Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai

doc 27 trang thienle22 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_ke.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai. Người thực hiện : Nguyễn Thanh Thuỷ. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 Mục lục Trang A. Phần mở đầu 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 B. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận 3 1. Vai trò của Kể chuyện trong cuộc sống 3 2. Vị trí, nhiệm vụ của môn dạy Kể chuyện ở tiểu học 4 II. Cơ sở thực tiễn 5 1. Những quan điểm của giáo viên và học sinh tiểu học về môn Kể chuyện 5 2. Thực trạng việc dạy và kể chuyện ở trường tiểu học 6 3. Nguyên nhân của những tồn tại hiện nay 7 III. Biện pháp đề xuất 8 1. Xác định vị trí, nhiệm vụ và tác dụng của việc sắm vai trong giờ Kể chuyện 8 2. Những công việc chuẩn bị cho giờ dạy Kể chuyện có sắm vai 9 3. Thực hiện giờ Kể chuyện có sắm vai 13 4. Giáo án minh họa và kịch bản sắm vai 15
  2. IV. Phần dạy thử nghiệm 26 1. Tiết 1: Bài dạy thử nghiệm “A- i -ô - ga” (Theo hướng dạy đại trà) 26 2. Tiết 2: Bài dạy thử nghiệm “A- i - ô - ga” (dạy theo hướng đề xuất) 26 C. kết luận 27
  3. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đưa đất nước vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Theo định hướng đó thì bậc tiểu học được coi là bậc học nền tảng. Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Phân môn Kể chuyện cung cấp cho học sinh những tri thức về tự nhiên và xã hội, rèn cho các em một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc học tập cũng nhưng cho cuộc sống, hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Ở trường tiểu học, Kể chuyện là một môn học lý thú, hấp dẫn đối với học sinh. Tiết Kể chuyện thường được các em chờ đón và tiếp thụ bằng một tâm trạng hào hứng. Khác hẳn với những tiết học khác, ở tiết học kể chuyện, giáo viên và các em học sinh hầu như thoát li hẳn sách vở, giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua những nội dung câu chuyện được kể, thông qua lời kể của giáo viên và lời kể lại của học sinh. Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí của lòng vị tha và nhân ái. Kể chuyện có sức hấp dẫn, có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất tiếc, một số không ít giáo viên vẫn còn coi nhẹ, chưa dành thời gian xứng đáng. Bên cạnh đó, còn một số giáo viên cho rằng kể chuyện phụ thuộc nhiều vào năng khiếu. Ai có năng khiếu, người đó sẽ dạy giỏi. Ai không có năng khiếu thì có cố gắng mấy cũng không thể thành công Từ những nhận thức đó của giáo viên đã dẫn đến chất lượng giờ Kể chuyện còn hạn chế. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển nhân cách cho các em học sinh, đồng thời nâng cao năng lực sư phạm của bản thân, tôi đã mạnh dạn chọn phân môn Kể chuyện để nghiên cứu. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài có tên: “ Tạo hứng thú cho học sinh tiểu học trong giờ Kể chuyện qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai”. II. Mục đích nghiên cứu.
  4. Dựa trên việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập phân môn Kể chuyện hiện nay, người viết có một số đề xuất về việc giảng dạy, để giờ Kể chuyện thực sự hấp dẫn, có tính nghệ thuật nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai. III. Đối tượng nghiên cứu. - Chương trình Kể chuyện, phương pháp dạy Kể chuyện, cách thức tổ chức giờ học Kể chuyện có hoạt động sắm vai. - Sách qui định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh tiểu học (của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2000 - 2004). - Giáo viên, học sinh của một số trường tiểu học. - Giáo viên, học sinh trường tiểu học Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Đọc tài liệu và sách tham khảo có liên quan và phục vụ cho việc nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu lý thuyết, làm cơ sở cho phần lý luận. 2. Phương pháp khảo sát thực tiễn. Khảo sát điều ttra thực tế dạy kể chuyện ở một số trường tiểu học. Dự giờ phỏng vấn giáo viên và học sinh. Phương pháp này nhằm nghiên cứu thực trạng dạy kể chuyện ở trường tiểu học. 3. Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được thực hiện nhằm so sánh các tiết dạy theo cách thông thường và các tiết dạy theo cách mà mình đề ra ở 2 lớp có cùng trình độ để từ đó tìm ra kết quả đạt được. 4. Phương pháp dạy thực nghiệm. Dạy thực nghiệm một số tiết Kể chuyện trên lớp theo hướng đề xuất nhằm kiểm tra và hoàn thiện các giải pháp mà đề tài nêu ra. B. Phần Nội dung. I. Cơ sở lý luận.
