Sáng kiến kinh nghiệm Trình độ học vấn và tự học, tự nghiên cứu là hai mặt của một quá trình

doc 4 trang thienle22 2640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trình độ học vấn và tự học, tự nghiên cứu là hai mặt của một quá trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_trinh_do_hoc_van_va_tu_hoc_tu_nghien_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Trình độ học vấn và tự học, tự nghiên cứu là hai mặt của một quá trình

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Trình độ học vấn và tự học, tự nghiên cứu là hai mặt của một quá trình. Người thực hiện : Thạc sĩ Chu Mạnh Nguyên. Hiệu trưởng trường bồi dưỡng CBGDHà Nội Hà Nội 2000 Cả về phương diện lý luận và thực tiễn, trong nhận thức của người làm công tác giáo dục, công tác bồi dưỡng, chúng tôi cho rằng chất lượng tự học, tự nghiên cứu là nguyên nhân chủ yếu quyết định chất lượng học vấn của con người . Cả hai yếu tố này đều là những yếu tố nội sinh của cá nhân và do cá nhân. Làm thế nào để nâng cao chát lượng tự học, tự nghiên cứu là vấn đề mà trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội đang có trách nhiệm góp phần giải đáp. Khi Việt Nam trở lại thực hiện chế độ thi tuyển vào bậc Đại học thay cho chế độ cử tuyển trước đó, một Giáo sư nước ngoài hỏi : Theo Giáo sư, thế nào là người có trình độ Đại học ? Lúc đó, Giáo sư Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN đã trả lời rằng " Người có trình độ Đại học, là người đạt đến một trình độ Đại học ". Như vậy có thể nói rằng: Trình độ học vấn và tự học, tự nghiên cứu là hai mặt của một quá trình phát triển trí tuệ. Ở Việt nam hiện nay, do cách dạy, cách học, cách kiểm tra, thi cử diễn ra trong nhiều năm qua, đã làm cho xã hội có thói quen nghĩ rằng: Không thể học " xa thầy " . Nói cách khác xã hội chưa tin lắm vào tự học . Trong quá trình dạy và học cả người dạy và người học chỉ hướng đến dạy và học kiến thức, nên nhìn chung chấp nhận kiểu " truyền thụ một chiều " . Cả hai phía đều chưa thấy thực sự sâu sắc rằng, trong quá trình đó thì dạy và học cách tư duy, cách suy nghĩ , dạy và học phương pháp là vô cùng quan trọng, đẻ cách tư duy và hệ thống phương pháp cùng với kiến thức tạo nên nhân cách. Hoàn toàn đúng, khi GS Vũ Văn Tảo, trong cuốn " Quá trình dạy - tự học ", đã viết: " Nhà giáo được gọi là thầy học, tức là người thầy về việc học - là chuyên gia về việc học - là người dạy học trò cách học ". Trong số cuối năm 1997, Tạp chí Khoa học thế giới công bố một thông tin sau : Trong năm 1997, mỗi ngày trên toàn thế giới ước tính có 2.400 Kg ( 24 tạ ) phát minh, điều đó đã và ngày càng tạo ra một thách thức, một mâu thuẫn giữa sự tăng nhanh của khối lượng tri thức với thời lượng có hạn của quá ttrình đaò tạo. Từ đó, trong một Hội thảo khoa
  2. học giáo dục tổ chức tại Thái Lan đã đưa ra một khuyến nghị: Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn trên là phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, trong quá trình đào tạo phải coi hệ thống kiến thức cơ bản nhát của một thế hệ con người hiện đại. Như vậy có thể nói rằng : Tầm cao nhất của tri thức là cách nhận biết tri thức đó. Một khi người học biết cách học và họ được sự trợ giúp của người dạy, thì quá trình phát triển trí tuệ phát triển một cách nhẹ nhàng hơn cho cả hai phía, làm thuận lợi cho người học thực hiện việc tự học, tự nghiên cứu. Mặt khác, vì : Dạy người khác là một cách học tốt nhất, nên chính quá trình đào tạo cũng là quá trình phát triển trí tuệ của cả người dạy. Tự học, tự nghiên cứu là một quá trình, trong đó mỗi người tự suy nghĩ, tự sử dụng các năng lực trí tuệ và các phẩm chất của bản thân, tự khai thác tận dụng