Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 39: Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 39: Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_tiet_39_van_ban_thong_tin_ve_ngay_trai_d.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 39: Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- 1 2 3 4
- Tiết 39: Văn bản Theo tài liệu của sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội
- - Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 tháng 4 năm 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất. Hội nghị này dưới sự chủ trì của Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường. - Văn bản được dẫn theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội.
- Bố cục văn bản Phần 1: Từ đầu “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp. Phần 2: “Như chúng ta đã biết” “đối với môi trường”. Tác hại và giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. Phần 3: Phần còn lại. Lời kêu gọi hành động.
- a. Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường. NgàyNgày TráiTrái ĐấtĐất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
- Pla-x tíc (chất dẻo) còn gọi chung là nhựa,là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử lớn gọi là pô-li-me.Túi ni lông chủ yếu được sản xuất từ hạt pô-li-ê-ti-len (PE), pô-li-prô-pi- len (PP) và nhựa tái chế. Các loại ni lông cũng như chất dẻo có đặc tính chung là không thể tự phân hủy (không biến đi đâu được). Không giống như các chất thải giấy và thực vật (cuống rau, vỏ hoa quả ) chất dẻo không bị côn trùng và các mầm sống khác phân hủy. Nếu không bị thiêu hủy (đốt chẳng hạn) nó có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm.
- a. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông: * Đối với môi trường: - Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. - Làm tắc các đường dẫn nước thải. - Làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. - Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
- * Đối với sức khỏe con người: - Làm muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. -Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. - Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi- ô- xin có thể gây ngộ độc, gây ngất gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
- b. Những giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. - Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại. - Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. - Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gói thực phẩm. - Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức độ gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.
- 3. Lời kêu gọi hành động. - Mọi người hãyhãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa! - HãyHãy bảo vệ Trái Đất trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng. - HãyHãy cùng nhau hành động: “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”
- III. Tổng kết: Lời kêu gọi bình thường: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Điều đó, cùng với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải của ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
- Bài tập: Em hãy kể một số hoạt động của trường, lớp em khi tham gia bảo vệ môi trường?