Trắc nghiệm Địa lí 12 - Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ

doc 5 trang thienle22 4850
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 12 - Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_12_bai_35_van_de_phat_trien_kinh_te_xa_ho.doc

Nội dung text: Trắc nghiệm Địa lí 12 - Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ

  1. BÀI 35. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT – XH Ở BẮC TRUNG BỘ Câu 1. Các tỉnh, thành phố không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là: A. Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị B.Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. C.Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế. D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Câu 2. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ được hình thành do sự tác động của: A. Đặc điểm khí hậu. B. Hướng địa hình. C. Vị trí địa lí và cấu trúc địa hình. D. Địa hình. Câu 3. Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần: A. Tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng. B. Giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư. C. Hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền. D. Tạo ra cơ cấu ngành, tao thế liên hoàn trong phát tiển cơ cấu kinh tế theo không gian. Câu 4. Ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, rừng giàu chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực biên giới Việt – Lào, nhiều nhất thuộc các tỉnh: A. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. B. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. C. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. D. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Câu 5. Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở các đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ là: A. Lạc, mía, thuốc lá. B. Đậu tương, đay, cói. C. Mía, bông, dâu tằm. D. Lạc, đậu tương, bông. Câu 6. Việc trồng rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ có tác dụng: A. Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật, bảo tồn các nguồn gen. B. Điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt. C. Ngăn không cho cát bay, cát chảy lấn vào ruộng đồng, làng mạc. D. Chống sạt lở đất, ngăn ảnh hưởng của nước mặn vào sâu trong đất liền. Câu 7. Nguồn lợi thủy sản ở nhiều nơi trong vùng Bắc Trung Bộ có nguy cơ giảm rõ rệt là do: A. Vùng biển thường xuyên xảy ra thiên tai. B. Môi trưởng biển bị ô nhiễm. C. Không có các bãi cá, bãi tôm quy mô lớn. D. Tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính. Câu 8. Các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là: A. Thanh Hóa, Vinh, Huế. B. Thanh Hóa, Thạch Khê, Vũng Áng. C. Tĩnh Gia, Đồng Hới, Huế. D. Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ. Câu 9. Việc giải quyết nhu cầu về điện của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào A. các nhà máy nhiệt điện được xây dựng tại chỗ. B. các nhà máy thủy điện được xây dựng tãi chỗ. C. mạng lưới điện quốc gia. D. nhập khẩu nguồn điện từ Lào.
  2. Câu 10. Các cảng nước sâu: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây đang được xây dựng và hoàn thiện ở vùng Bắc Trung Bộ thuộc về các tỉnh lần lượt là: A. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế. B. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế. C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế. D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế. Câu 11. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển sản xuất - nhất là: A. Trồng cây hoa màu. B. Trồng cây công nghiệp lâu năm. C. Trồng rừng. D. Chăn nuôi đại gia súc. Câu 12. Diện tích đất tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ là: A. 51,5 nghìn km2. B. 44,4 nghìn km2. C. 35,7 nghìn km2. D. 23,6 nghìn km2. Câu 13. Được công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới “ nổi tiếng của vùng Bắc Trung Bộ là: A. Vịnh Hạ Long. B. Phong Nha - Kẻ Bàng. C. Cố đô Huế. D. Phố cổ Hội An. Câu 14. Trồng rừng phòng hộ ven biển Bắc Trung Bộ có nhiều tác dụng quan trọng như A. Nuôi trồng và bảo vệ thủy sản B. Giảm tác hại của : sóng , thủy triều ,bão tố C. Giảm lũ lụt , xói mòn , hạn hán D. Giảm tác động của : Gió , bão và cát bay, cát chảy, lấn chiếm ruộng đồng , làng mạc Câu 15. Ngành công nghiệp phát triển mạnh ở nhiều tỉnh của Bắc Trung Bộ là : A. Năng lượng B. Hóa chất C. Điện tử - Tin học D. Vật liệu xây dựng Câu 16. là mùa mưa nhiều ở Bắc Trung Bộ A. Xuân – Hè. B. Hè – Thu. C. Thu – Đông. D. Đông – Xuân. Câu 17. Diện tích đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam á thuộc tỉnh nào ? A. Nghệ An. B. Cà Mau. C. Quảng Ninh. D. Thừa Thiên - Huế. Câu 18. Vùng kinh tế nào của nước ta có tất cả các tỉnh đều thuận lợi phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư? A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 19. Nguyên nhân chính làm cho gió phơn Tây Nam khô nóng , ảnh hưởng sâu sắc đến vùng Bắc Trung Bộ do sự hiện diện của: A. Dãy Hoành Sơn. B. Dãy Trường Sơn Bắc. C. Dãy Tam Điệp. D. Dãy Bạch Mã. Câu 20. Ngành công nghiệp phát triển ở Bắc Trung Bộ, có lợi thế về nguyên liệu, là ngành A. công nghiệp dệt. B. công nghiệp hóa chất. C. công nghiệp vật liệu xây dựng. D. công nghiệp năng lượng. Câu 21. Có lợi thế hơn cả trong ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ là tỉnh A. Thừa Thiên Huế. B. Nghệ An.