những điều kiện vạt chất có thể, để biến một kiến thức nào đó của người khác ( của nhân loại ) thành kiến thức thuộc sở hữu của mình, vận dụng một kiến thức nào đó của người khác để làm cho công việc của bản thân có hiệu quả hơn. Trong quá trình tự học , những yếu tố nội sinh của cá nhân là cơ bản sự trợ giúp người khác không trực tiếp mà thông qua các sản phẩm vật chất hữu hình. Đối với trẻ em, học sinh, sinh viên việc tự học, tự nghiên cứu jphải dựa trên cơ sở của việc học mà nắm vững một hệ thống kiến thức cơ bản, đồng thời được trang bị để nắm được cách học và cách nghiên cứu, có kỹ năng học, nghiên cứu, tiến tới có kỹ sảo và thói quen tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy ở đây vai trò của nhà trường, của các nhà giáo trực tiếp hơn và cần thiết hơn. Xét về mặt sinh lý, trong mỗi cá thể đều có tiềm ẩn các kháng thể chống lại sự tấn công của môi trường. Cũng giống như vậy, về mặt trí tuệ, tinh thần mỗi con người đều có khả năng năng động thích nghi. Tự học, tự nghiên cứu chính là khả năng thích nghi tiềm ẩn trong mỗi con người . Ai cũng có khả năng tự học, tự nghiên cứu có kết quả ở dạng tiềm năng. Đối với người lớn, nhất là đối với đội ngũ các nhà giáo dục, việc Tự học, tự nghiên cứu thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng ta hãy tiếp cận với các nhà giáo dục giỏi, dễ nhận ra rằng họ đã là những người tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả trước khi họ trở thành nhà giáo dục giỏi. Những giáo viên dạy giỏi, đều nói rằng: Vẫn cuốn sách giáo khoa của bộ môn đó, mỗi lần đọc lại, suy ngẫm họ lại phát hiện ra một điều gỉ mới lạ. Chúng tôi cho rằng đó là quá trình người giáo viên đã tự học, tự nghiên cứu để nâng mình lên dần ngang tầm với tác giả cuốn sách. Đã là nhà giáo ai cũng ao ước trở thành giáo viên dạy giỏi. Ao ước đó, lòng tự trọng đó chính là động lực của các nhà giáo trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Người ta đi học, tự học, tự nghiên cứu để làm gì ? Tự học, tự nghiên cứu chịu ảnh hưởng của yếu tố nào ? Đối với trẻ em, đi học mới đầu là lẽ tự nhiên, là một nhu cầu phát triển tâm lý, sinh lý bản năng. Do tác động của nhà trường và nhà giáo dục, trẻ em mới thấy cái hay, cái thích thú của việc đi học, việc tự học. Đến đây có sự phân hoá, một bộ phận phải đi học, tự học do sức ép của gia đình, của nội qui, của thầy giáo, của bạn bè và của xã hội. Một bộ phận vượt qua được sức ép, thấy được học và tự học là một thú vui, một niểm say mê, là có hiệu quả với bản thân, tự khẳng định mình và nhờ nó mà mình hơn các bạn khác .
  3. Đối với người lớn, đặc biệt đối với các đội ngũ nhà giáo dục, đi học, tự học, tự nghiên cứu thường do các nguyên nhân sau đây : - Do bản thân nhận thức được là cần phải đi học, phải tự học, có thể chỉ hoàn toàn mang tính cá nhân. Họ thấy được, học để giỏi lên về kiến thức, kỹ năng và các năng lực lao động trí óc và lao động chân tay. Học và tự học là con đường duy nhất để tự khẳng định mình với cộng đồng, với đồng nghiệp. Đối với người lớn mục đích đi học rất rõ, có khác chăng là khác ở con đường đi đến mục đích đó. - Do sức ép của môi trường xã hội . Sự phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục tạo sức ép thúc đẩy người lớn đi học và tự học. Nếu không đi học, tự học thì môi trường, cộng đồng không chấp nhận, sẽ bị lãng quên. - Do có thể được hưởng hoặc thu được một lợi ích vật chất, một quyền lợi chính trị nào đó sau khi đi học, tự học có kết quả . - Do bản thân có một niềm tảng tri thức vững chắc, có năng lực nhận thức, có một nền tảng học vấn tương đối đầy đủ ( có vốn ) biết cách học và biết cách tự học, từ đó việc học và tự học không trở thành một