Bài giảng Bồi dưỡng môđun 3: Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Địa lí

ppt 50 trang nhungbui22 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bồi dưỡng môđun 3: Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_boi_duong_modun_3_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_thpt.ppt

Nội dung text: Bài giảng Bồi dưỡng môđun 3: Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Địa lí

  1. CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN
  2. YÊU CẦU ĐẠT KHI TẬP HUẤN TRỰC TIẾP Yêu cầu 1: So sánh được sự khác biệt giữa đánh giá kiến thức, kĩ năng với đánh giá năng lực. Yêu cầu 2. Xác định được các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS Yêu cầu 3: Lựa chọn được các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình huống dạy học/ giáo dục. Yêu cầu 4: Lập được một kế hoạch đánh giá cho một chủ đề dạy học. Yêu cầu 5: Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học.
  3. CÁC QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ ĐÁNH GIÁ Đánh giá như là quá trình học tập (Assessment as Đánh giá vì sự learning) tiến bộ của Đánh giá về kết quả người học học tập (Assessment for (Assessment of learning) learning)
  4. Đánh giá kiến thức, kĩ năng và đánh giá năng lực Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011).
  5. SO SÁNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng 1. Mục đích chủ yếu - Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ - Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu nhất năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. của chương trình giáo dục. - Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ. - Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau. 2. Ngữ cảnh đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của học Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, sinh. thái độ) được học trong nhà trường. 3. Nội dung đánh giá - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học. hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản than học - Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay sinh trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực không một nội dung đã được học. hiện). - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học. 4. Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực. Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thức. 5. Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá đánh giá trong khi học. trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. 6. Kết quả đánh giá - Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ - Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, hoặc bài tập đã hoàn thành. nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành. - Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ - Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì được coi là có năng lực cao hơn. càng được coi là có năng lực cao hơn.
  6. Các yêu cầu về đánh giá trong CTGDPT môn Địa lí 2018
  7. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn MỤC ĐÍCH hoạt động học tập. ĐỊNH Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực HƯỚNG CĂN CỨ được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Địa lí VỀ CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ NỘI - Tăng cường đánh giá các kĩ năng Địa lí DUNG - Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình KẾT QUẢ huống cụ thể. GIÁO DỤC - Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường HÌNH xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau. TRONG THỨC VÀ - Kết hợp việc đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn DẠY HỌC PHƯƠNG nhau của HS. ĐỊA LÍ PHÁP CẤP THPT VỀ SỬ DỤNG ĐG bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua ĐG KẾT QUẢ thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả ĐG chung về ĐÁNH GIÁ phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của HS.
  8. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
  9. Ví dụ: Để đánh giá khả năng vận dụng về những hiểu biết của HS về tự nhiên, về ngập lụt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, GV có thể thiết kế bài tập sau để tổ chức đánh giá Câu hỏi 1: Hiện tượng ngập lụt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long do nguyên nhân nào sau đây? A. Mưa lớn và triều cường. B. Bão và lũ đầu nguồn về đột ngột. C. Địa hình thấp và mưa trên diện rộng. D. Có hệ thống đê bao bọc và mưa lớn. Câu hỏi 2: Theo em, tại sao người dân địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần chủ động ứng phó linh hoạt với lũ để có những "mùa lũ đẹp"?
  10. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC Bước 1 Xác định được yêu cầu cần đạt chủ đề Bước 2 Phân tích và mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt Bước 3 Xác định phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề dạy học Bước 4 Thiết kế công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề
  11. CÁC MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH ẢNH ĐỊA LÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
  12. THỰC HÀNH
  13. BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 ( 10 phút) Nhiệm vụ: Thầy cô hãy thảo luận theo cặp để tìm và sửa lỗi sai trong câu hỏi kiểm tra, đánh giá ở phiếu học tập số 1.
  14. Đa dạng các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan -Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Trắc nghiệm khách quan đúng sai -Trắc nghiệm khách quan ghép đôi - Trắc nghiệm khách quan điền khuyết - Trắc nghiệm khách quan trả lời ngắn
  15. Hãy nối cột A và cột B cho phù hợp CỘT A CỘT B 1.có đặc điểm lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Khí hậu 2. được xác định bằng một số yếu tố như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, 3. thường biến đổi theo chu kì và có thể trở thành quy luật. Thời 4. là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm tiết nhất định. 5. mang tính đặc trưng của từng vùng.
