Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp với bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

pdf 35 trang thienle22 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp với bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_voi_bo_mon_ngu_van_de_tao_hun.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp với bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất coi trọng việc dạy và học bộ môn Lịch sử. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử nước ta”: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy môn Lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Nhưng trong thực tế cũng không ít người cho rằng, môn Lịch sử là bộ môn học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài lê thê và xếp vào môn phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Bởi nhiều lí do, trong đó có lí do cuộc sống kinh tế thị trường ngày nay, khi hầu hết các giá trị đều qui đổi thành hàng hóa, tiền bạc và lợi nhuận thì kiến thức từ các môn tự nhiên được phụ huynh và học sinh hết sức đề cao. Ngược lại các môn khoa học xã hội, đặc biệt như môn Sử, Địa thì học sinh chỉ học cho qua loa, đại khái, thậm chí còn cảm thấy “chán ngán” nếu như giáo viên dạy môn đó không cải tiến phương pháp, dạy theo lối truyền thống Câu hỏi “Học Lịch sử để làm gì?” cũng sẽ được qui về giá trị lợi ích mà nó đem lại. Điều này cũng được phản ánh rõ nét nhất bằng các kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi ĐH, Cao đẳng những năm gần đây, số học sinh chọn thi môn Lịch sử ngày càng ít, thậm chí ở nhiều hội đồng thi còn không có em nào chọn thi môn Lịch sử. Ở các trường THCS nói chung, đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, ngay cả khi hỏi đến những mốc quan trọng nhất của lịch sử dân tộc nhiều em cũng không trả lời được, khi được giải đáp về câu hỏi đó thì cũng không hiểu gì về sự kiện lịch sử ấy. Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt về kiến thức lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hậu quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam, nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới. Vì vậy, để khắc phục tình trạng thế hệ trẻ ngày càng mai một kiến thức lịch sử và không thích học môn Lịch sử, thì cần có rất nhiều chính sách và các biện pháp giáo dục học sinh trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, kết quả học tập môn Lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng. Để giải quyết hiện trạng đó không phải một sớm một chiều và 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 cần đến sự chung tay, vào cuộc của tất cả các cấp, ngành. Nhưng trong số đó, người giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó, giúp các em yêu thích và tự giác tiếp nhận các kiến thức môn Lịch sử. Có thể nói, đây không phải là vấn đề mới nhưng để thực hiện có hiệu quả là việc làm không dễ. Làm thế nào để học sinh yêu thích, hứng thú với môn Lịch sử? Làm thế nào để Lịch sử trở thành bộ môn được học sinh coi trọng như các môn học khác chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên ở mỗi trường học, mỗi cấp học hiện nay. Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học lịch sử là rất quan trọng. Bản thân là một giáo viên lịch sử có gần mười năm thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm cho mình một hướng đi phù hợp với bộ môn vừa đồng thời tạo ra cho thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú cho học sinh bằng cách vận dụng những kiến thức môn Ngữ văn đưa vào bài học lịch sử và đã thu được kết quả rất tốt. Tôi muốn chia sẻ như một kinh nghiệm để cùng các đồng nghiệp trao đổi và có thể rút ra cho mình cách dạy hay nhất. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp với bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS” 2. Mục đích nghiên cứu - Rút kinh nghiệm trong việc tích hợp kiến thức môn Ngữ văn trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS, nhằm đưa ra những cách dạy học tối ưu nhất, góp phần nâng cao khả năng tích hợp kiến thức liên môn cho giáo viên. Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. - Giúp cho đồng nghiệp - giáo viên dạy môn Lịch sử cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp cho học sinh yêu thích học tập môn Lịch sử, đồng thời học sinh nắm vững kiến thức, để từ đó nâng cao được chất lượng môn học này ở trường THCS. 3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu các tư liệu liên quan đến việc thực hiện đề tài, nghiên cứu tâm lý học sinh, nghiên cứu về các phương pháp tích hợp liên môn trong giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm. Từ đó để tạo hứng thú và hiệu quả cho việc học tập môn Lịch sử của học sinh THCS. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 - Áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử cấp THCS phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, giới hạn trong việc tạo kĩ năng tích hợp liên môn cho giáo viên và học sinh, giúp học sinh hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn. - Các tài liệu về phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 5. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài - Nghiên cứu, phân loại các tác phẩm văn học dân gian và văn học viết để đưa vào bài giảng. - Đọc các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. - Thực nghiệm có đối chứng. - Khảo sát kết quả, bài học kinh nghiệm. - Dự giờ đồng nghiệp để có so sánh đối chiếu. - Chú trọng sinh hoạt nhóm để trao đổi kinh nghiệm 6. Kế hoạch nghiên cứu - Từ tháng 08 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017: thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài. - Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018: + Kết hợp thao giảng, dự giờ đồng nghiệp và trao đổi, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. + Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí. - Tháng 03 năm 2018: tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm. 7. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) SKKN gồm phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và khuyến nghị. Phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng vấn đề hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh THCS hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp để tạo hứng thú, hiệu quả học tập cho học sinh THCS thông qua việc tích hợp với môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử. 