Tài liệu tự học môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 30

docx 3 trang Thương Thanh 25/07/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu tự học môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_tu_hoc_mon_dia_li_lop_9_tuan_30.docx

Nội dung text: Tài liệu tự học môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 30

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN GHI NHỚ A. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ – Diện tích: 23,6 nghìn km2, (chiếm 7,5% diện tích cả nước) – Dân số: hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước – Gồm các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. – Vị trí : phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Campuchia và phía đông nam giáp biển Đông. – Đông Nam Bộ có vị trí đặc biệt: vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Đặc điểm: Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam. + Thuận lợi: giàu tài nguyên để phát triển kinh tế. – Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp. – Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm). – Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. – Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng. – Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. – Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí. + Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường. III. Đặc điểm dân cư, xã hội + Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. + Thuận lợi: – Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động. – Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. + Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (59,3% năm 2002) • Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, cân đối gồm nhiều ngành quan trọng như khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, chế biến lương thực – thực phẩm • Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn. • Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm. 2. Nông nghiệp • Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều • Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hưởng công nghiệp • Nuôi trồng thủy sản được chú trọng 3. dịch vụ • Dịch vụ có cơ cấu đa dạng: Thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
  2. • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (chiếm 51,6% năm 2002) • Giao thông: Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước. • Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước. • Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu. • Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam • Trung tâm kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Long An. • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước. B. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ • Diện tích: 39734 km2 • Gồm có 13 tỉnh • Tiếp giáp: o Đông Bắc tiếp giáp Đông Nam Bộ o Tây Bắc tiếp giáp Campuchia o Tây Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan o Đông Nam tiếp giáp Biển Đông • Ý nghĩa: o Thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển o Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê Công. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Thuận lợi • Địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, diện tích gần 4 triệu ha. • Khí hậu cận xích đạo, ít biến động • Nguồn nước dồi dào • Sinh vật đa dạng nguồn hải sản cá, tôm và hải sản quí hết sức phong phú • Có 3 loại đất chính: Đất phù sa ngọt, đất phèn , đất mặn. • Có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp b. Khó khăn: • Đất phèn, đất mặn diện tích lớn • Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô • Lũ kéo dài nhiều tháng. c. giải pháp khắc phục • Cải tạo và sử dụng đất phèn, đất mặn • Tăng cường hệ thống thủy lợi • Tìm các biện pháp thoát lũ, kết hợp với lợi thế khai thác lũ sông Mê Công. III. Đặc điểm dân cư, xã hội • Đặc điểm: đông dân, ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. • Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn. • Khó khăn: mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.
  3. • Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị. IV/ Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp • Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước: chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa của cả nước. • Các tỉnh trồng nhiều lúa: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang • Trồng cây công nghiệp: mía, đậu tương, dừa . • Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, bưởi, nhãn, sầu riêng . • Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh: Bạc Liệu, Cà Mau, Sóc Trăng . • Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh, chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước như Kiên Giang, An Giang và Cà Mau. 2. Công nghiệp • Mới phát triển, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP (20%) năm 2002. • Các ngành công nghiệp chính: chế biến lương thực thực phẩm (65%), sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác. • Các trung tâm công nghiệp tập trung ở các thành phố, lớn nhất ở Cần Thơ. 3. Dịch vụ • Chủ yếu là xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy, du lịch sinh thái • Hàng xuất khẩu chủ lực gạo 80%, thủy sản đông lạnh, hoa quả. • Du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo. Các điểm nổi tiếng: Cần Thơ, Phú Quốc, Châu Đốc V. Các trung tâm kinh tế • Các trung tâm kinh tế của các vùng là các thành phố như: Cần thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. • Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. Lưu ý: HS in ra giấy và mang đến lớp khi đi học trở lại để làm tư liệu cho bài kiểm tra định kì.