Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX

ppt 42 trang thienle22 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_8_bai_27_khoi_nghia_yen_the_va_phong_trao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX

  1. Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX
  2. 1. Căn cứ: + Căn cứ Yên Thế Câunằm ởhỏiphía: Tây Bắc Giang có diện tích rộng chừng 40-50km2 gồm đất đồi là chủ yếuEm, có hcâyãycốimôrậm trạpả ,căngò bụicumứ tùmYên. Thế? + Từ đây có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên. Địa hình rất hiểm trở. LƯỢC ĐỒ CĂN CỨ YÊN THẾ
  3. CĂN CỨ YÊN THẾ
  4. HÌNH CHỤP BÊN TRONG CĂN CỨ YÊN THẾ
  5. ĐÌNH LÀNG-NƠI ĂN THỀ CỦA NGHĨA QUÂN YÊN THẾ
  6. I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): 1) Căn cứ: - Yên Thế ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. - Địa hình đất đồi, hiểm trở. 2) Nguyên nhân khởi nghĩa:
  7. 2) Nguyên nhân khởi nghĩa: • Câu hỏi: “Nguyên nhân của khởi nghĩa Yên Thế là gì?” • “Tình hình suy sụp của nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn đã làm cho nông dân nhiều vùng đồng bằng miền Bắc buộc phải bỏ làng mạc đi nơi khác kiếm sống. Trong đó, một số người đã lên Yên Thế. Từ giữa thế kỷ XIX, họ bắt đầu lập ra một số làng mạc và tổ chức làm ăn, chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài tới.” • “Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ra Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành đối tượng bình định đầu tiên của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã nổi dậy chống Pháp.”
  8. I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): 1) Căn cứ: - Yên Thế ở phía Tây tỉnh Bắc Giang. - Địa hình đất đồi, hiểm trở. 2) Nguyên nhân khởi nghĩa: - Thực dân Pháp cướp đất nông dân, họ vùng lên đấu tranh. 3) Diễn biến:
  9. 3) Diễn biến: Câu hỏi: Khởi nghĩa Yên Thế chia làm mấy giai đoạn? Chia làm 3 giai đoạn: • Giai đoạn 1: 1884-1892 • Giai đoạn 2:1893-1908 • Giai đoạn 3:1909-1913.
  10. a) GIAI ĐOẠN 1: 1884-1892 TUYÊN QUANG LẠNG SƠN THÁI NGUYÊN HỐ CHUỐI BỐ HẠ VĨNH YÊN NHÃ NAM KÉP BẮC GIANG SƠN TÂY ĐÁP CẦU BẮC NINH CHÚ THÍCH Pháp tấn công HẢI PHÒNG Quân ta chống trả BIỂN ĐÔNG LƯỢC ĐỒ CĂN CỨ YÊN THẾ
  11. ĐỀ THÁM (HOÀNG HOA THÁM) 1858-1913
  12. ANH HÙNG BA BIỀU- CÁNH TAY PHẢI ĐẮC LỰC CỦA ĐỀ THÁM
  13. BÀ BA CẨN-VỢ THỨ 3 CỦA ĐỀ THÁM
  14. NGHĨA QUÂN YÊN THẾ
  15. LÍNH PHÁP BỊ THƯƠNG
  16. BÀI GHI I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): 1) Căn cứ: - Yên Thế ở phía Tây tỉnh Bắc Giang. - Địa hình đất đồi, hiểm trở. 2) Nguyên nhân khởi nghĩa: Thực dân Pháp cướp đất nông dân, họ vùng lên đấu tranh. 3) Diễn biến: a) Giai đoạn 1: 1884-1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. b) Giai đoạn 2: 1893-1908:
  17. b) Giai đoạn 2: 1893-1908: • Câu hỏi: “Em hãy cho biết cách đánh thông minh và sáng tạo của Đề Thám thể hiện ở chỗ nào?” “Nhận thấy tương quan lực lượng chênh lệch, Đề Thám tìm cách giảng hòa. Nghĩa quân phục kích bắt được tên điền chủ người Pháp là Secnay để nắm thế chủ động trong cuộc giảng hòa với Pháp.” • Câu hỏi: “Tại sao Đề Thám lại xin giảng hòa lần thứ 2?” “Thời gian hòa hoãn chưa được bao lâu, quân Pháp đã bội ước, lại tổ chức tấn công. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa lần 2 (Tháng 12-1897).” • Câu hỏi: “Trong thời gian đình chiến lần 2, nghĩa quân và Pháp đã có kế hoạch gì?” “Nghĩa quân vừa khai khẩn đồn điền Phồn Xương, vừa sản xuất tự túc lương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện tập. Về phía Pháp, trong thời gian này, chúng cũng ráo riết lập đồn bót, mở đường giao thông, tạo mọi điều kiện cần thiết để đánh đòn quyết định vào nghĩa quân.”