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tài liệu văn học rất cần thiết cho việc học tập, giảng dạy lịch sử nên có rất nhiều nhà nghiên cứu phương pháp trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đầu tiên phải kể đến cuốn: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sĩ N.G Đai ri. Tác giả đã phân tích một cách thuyết phục vai trò, cách sử dụng SGK và các tài liệu học tập (bao gồm cả tài liệu văn học). Quyển “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1 do P.P. Koropkin chủ biên đã dành một phần nội dung để trình bày về việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Ở trong nước, quyển “Phương pháp dạy học lịch sử” do GS. Phan Ngọc Liên chủ biên nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liêu văn học trong dạy học. Trong quyển: “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của các nhà nghiên cứ giáo dục GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS. TS Trịnh Đình Tùng, GS- TS Nguyễn Thị Côi có phần “Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử” có nói tới việc sử dụng tài liệu thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc. Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử còn đề cập đến rất nhiều trong tạp chí nghiên cứu lịch sử, khóa luận tốt nghiêp, luận văn thạc sĩ . Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đã được đề cập sâu rộng trong rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Bản thân là một giáo viên lịch sử có gần mười năm thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm cho mình một hướng đi phù hợp với bộ môn nhất và đặc biệt là trong những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, vừa đồng thời tạo ra cho thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú cho học sinh bằng cách vận dụng những kiến thức môn Ngữ văn đưa vào bài học lịch sử và đã thu được kết quả rất tốt. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp để từ đó có thể rút ra cho mình một cách dạy hay nhất. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Cơ sở lý luận 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Lịch sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này” Từ năm học 2012 – 2013, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Môn Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại đó là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học nên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn Lịch sử, mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn Địa lý, Ngữ văn, Nghệ thuật, Khoa học để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. 1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.3.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học: Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. 1.3.2. Khái niệm tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa làsự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Tích hợp (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integration với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẽ. Nói ngắn gọn, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. 1.3.3. Dạy học tích hợp; tầm quan trọng của tích hợp trong dạy học và các mức độ tích hợp cơ bản trong dạy học * Khái niệm dạy học tích hợp 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt, vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em. Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học. Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai. Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. * Tầm quan trọng của tích hợp trong dạy học - Thứ nhất, do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau. Nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”. - Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cần trang bị cho HS để các em có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống. Do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học. - Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học nhằm giảm tải cho học sinh. - Thứ tư, khi người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp, sử dụng các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Từ đó giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. * Các mức độ tích hợp cơ bản trong dạy học Tích hợp đa môn: Tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các “chuẩn” từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp kiến thức của các môn học có liên quan. Tích hợp liên môn: Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên ngành, liên môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Ví dụ: Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Giáo dục công dân, Hoá học, Vật lí, Địa lí được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi trường” tại Anh, Australia, Singapore, Thái Lan. Tích hợp xuyên môn: Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Học sinh phát triển kĩ năng sống khi áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn là học tập theo dự án và thương lượng chương trình học. Có thể coi tích hợp xuyên môn là đỉnh cao của tích hợp, khi mà ranh giới giữa các môn học bị xóa nhòa. 1.4. Xu hướng sử dụng tích hợp kiến thức tổng hợp để tiếp cận tri thức trong dạy học Xuất phát từ những ưu điểm của dạy học tích hợp, tôi nhận thấy, dạy học tích hợp là cần thiết, một xu hướng tối ưu của lý luận dạy học ngày nay và đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học ở những mức độ nhất định. Trong những năn 70 và 80 vủa thế kỷ XX, UNESCO đã có những hội thảo với các báo cáo về việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học của các nước tới dự. Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là tăng cường tích hợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và THCS. Theo thống kê của UNESCO (từ năm 1960 – 1974) có 208/392 chương trình môn Khoa học trong chương trình giáo dục phổ thông các nước thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau. Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ thông 20 nước cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH THCS HIỆN NAY 2.1. Thực trạng vấn đề hứng thú học tập của học sinh THCS trong môn Lịch sử Tính hứng thú học tập nói chung và trong môn Lịch sử nói riêng được biểu hiện thông qua nhiều đặc điểm sắc thái khác nhau, trước hết nó được nhìn nhận, biết đến thông qua những thái độ, xúc cảm của người học cụ thể như thái độ của người học như nào đối với môn Lịch sử trên những bình diện thích học, không thích học hay chỉ là bình thường, sau đó là những đánh giá về vai trò, vị trí của môn học trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên, không phải với bất cứ học sinh nào cũng có cái nhìn, lời đánh giá chính xác về môn học đó. Vậy thì thái độ của học sinh THCS đối với môn Lịch sử được thể hiện như nào chúng ta đi vào tìm hiểu. Cuộc khảo sát về thái độ học tập của 250 học sinh ở một trường THCS (trong đó có 197 phiếu hợp lệ) cho được kết quả như sau: Bảng 2.1: Thái độ của HS đối với môn Lịch sử Thái độ Số lượng Tỷ lệ % Rất thích học 10 5,08 Thích học 40 20,30 Bình thường 136 69,04 Không thích học 11 5,58 Qua bảng 2.1, đã phản ảnh được rằng một số học sinh đã có sự yêu thích đối với môn Lịch sử nhưng cũng có đến 70% các em học sinh có thái độ “bình thường” đối với môn học này. Thái độ bình thường ở đây có thể quy ra một cách cụ thể thành những biểu hiện như thờ ơ, hờ hững