2 Đề thi học kì I môn Ngữ văn 9
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề thi học kì I môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 2_de_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_9.docx
Nội dung text: 2 Đề thi học kì I môn Ngữ văn 9
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ NĂM HỌC 2015-2016 (Thời gian làm bài 90 phút) Phần 1(7 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Giàn đan thế trận lưới vây giăng Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN) 1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 2. Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ? 3. Dựa vào đoạn thơ trên, viết một đoạn văn ngắn diễn dịch 7-10 câu (đánh số thứ tự từng câu) trong đó có sử dụng một câu ghép và một phép thế trình bày về khí thế của người lao động và vẻ đẹp của thiên nhiên. 4. Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó, nêu tên tác giả và tác phẩm. Phần 2. (3điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây ”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng? Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoát ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lai dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được. Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1) 1. Đoạn văn trên thể hiện tâm trạng gì của nhân vật ông Hai ? (0,5 điểm) 2. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? (0, 5 điểm) 3. Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào ? (0,5 điểm) “Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng ” Nêu tác dụng của dấu “ ” cuối câu văn ? (0, 5 điểm) 4. Chép lại 1 câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn trích trên và cho biết yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự ? (1 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ I VĂN 9 CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM B Đ Phần - Đoạn thơ trên có trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. 0.5đ 1(7đ): - Hoàn cảnh: Bài thơ được viết năm 1958. Sau khi cuộc kháng chiến chống 0.5đ Câu 1 Pháp kết thúc thắng lợi miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào xây dựng
- chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của tác giả. Câu 2 - Hình ảnh “ Buồm trăng” là ẩn dụ. 0.5đ - Giải thích: - Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sát 0.5đ rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. + Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm. + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, cũ kĩ -> đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn. - Con người và vũ trụ hòa hợp. Câu 3 - Hình thức: 1,5 + Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu, có đánh số thứ tự câu 0.5đ + Có sử dụng câu ghép quan hệ bổ sung, phép thế, chỉ rõ 0.5đ - Nội dung: hs cần làm rõ các ý cơ bản sau: 2.5 đ + Thuyền có lái có buồm. Thuyền lướt đi trong dêm không phải bằng sức 1đ mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát, gió, trăng. Động từ “lướt” đặc tả vận tốc của đoàn thuyền. Thuyền như lướt đi, như bay lên. Hình ảnh ẩn dụ” buồm trăng” gợi liên tưởng thú vị. Vào đêm trăng sáng ánh trăng chiếu xuống mặt nước, vào một lúc nào đó ánh trăng và cánh buồm chập lại làm một tạo thành hình ảnh buồm đẫm ánh trăng. + Chủ nhân của con thuyền- người đánh cá cũng trở nên lồng lộng giữa 1đ biển trời trong tư thế làm chủ. Biển thu hẹp để con người “ra đậu dặm xa”, “ dò bụng biển” tìm tòi khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa đánh cá. Công việc đánh cá được so sánh với công việc đánh trận. + Qua đó cho thấy khí thế lao động khẩn trương, hình ảnh con người và 0.5đ thiên nhiên hòa nhập làm một. Tất cả được cảm nhận bằng hồn thơ lãng mạn của t giả. Câu 4 - Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sỏ quan sát đó là: “ Đầu súng 1đ trăng treo” trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu. Phần 2 1. Cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật ông Hai giữa tình yêu làng và tình yêu 0,5đ Tổ quốc 2 Đặc sắc nghệ thuật: độc thoại nội tâm ( tâm trạng nhân vật) 0,5đ 3 Liệt kê. Nếu về làng ông Hai mất tất cả cuộc sống lầm than của cuộc đời 1đ ông cũng như bao người nông dân khác bị ức hiếp Tác dụng dấu ba chấm: về làng ông mất nhiều thứ khác 4 Câu miêu tả: nước mắt ông lão giàn ra. Những giọt nước mắt của ông Hai 1đ là chi tiết nghệ thuật độc đáo, được miêu tả tinh tế, bộc lộ chiều sâu nội tâm của nhân vật UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần 1: (7 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