  16. Em hãy điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào các nhận định sau: STT Nhận định Đ/S 1 Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm. 2 Thời tiết thường biến đổi theo chu kì và có thể trở thành quy luật. 3 Khí hậu là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định. 4 Thời tiết được xác định bằng một số yếu tố như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, 5 Khí hậu là tình hình thời tiết tương đối ổn định của một địa phương
  17. Điền từ thích hợp vào chỗ trống Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính là hoạt động (1) . biến đổi khí hậu. Con người cần phải giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào nhiên liệu (2) . và thể hiện một lối sống thân thiện với môi trường. Việc điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người để giảm khả năng tổn thương của biến đổi khí hậu và khai thác các cơ hội do nó mang lại là hoạt động (3) . với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nền kinh tế (4) thấp, tăng trưởng (5) trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  18. Kiểu câu hỏi điền khuyết Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính là hoạt động (1) giảm nhẹ . biến đổi khí hậu. Con người cần phải giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào nhiên liệu (2) hóa thạch. và thể hiện một lối sống thân thiện với môi trường. Việc điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người để giảm khả năng tổn thương của biến đổi khí hậu và khai thác các cơ hội do nó mang lại là hoạt động (3) thích ứng . với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nền kinh tế (4) cacbon thấp, tăng trưởng (5) xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  19. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng đúng - sai Câu hỏi yêu cầu người trả lời khẳng định (khoanh vào phương án ‘Đúng’) hoặc phủ định (Khoanh vào phương án ‘Sai’) một vấn đề nào đó. Cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều câu hỏi trắc nghiệm dạng này trong một đề thi hoặc xu hướng hiện nay là ghép nhiều câu trắc nghiệm đúng – sai thành một câu hỏi. Khoanh vào ‘đúng’ hoặc ‘sai’ ứng với mỗi trường hợp Thành phần của lớp vỏ khí Đúng/Sai Phần lớn là khí Ni-tơ chiếm 78% thể tích không khí Đúng/Sai Hơi nước chiếm thể tích rất lớn trong không khí Đúng/Sai Khí Ô-xi chiếm 21% thể tích không khí Đúng/Sai Các loại khí khác chiếm 1% thể tích không khí Đúng/Sai
  20. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm dạng ghép đôi Câu hỏi có hai phần, phần dẫn (thường được để ở bên trái) là các câu, các mệnh đề và phần trả lời (thường được để ở bên phải) mà nếu được ghép với phần dẫn sẽ tạo ra các mệnh đề hoặc các ý hoàn chỉnh và chính xác. Phần trả lời bao giờ cũng có số lượng các ý lớn hơn phần dẫn. A B 1. Lượng nhiệt trung bình, phân hóa thành 4 Đới nóng mùa, gió Tây ôn đới thổi thường xuyên 2. Lạnh giá, băng tuyết hầu như có quanh Đới ôn hòa năm, gió Đông cực thổi thường xuyên 3. Lượng nhiệt cao, một năm có 4 mùa, gió Đới lạnh Tín Phong và Tây ôn đới thay nhau thổi quanh năm 4. Quanh năm nóng, gió Tín Phong thổi thường xuyên lượng mưa trung bình năm đạt 1000 – 2000mm
  21. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết Là dạng câu hỏi trong đó có một câu hoặc một đoạn văn được để trống một số chỗ, đòi hỏi người trả lời phải điền từ hoặc cụm từ, số liệu hay kí hiệu để tạo thành một câu hoặc một đoạn văn hoàn chỉnh và chính xác. Trong câu hỏi dạng này, tối đa chỉ để trống 3 – 4 chỗ, mỗi chỗ để trống phải là những từ chìa khóa quan trọng, tránh để trống những từ khiến người trả lời nhầm lẫn hoặc hiểu lầm. • Các nhân tố tự nhiên là điều kiện (1) để phát triển nông nghiệp • Các điều kiện kinh tế xã hội là điều kiện (2) tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp
  22. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng trả lời ngắn Các câu trả lời ngắn khác với các câu tự luận ở ý trả lời thường rất ngắn gọn không đòi hỏi ghi chép nhiều. Câu hỏi dạng này cũng có 2 loại đáp án là đáp án đóng (chỉ có phương án trả lời phù hợp nhất) và đáp án mở (có nhiều phương án trả lời). Ví dụ: Câu hỏi mở Theo em, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đang bị cạn kiệt dần? Hãy giải thích ngắn gọn cho sự lựa chọn của mình?