với môn học Lịch sử - môn học được cho là nhiều chữ, nhiều sự kiện. Qua kết quả khảo sát chúng ta thấy, học sinh THCS hiện nay và thực tế từ rất lâu các em đều không quan tâm nhiều đến môn Lịch sử, đó là tình trạng chung của nhiều môn xã hội khác cũng không riêng gì với môn sử vì đa số các em HS bây giờ đều chú trọng, quan tâm đến các môn khoa học tự nhiên – các môn này sẽ cho các em nhiều lựa chọn trong học tập cũng như trong công việc sau này Qua đó có thể thấy, vấn đề hứng thú học tập lịch sử của học sinh THCS hiện nay là chưa cao, hầu hết các em học sinh không có hứng thú với môn học này. Xuất phát từ chính thực tế đó đặt ra một nhiệm vụ phải làm sao để các em có thể tích cực hơn trong môn Lịch sử, có thể hứng thú hơn với môn học này để góp phần nâng cao chất lượng, kết quả môn 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Lịch sử để sau mỗi kỳ thi chúng ta không phải bàng hoàng, không phải chấm những bài thi với những điểm không mong muốn, hay nói một cách khái quát là có thể đạt được những định hướng, mục tiêu mà ngành giáo dục đề ra. Đây là một điều đáng phải quan tâm và giải quyết. 2.2. Việc sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn trong dạy học Lịch Sử ở cấp THCS hiện nay 2.2.1. Tần suất sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn và tính hứng thú học tập của HS trong PPDH này Sau khi điều tra 197 học sinh tại một trường THCS, tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.2: Tần suất sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn của GV trong môn Lịch sử Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Thường xuyên 64 32,5 Thỉnh thoảng 95 48,2 Hiếm khi 23 11,7 Chưa bao giờ 15 7,6 Qua bảng 2.2 chúng ta có thể thấy được rằng, có 32,5% GV thường xuyên sử dụng PPDH tích hợp môn Văn, đây chưa phải là tỷ lệ cao bởi có đến 48,2% HS trả lời câu hỏi này ở mức độ thỉnh thoảng. Mỗi PPDH có những tác động nhất định đến tâm lý hoạt động học tập của HS, với những phương pháp tập trung khơi gợi được tính tò mò, khám phá, tìm hiểu của HS như PPDH tích hợp cũng đặt ra một câu hỏi, vậy thì liệu rằng trong môn Lịch sử với PPDH này có phát huy được tính tích cực, hứng thú học tập của các em hay không? Về mức độ hứng thú học tập lịch sử của học sinh trong giờ học có tích hợpvới môn Ngữ văn được thể hiện như sau: Bảng 2.3: Mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học có tích hợp với môn Ngữ văn Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ % Tỷ lệ % Hành vi lượng lượng lượng % Tham gia phát biểu 50 25,38% 122 61,93% 25 12,69% Chủ động đóng góp ý kiến 52 26,40% 130 65,99% 15 7,61% 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Trong việc tìm hiểu về tính hứng thú học tập lịch sử của học sinh trong môn Lịch sử nói chung thì hầu hết HS vẫn chưa tích cực trong học tập. Qua bảng 2.3 cho thấy trong việc dạy học tích hợp với môn Ngữ văn, tỷ lệ HS thường xuyên tham gia phát biểu đã lên tới 25,38%. Tuy nhiên, căn cứ vào mặt bằng chung theo như kết quả trên ta cũng có thể nhận định được rằng, tỷ lệ HS tích cực tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến trong PPDH tích hợp với môn Ngữ văn vẫn chưa nhiều, chưa đạt được theo những gì mà một giờ học hiệu quả cần đạt, bởi lẽ tỷ lệ % HS thỉnh thoảng và chưa bao giờ tham gia vào việc phát biểu, đóng góp ý kiến vẫn còn cao. Trong trường hợp cụ thể ở đây, mặc dù việc sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn vẫn chưa thực sự phát huy được tính tích cực học tập của HS. Điều đó không có nghĩa là PPDH này kém hiệu quả, mà còn do sự tác động của nhiều nguyên nhân. Sự thiếu hứng thú của HS trong học tập môn Lịch sử còn có sự tác động của những yếu tố khác, trước tiên chúng ta phải nói tới yếu tố GV - người giữ vài trò hướng dẫn, điều khiển các hoạt động chung của cả lớp. Về PP và nội dung kiến thức để tích hợp, theo như quan sát một số tiết dạy của GV tại trường, tôi thấy được nhìn chung GV đã thực hiện tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn hạn chế ở chỗ: nhiều nội dung tích hợp không phù hợp; còn ôm đồm kiến thức . Nói như vậy, để chúng ta nhìn nhận lại cho thật sự chính xác, thật sự đầy đủ và đúng đắn về PPDH tích hợp với môn Ngữ văn trong dạy học môn Lịch sử nói riêng và trong dạy học nói chung, đừng vì tâm lý ngại việc khó mà ngại áp dụng, đừng vì chưa thấy tác dụng hoàn toàn của nó mà bỏ qua, buông xuôi không đưa vào áp dụng nữa. Đồng thời, thấy được ưu điểm của PPDH này chưa phát huy được những hiệu quả vốn có vì tỷ lệ % HS thỉnh thoảng và chưa bao giờ tham gia vào giờ học Lịch sử vẫn là một con số cũng phải quan tâm đúng mức để chúng ta có được những biện pháp cho PP này được sử dụng hiệu quả hơn. 2.2.2. Nhận thức của học sinh về hiệu quả của PPDH tích hợp với môn Ngữ văn trong giờ học Lịch sử Dạy học tích hợp là một phương pháp dạy học có rất nhiều ưu thế nó có thể phát huy tính hứng thú, chủ động của từng học sinh trong quá trình tìm kiếm kiến thức, tạo cơ hội cho HS tham gia trực tiếp vào hoạt động dạy học, trao đổi, hợp tác và trao đổi lẫn nhau Với thực trạng của việc tính hứng thú học tập lịch sử của học sinh chưa được phát huy theo những gì chúng ta mong muốn, vậy liệu rằng với tình hình ấy, với những biểu hiện học tập chưa nhiệt tình, chưa tập trung của học sinh như vậy các em sẽ nhận thức như thế nào về ý nghĩa, hiệu quả của PPDH này. Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh về hiệu quả của PPDH tích hợp với môn Ngữ văn 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 trong môn Lịch sử Rất Không Hiệu quả Bình thường hiệu quả hiệu quả Tác dụng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % 1.Dễ hiểu bài, dễ nhớ 34 17,3 63 31,5 76 38 24 13,2 2.Tạo hứng thú học tập 37 18,8 62 31 79 39,5 19 10,7 3.Rèn khả năng hợp tác 33 16,8 65 32,5 79 39,5 20 10 4.Tạo không khí học 58 29 67 33,5 53 26,5 19 11 tập sôi nổi 5.Rèn kỹ năng thuyết 18 9 64 32 97 48,5 17 10,5 trình Qua bảng 2.4, chúng ta có thể thấy rõ, ưu điểm phát huy hiệu quả nhất trong dạy học tích hợp với môn Ngữ văn đó là tạo không khí lớp học sôi nổi, có 29% HS cho rằng rất hiệu quả và 33,5 % cho là hiệu quả. Đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi GV đã thay đổi được không khí trong một giờ học, nếu như trước đây trong tiết học Lịch sử theo PP truyền thống HS cảm thấy nhàm chán, áp đặt thì giờ đây với giờ học theo tích hợp đã được thoải mái, sôi nổi hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử mới chỉ phát huy được một phần hiệu quả đó, qua bảng 2.4 cũng cho thấy vẫn có 26,5% cho rằng hiệu quả đạt được là bình thường và 10% là không hiệu quả. Tuy nhiên, với những tỷ lệ % về mức độ hiệu quả của dạy học tích hợp với môn Ngữ văn trong môn Lịch sử cũng đã mang đến cho chúng ta một hy vọng vào một kết quả sẽ cao hơn nếu như những hạn chế của PPDH chỉ ra đã được khắc phục trong thực tế. Về việc sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn, hiện nay GV cũng đã áp dụng PPDH này trong môn Lịch sử tuy nhiên thì vẫn chưa thường xuyên, nó chưa tạo thành một phong trào chung, việc sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn mới chỉ dừng lại ở mức độ thể nghiệm, qua loa Vì thế mà hiệu quả của PPDH này trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Như vậy, việc sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn trong môn Lịch sử bên cạnh một số ưu điểm đã đạt được thì nó vẫn còn nhiều hạn chế, qua đó đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp khắc phục để việc sử dụng PPDH này trong giờ học Lịch sử thực sự phát huy được hiệu quả của nó, đặc biệt là nâng cao được tính hứng thú học tập Lịch sử của học sinh. 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA VIỆC TÍCH HỢP VỚI MÔN NGỮ VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 3.1. Nguyên tắc khi vận dụng tư liệu văn học vào giảng dạy Lịch sử Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảo các yêu cầu sau: 3.1.1. Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu, không xa đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho bài học lịch sử Các tác phẩm văn học bao giờ cũng sử dụng ngôn từ chau chuốt, những hình ảnh rất lãng mạn, giàu tính văn chương nhưng giáo viên không đi vào khai thác giá trị văn học mà tập trung khai thác giá trị lịch sử để làm nổi bật nên sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học, tránh tình trạng biến giờ học Lịch sử thành giờ giảng Văn, làm loãng kiến thức đang học. Ví dụ: Khi dạy bài 21 “Việt Nam trong những năm 1939-1945” Mục II phần 1 về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940). Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau: “Ai lên xứ lạng cùng anh Thăm quân du kích, xem thành Bắc Sơn. Suối trong in mặt trăng tròn Hai cô gái Thổ trèo non đi tuần.” Giáo viên không nói về hình ảnh lung linh, lãng mạn của những cô gái Thổ đi tuần dưới ánh trăng mà phân tích để thấy được giá trị lịch sử của nó. Khởi nghĩa Bắc Sơn phát triển mạnh thu hút mọi tầng lớp tham gia, kể cả phụ nữ người dân tộc Thổ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước của nhân dân ta, đồng thời chứng minh cho truyền thống của dân tộc: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường, chỉ giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng. 3.1.2. Đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù hợp Khi sử dụng tài liệu Ngữ văn giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, chọn lọc và sử dụng khéo léo tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều kiến thức văn học làm loãng nội dung bài học lịch sử. Biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Ví dụ: Khi dạy bài 22 “Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” mục I “Mặt trận Việt Minh ra đời 19/5/1941”, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau trong Trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu để minh họa và khơi dậy tình cảm vui mừng, phấn khởi của học sinh khi Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng: “Ôi sáng xuân nay xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Người về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”. Việc sử dụng tài liệu văn học giảng dạy mục này chỉ nên dừng lại ở sự kiện đó. 3.1.3. Đảm bảo cảm xúc văn học, tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm cao Khi sử dụng tài liệu văn học, giáo viên cần rèn luyện tốt kĩ năng diễn đạt để thể hiện được đầy đủ những cảm xúc, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong tác phẩm, đoạn trích văn học. Ví dụ: Khi dạy Bài 15 “Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)” Mục II- “Phong trào công nhân (1919-1925)”, giáo viên có thể sử dụng câu ca dao sau để nói về chế độ làm việc khắc nghiệt của giai cấp công nhân: “Ngày ngày nghe tiếng còi tầm Nghe như tiếng vọng từ âm phủ về Tiếng còi não ruột tái tê Bước vào hầm mỏ như lê vào tù” Sử dụng đoạn ca dao trên, giáo viên cần diễn đạt bằng giọng điệu, nét mặt biểu cảm làm cho học sinh cũng có cảm giác rùng mình, hình dung ra một khung cảnh ảm đạm, buồn thảm nơi công trường của công nhân làm việc. Với cách biểu cảm như vậy, các em sẽ thấy được sự tàn ác của chế độ thực dân và hiểu tại sao giai cấp công nhân phải vùng lên đấu tranh. Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữ khi sử dụng tài liệu văn học của giáo viên góp phần quan trọng nhất làm nên hiệu quả của bài học lịch sử. 3.1.4. Giáo viên không nên sử dụng tư liệu văn học một cách miễn cưỡng Khi sử dụng tư liệu ta phải chủ động, nắm chắc được nội dung kiến thức, nội dung tư liệu thì mới đưa vào, hoặc đưa vào cho nó có không cần phải chú ý đến nội dung thì không nên, vì không bắt buộc giáo viên phải có những tư liệu văn học mới làm sinh động giờ dạy mà ta còn có nhiều phương pháp khác phù hợp với khả năng và năng khiếu của mình hơn. Giáo viên nên chú ý rằng nếu ta không đưa đúng tư liệu, không sử dụng đúng mục đích, không phù hợp với nội dung, thời gian của bài thì tác dụng sẽ ngược lại nó sẽ 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 làm cho giờ học nhàm chán. Nội dung bài sẽ loãng ra không tập trung được kiến thức của bài học. 3.2. Các phương pháp sử dụng tài liệu môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử 3.2.1. Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ cho những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1945, nguồn tài liệu văn học đóng một vai trò quan trọng trong việc minh họa kiến thức sách giáo khoa, giúp học sinh có thể hiểu thêm về sự kiện, nhân vật lịch sử vì đây là giai đoạn có rất nhiều tác phẩm văn học ra đời cùng thời điểm với các sự kiện lịch sử, phản ánh trực tiếp nội dung các biến cố lịch sử đó. Các tác phẩm đó như là những tài liệu lịch sử nhưng được viết dưới dạng văn chương. Giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự kiện lịch sử đang học khi giáo viên muốn tường thuật. Ví dụ: Khi dạy bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” - mục IV- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám. Giáo viên tường thuật toàn bộ về cuôc tổng khởi nghĩa theo các nội dung sau: Hoàn cảnh lịch sử; Diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa; Kết quả, ý nghĩa. Khi nói kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó, cũng là phần kết thúc của bài tường thuật, giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau: NGÀY ĐỘC LẬP (Phan Trọng Bình) “Tám chục năm trời kiếp ngựa trâu Bị đè đàng cổ lại đàng đầu Dân ta bẽ gãy ba tầng ách Đứng thẳng người trên quả địa cầu Cờ tươi sắc máu lẫn màu hoa Kiêu hãnh tung bay khắp nước nhà Ta được làm dân, dân có nước Nước đà có chủ, chủ là ta “Việt Nam!” Ôi, Tổ quốc vinh quang Hai chữ ngời son với ánh vàng Trên bản đồ chung toàn thế giới Hiện nên rực rỡ nét hiên ngang” 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Việc sử dụng đoạn