- [ ]Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” 1/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? Nhân vật xưng “cháu” là ai? Nhân vật ấy đang nói với ai? (1 điểm) 2/ Tìm một từ tượng thanh, một thuật ngữ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 3/ Hãy chuyển lời sau thành lời dẫn gián tiếp: (0,5 điểm) Cháu nói:“Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” 4/ Em hiểu như thế nào về cái “thèm người” mà nhân vật nói đến trong câu“Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?” (1 điểm) 5/ Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) theo cách T-P-H trình bày suy nghĩ về điều mà em rút ra từ những ngẫm nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng phép nối, lời dẫn trực tiếp ( chú thích) (4 điểm) Phần 2. (3đ) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Đồng chí- Chính Hữu) 1/ Em có nhận xét gì về các hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ trên? 2/ Trong bài thơ Đồng chí (Văn 9, T1), vì sao nhà thơ Chính Hữu tách hai từ “Đồng chí” ra thành một dòng thơ riêng kèm theo dấu chấm than? HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2015– 2016 Phần1: (7 điểm) 1/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? Nhân vật xưng “cháu” là ai? Nhân vật ấy đang nói với ai? (1 điểm) - Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. (0,25 điểm cho mỗi ý) - Nhân vật xưng “cháu” là Anh thanh niên. (0,25điểm) - Anh thanh niên đang nói với bác họa sĩ. (0,25điểm) 2/ Tìm một từ tượng thanh, một thuật ngữ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
- - Tìm đúng 1 từ tượng thanh: toe toe – Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe. (0,25 điểm) - Tìm đúng 1 thuật ngữ: ốp - Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. (0,25 điểm) 3/ Hãy chuyển lời sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” - Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói rằng bác ấy cũng rất thèm người. (0,5 điểm) 4/ Em hiểu như thế nào về cái ‘thèm người” mà nhân vật nói đến trong câu “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?” Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một vài câu văn. (1 điểm). + Đúng nội dung: Mong ước có người để sẻ chia, tâm sự, học hỏi (0, 5điểm) + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc: (0,25 điểm) + Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ.(0,25 điểm) - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. - Không trả lời hoặc trả lời không đúng (0 điểm). 5/ Đoạn văn -Đoạn văn thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục (3điểm). - Nội dung: học sinh nêu được suy nghĩ về điều rút ra từ những ngẫm nghĩ của nhân vật: (học sinh có thể chọn một trong những ý sau: tinh thần trách nhiệm, tình yêu đối với công việc, hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến ) -Hình thức: + Đúng mô hình đoạn T-P-H (0,5 điểm). + Viết đúng yêu cầu Tiếng Việt ( có gạch chân, chú thích). (0,5 điểm) Phần 2. Câu 2: (1 điểm)Học sinh trình bày, lý giải được việc Chính Hữu tách hai từ “Đồng chí ”ra thành một câu thơ riêng kèm theo dấu chấm than: - Nhấn mạnh tình cảm mới do cách mạng mang đến, đó là tình đồng chí đồng đội gắn bó, keo sơn(0,5 điểm). - Thể hiện sự trân trọng của nhà thơ đối với tình cảm thiêng liêng ấy. (0,25 điểm) - Câu thơ có tác dụng liên kết, nó khép lại ý thơ trước (những cơ sở của tình đồng chí) và mở ra ý thơ ở đoạn sau (những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí) (0,25 điểm) Câu 1. (2đ) - Giá trị biểu cảm của các hình ảnh: Ruộng nương, gian nhà không gió lung lay, giếng nước, gốc đa và giá trị biểu đạt của các phép tu từ đảo ngữ, nhân hóa và hoán dụ.(1,5đ): + Những hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam: giếng nước, gốc đa được nhân hóa, biết nhớ người đi xa. (0,5đ) + BPTT hoán dụ: giếng nước, gốc đa là biểu tượng của làng quê, là dân làng, là cha mẹ, vợ con, là những người yêu dấu đang ngày ngày nhớ về “anh”, trông mong chờ đợi. (0,5đ) - Đảo ngữ: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Người ra lính nhớ giếng nước gốc đa): nỗi nhớ 2 chiều .(0,5đ) + Câu thơ hàm súc, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa, thể hiện độc đáo nỗi nhớ của người lính với quê hương
- - Khái quát: Ba câu thơ hay, những hình ảnh thơ quen thuộc mà gợi cảm, những BPTT đã góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ là ca ngợi tình đồng chí: Đồng chí là thấu hiểu, cảm thông sâu xa tâm tư, nỗi lòng của nhau. Đó là một trong những vẻ đẹp tinh thần của người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp. (0,5đ)