Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức chi bộ Đảng trong trường học với việc xây dựng đội ngũ đoàn kết

doc 15 trang thienle22 2320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức chi bộ Đảng trong trường học với việc xây dựng đội ngũ đoàn kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_chi_bo_dang_trong_truong_hoc_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức chi bộ Đảng trong trường học với việc xây dựng đội ngũ đoàn kết

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Tổ chức chi bộ Đảng trong trường học với việc xây dựng đội ngũ đoàn kết. Người thực hiện : Lại Thị Bích Thược. Bí thư chi bộ Phó hiệu trường Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 Mục lục A. Phần mở đầu. I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng nghiên cứu IV. Nhiệm vụ của đề tài V. Phạm vi nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu B. nội dung nghiên cứu. I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Các hình thức, biện pháp tổ chức xây dựng đội ngũ trong nhà trường có tinh thần đoàn kết. C. kết luận - kiến nghị.
  2. I. Kết luận II. Kiến nghị
  3. A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Lúc còn sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt bồi dưỡng những cán bộ vừa hồng, vừa chuyên có tinh thần đoàn kết.Trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong thời bình việc xây dựng đội ngũ có tinh thần đoàn kết là vô cùng quan trọng nó là then chốt góp phần cho việc đánh thắng kẻ thù xâm lược và hoàn xuất sắc công việc. Một tập thể đoàn kết nhất trí thì việc gì cũng có thể làm được cho dù có khó khăn đến mấy. Bài thơ “ Hòn đá to ”ngắn ngủi của Bác đã nói lên điều đó: Hòn đá to, hòn đá nặng, Chỉ một người, nhắc không đặng. Hòn đá nặng, hòn đá bền, Chỉ ít người, nhắc không lên. Hòn đá to, hòn đá nặng, Nhiều người nhắc, nhắc lên đặng. Biết đồng sức, biết đồng lòng, Việc gì khó, làm cũng xong. Việc bồi dưỡng giáo dục và xây dựng được một tập thể đoàn kết nhất trí trong trường học là trách nhiệm lớn của chi bộ Đảng cần quan tâm. Bác Hồ nói: "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ ". Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn của các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng". Trong bức thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác nói: " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu " Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia các hoạt động của Đội trong đó có hoạt động của hội viên chữ thập đỏ. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Trong nhà trường, hoạt động của hội viên chữ thập đỏ là một phần công việc của công tác đội. Bác Hồ viết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt".
  4. Hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học gồm có hai đối tượng là giáo viên và học sinh. Vì vậy việc bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong học sinh ở trường tiểu học cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, nhiệt tình trong công việc là một việc khó khăn. Hội viên chữ thập đỏ đại diện cho số đông thiếu niên, nhi đồng trong toàn trường lãnh đạo và trực tiếp điều hành các hoạt động của hội chữ thập đỏ, thực hiện tốt nhiệm vụ của hội là chăm sóc sức khoẻ ban đầu và làm công tác nhân đạo. Hội viên hội chữ thập đỏ học sinh là nơi biến nghị quyết của ban chấp hành chi hội chữ thập đỏ của nhà trường thành chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của mình từng tuần, tháng, học kỳ Các em trực tiếp giao việc và động viên từng thành viên của lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để bình xét thi đua, vì vậy một liên Đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc vào nhiều công việc trong đó có việc chỉ đạo hoạt động của hội viên chữ thập đỏ của liên đội đó. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng cho đội ngũ hội viên chữ thập đỏ là một yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết, trong khi đó các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học được nhà trường bồi dưỡng vừa biết việc thì cũng là lúc các em lên học cấp II. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: " Bôì dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học”. ii. Mục đích nghiên cứu: Hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học là tổ chức của thiếu niên nhi đồng tự nguyện tham gia các phong trào chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tham gia làm công tác nhân đạo và vận động các bạn thực hiện nhiệm vụ vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng, là lực lượng với học sinh và dễ gần gũi nhất. Hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có sự hướng dẫn, chỉ đạo của ban chấp hành chi hội chữ thập đỏ nhà trường, hội lấy điều lệ của hội chữ thập đỏ, kế hoạch chỉ đạo của hội chữ thập đỏ cấp trên làm mục tiêu phấn đấu cho hội viên, giúp đỡ hội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ Có thể nói hoạt động hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đề tài: " Bôì dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học” giúp: - Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương. - Vận dụng những bài học lý luận để xây dựng được đội ngũ hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học có đủ phẩm chất của người hội viên, có hiểu biết về hội chữ thập đỏ, có khả năng điều hành hoạt động của hội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của hội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. iii. Đối tượng nghiên cứu:
  5. Đây là đề tài "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học " nên tôi tập trung nghiên cứu các hội viên chữ thập đỏ trong Trường tiểu học thuộc liên Đội trường tiểu học Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. iv. Nhiệm vụ của đề tài: Đề tài này tập trung nghiên cứu về nội dung bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học thường xuyên và đề ra một số phương pháp, hình thức phù hợp trong việc bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học. v. Phạm vi đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học có nghĩa là đối tượng nghiên cứu là các hội viên chữ thập đỏ của các khối lớp trong trường tiểu học. vi. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về các em thuộc hội viên chữ thập đỏ trong trường bằng cách tri giác trực tiếp các em hội viên và các nhân tố khác có liên quan. 2. Phương pháp điều tra: Là phương pháp thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời bằng văn bản của các em hội viên về việc tham gia công tác chữ thập đỏ qua sự hướng dẫn của ban chấp hành chi hội chữ thập đỏ nhà trường. 3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu qua các em hội viên và một số học sinh tham gia tích cực đến hoạt động của hội chữ thập đỏ trong nhà trường. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
  6. Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận, những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện hơn. B. Nội dung nghiên cứu i. Cơ sở lý luận: Hội chữ thập đỏ trong nhà trường là tổ chức của giáo viên và học sinh dưới sự chỉ đạo của ban chấp hành chi hội chữ thập đỏ nhà trường. Hội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho giáo viên và học sinh, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia làm vệ sinh cá nhân – vệ sinh môi trường, là lực lượng tham gia tuyên truyền mọi người tham gia làm công tác nhân đạo. Hội chữ thập đỏ trong nhà trường lấy điều lệ của hội làm mục tiêu phấn đấu cho hội viên, giúp đỡ hội viên phát triển mọi khả năng trong học tập và trong hoạt động hội, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động hội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích hoạt động của hội cũng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học. Chính vì thế, tổ chức hội phải cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và ngoài giờ học. Hội chữ thập đỏ trong nhà trường hoạt động có tính chất đặc trưng đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và đảm bảo các nguyên tắc giáo dục trẻ em. Trong điều lệ hội ghi rõ " hội tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của ban chấp hành chi hội". Cũng chính vì lẽ đó mà hội Hội chữ thập đỏ trong nhà trường có một lực lượng hội viên rất đông đảo, đó là BCH chi hội – hội viên là đại diện cho số đông học sinh trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động của hội thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của hội Vì vậy hội viên chữ thập đỏ có năng lực nhiệt tình thì công việc của chi hội chữ thập đỏ nhà trường mới chạy và việc thực hiện nhiệm vụ sẽ nhanh chong hoàn thành. Vì vậy việc bồi dưỡng hội chữ thập đỏ trong nhà trường tiểu học là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Nói cách khác, bồi dưỡng hội chữ thập đỏ trong nhà trường tiểu học là nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của hội viên phát huy được sở trường và lòng nhiệt tình của các em. Bồi dưỡng hội chữ thập đỏ trong nhà trường tiểu học tốt thì hoạt động của hội trong nhà trường sẽ diễn ra sôi nổi hơn, lôi cuốn được nhiều em tham gia. Đồng thời việc bồi dưỡng này phải diễn ra thường xuyên và liên tục bởi các em còn rất nhỏ nên việc lĩnh hội có thể rất nhanh nhưng cũng sẽ rất chóng quên nếu như không được thường xuyên nhắc đến.
