Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 25: Vi khuẩn

pptx 24 trang nhungbui22 13/08/2022 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 25: Vi khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_ch.pptx
  • mp3Trai-Dat-Nay-La-Cua-Chung-Minh-Various-Artists.mp3

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 25: Vi khuẩn

  1. HS quan sát bức ảnh dưới đây và cho biết: Tác giả đã dùng nguyên liệu nào để tạo nên hình ảnh của Einstein? ĐÁP ÁN: VI KHUẨN
  2. MỘT SỐ TRANH VẼ TỪ VI KHUẨN
  3. CÁCH TẠO RA TRANH VẼ TỪ VI KHUẨN Nuôi cấy các vi khuẩn khác nhau trên đĩa thạch trắng (môi trường dinh dưỡng của vi khuẩn): - Sử dụng một cây cọ nhỏ nhúng vào vi khuẩn, rồi tỉ mỉ vẽ lên những đĩa Petri đường kính vài centimet. - Sau đó chúng được đưa vào lồng ấp để vi khuẩn sinh sôi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc.
  4. Bài 25 VI KHUẨN
  5. NỘI DUNG BÀI HỌC •Sự phân bố và sự đa dạng Đặc điểm •Hình dạng và cấu tạo của VK •Lợi ích của vi khuẩn với tự nhiên và con người •Tác hại của vi khuẩn; các bệnh do vi khuẩn gây Vai trò của VK ra và cách phòng chống
  6. NHIỆM VỤ HỌC TẬP THEO TRẠM THỜI GIAN: 20 PHÚT ➢ Nội dung nghiên cứu tại các trạm: Trạm 1: Tìm hiểu về sự phân bố, hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn. Trạm 2: Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn với tự nhiên và đời sống con người. Trạm 3: Tìm hiểu về tác hại của vi khuẩn với tự nhiên và đời sống con người Trạm 4: Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn gây ra và cách phòng chống. ➢ Hướng dẫn học tập ở mỗi trạm: HS đọc hướng dẫn học tập từng trạm trong PHT, sử dụng các đồ dùng, tư liệu GV cung cấp ở trạm đó để thực hiện nhiệm vụ. Cuối cùng ghi câu trả lời vào PHT của cá nhân và nhóm.
  7. NHIỆM VỤ HỌC TẬP THEO TRẠM THỜI GIAN: 20 PHÚT CÁCH DI CHUYỂN ➢ Mỗi nhóm HS xuất phát từ một trạm. ➢ Thời gian dừng lại để nghiên cứu, học tập ở mỗi trạm là 5 phút ➢ Sau đó HS lần lượt di chuyển tới các trạm còn lại theo vòng tròn. ➢ Lưu ý khi di chuyển, HS mang theo bút và PHT cá nhân.
  8. NHIỆM VỤ HỌC TẬP THEO TRẠM THỜI GIAN: 20 PHÚT VỊ TRÍ XUẤT PHÁT VÀ SƠ ĐỒ DI CHUYỂN Trạm 1 Trạm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Trạm 4 Trạm 3 Nhóm 4 Nhóm 3
  9. STARTTIME’S TIMER UP! TIME LIMIT: 5 minutes
  10. PHT TRẠM 1 – ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN Nghiên cứu thông tin trong bộ tài liệu số 1 mà giáo viên cung cấp, kết hợp với thông tin trong SGK mục 1, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: 1. Vi khuẩn sống ở môi trường nào? Em có nhận xét gì về sự phân bố của chúng. 2. Vi khuẩn thường có hình dạng gì? Lấy ví dụ. 3. Quan sát hình sau, xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1) -> (4) trong hình. 4. So sánh kích thước và chỉ ra điểm khác biệt trong cấu tạo của vi khuẩn so với virus.
  11. PHT TRẠM 2 – LỢI ÍCH CỦA VI KHUẨN Quan sát Hình 25.3, 25.4 trong SGK, dùng máy tính được cung cấp để tra cứu thông tin trên mạng internet hoàn thành các câu hỏi sau: 1. Vi khuẩn mang lại những lợi ích gì cho tự nhiên? Lấy ví dụ. Điều gì xảy ra nếu đất không có vi khuẩn? 2. Trong sữa chua và dưa muối có vi khuẩn gì? Các vi khuẩn có vai trò gì trong quá trình chế biến dưa muối, sữa chua? Có vai trò gì với con người? 3. Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người.