  23. 1. Châu Á trải dài từ vùng cực Bắc tới vùng Xích đạo 3.Châu Á có cấu tạo địa hình chia cắt mạnh 2. Châu Á có kính thước lãnh thổ rộng lớn Dựa vào các hình trên, hãy nêu 3 nguyên nhân quan trọng tạo nên tính đa dạng của khí hậu ở Châu Á. 1 2 3
  24. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN MCQ Câu MCQ gồm hai phần: – Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM) – Phần 2: các phương án (OPTIONS) để HS lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là các phương án nhiễu (DISTACTERS).
  25. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN MCQ CÂU DẪN • Chức năng chính của câu dẫn: – Đặt câu hỏi; – Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện; – Đặt ra tình huống hay vấn đề cho HS giải quyết. • Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/ hiểu: – Câu hỏi cần phải trả lời – Yêu cầu thực hiện – Vấn đề cần giải quyết
  26. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN MCQ CÁC PHƯƠNG ÁN: • Là câu trả lời hợp lý (nhưng Phương án không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra nhiễu trong câu dẫn. • Thể hiện sự hiểu biết của HS Phương án và sự lựa chọn chính xác đúng (phương hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay án tốt nhất) vấn đề mà câu hỏi yêu cầu.
  27. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN MCQ Ví dụ: Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào? Câu dẫn • Năm 1975 • Năm 1979 Phương án nhiễu • Năm 1986 • Năm 1995 Phương án đúng
  28. Yêu cầu chung khi viết câu hỏi 1. Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các quy tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi 2. Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn; 3. Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; 4. Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất xuyên suốt.
  29. Một số yêu cầu khi viết câu dẫn - Câu dẫn là câu hỏi trực tiếp: Cuối câu dẫn có dấu hỏi chấm?, mỗi phương án trả lời đều viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu. - Câu dẫn là câu chưa hoàn chỉnh: không có dấu hai chấm cuối câu dẫn, không viết hoa đầu phương án trả lời trừ tên riêng, tên địa danh; cuối câu có dấu chấm.
  30. Một số yêu cầu khi viết câu dẫn 1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì. 2. Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định. Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân. 3. Câu dẫn cần được viết ngắn gọn, rõ ý. Tránh dùng các thuật ngữ mơ hồ không cụ thể ,mang tính chủ quan như “Theo em” , “hầu hết”, “phần lớn”, “chủ yếu”
  31. Yêu cầu khi viết các phương án lựa chọn 1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất. 2. Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó. 3. Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau. 4. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa 5. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ, ) 6. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi 7. Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định 8. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào” 9. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối”
  32. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 (30 phút) Cho yêu cầu cần đạt là: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhiệm vụ: Thầy cô hãy thảo luận theo nhóm (6 người) để thiết kế các câu hỏi và bài tập nhằm để kiểm tra, đánh giá HS xem đã đạt được mục tiêu học tập trên chưa. 1. Thiết kế 4 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 2. Thiết kế 1 bài tập kiểu ghép đôi (nối cột A với cột B). 3. Thiết kế 1 bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống.
  33. BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 (30 phút) Cho yêu cầu cần đạt là: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê . Nhiệm vụ: Thầy cô hãy thảo luận theo nhóm (6 người) để thiết kế công cụ đánh giá sau: - 01 bảng kiểm để tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm học tập của mình. - 01 phiếu chấm điểm (Giả sử bài viết báo cáo được 10 điểm)