  7. Công tác bồi dưỡng hội chữ thập đỏ trong nhà trường tiểu học là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ. Quá trình bồi dưỡng đòi hỏi vừa làm vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm đóng góp cho khoa học. Vậy một liên Đội có phong trào Đội phát triển mạnh hay không thì một phần rất lớn đó là công tác của hội chữ thập đỏ. Vậy hội chữ thập đỏ của nhà trường có mạnh hạy không là do hiệu quả công việc của hội viên chính vì vậy việc bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ thường xuyên và hoạt động có hiệu quả là việc làm không thể thiếu được. ii. Cơ sở thực tiễn: Trường tiểu học Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội nằm trên mặt phố Cát Linh trường được đảm nhận dạy dỗ con em thuộc hai phường Cát Linh và Quốc Tử Giám. Do vậy phần đông các em là con công nhân, con gia đình tư thương. Các em phần lớn đều ngoan, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong mọi hoạt động khi được phân công. Trường luôn đạt trường tiên tiến cấp quận, hội chữ thập đỏ nhà trường nhiều năm liên tục được quận, thành phố và trung ương hội tặng giấy khen về hoạt động công tác chữ thập đỏ, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm giúp đỡ hoạt động hội đạt kết quả. Qua gần 20 năm là hiệu phó phụ trách hoạt động này tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tài liệu hoạt động hội. Đặc biệt làm thế nào cho đội ngũ hội viên hoạt động có hiệu quả và có kinh nghiệm để luôn giữ vững hoạt động của hôi chữ thập đỏ đạt kết quả tốt. Dưới sự chỉ đạo của Hội chữ thập đỏ Đội quận Đống Đa, qua học hỏi được kinh nghiệm quý báu của các bạn đồng nghiệp. Do vậy trong năm học vừa qua, công tác bồi dưỡng hội chữ thập đỏ trong nhà trường tiểu học Cát Linh đã đạt kết quả rõ rệt. iii. Các biện pháp bồi dưỡng hội hội chữ thập đỏ trong trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hội Bồi dưỡng hội chữ thập đỏ trong nhà trường tiểu học là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của ban giám hiệu phụ trách hoạt động. Bồi dưỡng hội chữ thập đỏ trong nhà trường tiểu học là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào hội. Bồi dưỡng hội chữ thập đỏ là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người cán bộ. 1. Nội dung bồi dưỡng: * Bồi dưỡng phương pháp công tác của hội viên chữ thập đỏ: - Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của hội, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua lời điều khiển của chương trình hoạt động hội, sinh hoạt định kỳ. - Phương pháp tổ chức họp cán bộ hội viên.
  8. - Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo nhiệm vụ, kế hoạch thi đua của từng thời điểm). - Phương pháp tổ chức và điều hành công việc thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ hoặc đột xuất. - Phương pháp chỉ đạo và điều hành các bạn thực hiện nhiệm vụ và kế hoặch đã đề ra. * Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của hội viên: + Phương pháp chỉ đạo và điều hành các bạn tham gia làm công tác nhân đạo. + Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt hội. + Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn các ban thực hiện tốt việc chăm dóc sức khoẻ ban đầu theo chương trình từng mùa, phòng chống bệnh dịch vvv. + Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động học tập việc sơ cứu thương đơn giản. + Cách nhận xét, đánh giá hoạt động của hội viên các lớp khác giúp cho việc đánh giá thi đua của nhà trường chính xác. + Đại hội chi hội chữ thập đỏ mỗi năm một lần. Hội viên chữ thập đỏ do các lớp cử Cần bồi dưỡng về các nội dung: + Điều khiển nghi lễ thủ tục các buổi họp triển khai công việc của hội ở các lớp học. + Tổ chức các hoạt động chào mừng, kỷ niệm của hội. + Bồi dưỡng kỹ năng tham gia công tác tuyên truyền các thành viên làm công tác nhân đạo. + Công tác chuẩn bị cho việc thăm viếng các gia đình chính sách, các ban có hoàn cảnh khó khăn, động viên giúp đỡ các bạn học tập vvv. + Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các hội viên nòng cốt để tổ chức tốt mọi hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá. + Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động * Bồi dưỡng tác phong của hội viên: - Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các em thạo việc, có bản lĩnh trong việc giao tiếp và biết phối hợp với người khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học. - Bồi dưỡng hội viên trở thành những cán bộ hội mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể, có tình nhân ái biết thương yêu người khó khăn, hoạn nạn. * Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hội: - Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham quan
