết 123 (phần còn lại của văn bản theo câu hỏi SGK).