  34. Các nội dung cần kiểm/đánh giá • Cấu trúc bài báo cáo • Nội dung báo cáo - Vị trí địa lí của kênh đào - Lịch sử xây dựng - Đặc điểm của kênh đào - Lợi ích mang lại - Tổn thất nếu ngừng hoạt động • Hình thức trình bày: chữ viết,
  35. BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 (30 phút) Sản phẩm học tập của HS: Hùng biện trước lớp về vấn đề việc làm ở nước ta. Thời gian trình bày 5 phút Nhiệm vụ: Thầy cô hãy thảo luận theo nhóm (6 người) để thiết kế 01 phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) để đánh giá sản phẩm học tập trên của HS
  36. Tiêu chí Các mức độ A B C D 1. Nội dung trình bày Nội dung trình bày phù hợp Nội dung trình bày chưa phù Nội dung trình bày còn có Nội dung trình bày chưa phù (đúng chủ đề, thông tin với chủ đề; thông tin phong hợp với chủ đề nhưng chưa một vài chỗ chưa phù hợp với hợp với chủ đề phú, đa dạng, có thêm thông tin phong phú đa dạng, chỉ đủ chủ ðề; nôòi dung còn nghèo đầy đủ) ngoài SGK thông tin trong SGK nàn, thiếu nhiều thông tin 2. Cách trình bày - Trình bày rõ ràng, ngắn gọn - Trình bày rõ ràng, ngắn - Trình bày một số chỗ chưa - Nói dài dòng 2a. Sử dụng ngôn ngữ - Sử dụng câu từ phù hợp, dễ gọn, dễ hiểu song chưa rõ ràng, - Cách nói không phù hợp, hiểu đối với người nghe truyền cảm, hấp dẫn. -Cách nói chưa hấp dẫn khó hiểu và không hấp nói phù hợp -Lời nói truyền cảm, hấp dẫn dẫn người nghe người nghe. 2b. Sử dụng ngôn ngữ - Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể - Biết sử dụng ngôn ngữ - Ít sử dụng ngôn ngữ cơ thể - Không sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (tư thế, kết hợp với lời nói một cách cơ thể kết hợp với lời nói hoặc nhiều lúc sử dụng cơ thế hoặc sử dụng ngôn hợp lí nhưng đôi lúc sử dụng ngôn ngữ cơ thể chưa phù ngữ cơ thể không phù cử chỉ, điệu bộ, ánh ngôn ngữ cơ thể chưa hợp hợp. mắt, nét mặt, nụ phù hợp cười, ). 3. Tương tác với người - Sử dung các hình thức tương - Phần lớn thời gian có - Ít tương tác và chỉ sử dụng - Không tương tác hoặc nghe (nhìn, lắng nghe, tác một cách phù hợp và hiệu tương tác và sử dụng nhiều một vài hình thức tương tương tác không phù hợp. quả. hình thức tương tác. tác đặt câu hỏi, gây chú ý, khuyến khích người nghe, ) 4. Quản lí thời gian Trình bày đảm bảo đúng thời Thời gian trình bày có Thời gian trình bày nhanh/ Thời gian trình bày nhanh/ gian quy định nhanh/ chậm so với thời chậm khá nhiều so với thời chậm rất nhiều so với thời gian quy định nhưng không gian quy định (khoảng 3-4 gian quy định (khoảng 5 đáng kể (khoảng 1-2 phút). phút) phút lên).
  37. Các bước tiến hành khi thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí? - Bước 1: Xem xét các mô hình sản phẩm “ Tốt” và sản phẩm “ Chưa tốt” để tìm ra các tiêu chí. - Bước 2: Liệt kê tất cả các tiêu chí để có 1 sản phẩm tốt, chất lượng nhất - Bước 3: Phân chia các mức độ từ “Chưa tốt” đến :Tốt” ( có thể gắn điểm cho các mức độ nếu muốn đánh giá định lượng). - Bước 4: Thử nghiệm và điều chỉnh phiếu Mức độ Tiêu chí A B C D Tiêu chí 1
  38. Nhiệm vụ học tập cuối khóa học Nghiên cứu các tài liệu học tập của Mô đun 3, HV cần thực hiện các nhiệm vụ sau: • Xây dựng kế hoạch và công cụ đánh giá cho chủ đề/bài học trong CT GDPT môn Địa lí 2018 hoặc CT hiện hành. • Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. •
  39. BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 (60 phút) Nhiệm vụ: Dựa vào CTGDPT môn Địa lí 2018, thầy cô thảo luận theo nhóm để xây dựng bộ công cụ đánh giá cho một trong các chủ đề dạy học sau: 1. Đồng bằng sông Hồng (Hà Nam + Nam Định + Ninh Bình) 2. Bắc Trung Bộ ( Bắc Ninh + Quảng Ninh+ Hải Dương) 3. Duyên hải Nam Trung Bộ ( Hải Phòng + Thái Bình ) 4. Tây Nguyên ( Hà Nội) 5. Đông Nam Bộ ( Hà Nội)
  40. LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Chủ đề Yêu cầu cần đạt Sản phẩm học tập của HS Công cụ đánh giá Chủ đề A Yêu cầu 1: Xác định HS chỉ đc VTĐL . trên được VTĐL . trên bản đồ bản đồ ( Phụ lục 1) Yêu cầu 2: Trình bày Sơ đồ thể hiện các thế được các thế mạnh mạnh và hạn chế của . và hạn chế của vùng vùng ( Phụ lục 2) Yều cầu 3: Vẽ đc biểu Biểu đồ thể hiện . đồ thể hiện . ( Phụ lục 3) Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3
  41. TRÂN TRỌNG CÁM ƠN !