  9. - Các bài hát, điệu múa, trò chơi (phục vụ cho hoạt động của hội ). - Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phù hợp của hội viên phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. - Tập luyện cho hội viên nắm vững nhiệm vụ công tác hội. - Thực hiện sơ cấp cứu dơn giản. - Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động của các thành viên khác để giúp cho việc đánh giá thi đua. Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động hội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín. 2. Hình thức bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ: a) Bồi dưỡng định kỳ: - Người cán bộ quản lý phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng hội viên vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. - Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức buổi họp hay giao lưu, phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo, ghi chép sổ sách vvv. - Giữa năm: Bồi dưỡng cho kỹ năng nghiệp vụ công tác hội như : nhiệm vụ công tác hội và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt hay vận động tham gia làm công tác nhân đạo, phương pháp sơ cấp cứu tại chỗ - Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra xếp loại. b) Bồi dưỡng thường xuyên: - Giám hiệu phụ trách cần có chương trình bồi dưỡng hội viên trong kế hoạch chỉ đạo hoạt động của của mình ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ viên và của từng khối lớp cho phù hợp với khả năng tâm lý lứa tuổi. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tháng, học kỳ. - BCH chi hội: 2 đợt một học kỳ: Nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành - Hội viên chữ thập đỏ các lớp: 2 tháng một lần: Hướng dẫn nội dung yêu cầu cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chủ điểm, chuyên đề, định kỳ - Bồi dưỡng chức năng nhiệm vụ của hội viên. - Bồi dưỡng chuyên môn về sơ cấp cứu tại chỗ đối với từng khối lớp cho phù hợp. c) Bồi dưỡng theo chuyên đề: Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng khối theo khả năng tâm lý lứa tuổi, tổ chức cho hội viên tham quan, tổ chức phát thanh tuyên truyền vvv. d) Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động từ thiện:
  10. - Bằng các hoạt động chung của hội, cần thu hút và phân công các hội viên tham gia như: "Hội thi sơ cứu giỏi", "Hội thi hội viên chữ thập đỏ giỏi”. Qua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia quan sát, các em hội viên tự rút ra bài học thực tiễn quý giá. 3. Phương pháp bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ: - Công tác bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng. Có 2 phương pháp chủ yếu sau: a) Phương pháp mở lớp: Lớp tập trung theo đợt ngắn ngày hay dài ngày học tập sơ cấp cứu cần chú ý: - Chương trình cụ thể cho từng khối lớp, cho từng loại đối tượng. - Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, ngời phụ trách phải có phương pháp giảng dạy về chuyên môn ngành y, tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kỹ năng cho các em như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ. - Các loại hình phù hợp với khả năng tổ chức của địa phương và đối tượng tham gia: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ - Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên lên lớp thực hiện theo chuyên đề của các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm b) Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế: Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. c) Bồi dưỡng qua các cuộc họp hội viên: - Họp định kỳ: Duy trì họp theo lịch quy định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới từng hội viên. Mỗi lần họp cần phải có ý kiến của từng thành viên phụ trách: Ban giám hiệu, cán bộ ytế hoặc Tổng phụ trách đội, các thành viên đều phải có ý kiến tham gia. - Họp triển khai kế hoạch hoạt động: Nội dung để nắm bắt tình hình chỉ đạo chung của hội, các hội viên chỉ đạo và giải quyết, đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của giáo viên chủ nhiệm. - Tổ chức các cuộc họp hội viên chữ thập đỏ nhằm giúp các em rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức và năng lực của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn d) Bồi dưỡng qua công tác thực tế:
