Tự học lần 2 môn Hóa học 10 - Bài: Lưu huỳnh và hidro sunfua

docx 6 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Tự học lần 2 môn Hóa học 10 - Bài: Lưu huỳnh và hidro sunfua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtu_hoc_lan_2_mon_hoa_hoc_10_bai_luu_huynh_va_hidro_sunfua.docx

Nội dung text: Tự học lần 2 môn Hóa học 10 - Bài: Lưu huỳnh và hidro sunfua

  1. Yêu cầu: HS chép bài của 2 tiết vào tập học, đọc hiểu bài và làm bài tập. Giải đáp thắc mắc vào tiết 1, 2 sáng thứ 6 (03/04/2020) LƯU HUỲNH 1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Lưu huỳnh (S) ở điều kiện thường là chất bột màu vàng, không tan trong nước. S có 6e ở lớp ngoài cùng → dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn so với O. Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là lưu huỳnh tà phuong (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ) S ƒ S (Bảng tính chất vật lí SGK trang 129) Càng tăng nhiệt độ lên cao, lưu huỳnh chuyển từ dạng rắn sang lỏng và sang hơi. 2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh: -2, 0, +4, +6. a, Tính oxi hóa 0 3500 C 2 - Tác dụng với hiđro: H2 S  H2S - Tác dụng với kim loại + Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp). + Hầu hết các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao. 0 t0 2 2Na S  Na2S Phản ứng S với Hg Hg S 0 HgS 2 (phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg) Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa - Muối sunfua được chia thành 3 loại: + Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S. + Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS + Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua. b, Tính khử
  2. - Tác dụng với oxi: 0 4 S O2 S O2 - Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh t0 S 2H2SO4 đ  3SO2 2H2O 0 t 0 S 4HNO3 đ  2H2O 4NO2 SO2 (t ) Lưu huỳnh thể hiện tính khử * Kết luận: Lưu huỳnh vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử 3. ỨNG DỤNG Lưu huỳnh là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: - 90% dùng để sản xuất H2SO4. - 10% dùng lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm nông nghiệp HIDRO SUNFUA I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ - Khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí (d=3429≈1,17). Hóa lỏng ở −600C, hóa rắn ở −860C. - Khí H2S tan trong nước (ở 200C và 1atm, khí hiđro sunfua có độ tan S=0,38g/100g H2O, rất độc, không khí có chứa lượng nhỏ khí này có thể gây ngộ độc nặng cho người và động vật. II - TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1.Tính axit yếu Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S). Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2− và muối axit như NaHS chứa ion HS−. n OH Khi cho H2S tác dụng với bazơ phải lập tỉ lệ: T nS Nếu T 1: chỉ tạo muối axit T 2 : chỉ tạo muối trung hòa 1 T 2 : tạo hỗn hợp 2 muối 2. Tính khử mạnh
  3. Hiđro sunfua có tính khử mạnh. Chứng minh cho tính khử của hiđro sunfua: - Hidrosunfua tác dụng với oxi: dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí, nó dần trở nên 0 vẩn đục màu vàng, do oxi của không khí đã oxi hóa H2S thành S : 2H2S O2 2H2O 2S  - Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2: t0 2H2S 3O2  2H2O 2SO2  0 Nếu không cung cấp đủ không khí hoặc ở nhiệt độ không cao lắm thì H2S bị oxi hóa thành S : 2H2S O2 2H2O 2S  - Clo, brom có thể oxi hóa H2S thành H2SO4: H2S 4Cl2 4H2O H2SO4 8HCl III - TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN. ĐIỀU CHẾ Trong tự nhiên, hiđro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa, Trong công nghiệp không sản xuất hiđro sunfua. Trong phòng thí nghiệm điều chế bằng phản ứng của dung dịch axit clihiđric với sắt (II) sunfua: FeS 2HCl FeCl2 H2S  IV - TÍNH CHẤT CỦA MUỐI SUNFUA Muối sunfua của các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be) như Na2S, K2S tan trong nước và tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S: Na2S 2HCl 2NaCl H2S  Một số muối sunfua kết tủa có màu đặc trưng: CdS màu vàng, (CuS, Ag2S, PbS) - màu đen. CuS, PbS, Ag2S, CdS không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng. Nhận biết H2S và các muối sunfua: cho tác dụng với dd Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, có kết tủa đen. Khí H2S làm mất màu dung dịch brom, dung dịch KMnO4. Muối sunfua của những kim loại còn lại như ZnS, FeS, không tan trong nước, nhưng tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S: ZnS 2H2SO4 ZnSO4 H2S  BÀI TẬP Câu 1. Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?
  4. A. Là chất khí không màu. B. Là chất khí độc. C. Là chất khí có mùi trứng thối. D. Cả 3 phương án trên đều sai. Câu 2. Trong phương trình H2S O2 H2O 2S thì lưu huỳnh thể hiện tính gì? A. Khử mạnh. B. Oxi hóa mạnh. C. Tính axit mạnh . D. Tính bazo mạnh. Câu 3. Axit sunfuhidric tác dụng với dung dịch bazơ NaOH tạo 2 muối nào? A. NaS và NaHS B. Na2S2 và Na2S C. Na2S và NaHS D. NaS và NaHS Câu 4. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của Hidrosunfua. A. Tính axit mạnh và tính khử yếu B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu D. Tính axit yếu và tính khử mạnh Câu 5. Hidrosunfua tan trong nước tạo thành dung dịch rất yếu A. Bazơ. B. Axit. C. Lưỡng tính. D. Cả 3 đều sai. Câu 6. Hệ số của O2 trong phương trình thể hiện tính khử của H2S là bao nhiêu? H2S O2 H2O SO2 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7. Trong phương trình phản ứng sau: H2S O2 H2O SO2 thì hệ số tương ứng của các chất tham gia là A. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 3, 2 Câu 8. Cho khí H2S lội qua dd CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ: A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra. B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh. C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric. D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.
  5. Câu 9. Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vừa đủ với Pb(NO3)2 tính khối lượng kết tủa thu được. A. 23,9g. B. 10,2g. C. 5,9g. D. 6g. Câu 10. Cho 0,3mol H2S đi qua dung dịch chứa 18g NaOH thu được muối gì? A. Muối Na2S và NaHS B. Muối Na2S. C. Muối NaHS. D. Không tác dụng Câu 11: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa của lưu huỳnh đơn chất? A. S + O2 SO2 B. S + Na2SO3 Na2S2O3 C. S + HNO3 SO2 + NO2 + H2OD. S + Zn ZnS Câu 12: Chọn cấu hình electron nguyên tử đúng của lưu huỳnh A. 1s22s22p63s23p3 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p53s23p2 D. 1s22s22p63s23p5 Câu 13: Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là: A. dung dịch NaClB. quỳ tím C. dung dịch AgNO 3 D. dung dịch NaOH Câu 14: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng: A. xuất hiện chất rắn màu đenB. Chuyển sang màu nâu đỏ C. vẫn trong suốt, không màuD. Bị vẫn đục, màu vàng. Câu 15: Trong các hợp chất sau đây của lưu huỳnh, hợp chất nào không thể dùng làm chất khử? A. Na2SB. K 2SO3 C. H2SO4 D. SO2 Câu 16: Sục H2S vào dung dịch nào sẽ không tạo thành kết tủa: A. CuSO4 B. Ca(OH)2 C. Pb(NO3)2 D. AgNO3 Câu 17: khi giữ lưu huỳnh tà phương (S) dài ngày ở nhiệt độ phòng, giá trị khối lượng riêng và nhiệt độ nóng chảy thay đổi như thế nào? A. khối lượng riêng tăng và nhiệt độ nóng chảy giảm C. cả 2 đều tăng B. khối lượng riêng giảm và nhiệt độ nóng chảy tăngD. Cả 2 đều không đổi Câu 18: Dãy chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá? A. O2, SO2, Cl2, H2SO4 B. S, F2, H2S, O3 C. O3, F2, H2SO4, SO3 D. HNO3, H2S, SO2, SO3 Câu 19: Dãy chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá? A. Cl2, SO2, FeO, Fe3O4 B. SO2, Fe2O3, Fe(OH)2, H2S
  6. C. O2, Fe(OH)3, FeSO4, Cl2 D. Fe, O3, FeCO3, H2SO4 Câu 20: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 . X là nguyên tố nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? A. OxiB. Lưu huỳnh C.SelenD.Telu