thơ trên làm cho bài tường thuật kết thúc một cách hoàn hảo nhất. Các em vẫn nắm được kết quả vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của cuộc tổng khởi nghĩa. Việc sử dụng tài liệu văn học trong bài tường thuật lịch sử không những làm cho giờ học thêm sinh động mà còn làm cho các em hiểu sâu sắc hơn về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử không chỉ có ý nghĩa trong tường thuật mà còn tác dụng rõ rệt trong khi miêu tả về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935”- Mục II nói tới việc thực dân Pháp khủng bố lực lượng cách mạng. Đặc biệt những chiến sĩ cách mạng bị bắt giam trong nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Lao Bảo, Sơn La bị chúng tra tấn rất dã man nhằm đè bẹp ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Giáo viên sử dụng đoạn trích trong hồi kí “Người trước ngã, người sau tiến” của Bùi Công Trừng để miêu tả về những hành động dã man đó: “Sẵn sợi dây xích bên tường, chúng cột vào những còng tay và treo hông tôi lên. Hễ mỗi khi chúng đánh vào chân tôi làm tôi đau giật mạnh, sức mạnh kéo xuống thì hai tay và ngực tôi đau không kể xiết. Hết treo chúng lại giở trò lộn mề gà (Kéo hai tay, hai chân ra sau lưng, uốn ngửa người ra trước), chúng giẫm giày lên lưng và đánh túi bụi”. Đoạn hồi kí miêu tả rất chân thực về một cảnh tra tấn của thực dân Pháp đối với các chiến sĩ yêu nước trong phong trào đấu tranh 1930-1931. Học sinh hình dung ra được từng hành động tàn ác của lũ thực dân không còn tính người, các em càng thêm căm thù bọn chúng và cảm phục tinh thần yêu nước bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt, tài liệu văn học còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, về không gian của các sự kiện Ví dụ: Khi dạy bài 22 “Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” mục II “Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giáo viên sử dụng bài thơ sau để tạo biểu tượng về nhân vật Trần Trọng Kim: THỦ TƯỚNG BÙ NHÌN TRẦN TRỌNG KIM (Trần Huy Liệu) Kể từ Nhật chiếm Đông Dương Biết bao nhiêu lũ phường tuồng múa manh Vừa đây sân khấu triều đình Lại thêm ló mặt một tên bù nhìn Họ Trần, ngành Trọng tên Kim Mang râu, đội mũ bước lên diễn đàn 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Ngực đeo cái biển Việt gian Cái đầu bái vọng Thiên hoàng phía Đông Xung quanh mõ gióng, cờ giong Người xem trật ních vòng trong vòng ngoài Cùng nhau thấy mặt cả cười Người đâu mà lại có người mặt mo! Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, sau đó Nhật tuyên bố “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, chúng dựng nên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng. Với sự kiện này giáo viên cần dừng lại ở nhân vật Trần Trọng Kim, khắc họa bản chất bù nhìn của Trần Trọng Kim. Từ đó các em có thái độ đúng đắn: Tức giận, căm ghét và cũng rất buồn cười về sự lố bịch của hắn. 3.2.2. Dùng tác phẩm hay một đoạn trích văn học ngắn để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Trong dạy học lịch sử, tài liệu văn học không những sử dụng để minh họa cho các sự kiện, hiên tượng lịch sử mà còn được sử dụng để cụ thể hóa về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935”- mục I - “Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế” nói tới cuộc sống vô cùng cực khổ của nông dân, giai cấp công nhân dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, thực dân Pháp xiết chặt hơn ách đô hộ. Giáo viên có thể sử dụng đoạn trích đối thoại sau đây, giữa chị Dậu và tên Lý trưởng để cụ thể hóa về sự kiện dã man của bọn thực dân, tay sai đối với nông dân trong việc thu thuế: “Chị càng ngẩn ngơ ra bộ không hiểu, như ý người ta ăn hiếp nhà mình: - Thưa ông, người chết đã gần năm, sao lại phải đóng sưu? Lý trưởng quát: - Mày đi hỏi ông Tây, tao không biết!” Bọn thực dân Pháp và tay sai đã tìm đủ mọi cách để thu thuế, chúng tăng thuế và thu thêm một số thuế mới. Chúng không thể nghĩ ra thêm một loại thuế nào nữa nhưng vẫn tăng cường bóc lột nhân dân nên chúng đã thu thuế cả của những người đã chết. Người chết thì không thể nộp được thuế nên gánh nặng ấy lại dồn vào người sống, mà cụ thể là những người thân trong gia đình họ. Vì thế nông dân ngày càng bị bần cùng hóa. 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Như vậy, tài liệu văn học là loại tài liệu tham khảo vô cùng quan trọng trong dạy học Lịch sử, có vai trò to lớn trong việc cụ thể hóa và nêu lên những kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức, đồng thời gây hứng thú học tập cho các em. 3.2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử thông qua nguồn tài liệu văn học Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nhưng trong giai đoạn lịch sử 1919-1945 mối quan hệ đó càng gắn bó chặt chẽ vì thời kì này có rất nhiều người vừa là nhà văn, vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ cách mạng: Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Trần Huy Liệu Do vậy, văn học thời kì này mang đậm chất cách mạng. Những tác phẩm trong thời kì này là “đứa con tinh thần” của tác giả nhưng đồng thời cũng là bức tranh hiện thực phản ánh một cách khá khách quan và toàn diện về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bộ môn thông qua nguồn tài liệu văn học. Khi dạy bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935” - Mục II “Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh” là một phần kiến thức lịch sử quan trọng. Đây là một trong 3 cao trào cách mạng lớn nhất thời kì 1930-1945 chuẩn bị những tiền đề quan trọng cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trước hết giáo viên cho học sinh tìm hiểu về cao trào cách mạng 1930- 1931 một cách sâu sắc toàn diện nhất: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức trong mục này để học sinh nắm vững nội dung bài học hơn. Giáo viên có thể đọc bài thơ “Phong trào” (tác giả: khuyết danh). Đây là một bài thơ được sáng tác ngay trong thời kì xảy ra cao trào cách mạng nên nó phản ánh khá toàn diện và khách quan nội dung của giai đoạn lịch sử này: PHONG TRÀO “Phong trào nên ai tưởng Phong trào xuống ai hay Phong trào nên biểu tình, hội họp suốt đêm ngày Cường hào, địa chủ tái mặt khoanh tay Lấy ruộng đất nhà giàu chia cho dân cày. Chính quyền Xô Viết tuyên bố từ đây Dân nghèo mở mặt mở mày Nghĩ rằng: Trời có mắt, đất đã xoay vần! Chắc rằng: đã đến ngày đuổi cổ được thằng Tây! Phong trào xuống buồn thay! Giao thông về đi ở Tự vệ về đi cày 18