  12. PHT TRẠM 3 – TÁC HẠI CỦA VI KHUẨN 1. Quan sát 2 mẫu vật thức ăn: một mẫu thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh và một mẫu là thức ăn để ở nhiệt độ thường. Cả 2 mẫu đều có thời gian bảo quản là 3 ngày. Mô tả sự hiện tượng và giải thích. 2. Quan sát 2 lọ đựng mẫu vật thức ăn ôi thiu và mẫu vật nước bị ô nhiễm. Mô tả màu sắc, mùi. Giải thích hiện tượng. 3. Điều gì xảy ra nếu bạn ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc sử dụng nước bị ô nhiễm để rửa vệ sinh? Giải thích. Em có kết luận gì về tác hại của vi khuẩn?
  13. PHT TRẠM 4 – CÁC BỆNH DO VK GÂY RA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG Nghiên cứu thông tin SGK hình 25.5 và 25.6 kết hợp với tra cứu thông tin trên mạng internet, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng sau: Tên bệnh Tên vi khuẩn gây bệnh Biểu hiện Con đường lây truyền Từ thông tin các bệnh trên, hãy thảo luận nhóm để đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
  14. TRÒ CHƠI: CHUYỀN BÓNG - GV bật một bài hát, HS chuyền bóng cho nhau. - Khi nhạc dừng lại, bóng trong tai ai người đó phải trả lời 1 câu hỏi GV đưa ra
  15. Câu 1 Câu 4 Câu 2 Câu 5 Câu 3 Câu 6
  16. CH1: Xác định loại vi khuẩn dựa vào hình dạng của các vi khuẩn A, B, C, D, E, F trong hình ảnh sau: ĐÁP ÁN: A: Trực khuẩn B: Liên cầu khuẩn C: Tụ cầu khuẩn D: Song cầu khuẩn E: Xoắn khuẩn F: Phẩy khuẩn
  17. CH2: Điền chú thích các bộ phận còn thiếu của tế bào vi khuẩn dưới đây: 1 . . ĐÁP ÁN: 1. Vùng nhân 2. Thành tế bào 2
  18. CH3: Vi khuẩn nào sau đây là lợi khuẩn? A. Vi khuẩn lao. C. Trực khuẩn lị. B. Trực khuẩn lactic. D. Phẩy khuẩn tả.
  19. CH4: Vì sao thức ăn không bảo quản đúng cách lại bị ôi thiu? ĐÁP ÁN: Do các VSV trong đó có vi khuẩn xâm nhập để lấy chất dinh dưỡng, làm hỏng thức ăn
  20. CH5: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đâu là vi khuẩn? Đâu là virus? Vì sao em biết? ĐÁP ÁN: A. Virus (chưa có cấu tạo tế bào) B. Vi khuẩn (có cấu tạo tế bào) A B
  21. CH6: Nêu các vai trò của vi khuẩn. ĐÁP ÁN: Có lợi: phân hủy xác động, thực vật và các chất thải; bổ sung dinh dưỡng cho đất; giúp chế biến và bảo quản thực phẩm, dùng trong công nghệ sinh học Có hại: gây ô nhiễm môi trường, làm hỏng thức ăn, gây bệnh cho các sinh vật
  22. VIDEO CỦNG CỐ KIẾN THỨC - Phân biệt vi khuẩn với vi rút: - Mở rộng kiến thức về thuốc kháng sinh và sự kháng thuốc:
  23. NHIỆM VỤ HỌC TẬP TẠI NHÀ - HS về nhà tìm kiếm thông tin trên mạng về các biện pháp bảo quản thực phẩm và cơ sở khoa học của các biện pháp đó. - Tìm hiểu các biện pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình đang sử dụng và đánh giá xem đã hợp lí hay chưa? - Điều chỉnh các biện pháp đã dùng cho phù hợp hơn và bổ sung thêm các biện pháp mới. - Chụp ảnh minh chứng và làm báo cáo dưới dạng poster hoặc ppt - Nộp và báo cáo vào tiết học tiếp theo.
  24. CHUẨN BỊ BÀI 26 - Chia lớp thành 8 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị các nguyên liệu sau: + 1 lọ nhỏ 100ml chứa mẫu nước dưa/cà muối + 1-2 hộp sữa chua trắng loại 100g + 1 hộp sữa đặc có đường 380g + 5 hũ thủy tinh 100ml có nắp đậy - Nghiên cứu trước bài 26