  11. - Giao nhiệm vụ đến từng lớp có hướng dẫn cụ thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn phải đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng. - Tổ chức chọn lớp mẫu thực hiện để các em quan sát rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện. - Kiểm tra kỹ năng về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung công việc cho các em. - Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi người phụ trách phải giúp các em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn. Do vậy có sự phối hợp chặt chẽ giữa người phụ trách với các hội viên phải được quan tâm. - Bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ có nhiều hình thức khác nhau như đã trình bày ở trên. Nhưng tôi xin đi sâu vào việc nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ hội viên chữ thập đỏ. Việc bồi dưỡng thường xuyên giúp nắm được quy trình công tác của cả năm học, đồng thời nâng cao chất lượng của hội viên. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo hoạt động tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch hoạt động chỉ đạo của mình, đồng thời lập kế hoạch bồi dưỡng theotừng giai đoạn khác nhau. * Đợt 1: Từ 5/9 - 15/10: - Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách hội (báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương trình tổ chức 1 buổi lễ ) - Bồi dưỡng nhiệm vụ của hội viên. - Bồi dưỡng cách đánh giá xếp loại hoạt động, thực hiện vệ sinh cá nhân vệ sinh công cộng. - Bồi dưỡng cách phát động, triển khai chương trình thực hiện triển khai công tác nhân đạo. * Đợt 2: Từ 16/10 - 20/11: - Bồi dưỡng phương pháp hoạt động hội theo tháng. - Bồi dưỡng phát động thi đua: "Chào mừng ngày thành lập hội, phòng chống các tệ nận xã hội vvv . - Bồi dưỡng cách tham gia công tác từ thiện: mua tăm ủng hộ ngời mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt - Bồi dưỡng cách sơ cứu, phát hiện bệnh và xử lý các tình huống. * Đợt 3: Từ 21/11 - 22/12: - Bồi dưỡng sinh hoạt theo tháng. - Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: " Ăn muối Iốt, An toàn thực phẩm". - Tiếp tục bồi dưỡng cách sơ cứu, phát hiện bệnh và xử lý các tình huống. * Đợt 4: Từ 12/01 - 26/3: - Bồi dưỡng phát thanh tuyên truyền cho các hoạt động của hội. - Tham gia công tác từ thiện nhân đạo: mua tăm ủng hộ ngời mù đợt 2, quyên góp sách, truyện, quyên góp "quỹ tình thương" * Đợt 5: Từ 27/3 - 19/5: - Bồi dưỡng công tác kiểm tra, đánh giả, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động của hội trong năm học. iv. Kết quả:
  12. Sau khi đề ra kế hoạch tập trung bồi dưỡnghội viên chữ thập đỏ. Tôi xin trình bày một số trọng tâm của từng đợt và kết quả hoạt động đã đạt được qua việc bồi dưỡng: 1. Đợt 1: - Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách hội (báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương trình tổ chức 1 buổi lễ ) - Bồi dưỡng nhiệm vụ của hội viên. - Bồi dưỡng cách đánh giá xếp loại hoạt động, thực hiện vệ sinh cá nhân vệ sing công cộng. - Bồi dưỡng cách phát động, triển khai chương trình thực hiện triển khai công tác nhân đạo. * Công tác chuẩn bị: - Tôi nghiên cứ và chuẩn bị kỹ mẫu các loại sổ sách thật phù hợp với từng công việc và đặc điểm lứa tuổi. - Nội dung cách tuyền đạt tới các bạn những công việc mà chi hội cần yêu cầu triển khai các lớp thực hiện. Kết quả đạt được: - Học sinh các lớp đã có nếp làm sổ sách theo dõi hoạt động đúng với yêu cầu. - Nhiều hội viên có khả năng tuyên truyền và hoàn thành công việc rất tốt. 2. Đợt 2: - Hội viên chữ thập đỏ đã nhiều kinh nghiệm triển khai thực hiện kế hoạch tháng thành nền nếp tốt - Bồi dưỡng phát động thi đua: "Chào mừng ngày thành lập hội, phòng chống các tệ nận xã hội vvv . - Các em hội viên chữ thập đỏ đã nhiều kinh nghiệm cách sơ cứu, phát hiện bệnh và xử lý các tình huống ngay tại lớp khi đột xuất ngoài giờ không có cán bộ y tế tốt - Đối với công tác từ thiện: Sau khi phát động trên toàn trờng đã triển khai kế hoạch thực hiện tốt. Trong năm học 2002 - 2003 toàn liên Đội tiểu học Cát Linh đã thực hiện tốt công tác từ thiện với những kết quả sau: - Quyên góp quỹ tình thương : 5.048.000 đ - Mua tăm ủng hộ người mù : 6.100 gói - ủng hộ học sinh tàn tật : 1.150.000 đ - Tặng quà cho 10 học sinh con thương binh : 300.000 đ - Tặng quà cho 40 học sinh có hoàn cảnh khó khăn : 2.000.000 đ 3. Đợt 3: - Các em đã triển khai trong lớp việc : " Ăn muối Iốt, An toàn thực phẩm". Đã được thực hiện trong các gia đình học sinh đạt tỷ lệ khá cao. - Tiếp tục bồi dưỡng cách sơ cứu, phát hiện bệnh và xử lý các tình huống đã đi vào kỹ năng và có nếp nhất là học sinh lớp 4và 5.