  18. PHÁP CHUẨN BỊ TẤN CÔNG VÀO YÊN THẾ
  19. PHÁP CHUẨN BỊ TẤN CÔNG VÀO YÊN THẾ
  20. BÀI GHI I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): 1) Căn cứ: - Yên Thế ở phía Tây tỉnh Bắc Giang. - Địa hình đất đồi, hiểm trở. 2) Nguyên nhân khởi nghĩa: Thực dân Pháp cướp đất nông dân, họ vùng lên đấu tranh. 3) Diễn biến: a) Giai đoạn 1: 1884-1892: Chưa có chỉ huy thống nhất, Đề Nắm hy sinh→Đề Thám thay thế. b) Giai đoạn 2: 1893-1908: Nghĩa quân vừa xây dựng cơ sở vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. c) Giai đoạn 3: 1909-1913:
  21. c) GIAI ĐOẠN 3: 1909-1913 GiữaCâunămhỏi1908: “,Txảyại saora vụthđầuựcđộcdânlính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề ThámPháp. Nhânmở cucơộhộic tấnàyn công, thực dânquyPhápmô tập trung lựclênlượngYêntiêuThdiệtế?nghĩa quân TUYÊN QUANG LẠNG SƠN THÁI NGUYÊN HỐ CHUỐI BỐ HẠ VĨNH YÊN NHÃ NAM KÉP BẮC GIANG SƠN TÂY ĐÁP CẦU BẮC NINH CHÚ THÍCH Pháp tấn công Quân ta chống trả HẢI PHÒNG Quân ta rút lui BIỂN ĐÔNG LƯỢC ĐỒ CĂN CỨ YÊN THẾ
  22. c) Giai đoạn 3: 1909 – 1913: • Câu hỏi: Nhờ vào đâu Đề Thám lẩn tránh được vòng vây của kẻ thù suốt 4 năm? • Do được sự che chở của bạn bè cũ và nhân dân tận tình giúp đỡ nên Đề Thám vẫn sống yên ổn trong núi rừng Yên Thế. • Thực dân Pháp tìm kế hại Đề Thám. Chúng mua chuộc những tên thủ hạ của ông. Đêm ngày 9 rạng sáng ngày 10/2/1913, chúng đã dùng cuốc bổ chết Đề Thám khi ông đang ngủ, cắt đầu ông đem lĩnh thưởng. Đề Thám bị giết hại. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào nông dân Yên Thế.”
  23. I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): 1) Căn cứ: - Yên Thế ở phía Tây tỉnh Bắc Giang. - Địa hình đất đồi, hiểm trở. 2) Nguyên nhân khởi nghĩa: Thực dân Pháp cướp đất nông dân, họ vùng lên đấu tranh. 3) Diễn biến: a) Giai đoạn 1: 1884-1892: Chưa có chỉ huy thống nhất, Đề Nắm hy sinh→Đề Thám thay thế. b) Giai đoạn 2: 1893-1908: Nghĩa quân vừa xây dựng cơ sở vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. c) Giai đoạn 3: 1909-1913: Pháp tấn công lớn vào Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. 10/2/1913 Đề Thám hy sinh→Phong trào tan rã.
  24. 4. Nguyên nhân thất bại – Ý nghĩa: Câu hỏi: “Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?” “Cuộc khởi nghĩa thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, khởi nghĩa nổ ra trong một vùng rừng núi hẻo lánh, ít liên hệ với phong trào chung. Thực dân Pháp đã cấu kết với quan lại, địa chủ phong kiến đàn áp phong trào.” NHỮNG NGHĨA QUÂN BỊ XỬ TỬ
  25. 4. Nguyên nhân thất bại – Ý nghĩa: a. Nguyên nhân thất bại: - Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến đàn áp phong trào. - Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Tổ chức, lãnh đạo còn nhiều hạn chế. b. Ý nghĩa lịch sử: - Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. - Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
  26. Câu hỏi: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương? “Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân lớn nhất trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa là nhu cầu bảo vệ lợi ích của nông dân địa phương. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa không chịu sự chi phối của tư tưởng tôn quân, không bị ảnh hưởng bởi những bước thăng trầm của phong trào Cần Vương.”
  27. PHONG TRÀO NÔNG DÂN PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG YÊN THẾ - Lòng yêu nước, chống -Lòng yêu nước, chống Pháp xâm lược. Pháp xâm lược. -Bảo vệ ngôi vua, lập lại MỤC TIÊU - Bảo vệ lợi ích trước mắt chế độ phong kiến. của nông dân địa phương. LÃNH ĐẠO - Nông dân - Văn thân, sĩ phu yêu nước - Phong phú: đánh du kích, - Phòng ngự, đánh du PHƯƠNG THỨC phục kích bắt cóc, biết hòa kích, đào hào, đặt cạm TÁC CHIẾN hõan đúng lúc bẫy - Cuộc khởi nghĩa dài nhất THỜI GIAN - Gần 30 năm: 1884-1913 là 10 năm
  28. CẢ GIA ĐÌNH ĐỀ THÁM BỊ BẮT
  29. NHỮNG NGHĨA QUÂN BỊ ĐI ĐÀY
  30. CẢNH HỎI CUNG MỘT TÙ NHÂN
  31. NHỮNG NGHĨA QUÂN BỊ PHÁP XỬ TỬ
  32. CẢNH GIAM CẦM NGHĨA QUÂN
  33. NGHĨA QUÂN BỊ ĐƯA ĐI ĐÀY
  34. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA VỤ ĐẦU ĐỘC BỊ PHÁP XỬ TỬ
  35. NHỮNG NGHĨA QUÂN BỊ XỬ TỬ
  36. KHÂM SAI LÊ HOÀNG-KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA ĐỀ THÁM
  37. Nhà thờ Đề Thám và nghĩa quân tại Khu di tích Yên Thế
  38. Tượng đài cụ Hoàng Hoa Thám tại khu di tích Yên Thế
  39. Lập niên biểu: GIAI ĐOẠN DIỄN BIẾN TÍNH CHẤT Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ Là phong trào 1884 - 1892 dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. đấu tranh tự phát của nông Nghĩa quân vừa xây dựng cơ sở vừa chiến dân lớn nhất 1893 - 1908 đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. trong những năm cuối thế Pháp tấn công lớn vào Yên Thế, lực lượng kỷ XIX đầu thế 1909 - 1913 nghĩaquân hao mòn. 10/2/1913 Đề Thám kỷ XX hy sinh→Phong trào tan rã. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884-1913)
  40. Dặn dò: - Học bài. -Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc bài mới: Bài 29: “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội Việt Nam.”