  19. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Phụ nữ về hàng xáo, hàng xay Đảng viên, nông hội bị bắt giết tù đày. Địa chủ cường hào vênh mặt, múa tay. Bắt trả năm học ló, đến mười học ló” Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử được phản ánh trong bài thơ: - Phương pháp đấu tranh: Biểu tình, hội họp Phong trào nên biểu tình, hội họp suốt đêm ngày - Đỉnh cao của phong trào: Thành lập chính quyền Xô Viết, chia ruộng đất cho dân cày. Cường hào, địa chủ tái mặt khoanh tay Lấy ruộng đất nhà giàu chia cho dân cày. Chính quyền Xô Viết tuyên bố từ đây - Kết quả: + Phong trào thất bại, địa chủ ngóc đầu dậy, lấy lại ruộng đất của nông dân Địa chủ cường hào vênh mặt, múa tay. Bắt trả năm học ló, đến mười học ló” + Thực dân Pháp đàn áp phong trào rất dã man: Đảng viên, nông hội bị bắt giết tù đày Như vậy, thông qua tài liệu văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh học tập và đạt được đầy đủ mục tiêu quan trọng về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 3.2.4. Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử) Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa cho môn Lịch sử và cách dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao là đọc sách, nhằm cung cấp thêm kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh. Muốn đưa tài liệu văn học vào dạy lịch sử trong hoạt động ngoại khóa có hiệu quả thì giáo viên phải giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc, nêu một số tác phẩm truyện hoặc thơ có liên quan để học sinh tìm dễ dàng. Giáo viên có thể khơi dậy tính hiếu kì và lòng ham hiểu biết của học sinh bằng cách tóm tắt sơ lược nội dung trong sách, kể một vài chi tiết, những đoạn nhỏ trong sách để kích thích học sinh tiếp tục đọc để tìm hiểu. 19
  20. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Khi giảng dạy lịch sử thời kì 1919 - 1945, với hoạt động đọc sách vào giờ ngoại khóa, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các cuốn sách cần đọc và nên đọc sau đây để các em tìm hiểu sắc hơn các sự kiện, nhân vật lịch sử của thời kì này: 1. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu 2. Thơ và cách mạng – Tố Hữu 3. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch - Trần Dật Tiên. 4. Thơ văn cách mạng đầu thế kỉ XX: 1900-1925 - Đặng Thai Mai. 5. Thơ văn cách mạng 1930-1945 - Hoàng Dung và Phan Cự Đệ. 3.3. Định hướng một số bài học cụ thể Lớp Bài học lịch sử Văn học dân gian Văn học viết - Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên; Nước Văn Lang, Thánh Gióng; Bánh chưng bánh dày, Âu Lạc An Dương Vương, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, - Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ 6 Các cuộc đấu gánh nước rửa bành con voi/ Muốn tranh giành độc coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu lập (từ TK VI tướng cưỡi voi đánh cồng. đến TK X) - Sa Nam trên chợ dưới đò/ Nơi Mai Hắc Đế dựng cờ dụng binh - Đời vua Thái Tổ Thái Tông/ Lúa - Văn học TK X-TK XV: trổ đầy đồng trâu chẳng thèm ăn Thơ Lý Trần, Chiều dời Xây dựng và - Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ Ba đô; Hịch tướng sĩ; Phú phát triển văn lần giặc đến ba lần giặc tan, Cao sông Bạch Đằng; Cáo hoá dân tộc (TK nhất là núi Lam Sơn/ Có ông Lê Lợi Bình Ngô; Hồng Đức 7 X TK XV) trong ngàn bước ra, Hăm mốt Lê Quốc âm thi tập; Quốc Lai, hăm hai Lê Lợi, âm thi tập (Nguyễn Trãi); , Tình hình văn - Lê còn thì Trịnh cũng còn/ Lê mà - Thơ Nguyễn Bỉnh hoá tư tưởng TK sụp đổ Trịnh không vẹn tuyền/ Khiêm; Truyền kỳ mạn XVI TK XVIII - Trăm quan có mắt như mờ/ Để cho lục - Nguyễn Dữ, 20
  21. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Huy Quận vào sờ chánh cung - Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi/ Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn - Nguyễn ra rồi Nguyễn lại về/ Chúa Trịnh mất đất, vua Lê hãy còn. - Tháng tám có chiếu vua ra/ Cấm Thơ Hồ Xuân Hương; quần không đáy người ta hãi Nguyễn Công Trứ; Bà Đời sống văn hùng/Từ ngày Tự Đức làm vua/ Cơm Huyện Thanh Quan, Cao hoá tư tưởng chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri; Một Bá Quát, đỉnh cao là nửa đầu TK XIX ngày mà có ba vua/ Vua sống vua Truyện Kiều của Nguyễn chết, vua thua chạy dài/ Du, - Rằng năm Tự Đức hãy còn/ Có Thơ Nguyễn Đình Chiểu, Cuộc kháng năm ba chiếc tàu con nó vào / Tàu Huỳnh Mẫn Đạt (Hoả chiến chống này tàu của nước Tây/ Nó sang làm hồng Nhựt Tảo kinh thiên thực dân Pháp giặc sự này tại đâu? Giặc Tây đánh địa/ Kiếm bạc Kiên xâm lược (1858 đến Cần Giờ/ Bảo đừng thương nhớ Giang khấp quỷ thần); -1884) đợi chờ uổng công Nguyễn Khuyến, - Vì ai thất thủ kinh đô/ Vì ai ấu chúa Phong trào phải vô chốn này; Hàm Nghi chính chống Pháp của thực vua trung/ Còn như Đồng 8 Thơ văn Nguyễn nhân dân Việt Khánh là ông vua xằng Khuyến, Trần Tế Xương Nam cuối TK - Có chàng Công Tráng họ Đinh/ XIX Dựng cờ Ba Đình chống đánh giặc Tây, Phong trào yêu Chiều chiều trên Phủ Văn Lâu/ Ai nước chống ngồi/ Ai câu/ Ai sầu/ Ai thảm/ Ai Pháp từ đầu thế thương/ Ai cảm/ Thuyền ai thấp Thơ văn Phan Bội Châu kỉ XX đến năm thoáng bến sông/ Nghe câu mái đẩy 1918 chạnh lòng nước non; Việt Nam sau 9 Cao su đi dễ khó về Tuyện ngắn "Lão Hạc"- Chiến tranh thế Khi đi trai tráng khi về bủng beo Nam Cao giới thứ nhất Những hoạt "Người đi tìm hình của 21
  22. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 động của nước" -Chế Lan Viên Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài Từ khi có Đảng Đông Dương/ Dân - Thơ Tố Hữu (tập Từ ấy) Phong trào giải ta biết rõ con đường đấu tranh - "Nhật ký trong tù"- phóng dân tộc Biển Đông có lúc vơi đầy/ Mối thù HCM 1939 -1945 đế quốc có ngày nào quên - Thơ ca Cách mạng Tổng khởi nghĩa "Tuyên ngôn độc lập"- thấng Tám năm HCM 1945 và sự “Nguồn lực mới bốn thành lập nước phương lên tới Việt Nam Dân tấp"(Xuân Diệu) . chủ Cộng hoà - "i, t (tờ), có móc cả hai. Nước Việt Nam i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang; Hồi ký Những năm tháng Dân chủ Cộng e, ê, l (lờ) cũng một loài. không thể nào quên (Võ hoà từ sau ngày ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn; Nguyên Giáp) 2.9.1945 đến Lời kêu gọi toàn quốc trước ngày .” kháng chiến -HCM 19.12.1946 - “Đeo vàng chỉ tổ nặng tai Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng ” Thơ ca kháng chiến Những năm đầu chống Pháp: Tây Tiến của cuộc kháng (Quang Dũng); Đồng Chí chiến toàn quốc (Chính Hữu); Nhớ (Hồng chống thực dân Nguyên); Bên kia sông Pháp Đuống (Hoàng Cầm), Thơ Hồ Chí Minh, Cuộc kháng Hoan hô chiến sĩ Điện chiến toàn quốc Biên; Việt Bắc(Tố Hữu); chống thực dân Đất nước (Nguyễn Đình Pháp kết thúc Thi), 22
  23. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 (1953 1954) - Đoàn Thuyền đánh cá- Xây dựng xã Huy Cận; Ba mươi năm hội chủ nghĩa ở đời ta có Đảng, tập Gió miền Bắc, chiến Lộng (Tố Hữu); Tiếng đấu chống các hát con tàu (Chế Lan chiến lược chiến Viên); Bài thơ về tiểu đội tranh đặc biệt xe không kính-Phạm Tiến của đế quốc Mỹ Duật; Chiếc Lược Ngà- ở miền Nam Nguyễn Quang Sáng; (1954- 1975) Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Văn học Việt Nam từ Việt Nam trên 1986 hết TK XX: Chiếc đường đổi mới thuyền ngoài xa (Nguyễn đi lên chủ nghĩa Minh Châu); Một người xã hội (1986 Hà Nội (Nguyễn Khải);, 2000) 3.4. Kết quả đạt được Từ nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, tôi đã vận dụng phương pháp này, đặc biệt là những năm tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS. Những bài dạy của tôi luôn sử dụng hợp lý những tư liệu văn học cần thiết và thu được kết quả khá tốt. Kết quả thực nghiệm cụ thể một giờ dạy: - Mức độ thích, không thích (Thực hiện qua phiếu trắc nghiệm) Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến Mức độ Mức độ Khối Tổng Rất Không Khối Tổng Rất Không Thích Thích lớp số thích thích lớp số thích thích SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9 50 15 30 20 40 15 30 9 50 35 70 15 30 0 0 23