gánh nặng quá tải. - Do có đủ hay không có đủ điều kiện đi học, nhất là đủ hay không có đủ điều kiện tự học . Ngày nay, người lớn, nhất là các nhà giáo dục đi học hay tự học, theo chúng tôi là tổng hoà tất cả các nguyên nhân trên. Giải quyết đồng bộ các nguyên nhân đó là tạo động lực cho việc hkọc và tự học của họ. Có thể đi tới một giải pháp cơ bản, cần thiết sau đây: - Tổ chức nghiên cứu xây dựng một hệ thống lý luận, đúc kết các kinh nghiệm thành triết lý Việt Nam, rõ ràng, dễ hiểu, có niểm tin vể tự học, tự nghiên cứu cho các mức độ, các đối tượng khác nhau. Từ đó, tổ chức giáo dục nhận thức liên tục, thường xuyên, thông qua nhiều con đường theo hướng khơi dậy nhu câu học tập và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu. - Tạo sức ép thường xuyên liên tục ở cả mức độ vĩ mô và vi mô. Đặc biệt là sức ép từ nhiều phía ở ngay trong trường học. - Xây dựng một chính sách quốc gia, chính sách địa phương Hà Nội, cơ chế nội bộ của đơn vị, theo hướng khuyến khích lợi ích vật chất và lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần cân đối và hợp lý. - Tạo mọi cơ hội và điều kiện ở cả mức độ vĩ mô và vi mô cho mọi nhu cầu học và tự học, tự nghiên cứu được thoả mãn. Mọi người đều tham gia một hình thức học tập, tự học, tự nghiên cứu phù hợp theo hướng thường xuyên bổ sung cho đâỳ đủ và phong phú nền học vấn; dân trí giáo dục của mỗi người . Moij người đều được học để biết cách học, cách tự học, tự nghiên cứu . - Người quản lý nhà trường muốn tự tổ chức quá trình tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ các nhà giáo của mình có thể tham khảo một số gợi ý sau đây : * Tổ chức trao đổi về nhu cầu học, và điều kiện tự học, tự nghiên cứu. * Tổ chức trao đổi về cách họ, kinh nghiệm về phương pháp tự học, tự nghiên cứu .
  4. * Xây dựng định hướng học tập, tự học, tự nghiên trong từng giai đoạn theo hướng cá thể hoá. * Tổ chức cung cấp thông tin, tư liệu về lý luận và thực tiễn đầy đủ và kịp thời . * Tổ chức quá trình tự học, tự nghiên cứu gắn với kiến tập, thực hành , thực nghiệm, kiểm nghiệm gắn với các hoạt động sư phạm của nhà trường . * Xây dựng môi trường tâm lý và môi trường vật chất thuận lợi cho việc tự học, tự nghiên cứu. * Xây dựng cơ chế mềm dẻo kiểm soát chất lượng, kết quả, sản phẩm của quá trình học tập, tự học, tự nghiên cứu. Có thể nói rằng việc tạo ra trong ngành giáo dục một phong trào tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả thiết thực là một sự nghiệp, một quá trình khó khăn, phức tạp.Nhưng theo chúng tôi, giáo dục vẫn là một lĩnh vực thuận lợi nhất trong việc tổ chức thực hiện tự học, tự nghiên cứu. Yếu tố cơ bản để tạo ra thuận lợi đó là tất cả những cán bộ quản lý và nhà giáo đều được đào taọ cơ bản tốt, đều có một nền tảng học vấn tương đối hoàn chỉnh theo yêu cầu của bậc học, đồng thời họ đều có lòng ước mơ và lòng tự trọng. Vấn đề còn lại, là thuộc về trách nhiệm, thái độ khoa học và nghệ thuật của các nhà quản lý giáo dục và quản lý trường học. Đó là các vấn đề tối thiểu sau đây : - Có muốn làm việc này thật hay không ? - Làm cái gì và làm như thế nào ? - Có thể đáp ứng những đòi hỏi hợp lý, tối thiểu về điều kiện để các nhà giáo dục thực hiện tự học, tự nghiên cứu hay không ? - Những nhà giáo tự học, tự nghiên cứu có kết quả tốt được hưởng cái gì hơn so với người khác ? Nếu có sự phối hợp, chung sức, tổng hoà trí tuệ của các nhà quản lý gíáo dục và quản lý trường học, nhất định ngành GD - ĐT Hà Nội sẽ thành công hơn trong sự nghiệp nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Tạo một bước đi mới để giáo dục và đào tạo Hà Nội phát triển bền vững trong thế kỷ XXI . Hà nội, ngày 14 tháng 2 năm 2000