Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Chuyên đề: Ôn tập các biện pháp tu từ. Nói quá. Nói giảm nói tránh - Đỗ Thị Hà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Chuyên đề: Ôn tập các biện pháp tu từ. Nói quá. Nói giảm nói tránh - Đỗ Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_8_chuyen_de_on_tap_cac_bien_phap_tu_tu.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Chuyên đề: Ôn tập các biện pháp tu từ. Nói quá. Nói giảm nói tránh - Đỗ Thị Hà
- GV: Đỗ Thị Hà Trường THCS Yên Phong
- A. Nói quá Cấu trúc B. Nói giảm nói tránh chuyên đề C. Bài tập về nhà
- Thế nào là biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ là cách vận dụng sáng tạo về ý nghĩa, về ngữ âm để tạo ra sự biến đổi mới mẻ cho từ ngữ, câu thơ (câu văn). Đồng thời qua đó mang lại hiệu quả thẩm mĩ, giá trị biểu cảm cho mỗi lời nói hay bài viết. (Tài liệu ôn học sinh giỏi) Ví dụ: (1) Công cha, nghĩa mẹ thật to lớn. (2) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) => Biện pháp tu từ so sánh đã làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ. Tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tạo ấn tượng sâu sắc nơi người đọc, người nghe.
- - So sánh - Nhân hóa Lớp 6 - Ẩn dụ - Hoán dụ Biện pháp - Điệp ngữ Lớp 7 tu từ - Chơi chữ - Liệt kê - Nói quá Lớp 8 - Nói giảm nói tránh
- A.NÓI QUÁ
- I. Kiến thức cơ bản và mở rộng 1. Khái niệm - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả. Ví dụ: Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười (Ca dao) - Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
- I. Kiến thức cơ bản và mở rộng 1. Khái niệm 2. Tác dụng Nói quá có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thành thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao) => Biện pháp nói quá có tác dụng nhấn mạnh công việc lao động vất vả, cực nhọc của người nông dân. Đồng thời nhắn nhủ con người hãy biết trân trọng thành quả lao động (hạt gạo) người nông dân đã làm ra.
- 3. Các trường hợp sử dụng biện pháp nói quá - Nói quá thường được dùng trong thơ văn châm biếm, trào phúng.Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho. ( Ca dao )- Nói quá cũng có thể gặp trong văn thơ trữ tình, để nhấn mạnh mức độ tình cảm.Ví dụ: Bát cơm chan đầy nước mắt Bay còn giằng khỏi miệng ta. ( Nguyễn Đình Thi )- Trong lời nói thường ngày. Ví dụ: Bài toán này khó quá, tớ nghĩ nát óc vẫn chưa ra.
- Bài tập nhanh: Có một bạn cho rằng trong câu chuyện dưới đây có biện pháp tu từ nói quá. Em có đồng ý không? Vì sao?
- Nói quá Nói khoác Giống Đều phóng đại mức độ, quy mô, tính chất nhau của sự vật, hiện tượng được miêu tả. - Mục đích: Làm người nghe tin vào những điều - Mục đích: Nhấn Khác mạnh, gây ấn tượng, không có thật, tạo tiếng nhau tăng sức biểu cảm. cười có ý nghĩa phê phán những kẻ khoác lác trong - Tác động: Tích cuộc sống. cực. - Tác động: Tiêu cực.
- II. Bài tập vận dụng Bài 1: Luật chơi: Mỗi một bức tranh con hãy tìm ra một câu tương ứng có sử dụng biện pháp tu từ nói quá
- 1 2 Mưa như trút nước Chạy vắt chân lên cổ 3 4 Khỏe như voi Thét ra lửa
- II. Bài tập vận dụng Bài 2: Xác định biện pháp nói quá trong những câu dưới đây:a. Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta. ( Ca dao )b. Bây giờ gặp mặt chàng đây, Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường. ( Ca dao )c. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. ( Ca dao )
- II. Bài tập vận dụng Bài 3: Tìm biện pháp nói quá và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng trong các câu sau đây: a. “Đội trời, đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) b. “Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”. (Ca dao) c. “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.” (Ca dao)d. Tiếng hát át tiếng bom.
- II. Bài tập vận dụng Bài 3: Tìm biện pháp nói quá và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng trong các câu sau đây: a. “Đội trời, đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) => Tác giả Nguyễn Du sử dụng biện pháp nói quá qua hình ảnh “Đội trời, đạp đất” nhằm khắc họa tính cách anh hùng và khát vọng tự do, cốt cách phi thường, chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải.
- II. Bài tập vận dụng Bài 3: Tìm biện pháp nói quá và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng trong các câu sau đây: a. “Đội trời, đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) b. “Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”. (Ca dao) => Tác giả dân gian sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong câu “Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng” để nhấn mạnh, phê phán, châm chọc sự yếu đuối, sự lười biếng của chàng trai.
- Bài 3: Tìm biện pháp nói quá và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng trong các câu sau đây: a. “Đội trời, đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) b. “Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”. (Ca dao) c. “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.” => Biện pháp tu từ nói quá: “tấc đất” mà có giá (Ca trị như dao) “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của đất đai, nhắn nhủ đến mọi người hãy biết sử dụng đất hợp lý.
- Bài 3: Tìm biện pháp nói quá và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng trong các câu sau đây: a. “Đội trời, đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) b. “Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”. (Ca dao) c. “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.” (Ca dao)d. Tiếng hát át tiếng bom. => Đây là cách nói quá bằng hình ảnh để diễn tả niềm tin, sự lạc quan, sự sống, sự chiến thắng vượt lên trên gian khổ hi sinh trong chiến đấu.
- II. Bài tập vận dụng Bài 4: Tìm 03 thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá? Đặt câu với những thành ngữ vừa tìm được.
- ĐEN NHƯ CỘT NHÀ CHÁY Nam có làn da đen như cột nhà cháy.
- NHANH NHƯ CHỚP Nó chạy nhanh như chớp.
- GẦY NHƯ QUE CỦI Hoa gầy như que củi.
- CHẬM NHƯ SÊN Nó đi chậm như sên vậy.
- Bài 5: Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu) hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá. Dãy 1, 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 05 câu) với chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp nói quá. Dãy 2: Làm một bài thơ với chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp nói quá.
- Bài tập mở rộng, nâng cao Bài 6: Tìm và phân tích tác dụng biện pháp tư từ nói quá trong câu tục ngữ sau: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- - Mở đoạn: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn thơ, đoạn văn) và khái quát nội dung. + Trích dẫn ngữ liệu - Thân đoạn: + Gọi tên biện pháp tu từ và chỉ ra từ ngữ Bố cục thể hiện biện pháp tu từ đó. + Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ (Qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì?) + Liên hệ, mở rộng (nếu có). -Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của biện pháp tu từ.
- Bài 6: Tìm và phân tích tác dụng biện pháp tư từ nói quá trong câu tục ngữ sau: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Gợi ý - Mở đoạn: Giới thiệu câu tục ngữ; Trích dẫn câu tục ngữ. - Thân đoạn: + Trong câu thứ nhất “một cây” biểu thị sự đơn lẻ. + Ở câu thứ hai “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nói quá nhằm khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết. + Liên hệ: Lá lành đùm lá rách, - Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của biện pháp nói quá.
- Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh. Chúc thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!