  13. Mục đích: Thu hút hội viên trong trường tham gia, giáo dục hội viên theo điều lệ của hội, các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí và giao lưu học hỏi lẫn nhau - Kết quả việc bồi dưỡng cho hội viên về tổ chức sinh hoạt hội theo chủ điểm, hội viên đã áp dụng tốt vào các lớp, các em đều hứng thú tham gia những buổi sinh hoạt hội, vì nó phát huy quyền dân chủ của hội viên, các em vui chơi giải lao sau những giờ học căng thẳng. 4. Đợt 4: - Bồi dưỡng phát thanh tuyên truyền cho các hoạt động của hội. - Tham gia công tác từ thiện nhân đạo: mua tăm ủng hộ ngời mù đợt 2, quyên góp sách, truyện, quyên góp "quỹ tình thương" Vào đầu đợt thi đua thứ 4, họp hội viên chữ thập đỏ, đề ra kế hoạch của đợt 4. Sau khi triển khai thi đua triển khai chấm chéo. Cuối mỗi tuần sơ kết một lần. Cuối đợt báo cáo tổng kết, khen thưởng. Việc làm này tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp. Qua đây các em phấn đấu rèn luyện tốt hơn về mọi mặt. Đối với các buổi sinh hoạt, ngời phụ trách họp hội viên triển khai kế hoạch tháng tới các em thuộc chi hội quản lý về triển khai kế hoạch, xây dựng chương trình, tổ chức tốt buổicác buổi phát thanh tuyên truyền, tuyên dương tham gia tốt các phong trào của hội. Các em sẽ hào hứng và yêu thích tham gia công tác hội. 5. Đợt 5: Cuối mỗi năm học, hội phải nghe đánh giá, sơ kết những kết quả đạt được của hội mình trong năm học do vậy việc bồi dưỡng cách sơ tổng kết, đánh giá đúng với thực tế cho hội là điều vô cùng quan trọng. Việc tổng kết đánh giá kết quả đã giúp các em thấy được thành quả của công việc mà hội mình đã đạt được, đồng thời thấy được những thiếu sót để có những kinh nghiệm hoạt động tích cực hơn giúp phong trào của hội chữ thập đỏ nhà trường phát triển mạnh hơn. * Đánh giá chung: Sau khi kiện toàn được bộ máy cán bộ nói chung, chi hội chữ thập đỏ được bồi dưỡng về kỹ năng công tác hội, qua những hoạt động cụ thể, qua sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm các em đã từng bước nâng cao khả năng điều hành hoạt động hội, nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động của hội ngày một phát triển. Tôi đã điều tra hơn 150 hội viên và thấy rằng 100% các em đã có ý thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động của hội qua sự hướng dẫn, điều hành của ban chấp hành chi hội chữ thập đỏ nhà trờng. Trong năm học 2002 - 2003 vừa qua hội chữ thập đỏ trường tiểu học Cát Linh tiếp tục được quận hội chữ thập đỏ Đống Đa đề nghị trung ương hội tặng bằng khen. C. Kết luận - kiến nghị i. kết luận: 1. Hoạt động hội chữ thập đỏ là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và làm từ thiện. Công tác bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trờng
  14. tiểu học là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn, bền bỉ, phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng nhân ái. Đồng thời trong quá trình làm việc nên vừa trau dồi, tích luỹ kinh nghiệm để đóng góp khoa học trong công tác hội. Hoạt động hội chữ thập đỏ trong trường học là hoạt động của chính các em, vì vậy các em phải là những người tự nguyện tham gia tổ chức, điều hành hoạt động. Do vậy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ hội thật vững vàng. Việc bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ giúp các em thạo việc, biết tổ chức, quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. Đặc biệt nó sẽ thúc đẩy phong trào thiếu nhi của toàn trường lên cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của đội trong nhà trờng là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bản thân các em hội viên khi được bồi dưỡng các em ngày càng có thêm hiểu biết về hội chữ thập đỏ, thấm nhuần tư tưởng của Đảng đối với hoạt động của hội trong trường học, phát