  5. 1- Vai trò của kể chuyện trong cuộc sống. 1.1. Kể chuyện là gì? - Kể chuyện là cách dùng ngôn ngữ biểu cảm sinh động của người kể làm sống lại câu chuyện. Cần phân biệt hai hình thức đọc truyện và kể chuyện. - Đọc truyện: Yêu cầu người đọc trung thành với văn bản, dùng giọng đọc của mình truyền đạt chính xác đến người nghe từ nội dung đến ngôn từ của một tác phẩm truyện. - Kể chuyện là cách người kể dùng lời nói, ngôn từ của mình để truyền tới người nghe nội dung của một tác phẩm truyện. Kể chuyện không yêu cầu người kể phải trung thành tuyệt đối với văn bản mà trong quá trình kể, người kể có thể thêm bớt sàng lọc cũng như thể hiện thái độ, tình cảm của bản thân. Trong phạm vi đề tài này, Kể chuyện còn là tên gọi của một phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. 1.2. Vai trò của kể chuyện trong cuộc sống. Nhờ có tiếng nói và lao động mà con người đã thoát hẳn đời sống loài vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Dưới thời kỳ nguyên thuỷ, bầy người nguyên thuỷ quây quanh đám lửa nướng thịt thú rừng, nướng quả hạt, thừơng kể những câu chuyện săn bắn, hái lượm cho nhau nghe. Đó cũng là khởi đầu của sự tích luỹ tri thức khoa học và kể chuyện ở đây mang chức năng thông tin. Khi ngôn ngữ ngày càng phát triển, khối lượng từ ngày càng tăng thêm, đời sống vật chất và tinh thần ngày một phong phú thì kể chuyện không chỉ dừng ở mức độ thông tin nữa mà mang thêm chức năng giải trí hay cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật. Nhờ vậy mà kho tàng truyện cổ dân gian hết sức giàu có và đa dạng được truyền lại đến ngày nay băng hình thức kể chuyện. Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam sở dĩ bảo toàn được bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo, không bị phong kiến phương Bắc xâm lược đồng hoá, thôn tính, một phần là nhờ ở hùng khí của những câu chuyện cổ Trong một thời gian lịch sử lâu dài khi chưa có văn tự để ghi chép thì kể chuyện là một hình thức chiếm địa vị độc tôn. Khi đã có văn tự ghi chép, in ấn rồi thì kể chuyện vẫn tồn tại và phát triển sông song với sự phát triển của văn tự. Trong xã hội hiện đại ngày nay, kể chuyện và nghe kể chuyện vẫn là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người nói riêng và của cuộc sống nói chung. 2. Vị trí, nhiệm vụ của việc dạy kể chuyện ở tiểu học. 2.1. Vị trí. Phân môn Kể chuyện có một vị trí quan trọng được xếp liền ngay sau phân môn Tập đọc, Học thuộc lòng của bộ môn Tiếng Việt. Do ranh giới nằm giữa Tiếng Việt và Văn học nên kể chuyện vừa
  6. thuộc phạm trù ngôn ngữ Tiếng Việt, vừa học thuộc phạm trù hình tượng nghệ thuật văn chương. Theo quy định của chương trình tiểu học, mỗi tuần có một tiết Kể chuyện, thời gian mỗi tiết là 40 phút. Về nội dung chương trình từng lớp đều xác định rõ yêu cầu về nội dung truyện, yêu cầu về phương pháp thể hiện, yêu cầu về rèn luyện kỹ năng. Với vị trí này, phân môn Kể chuyện đã có chỗ đứng xứng đáng trong chương trình các lớp tiểu học. 2.2. Nhiệm vụ. a. Giờ Kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em, góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em. Từ thủa hai, ba tuổi trẻ em đã say mê nghe kể chuyện. Nhiều người không bao giờ quên những kỷ niệm về các buổi tối nghe kể chuyệm. Puskin từng tâm sự: “Buổi tối, tôi nghe kể chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình. Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp làm sao, mỗi truyện là một bài ca”. Lớn lên các em đi học, biết chữ, có thể đọc được truyện nhưng vẫn không giảm hứng thú nghe kể chuyện. Môn Kể chuyện trong chương trình tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu trên của trẻ. Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà môn kể chuyện sử dụng, đó là tác phẩm văn học nghệ thuật giáo viên dùng để kể trong lớp. Các tác phẩm văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của trẻ em, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh. b. Giờ kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em. Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học. Suốt 5 năm ở bậc tiểu học, học sinh được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại, gồm tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ truyện cổ tích đến hiện đại. Do đó vốn văn học của học sinh được tích luỹ dần. Đây là những hành chang quý sẽ theo nhiều em trong suốt cuộc đời mình. Giờ Kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em. Qua từng câu chuyện, thế giới muôn màu sắc mở rộng trước các em. Các em gặp trong đó từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ cách phục trang đến kiến trúc nhà ở, và đặc biệt là cách cư xử của con người trong muôn vàn trường hợp khác nhau Nói cách khác, các chuyện kể đã làm tăng thêm cho học sinh vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay. Các chuyện kể còn chắp cánh cho trí tưởng tượng của học sinh bay bổng. Cùng với lý tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo. Lê Nin cho rằng: “Thật là bất công nêu nghĩ rằng óc tưởng tượng chỉ cần thiết cho người làm thơ, ngay cả trong toán học cũng cần có tưởng tượng, ngay cả việc phát minh ra phép
  7. tính vi phân và tích phân cũng sẽ không thể nào có được nếu thiếu óc tưởng tượng. óc tưởng tượng là phẩm chất quí giá vô cùng”. 2.3. Giờ kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông một các có nghệ thuật, góp phần kêu gợi tư duy của trẻ. Sống với các nhân vật trong truyện, tư duy hình tượng của trẻ được khiêu gợi và có điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mỹ. Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng chi tiết, thấm thía với từng hình ảnh nghệ thuật, từng nhân vật Do đó kể chuyện là miếng đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng học sinh phát triển. Mặt khác giờ Kể chuyện phát triển ngôn ngữ nói của học sinh. Điều đáng chú ý, đây là cách nói trước đám đông một cách nghệ thuật. Cần phải rèn luyệnđể nắm được thủ pháp hấp dẫn người nghe, để có thể điều khiển được giọng kể hợp với diễn biến từng loại truyện khác nhau. Có thể nói, ngôn gữ nói được rèn luyện trong giờ Kể chuyện hướng tới phong cách nghệ thuật. II. Cơ sở thực tiễn. 1. Những quan điểm của giáo viên và học sinh th về môn Kể chuyện. 1.1. Học sinh: Bằng phương pháp điều tra, tiếp xúc với học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Cát Linh, tôi đã phần nào nắm được cái nhìn và thái độ của học sinh hiện nay về môn kể chuyện. Khi được hỏi “Em có thích môn kể chuyện không?” thì 98% học sinh được hỏi điều tra đều trả lời có thích môn Kể chuyện. Điều này chứng tỏ môn Kể chuyện rất hấp dẫn đối với học sinh tiểu học. Đa số học sinh rất ưa thích môn Kể chuyện. - Tìm hiểu lý do học sinh yêu thích môn này, tôi nắm được một số lý do sau: - Phần lớn học sinh tiểu học thích môn Kể chuyện vì trong các truyện có nhiều điều lý thú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, có tác dụng giáo dục đối với các em. - Ngoài ra, những học sinh còn yêu thích môn Kể chuyện vì các lý do khác như: Trong truyện có những nhân vật em thích, những nhân vật quen thuộc với các em từ nhỏ, truyện giúp em giải trí. Như vậy học sinh tiểu học nhìn chung đã nhận thức đúng tác dụng của môn Kể chuyện đối với bản thân. Đa số học sinh đều nắm được những điều tốt đẹp mà các câu chuyện muốn gửi gắm tới các em.