  3. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình. Câu 22. Địa điểm đã được lựa chọn để xây dựng nhà máy lọc dầu có công suất lớn ở Bắc Trung Bộ là A. Bỉm Sơn (Thanh Hóa) B. Nghi Sơn (Thanh Hóa) C. Cửa Lò (Nghệ An) D. Đông Hà (Quảng Trị) Câu 23. Các hải cảng ở Bắc Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc – Nam là. A. Cửa Việt, Vũng Áng, Cửa Lò, Thuận An, Chân Mây. B. Cửa Lò, Vũng Áng, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây. C. Cửa Lò, Thuận An, Cửa Việt, Vũng Áng, Chân Mây. D. Cửa Lò, Cửa Việt, Thuận An, Vũng Áng, Chân Mây. Câu 24. Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hạn chế lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ là . A. lao động có chuyên môn kĩ thuật cao. B. tài nguyên thiên nhiên. C.cơ sở năng lượng. D. thời tiết, khí hậu. Câu 25. Phát triển nông nghiệp ở vùng đồi núi phía Tây các tỉnh Bắc Trung Bộ, thích hợp hơn cả là A. phát triển các vùng chuyên canh công nghiệp lâu năm. B. phát triển chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến. C. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp kết hợp với chăn nuôi. D. phát triển các mô hình nông – lâm phù hợp theo từng vùng. Câu 26. Một trong các thế mạnh của ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở Bắc trung Bộ là. A. có ngư trường lớn. B. có công nghiệp chế biến hỗ trợ đắc lực. C. có diện tích đầm phá lớn. D. tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Câu 27. Cơ sở vật chất kĩ thuật nào dưới đây là thiết yếu nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ ? A. Trạm, trại giống. B. Cơ sở tiêm chủng, phòng bệnh. C. Hệ thống thủy lợi. D. Công nghiệp chế biến. Câu 28. Có lợi thế hơn cả để phát triển công nghiệp luyện kim đen là tỉnh A.Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình. Câu 29. Trở ngại lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. đồng bằng hẹp, kém màu mỡ, thiên tai thường xảy ra. B. bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp. C. tai biến thiên nhiên thường xảy ra. D.công nghiệp chế biến chưa phát triển tương xứng. Câu 30. Với diện tích gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển A. trồng cây hoa màu lương thực. B. kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn. C. chăn nuôi gia súc, gia cầm. D. trồng cây công nghiệp hàng năm. Câu 31. Ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là A. khai thác các mỏ khoáng sản. B. xây dựng hệ thống cảng sâu và sân bay.
  4. C. phát triển các cơ sở năng lượng. D. phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, điện - điện. tử. Câu 32. Vùng Bắc Trung Bộ không thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực (lúa) là do A. đất cát pha và đất cát là chủ yếu. B. khí hậu khắc nghiệt. C. thiếu nước trầm trọng trong mùa khô. D. địa hình cắt xẻ, độ dốc lớn. Câu 33. Tác động lớn nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là A. tạo ra sự phân công lao động theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn. B. tạo điều kiện để thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài. C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng phía tây. D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên bán đảo Đông Dương. Câu 34. Vùng Bắc Trung Bộ cần phải hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp vì A. có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng. B. khai thác các thế mạnh sẵn có của vùng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. C. vừa tạo cơ cấu ngành vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. D. vùng có thế mạnh để phát triển trong khi tỉ trọng công nghiệp còn rất thấp so với cả nước. Câu 35. Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở vùng Bắc Trung Bộ có vai trò cực kì quan trọng vì A. vùng giàu tài nguyên rừng thứ hai của cả nước. B. sông ngòi ngắn, dốc, rất dễ xảy ra lũ lụt. C. ngành công nghiệp chế biến lâm sản của vùng rất phát triển. D. vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của gió tây khô nóng. Câu 36. Sản xuất công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa phát triển trước hết là do A. vị trí địa lí không thuận lợi. B. hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, cơ sở năng lượng chưa phát triển. C. khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên khoáng sản hạn chế. D. thiếu lao động kĩ thuật, có chuyên môn tay nghề. Câu 37. Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất đang được xây dựng ở Bắc Trung Bộ là A. A Vương. B. Bản Vẽ. C. Sơn La. D. Cửa Đạt. Câu 38. Hai cảng nước sâu được đầu tư xây dựng và hoàn thiện để trở thành cảng thương mại quốc tế ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Nghi Sơn, Cửa Lò. B. Cửa Lò, Vũng Áng. C. Vũng Áng, Chân Mây. D. Chân Mây, Cửa Việt. Câu 39. Tuyến giao thông vận tải không nằm trong diện ưu tiên hiện đại hóa trục Bắc – Nam ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Quốc lộ 1. B. Đường sắt Thống Nhất.
  5. C. Quốc lộ 15. D. Quốc lộ 9. Câu 40. Cho bảng số liệu: Tình hình sản xuất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2005 - 2014 2005 2010 2012 2014 Sản lượng lúa (nghìn tấn) 3.170,3 3.372,5 3.736,6 3.893,6 Diện tích lúa (nghìn ha) 674,5 690 698,3 705,7 Năng suất lúa (tạ/ha) 47 48,9 53,5 55,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường.