Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 35: Lịch sử địa phương
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 35: Lịch sử địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_7_tiet_35_lich_su_dia_phuong.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 35: Lịch sử địa phương
- Tiết 35: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Bài 1: Sơ lược về lịch sử hành chính và con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu I. Sơ lược về lịch sử hành chính:
- Bài 1: Sơ lược về lịch sử hành chính và con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu I. Sơ lược về lịch sử hành chính: - Bà Rịa - Vũng Tàu có : - + 2 Thành phố: Vũng Tàu và Bà Rịa. - + 1 Thị xã: Phú Mỹ + 5 Huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Côn Đảo, Xuyên Mộc.
- Tại sao vùng đất này tên Bà Rịa – Vũng Tàu? Tỉnh BRVT. Bản đồ vệ tinh của tỉnh BRVT.
- Theo tương truyền Bà Rịa là thứ dân, và cũng không ai biết bà họ gì, theo lời truyền ngôn và một ít tư liệu còn sót lại thì Bà Rịa là dân gốc Phú Yên. Năm 15 tuổi (1680) thời hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), bà theo cha và đoàn lưu dân vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đầm thiêng, nước độc, nhiều thú dữ, địa hình phức tạp, bà đã cùng mọi người khai khẩn vùng Đồng Xoài (thành phố Bà Rịa ngày nay). Bà Rịa sống trải qua 5 đời chúa Nguyễn, hưởng thọ 94 tuổi, vì suốt đời không chồng, con nên sau khi bà mất, 300 mẫu ruộng do bà khẩn hoang được sung công điền và chia cho người nghèo. Nhớ công ơn bà, nhân dân lập mộ bia khắc dòng chữ : “Nguyễn Thị Rịa tiên nương”, dựng miếu thờ ở xã Tam An, huyện Long Đất (Nay là xã Tam Phước, huyện Long Điền).
- Về ý nghĩa tên gọi Vũng Tàu, Có ý kiến cho rằng vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàu bè đậu tránh gió trước khi vào Gia Định, nên được gọi là Vũng Tàu. Khi người Bồ Đào Nha đến đây, họ lại đặt tên cho nơi đây là Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS (có nghĩa là " Năm vết thương của Chúa Cứu Thế"). Sở dĩ gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ. Còn trong cuốn hải trình nổi tiếng Biển Phương Đông của một nhà hàng hải Pháp thì Vũng Tàu lại có tên là Cap Saint Jacques. Từ thời Việt Nam thuộc Pháp, Vũng Tàu còn được gọi là Ô Cấp hoặc Cấp - phiên âm của chữ Pháp Au Cap trong câu "Aller au cap"(đi ra đất mũi).
- Bài 1: Sơ lược về lịch sử hành chính và con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu I. Sơ lược về lịch sử hành chính: II. Các lễ hội truyền thống:
- THỜI GIAN DIỄN RA LỄ TT TÊN LỄ HỘI HỘI ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ 01 Lễ giỗ Bà Phi Yến 18/10 Âm lịch hàng năm Huyện Côn Đảo Đình Thắng Tam, TP. 02 Lễ hội Nghinh Ông Đình Thắng Tam 16-18/8 Âm lịch Vũng Tàu TT. Long Hải, H. 03 Lễ hội Dinh Cô Long Hải Từ ngày 10-12/2 âm lịch Long Điền Xã Long Sơn, TP. 04 Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn Mùng 9/9 Âm lịch Vũng Tàu Từ ngày 15,16,17 tháng 11 05 Lễ hội Cầu an tại Đình Thần Long Hương TP. Bà Rịa Âm lịch 06 Lễ hội Cầu an tại Đình Thần Phước Lễ Từ ngày 8-10/11 Âm lịch TP. Bà Rịa
- Miếu thờ Bà Phi Yến ( Côn Đảo)
- Truyền thuyết bà Phi Yến Bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm, theo truyền thuyết, vào năm 1783, Chúa Nguyễn Ánh bị Nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi phải vượt biển ra Côn Đảo lánh nạn, đem theo gia đình và các thuộc hạ thân tín. Tại đây, Nguyễn Ánh có ý định cho người liên hệ với Pháp để cầu viện đánh lại Tây Sơn. Thứ phi Phi Yến biết chuyện nên khuyên can chồng không nên “Cõng rắn cắn gà nhà”. Cho rằng Thứ phi có ý thông đồng với Tây Sơn để hại mình, Nguyễn Ánh nổi giận sai binh lính nhốt bà vào một hang đá trên một hòn đảo hoang, nằm ở phía tây nam của đảo chính Côn Sơn, về sau hòn đảo này được gọi tên “Hòn Bà”. Trên đường đào tẩu, con trai của Thứ phi Phi Yến và Chúa Nguyễn Ánh là Hoàng tử Cải (Hoàng tử Hội An) khóc lóc đòi mẹ, đã bị Nguyễn Ánh ném xuống biển, xác trôi dạt vào làng Cỏ Ống, được dân làng vớt, đem chôn và lập miếu thờ. Ngày nay miếu và mộ Hoàng tử Cải vẫn còn tại làng Cỏ Ống. Từ câu chuyện của bà Phi Yến và hoàng tử Cải mà dân gian lưu truyền câu ca dao buồn: “Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thờ bà với tên gọi An Sơn miếu. Vào ngày rằm, mồng một âm lịch hàng tháng, người dân địa phương và người đi biển thường đến viếng Bà để cầu sự may mắn, bình yên. Hiện nay, hàng ngày có hàng ngàn lượt du khách gần xa đến viếng, tham quan di tích này.
