Bài giảng Ngữ văn 7 - Tuần 22, Tiết 82: Câu đặc biệt

ppt 23 trang thienle22 7750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tuần 22, Tiết 82: Câu đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tuan_22_tiet_82_cau_dac_biet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tuần 22, Tiết 82: Câu đặc biệt

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Nêu hiểu biết của em về câu rút gọn và cách dùng câu rút gọn? Cho ví dụ?
  2. TÌNH HUỐNG : Nam và các bạn đang chơi trên sân trường, bỗng trời đổ mưa. Nam kêu lên : -Mưa! Nga bảo “ Mưa!” là từ, Tùng lại bảo đó là câu. Ý kiến của các em như thế nào?
  3. Tuần 22, Tiết 82 Bài:
  4. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT 1. Xét ví dụ : Ví dụ 1: Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. ( Khánh Hoài ) Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào ? Lựa chọn một câu trả lời đúng. a.Đó là câu bình thường có đủ chủ ngữ- vị ngữ. b.Đó là câu rút gọn, lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ. c.Đó là câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ.
  5. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT Ví dụ 1: 1. Xét ví dụ : Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. Ví dụ 2: Cây tre Việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng , thủy chung , can đảm. Đó là câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ.
  6. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT Ví dụ 1: 1. Xét ví dụ : Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt 2. Kết luận : của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo bước vào lớp. theo mô hình CÂUchủ ngữ, ĐẶC vị ngữBIỆT Ví dụ 2: * Ghi nhớ sgk T 28. Cây tre Việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng , thủy chung , can đảm.
  7. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT 1. Xét ví dụ : 2. Kết luận : Ví dụ 3 : Hãy gọi tên cho các câu in đậm trong các ví dụ dưới đây: Một đêm mùa xuân. - Chị gặp anh ấy bao giờ? - Chị gặp anh ấy bao giờ? Trên dòng sông êm ả, -Một đêm mùa xuân -Chị gặp anh ấy vào cái đò cũ của bác tài một đêm mùa xuân Phán từ từ trôi. CÂU ĐẶC BIỆT CÂU RÚT GỌN CÂU BÌNH THƯỜNG
  8. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT 1. Xét ví dụ : 2. Kết luận : * Ghi nhớ sgk T 28. 3. Lưu ý : Cần phân biệt câu đặc biệt với câu bình thường và câu rút gọn CÂU ĐẶC BIỆT CÂU BÌNH THƯỜNG CÂU RÚT GỌN Vốn là câu bình thường Là câu không thể có Là câu có đủ cả chủ ngữ nhưng bị rút gọn CN, VN chủ ngữ và vị ngữ. và vị ngữ hoặc cả C-V, nhưng có thể căn cứ vào tình huống cụ thể để khôi phục lại các thành phần đã bị rút gọn
  9. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ * Ghi nhớ sgk T 28. II. TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT
  10. Câu đặc biệt TÁC DỤNG Liệt kê, thông Xác định Bộc lộ báo sự tồn tại thời gian, Gọi đáp cảm xúc của sự vật, hiện nơi chốn CÂU ĐẶC BIỆT tượng Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. ( Nguyên Hồng) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ( Nam Cao) “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. ( Khánh Hoài) An gào lên: - Sơn ! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị. (Nguyễn Đình Thi)
  11. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT II. TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT
  12. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT Bài tập nhanh : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong những trường hợp sau: * Ghi nhớ sgk T 28. II. TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT a. Gió. Mưa. Não nùng. - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự ( Nguyễn Công Hoan) việc được nói đến trong đoạn b. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975 . Các - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn vật, hiện tượng công lịch sử. - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp c. Trời ơi! Trời ơi! Mợ chết mất! * Ghi nhớ sgk T 29. Dũng ơi! ( Nguyên Hồng)
  13. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ * Ghi nhớ sgk T 28. II. TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp * Ghi nhớ sgk T 29. III. LUYỆN TẬP
  14. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 . SGK T 29 Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn. a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. ( Hồ Chí Minh ) b. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! ( Vũ Tú Nam) c. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. ( Nguyễn Trí Huân) d. Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu! ( Trần Hoài Dương)
  15. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1. SGK T 29 CÂU ĐẶC BIỆT CÂU RÚT GỌN - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng a. cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm. - Nghĩa là phải công việc yêu nước, công việc kháng chiến. b. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! c. Một hồi còi. -Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! d. Lá ơi! -Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!
  16. III. LUYỆN TẬP Bài tập 2 . SGK T 29 Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì? CÂU RÚT GỌN TÁC DỤNG - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo những từ ngữ đã xuất hiện a. trong rương , trong hòm. trong câu đứng trước - Nghĩa là phải công việc yêu nước, công việc kháng chiến. -Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi - Làm cho câu gọn hơn – Câu mệnh nghe đi! lệnh thường rút gọn chủ ngữ d. -Bình thường lắm, chẳng có gì đáng - Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp kể đâu! những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
  17. III. LUYỆN TẬP Bài tập 2. SGK T 29 CÂU ĐẶC BIỆT TÁC DỤNG Ba giây Bốn giây Năm giây Xác định thời gian. b. Lâu quá! Bộc lộ cảm xúc c. Một hồi còi. Thông báo sự tồn tại của sự vật , hiện tượng d. Lá ơi! Gọi đáp
  18. III. LUYỆN TẬP Bài tập 3. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt ? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì? Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc. ( Trần Cư ) CÂU ĐẶC BIỆT TÁC DỤNG Và lắc. Và xóc. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật , hiện tượng
  19. TÌNH HUỐNG : Nam và các bạn đang chơi trên sân trường, bỗng trời đổ mưa. Nam kêu lên : -Mưa! Nga bảo “ Mưa” là từ, Tùng lại bảo đó là câu. “ Mưa!” là một câu đặc biệt.
  20. I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ * Ghi nhớ sgk T 28. - Học thuộc ghi nhớ sgk T 29 II. TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT - Xem lại các ví dụ trong bài học để - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự nắm được đặc điểm của câu đặc biệt việc được nói đến trong đoạn và tác dụng của nó. - Làm bài tập 3 T 29 sgk , các bài tập - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự trong VBT Ngữ văn T 32 vật, hiện tượng - Chuẩn bị tiết 83 : Bố cục và phương - Bộc lộ cảm xúc pháp lập luận trong bài văn nghị - Gọi đáp luận. * Ghi nhớ sgk T 29. III. LUYỆN TẬP