Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Miêu tả và nghị luận trong văn bản tự sự - Nguyễn Đức Long
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Miêu tả và nghị luận trong văn bản tự sự - Nguyễn Đức Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_bai_mieu_ta_va_nghi_luan_trong_van_b.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Miêu tả và nghị luận trong văn bản tự sự - Nguyễn Đức Long
- NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ NGỮ VĂN- LỚP 9a1 Giáo viên: Nguyễn Đức Long
- * Những nội dung chính: - Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự - Luyện tập
- “Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm lại làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam nổi loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái Thú Điều Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.”
- “Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm lại làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái Thú Điều Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.”
- Với những chi tiết miêu tả trên, tác giả đã làm nổi bật về diễn biến, tính chất ác liệt, dữ dội trận đánh của vua Quang Trung vào đồn Ngọc Hồi vào ngày mồng 5 tháng giêng năm 1789. Các chi tiết miêu tả còn thể hiện được sự sinh động, hấp dẫn qua từng sự việc, hình ảnh cụ thể chân thực. Vua Quang Trung đã trực tiếp chỉ huy trận đánh bằng nhiều mưu kế đúng đắn, sáng suốt, phù hợp với hoàn cảnh, tình hình. Ông cho chuẩn bị chu đáo các loại binh khí và cách tấn công hợp lí để tiêu diệt kẻ thù. Ông đã cho quân lính dàn trận hình chữ “nhất” – dàn hàng ngang khiến cho quân giặc khó bề chống đỡ. Khi áp sát thì dùng loại vũ khí ngắn lại càng hiệu quả để tiêu diệt quân địch.
- Nếu như vua Quang Trung sáng suốt, thần cơ diệu toán, trên thông thiên văn dưới tường địa lí bao nhiêu thì kẻ thù lại hèn yếu, kém cỏi bấy nhiêu. Quân giặc bị bất ngờ, không hiểu phong thủy nên bị đánh tơi bời “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối”, bản thân tên tướng giặc Sầm Nghi Đống đã không kịp tháo chạy nên phải tự tử. Sau này nữ sĩ Hồ Xuân Hương có dịp ghé qua và làm thơ đề như sau: “Ghé mắt trông lên thấy bảng treo Kìa đền Thái Thú đứng treo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” Như vậy qua ngòi bút kể chuyện hấp dẫn và miêu tả sinh động, nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái đã làm nổi bật được trận đánh quyết định của vua Quang Trung với quân Thanh xâm lược, đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ và ngợi ca về người anh hùng của dân tộc.
- Kết luận:? Nêu vai trò tác dụng của yếu tố miêu tả đối với bài văn TS: Vậy yếu tố MT là rất quan trọng và cần thiết đối với văn bản tự sự cũng như các văn bản khác. Trong VBTS thì yếu tố MT phải thể hiện trong việc giới thiệu về nhân vật và diễn biến các sự việc. Đối với nhân vật phải tả được về ngoại hình, hành động, lời nói, cử chỉ, suy nghĩ qua đó làm nổi bật về tính cách về tâm hồn. Còn diễn biến sự việc thì phải tả chi tiết, từng sự việc, từng hoạt động, từng thay đổi trong kết cấu của truyện.
- Bài 1: Cho đoạn thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử, giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay. Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
- a. Tìm các yếu tố miêu tả về thiên nhiên, về con người? b. Dùng lời văn của mình để tả lại cảnh thiên nhiên và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.
- a. - Tả cảnh thiên nhiên: con én đưa thoi; cỏ non xanh tận chân trời; cảnh lê trắng điểm, ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, thanh thanh . - Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về b. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới xuân về mà đã sang tiết tháng ba. Nhân tiết Thanh minh đẹp trời, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ, đi chơi trong tiết thanh minh. Bức tranh thiên nhiên tinh khôi, giàu sức sống với gam màu xanh của cỏ trải dài tới tận chân trời, điểm xuyết vào nền xanh đó là hình ảnh của những bông hoa lê trắng ngần. Chị em Thúy Kiều hòa mình vào dòng người nhội nhộn nhịp, nô nức. Đến chiều, khi mặt trời xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về, họ đi dọc theo con suối nhỏ quanh co, có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối của con người khi tan hội.
- Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: thuỳ mị, tốt đẹp, kiệu hoa, lúc ẩn lúc hiện, đầy vườn, kín núi, rực rỡ. a. Vũ Nương tính đã (1) , nết na lại thêm tư dung . (2) b. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn . (3) mây che (4) thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được c. Vũ Nương ngồi trên một chiếc . (5) đứng ở giữa dòng, theo sau có đến 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng, . (6) đầy sông, . (7) a. Vũ Nương tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp b. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được c. Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện
- Bài 3: Cảm nhận của em về những đặc sắc trong nghệ thuật tả người ở mỗi trường hợp sau: a. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) b. “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cón mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. (“Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê)
- - Thúy Kiều xuất thân từ một gia đình trung lưu, cô gái khuê các và có vẻ đẹp như một tiên nữ, yêu kiều thướt tha, diễm lệ. Ngay từ cái nhìn đầu tiên Thúy Kiều đã gây ấn tượng mạnh với người đọc vì lẫn át hoàn toàn vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhan sắc của nàng đã hơn hẳn Thúy Vân ở vẻ sắc sảo mặn mà, đằm thắm. Đặc biệt là đôi mắt trong veo sâu thẳm như làn nước mùa thu, có thể “gây mê” cho người đối diện. Vì thế mà khi Thúy Kiều đứng trước hoa khiến cho hoa ghen, trước liễu khiến liễu hờn. Còn Phương Định là một nữ sinh Hà Nội vừa tốt nghiệp phổ thông đã vội vã lên đường vào chiến trường chống giặc. Cô là hiện thân cho vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa của người Tràng An – kinh đô xưa, đồng thời lại rất dũng cảm của cô gái thủ đô nay: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Cô mang theo hành trang là tuổi trẻ nhiệt thành hăm hở và cả vẻ đẹp duyên dáng, nữ tính. Cô tự tin để khẳng định mình là một “cô gái khá”, đây là cách nói tự hào và rất cần thiết khi chúng ta phải đương đầu với kẻ thù. Nét đẹp nữ tính hiện lên qua các chi tiết gợi tả “bím tóc dày”, “cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, đặc biệt là đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”.
- - Nguyễn Du dùng nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điển tích qua thể thơ lục bát điêu luyện. Còn Lê Minh Khuê thì là gợi tả và so sánh với lời lẽ văn xuôi rất tự nhiên, dung dị gần gũi với cuộc sống hàng ngày. - Nguyễn Du miêu tả theo bút pháp ước lệ, tượng trưng lời văn chau chuốt với những hình mẫu lí tưởng chuẩn mực của văn học trung đại; Còn Lê Minh Khuê với bút pháp tả thực, cụ thể, sống động gần gũi theo hơi thở hiện đại.
- II. Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự * Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán: - Lập luận của Thuý Kiều: + Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ (Hoạn Thư) + Càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. - Lập luận của Hoạn Thư: + Tôi là đàn bà, chuyện ghen tuông là chuyện bình thường. + Ngoài ra tôi đã đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo. + Tôi với cô có chồng chung, chưa dễ ai nhường cho ai. + Nhưng dù sao tôi cũng gây nên tội với cô, bây giờ chỉ trông mong vào sự độ lượng của cô. Lập luận sắc sảo của cả Kiều và Hoạn Thư cho người đọc rõ hơn tính cách 2 nhân vật, đồng thời học còn phải suy ngẫm về lẽ ứng xử ở đời.
- b. Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: - Tăng thêm chiều sâu cho tác phẩm, góp phần thể hiện rõ nét tính cách nhân vật và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc. - Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các - Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các nhân vật. Qua yếu tố nghị luận, tác giả muốn giãi bày, gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó. Yếu tố nghị luận làm cho nội dung, chủ đề của truyện mang tính trí tuệ. - Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc.
- * Ứng đối giỏi Được tin Án Tử, quan đại thần nước Tề sắp sang sứ nước Sở, vua Sở hỏi các cận thần: - Án Tử là một tay hùng biện của nước Tề. Trẫm muốn hạ gục hắn một phen, các khanh có kế gì không? Cận thần thưa: “Đợi bao giờ Án Tử sang, chúng tôi xin trói một người, dẫn đến trước đức vua” - Để làm gì? - Để làm giả người nước Tề. - Cho là phạm tội gì? - Tội ăn trộm! Mấy hôm sau, Án Tử đến. Vua Sở đón tiếp vô cùng long trọng và mở đại tiệc chúc mừng. Lúc rượu đã ngà ngà say, bỗng thấy hai tên lính cận vệ gươm giáo tuốt trần, áp giải một người bị trói dẫn vào. Vua hỏi: “Tên kia tội gì mà phải trói thế?”
- Lính cận vệ thưa: - “Tên ấy là người nước Tề, phải trói vì tội ăn trộm!”. Vua Sở đưa mắt nhìn Án Tử, hỏi rằng: - “Người nước Tề hay ăn trộm lắm nhỉ?”. Đặt chén ngọc tửu xuống bàn tiệc, Án Tử ung dung đứng dậy, thưa rằng: - Kính thưa đức Vua cùng các quý ngài. Chúng tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa quất chua. Cành lá giống nhau mà chua, ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, nhưng sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau, nó xui khiến ra như thế chăng! Các quan đại thần nước Sở ngồi dự tiệc, mặt mày xịu xuống. Vua Sở cười, nói: “Ta muốn nói đùa mà thành chịu nhục. Thế mới hay kẻ cả không nên nói đùa bao giờ”.
- So sánh sự khác nhau về hình tượng ánh trăng trong bài thơ ”Đồng Chí” (Chính Hữu) và “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)?
- Dặn dò 1. Học thuộc bài thơ 2. Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp) + Đọc các bài tập SGK + Trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài