Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Chuyên đề 8: Thực hành Tiếng Việt. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, điệp ngữ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Chuyên đề 8: Thực hành Tiếng Việt. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_7_chuyen_de_8_thuc_hanh_tieng_viet_bie.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Chuyên đề 8: Thực hành Tiếng Việt. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, điệp ngữ
- Chuyên đề 8. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI GIẢM NÓI TRÁNH, ĐIỆP NGỮ
- I. KIẾN THỨC CƠ BẢN, MỞ RỘNG
- NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
- KHÁI NIỆM Là biện pháp tu từ dùng cách VÍ DỤ nói làm giảm nhẹ mức độ, quy • Anh không về nữa mô, tính chất của đối tượng, • Anh đã hy sinh anh dũng tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói. NÓI GIẢM CÁCH CẤU TẠO NÓI TRÁNH • Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa TÁC DỤNG thông qua các hình thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Để tránh gây cảm giác đau • Dùng từ đồng nghĩa Hán Việt buồn, ghê sợ hay để giữ • Phủ định từ trái nghĩa phép lịch sự. • Tỉnh lược
- CÁCH CẤU TẠO Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa thông Bác đã lên đường theo tổ tiên. qua các hình thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. (Tố Hữu) Dùng từ đồng nghĩa, Hán Việt Chết – từ trần, hi sinh, Phủ định từ trái nghĩa Xấu – không đẹp Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tẩm Tỉnh lược ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó. (Nam Cao)
- Đoạn văn phân tích Tác dụng MỞ ĐOẠN KẾT ĐOẠN - Dẫn dắt từ chủ đề, giới - Khái quát tác dụng của thiệu tác giả tác phẩm biện pháp tu từ trong việc - Chỉ ra biện pháp tu từ biểu đạt nội dung. THÂN ĐOẠN - Tác dụng chung: làm tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng tính diễn đạt, - Tác dụng cụ thể: tránh gây cảm giác đau buồn/ đau thương/ mất mát, trước sự việc được nói đến trong câu. Đồng thời bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
- ĐIỆP NGỮ
- KHÁI NIỆM NỐI TIẾP PHÂN LOẠI Là biện pháp tu từ lặp lại CÁCH QUÃNG một từ ngữ (đôi khi cả một VÒNG câu) ĐIỆP NGỮ VÍ DỤ TÁC DỤNG • Tác dụng gợi hình • Tác dụng khẳng định Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm • Tác dụng tạo sự nhấn mạnh • Tác dụng tạo sự liệt kê
- " Hồ Chí Minh muôn năm! PHÂN LOẠI Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Giây phút thiêng anh gọi Bác ba lần (Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu) NỐI TIẾP " Nhớ sao lớp học i tờ CÁCH QUÃNG Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan VÒNG Gian nan đời vn ca vang núi đèo (Việt Bắc – Tố Hữu) " Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng thiếp ai sầu hơn ai? (Chinh phụ ngâm – bản dịch Đoàn Thị Điểm)
- TÁC DỤNG TÁC DỤNG • Tác dụng gợi hình • Tác dụng khẳng định "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm "Lá xanh bông trắng nhị vàng thẳm" điệp từ "dốc" đã gợi lên Nhị vàng bông trắng lá xanh" hình ảnh đồi núi trập trùng và => đã khẳng định được vẻ đẹp rất hiểm trở. thuần khiết của bông sen, chính là quốc hồn của dân tộc Việt.
- TÁC DỤNG • Tác dụng tạo sự nhấn mạnh "Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu, rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung." => Từ "nhớ sao" được lặp lại rất nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả đối với những kỉ niệm xưa. Điệp từ được sử dụng để nhấn mạnh nỗi nhớ nhung khôn nguôi của tác giả với những con người và kỷ niệm xưa cũ. Cứ nhìn về các hiện tượng, các cảnh tượng quen thuộc là lại nhớ cảnh cũ, người xưa.
- TÁC DỤNG • Tác dụng tạo sự liệt kê "Còn trời, còn nước, còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa“ => Điệp từ "còn" này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt của tác giả dành cho cô bán rượu.
- THÂN ĐOẠN - Tác dụng chung: làm tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng tính diễn đạt, - Tác dụng cụ thể: nhấn mạnh, làm nổi bật ý nghĩa của từ ngữ được điệp lại. MỞ ĐOẠN KẾT ĐOẠN - Dẫn dắt từ chủ đề, giới Khái quát tác dụng của thiệu tác giả tác phẩm biện pháp tu từ trong việc - Chỉ ra biện pháp tu từ biểu đạt nội dung. TÁC DỤNG
- II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
- Bài 1: Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 dãy, mỗi dãy có 1 phiếu bài tập. Sau khi bàn đầu tiên nhận phiếu bài tập, 2 bạn cùng bàn sẽ cùng thảo luận và gạch chân vào biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng trong câu, sau khi làm xong nhanh chóng chuyển phiếu xuống bàn tiếp theo và cứ thế đến bàn cuối cùng, sau khi hoàn thành bàn cuối sẽ mang phiếu lên bảng. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng hết sẽ giành chiến thắng.
- Bài 1: Gạch chân dưới biện pháp tu từ nói giảm nói tránh 1. Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)
- Bài 1: Gạch chân dưới biện pháp tu từ nói giảm nói tránh 2. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. (Nam Cao)
- Bài 1: Gạch chân dưới biện pháp tu từ nói giảm nói tránh 3. Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Nguyễn Khuyến)
- Bài 1: Gạch chân dưới biện pháp tu từ nói giảm nói tránh 4. Có người thợ dựng thành đồng Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi! (Thu Bồn)
- Bài 1: Gạch chân dưới biện pháp tu từ nói giảm nói tránh 5. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! (An-đéc-xen)
- Bài 1: Gạch chân dưới biện pháp tu từ nói giảm nói tránh 6. Ông mất năm nao, ngày độc lập Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao Bà "về" năm đói, làng treo lưới Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào (Tố Hữu)
- Bài 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: 1. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! (Bác ơi - Tố Hữu)
- 1. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! (Bác ơi - Tố Hữu) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Bác ơi của nhà thơ Tố Hữu, khi nói về nỗi mất mát đau thương của dân tộc – Bác đã ra đi, nhà thơ đã khéo léo, tinh tế trong việc sử dujgn biện pháp tu từ nói giảm nói tránh “đi rồi”. Cách nói giảm nói tránh dùng “đi rồi” thay cho “chết rồi” đã góp phần làm tăng giá trị biểu cảm, giúp câu thơ giảm được cảm giác nặng nề, đau buồn, thương tiếc xót xa, thể hiện sự tôn kính của nhà thơ dành cho Bác. Gợi ra tiếng khóc nấc nghẹn ngào và thảng thốt gọi tên Bác của tác giả. Qua đó thâý được nỗi đau, là niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ cũng như của toàn dân trước sự mất mát to lớn của dân tộc: Bác Hồ đã ra đi. Đó là nỗi đau mà ngay cả trời đất, thiên nhiên cũng đều cảm nhận được chứ không chỉ có người dân Việt Nam, những người dù chưa từng gặp Bác một lần vẫn thấy gần gũi, kính yêu.
- Bài 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: 2. Có một người lính Có một người lính Đi vào núi xanh Chưa một lần yêu Những năm máu lửa. Cà phê chưa uống Còn mê thả diều. Một ngày hoà bình Anh không về nữa. (Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm)
- 2. Có một người lính Có một người lính Đi vào núi xanh Chưa một lần yêu Những năm máu lửa. Cà phê chưa uống Còn mê thả diều. Một ngày hoà bình (Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm) Anh không về nữa. - Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh “Anh không về nữa”; điệp ngữ “Có một người lính” - Tác dụng: + Cách nói “anh không về nữa” để giảm nhẹ cảm giác đau đớn, xót xa trước sự hy sinh của người lính. + Câu thơ “Có một người lính?” được điệp lại hai lần, mở đầu các khổ thơ (khổ một và khổ ba). Mỗi lần câu thơ vang lên là một hình ảnh, một ấn tượng trong ký ức lại ùa về trong lòng tác giả, gắn liền với người đồng đội năm xưa. Nhấn mạnh sự hiện diện của người lính nơi chiến trường đồng thời khẳng định hình ảnh của anh sẽ còn tồn tại mãi trong ký ức của đồng đội và nhân dân.
- Bài 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: 3. Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ, Một dòng máu tươi! (Lượm - Tố Hữu)
- 3. Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ, Một dòng máu tươi! (Lượm - Tố Hữu) - Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: “thôi rồi” - Tác dụng: + Giảm nhẹ, tránh gây cảm giác đau buồn xót xa của tác giả trước sự hi sinh của Lượm. Lời thơ như nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. + Thể hiện niềm thương tiếc, trân trọng ngợi ca dành cho Lượm
- Bài 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: 4. Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
- 4. Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) - Biện pháp nghệ thuật: điệp từ nghe - Tác dụng: + Diễn tả tâm trạng vô cùng xúc động của người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của làng quê. (hoặc nhấn mạnh cảm xúc dâng trào của người chiến sĩ) + Tác động của tiếng gà: Tiếng gà đã làm xao động nắng trưa và cả hồn người, gợi âm thanh của tiếng gà nơi quê hương và gợi về quá khứ của tuổi thơ.
- Bài 3: Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) nêu cảm nghĩ về sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước để giữ gìn nền hòa bình cho đất nước, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh hoặc điệp ngữ.
- Bài 3: Chiến tranh dù đã qua đi nhưng kí ức về một thời bom rơi đạn nổ của ông cha ta thì vẫn mãi còn đó. Những năm tháng chàng trai cô gái lứa đôi mươi quyết tâm lên đường ra chiến trận bảo vệ tổ quốc. Gạo không có để ăn, lúc nào cũng phải sống chui sống lủi ở các hang bí mật để nấp giặc. Học sinh không được tới trường, bị bóc lột, đánh đập. Dù vậy nhưng không ai chịu khuất phục, các chiến sĩ dù nhỏ tuổi nhưng vẫn đã từng cố gắng sống, chiến đấu rồi hi sinh trên chiến trường. Tất cả chỉ vì nền độc lập dân tộc của nước nhà. Đây là cái chết chân chính cho Tổ quốc và những người dân sống còn. Có những mùa xuân, các chiến sĩ đã gửi lại nơi chiến trường để hòa vào mùa xuân lớn của cả dân tộc. Qua đó, bản thân mỗi con người nên biết yêu nước và kính trọng những người đã vì dân tộc mà đổ máu. Học sinh nên cố gắng học tập để sau này đóng góp cho nước nhà.