- Chánh điện đình thần Long Hương
- Đình thần Long Hương Theo các bậc cao niên ở phường Long Hương, TP.Bà Rịa, ngày xưa, cư dân ở khu vực đình thần Long Hương thưa thớt, đất rộng, cây cối, cỏ dại mọc um tùm. Nơi đây còn có nhiều loại động vật hoang dã sinh sống, trong đó có cả những loài thú dữ như gấu, chó sói, cọp, heo rừng Cuộc sống của người dân lam lũ, cực nhọc, nắng mưa tần tảo quanh năm mà vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Vì lẽ đó, người dân làng Long Hương nương tựa vào nhau, hình thành nên những tập quán tín ngưỡng gắn liền với đời sống. Thời đó, người dân trong vùng đã lập miếu thờ Cá Ông, miếu thờ Thần Nông, chùa Long Cốc và đình thần Thành Hoàng. •Đình thần Long Hương hình thành từ đời vua Minh Mạng. Ban đầu, đình được xây dựng trên một gò đất cao đầu làng trên diện tích gần 2 sào đất. Cũng như nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, đình Long Hương thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, là một đấng thiêng liêng mà cũng rất gần gũi với dân chúng, phù hộ, giúp đỡ cuộc sống của người dân. Năm 1852, niên hiệu Tự Đức thứ 5, đình Long Hương được phong sắc thần với chức sắc “Đại Nguyên Soái Thủy Lục Bình Quân Đại Nguyên Soái”. Từ đó, dân làng quy tụ ngày một đông hơn, việc làm ăn cũng thuận lợi hơn, vì vậy đình thần Long Hương càng được chăm chút tu sửa, sắc thần càng được thờ phụng chu đáo.
- • • Nguồn gốc của lễ hội Trùng Cửu • Truyện kể rằng, xa xưa, xã Long Sơn có ông Lê Văn Mưu, là người tham gia cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa thất bại, ông Lê Văn Mưu đưa gia đình về ẩn náu ở phía đông núi Nữa, lập nên ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn). Tại đây, ông đã xây dựng công trình Nhà Lớn, là nơi thờ Phật, thờ Tiên, thờ Thánh. Đặc biệt, ông đã tạo nên những căn nhà cho người tạm cư đến ở vì vậy ít lâu sau Long Sơn trở thành một nơi có đông dân cư đến lập nghiệp và ngày càng trở nên nhộn nhịp, đông đúc. • Lúc sinh thời, ông Lê Văn Mưu thường ở trần, búi tóc, đi chân đất và làm việc suốt ngày nên người dân thường gọi là ông Trần. Khi ông mất đi, để tưởng nhớ công đức khai dân lập ấp của ông và làm lễ cầu an nên người dân vùng này hình thành một tín ngưỡng dân gian gọi là đạo ông Trần hay ông Nhà Lớn. Do được tổ chức vào ngày 09/9 âm lịch nên lễ hội mang tên là Trùng Cửu. • Đến lễ hội Trùng Cửu, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là khách thập phương và đâu là người theo đạo ông Trần trong lễ hội. Bởi những người theo đạo ông Trần đều mặc quần áo bà ba đen, tóc búi củ hành, đi chân đất, mô phỏng theo đúng phong cách giản dị của ông Trần khi sinh thời.
- Làm sao để giới thiệu với du khách về vùng đất này nhỉ?
- Mail: Trần Thị Minh Huyền
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động vận dụng Ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có những công trình nào mang tên các nhân vật lịch sử trong bài?