  24. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 3.5. Giáo án minh họa Tuần 16 LỊCH SỬ VN TỪ 1919 ĐẾN NAY Tiết 16 Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1920 Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Nguyên nhân, mục đích, đặc điểm và nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. - Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hoá giáo dục của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho thực dân Pháp. - Tình hình phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp. 2. Tư tưởng - Giáo dục lòng căm thù đối với các chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân phong kiến. 3. Kĩ năng - Quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau. - Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật. B. CHUẨN BỊ - Lược đồ nguồn lợi của thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (nếu có). C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC a. Ổn định tổ chức b. Hoạt động khởi động: c. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Chương trình khai thác lần thứ hai của - HS theo dõi SGK. thực dân Pháp 1. Nguyên nhân, mục đích 24
  25. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 ?) Nguyên nhân và mục đích của Pháp - Nguyên nhân: Pháp bị thiệt hại năng sau khi bắt tay vào chương trình khai thác chiến tranh. thuộc địa lần thứ hai? - Mục đích: bù đắp vào sự thiệt hại sau chiến tranh. GV mở rộng: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là con nợ của Mĩ: năm 1920, số nợ quốc gia lên tới 300 tỉ Frăng, Pháp bị thiêu huỷ hàng chục tỉ Frăng. Sau Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 Pháp bị mất thị trường đầu tư lớn nhất của mình ở châu Âu là Nga. 2. Nội dung, đặc điểm a. Nội dung ?) Chương trình khai thác thuộc địa lần - Tăng cường đầu tư và bỏ vốn nhiều nhất hai của Pháp tập trung vào những nguồn vào công nghiệp và khai mỏ. (Công nghiệp lợi nào ? chủ yếu đầu tư công nghiệp nhẹ) - Thương nghiệp - GTVT. - GV minh họa hình ảnh chị Dậu trong - Ngân hàng. tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố: Vì gánh nặng thuế mà chị Dậu phải đứt từng khúc ruột khi bán đi cái Tí- đứa con gái của chị để nó làm người hầu cho Nghị Quế. Với sự thể hiện của tác phẩm thì thân phận đi ở của cái Tí không bằng thân phận của “Một con chó” -> tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong việc bóc lột nhân dân ta bằng sưu cao thuế nặng. ?) Cho biết đặc điểm của cuộc khai thác bóc lột này? Nó có đặc diểm nào giống và b. Đặc điểm: nặng về khai thác bóc lột, hạn khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nhất? nghiệp nặng (đây chính là điểm giống với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất) - Khác: Khác về tốc độ khai thác, và quy mô khai thác lớn chưa từng thấy từ trước tới nay. II. Các chính sách chính trị văn hoá giáo 25
  26. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 dục - GV giảng: ?) Cho biết những thủ đoạn về chính trị, - Nội dung các chính sách (SGK: trang 57) văn hoá giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý. ?) Thực chất những thủ đoạn đó của Pháp - Mục đích: phục vụ đắc lực cho chính sách nhằm mục đích gì? khai thác của chúng. III. Xã hội Việt Nam phân hoá - Đẩy nhanh sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam và làm nảy sinh những giai ?) Chương trình khai thác bóc lột lần hai cấp, tầng lớp mới: của Pháp đã tác động đến tình hình VN + Giai cấp công nhân ngày càng đông như thế nào? + Tầng lớp tư sản trở thành giai cấp. + Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ngày càng đông. - Mỗi một giai cấp, tầng lớp có quyền lợi và địa vị xã hội khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng của họ cũng khác nhau. - GV cho hs trình bày về đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp theo bảng sau: Giai cấp, Đặc điểm Thái độ chính trị và khả tầng lớp năng cách mạng Địa chủ - Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột - Một bộ phận nhỏ yêu phong kiến nhân dân. nước. - TS mại bản: quyền lợi gắn liền với đế - Không có khả năng cách Tư sản quốc, cấu kết chặt chẽ với đế quốc. mạng. - TS dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh - Ít nhiều có tinh thần dân độc lập. tộc. Tiểu tư sản - Bị thực dân bạc đãi, chèn ép, khinh miệt; - Có tinh thần hăng hái thành thị đời sống bấp bênh cách mạng. 26
  27. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Nông dân - Chiếm 90% dân số, bị đế quốc phong kiến - Là lực lượng hăng hái, áp bức, bóc lột nặng nề. đông đảo của cách mạng. - Bị ba tầng áp bức bốc lột, có quan hệ gắn - Là lực lượng tiên phong Công nhân bó với giai cấp nông nhân, kế thừa truyền và lãnh đạo cách mạng. thống yêu nước, anh hùng và bất khuất của dân tộc. - Trong qua trình lập bảng GV dùng các câu hỏi sau: ?) Những yếu tố nào khiến nông dân trở thành một trong những lực lượng chủ yếu của cách mạng giải phóng dân tộc? ?) Tại sao trong thời kì này giai cấp công nhân lại phát triển nhanh về số lượng? ?) Yếu tố nào làm cho giai cấp công nhân có phẩm chất cách mạng cao? - GV minh họa: Qua bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” Tố Hữu viết: “Chống phát xít, cường quyền hiếu chiến Khắp năm châu, trận tuyến bình dân Trùng trùng cách mạng ra quân Phất cao cờ đỏ, công nhân dẫn đầu Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gay kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thi thành đứng lên Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ Đường càng đi đội ngũ càng đông” => Bài thơ cho thấy tính tiên phong của giai cấp công nhân và tính đông đảo của giai cấp nông nhân trong cuộc cách mạng Việt Nam. Điều này sẽ được chứng minh cụ thể hơn trong cái bài học Lịch sử sau. d. Củng cố - GV hệ thống lại kiến thức. - HS nhắc lại các kiến thức vừa tiếp thu. e. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập trong SGK. Chuẩn bị bài 15. 27
  28. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đổi mới phương pháp giáo dục là một chủ trương đúng đắn của chúng ta trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhưng để đổi mới một cách có hiệu quả và đạt chất lượng cao, yêu cầu người giáo viên làm nhiệm vụ dạy học phải cố gắng hết sức, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tự tìm ra cho mình một phương pháp hợp lý. Phương pháp “sử dụng tư liệu Ngữ văn” vào bài giảng lịch sử cũng chính là một trong vô số các phương pháp đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng đây không phải là phương pháp dễ thực hiện vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lòng nhiệt tình, yêu nghề của người dạy, phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của một giáo viên dạy lịch sử Người giáo viên lịch sử phải có một nguồn kiến thức nhất định về Văn học, Âm nhạc, Lịch sử Thì mới có thể sưu tầm được một hệ thống tư liệu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng bài lịch sử cụ thể. Để có một bộ sưu tập tư liệu đã khó, thì việc sử dụng nó vào bài dạy lại càng khó khăn hơn vì phải sử dụng tư liệu đó như thế nào cho có hiệu quả lại phụ thuộc vào sự đạo diễn của người đứng trên bục giảng Bài viết này của tôi chỉ là một sáng kiến nho nhỏ được rút ra từ một quá trình giảng dạy trong nhiều năm qua, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhiều khiếm khuyết, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, phê bình để qua đó tôi tự rút ra cho mình một cách dạy phù hợp nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử trong trường trung học cơ sở. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với nhà trường Cần quan tâm nhiều hơn nữa từ phía các nhà quản lí giáo dục, phụ huynh học sinh và toàn xã hội đối với bộ môn khoa học Lịch sử. Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực tế các khu di tích lịch sử. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu lịch sử địa phương, các danh nhân ở địa phương cũng như của dân tộc. 2.2. Đối với các cấp quản lý Đồng thời để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần: - Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều nước. 28
  29. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 - Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo hướng tích hợp. - Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp. - Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp. - Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. - Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc. - Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận thích hợp. Bên cạnh đó cần có một đội ngũ phản biện, góp ý kiến có trình độ khoa học, có kinh nghiệm sư phạm và có nhiệt tâm với tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh nội dung cô đọng xúc tích dễ hiểu và cụ thể hoá các giại đoạn lịch sử. Mặt khác, các nhà sử học đầu ngành cần có sự góp ý của giáo viên giỏi ở các trường phổ thông, họ là những người gần gũi học sinh, có thể nhận biết khả năng tiếp thu của học sinh đối với từng trang sách, có thể góp nhiều ý kiến xác đáng phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay. Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Lịch sử trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình lịch sử cấp THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS trong những năm học vừa qua. Tôi hi vọng rằng những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, không chỉ ở môn Ngữ văn mà còn ở các môn khác nữa. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú trong học tập bộ môn Lịch sử. Rất mong quý thầy cô gần xa góp ý để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 29
  30. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lịch sử lớp: 6, 7, 8, 9. 2. Sách giáo viên lịch sử lớp: 6, 7, 8, 9. 3.Tư liệu Ngữ văn lớp: 6, 7, 8, 9. 4. Trịnh Đình Tùng (chủ biên): “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội,1998. 5. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng (chủ biên): “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học và học tích cực môn Lịch sử ở trung học cơ sở”, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 cho giáo viên trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội,1999. 6. Phan Ngọc Liên (chủ biên): “Phương pháp dạy học lịch sử” (tập 1,tập 2), Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội, 2004. 7. Sưu tầm qua sách – báo, Báo Văn Nghệ, Báo Giáo Dục và Thời Đại. 30
  31. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 Hà nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 31
  32. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm. PPDH : Phương pháp dạy học. PP: Phương pháp. GV: Giáo viên. HS: Học sinh. THCS : Trung học cơ sở. SGK: Sách giáo khoa. GD – ĐT: Giáo dục đào tạo. ĐH: Đại học. CĐ: Cao đẳng. VHDG: Văn học dân gian 32
  33. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài 3 6. Kế hoạch nghiên cứu 3 7. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 4 1.2.1. Cơ sở lý luận 4 1.2.2. Cơ sở thực tiễn 5 1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 5 1.3.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập 5 1.3.2. Khái niệm tích hợp 6 1.3.3. Dạy học tích hợp; tầm quan trọng của tích hợp trong dạy học và các mức độ tích hợp cơ bản trong dạy học 6 1.4. Xu hướng sử dụng tích hợp kiến thức tổng hợp để tiếp cận tri thức trong dạy học 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH THCS HIỆN NAY .9 2.1. Thực trạng vấn đề hứng thú học tập của học sinh THCS trong môn Lịch sử 9 2.2. Việc sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn trong dạy học Lịch Sử ở cấp THCS hiện nay .9 2.2.1. Tần suất sử dụng PPDH tích hợp với môn Ngữ văn và tính hứng thú học tập của HS trong PPDH này 10 2.2.2. Nhận thức của học sinh về hiệu quả của PPDH tích hợp với môn Ngữ văn trong giờ học Lịch sử 11 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA VIỆC TÍCH HỢP VỚI MÔN NGỮ VĂN 33
  34. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 13 3.1. Nguyên tắc khi vận dụng tư liệu văn học vào giảng dạy Lịch sử 13 3.1.1. Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu, không xa đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho bài học lịch sử 13 3.1.2. Đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù hợp 13 3.1.3. Đảm bảo cảm xúc văn học, tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm cao 14 3.1.4. Giáo viên không nên sử dụng tư liệu văn học một cách miễn cưỡng 14 3.2. Các phương pháp sử dụng tài liệu môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử 15 3.2.1. Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ cho những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động 15 3.2.2. Dùng tác phẩm hay một đoạn trích văn học ngắn để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử 17 3.2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử thông qua nguồn tài liệu văn học 18 3.2.4. Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử) 19 3.3. Định hướng một số bài học cụ thể .20 3.4. Kết quả đạt được 23 3.5. Giáo án minh họa .24 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 28 1. Kết luận 28 2. Khuyến nghị .28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .30 34
  35. Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 35