huy được tiềm năng sẵn có sự năng động, sáng tạo của các em. Qua đó các em thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức mình để góp phần thúc đẩy hoạt động hội được ngày càng sôi nổi. Đồng thời các em cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về phương pháp chỉ huy, quản lý điều hành công việc của một cán bộ hội viên, giúp các em sau này sẽ có một vị trí ở những tầm cao hơn phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc. Mặt khác qua quá trình bồi dưỡng, người phụ trách cũng rút ra đợc nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và bồi dưỡng hội viên. Đồng thời cũng tìm ra được một cách khoa học nhất phương pháp bồi dưỡng cán bộ hội, tiếp thu được những phương pháp mới, cách quản lý mới trong công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, ban chi huy đội nói chung và hội viên chữ thập đỏ nói riêng trong trường tiểu học. 2. Qua thực tế của việc bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ và kết quả của hoạt động hội ở cơ sở trong nhiều năm qua, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm là: - Muốn có một đội ngũ hội viên chữ thập đỏ có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật tốt đội ngũ hội nhất là học sinh. Có như vậy mới tìm ra được người tài giỏi, có năng lực làm cánh tay đắc lực cho ban giám hiệu phụ trách, điều hành tốt các hoạt động của hội. - Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ hội, phải theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho phong trào hoạt động của hội ngày càng phát triển hơn. - Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho phong trào hội được nâng cao về mọi mặt. - Người phụ trách ngay từ đầu năm học phải có một chương trình thật cụ thể, chi tiết trong việc điều hành các hoạt động của hội. Với mỗi hoạt động lớn phải có kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên. Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng để phát huy được các tố chất, tài năng tiềm ẩn trong các em. Qua việc nhìn nhận đánh giá kết quả của các hoạt động trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng nhờ hoạt động hội mà phong trào học tập ngày càng lên cao, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã đề ra. ii. Kiến nghị: Qua thực tế hoạt động của hội chữ thập đỏ trong trờng tiểu học. Tôi xin có một số kiến nghị sau: 1. Đối với hội chữ thập đỏ quận huyện- nơi bồi dưỡng cán bộ hội: Nên có tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với điều kiện thời gian và thực tế tại các cơ sở. 2. Đối với phòng giáo dục - đào tạo các quận huyện: cần phải phối hợp chặt chẽ vớihội chữ thập đỏ quận huyện, mở lớp đào tạo và hướng dẫn các chi hội có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Đồng thời nên tổ chức các cuộc lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng chí trong ban giám hiệu phụ trách hoạt động của các trường trong Quận, Huyện để người phụ trách có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. 3. Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hơn nữa cho phong trào hoạt động ngày
  15. càng mạnh hơn và coi đây là một hoạt động trong tâm trong các kế hoạch mà nhà trường đặt ra trong mỗi năm học. Trên đây là một số kết quả đạt được cũng như một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình bồi dưỡng hội viên chữ thập đỏ trong trường tiểu học. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng cán bộ hội để hoạt động của hội chữ thập đỏ trường tiểu học Cát Linh đạt đợc kết quả cao hơn. Tôi cũng mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp để có thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào hoạt động hội chữ thập đỏ trong trường tiểu học ngày càng phát triển. Hà nội, ngày 30 tháng 3 năm 2004 Người thực hiện Lai Thị Bích Thược