  8. Khi được hỏi: “ Em thích nghe cô giáo kể chuyện hay nghe cô giáo đọc truyện” 100% học sinh đều trả lời: “ Em thích nghe cô giáo kể chuyện”. Điều này chứng tỏ học sinh tiểu học rất hứng thú nghe cô giáo kể chuyện hơn là nghe cô giáo cầm sách đọc laị truyện. Một điều đáng chú ý là khi điều tra về nhu cầu, hứng thú kể chuyện và hoạt động sắm vai trong giờ Kể chuyện thì có 55% học sinh được điều tra thích được kể chuyện cho cô giáo và các bạn nghe. Số còn lại không thích tự mình kể chuyện mà chỉ thích nghe người khác kể chuyện cho nghe mà thôi. 1.2. Giáo viên. Khi đã tiến hành thăm dò ý kiến một số giáo viên ở trường Tiểu học Cát Linh, tôi đã thu được những kết quả sau: - 30% giáo viên được điều tra trả lời môn Kể chuyện có vai trò giáo dục rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. - 70% giáo viên được điều tra cho là môn Kể chuyện có vai trò giáo dục đối với học sinh tiểu học. - Không có giáo viên nào cho rằng môn Kể chuyện không có tác dụng đối với học sinh tiểu học. - 100% giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng hoạt động sắm vai gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học kể chuyên, giúp các em nhanh chóng nắm được nội dung truyện (nhưng khó áp dụng đai trà trên diện rộng ở tất cả các khối lớp) Tuy nhiên đây không phải là môn được đưa vào để thi như các phân môn: Tập đục, Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn, nên ít được giáo viên chú trọng đầu tư giảng dạy. 2. Thực trạng việc giảng dạy và kể chuyện ở trường tiểu học. 2.1. Nội dung mức độ kỹ năng cần đạt ở lớp 3. Nội dung: Chọn các truyện có giá trị nghệ thuật và có tác dụng giáo dục cao của Việt Nam và nước ngoài. Các chuyện này có tình tiết phức tạp hơn so với lớp 1 và lớp 2. Mức độ kỹ năng cần đạt: Biết kể lại rõ ràng và tương đối mạch lác các truyện đã đọc hoặc đã nghe với dáng điệu tự nhiên. 2.2. Phương pháp dạy học môn kể chuyện hiện nay. * Trình tự tiết dạy của giáo viên thường được thiết kế như sau: - Kiểm tra bài cũ.
  9. - Giới thiệu truyện sẽ học (dẫn truyện). - Giáo viên kể lần 1. - Hướng dẫn tìm hiểu truyện. - Học sinh tập kể chuyện từng loại rồi cả truyện. - Tổng kết dặn dò. * Theo quy định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh tiểu học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành) thì: Một số tiết học có câu chuyện dài, giáo viên có thể tóm tắt một lượt, sau đó cho học sinh đọc (hoặc giáo viên đọc) từng đoạn rồi giáo viên hướng dẫn gợi ý học sinh nắm được ý chính và tập kể lại bằng lời của bản thân một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không nhất thiết phải dạy đủ và chi tiết toàn bộ câu chuyện. Thiết kế dạy như vậy, người đóng vai trò chủ đạo là giáo viên. Giáo viên kể chuyện còn học sinh nghe, ghi nhớ và tập kể lại truyện. Cách dạy này, thực tế vẫn có tác dụng tốt và đang được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên cách dạy này nếu áp dụng vào tất cả các bài dạy thì sẽ gây sự nhàm chán, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. Qua thăm dò ý kiến của một số giáo viên thì nhiều giáo viên chưa chú trọng dạy kể chuyên, vì môn học này chưa được đưa vào nội dung các đề kiểm tra, đánh giá. ở một số trường chưa lấy điểm kể chuyện nào vào sổ hoặc lấy xen kễ với điểm tập viết. Qua việc tìm hiểu giáo án, dự giờ kể chuyện của một số đồng nghiệp chúng tôi thấy nhiều giáo viên chưa nắm chắc phương pháp dạy. Trong giờ kể chuyện nhiều giáo viên chỉ chú trọng cho học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, mới chỉ dừng lại ở mức yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng truyện mà ít chú ý đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình. Ngay chính bản thân một số giáo viên cũng cho rằng Kể chuyện là phải trung thành với văn bản truyện, không được sai lệch một câu, một từ. Bởi vậy, lời kể của giáo viên không được tự do, giọng điệu kể không phong phú, làm giảm sự chú ý của học sinh vào câu chuyện mà giáo viên đang kể. Khâu chuẩn bị của giáo viên không được chu đáo. Giáo viên không đọc kỹ câu chuyện, không suy nghĩ lựa chọn cách thể hiện các hành động của nhân vật, chưa thực sự đồng cảm với tác giả Thậm chí một số giáo viên còn chưa thuộc truyện, khi kể mắt không rời khỏi quyển sách. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng tốt hơn tới chất lượng giờ Kể chuyện ở tiểu học, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
  10. III. Biện pháp đề xuất. Để giúp học sinh có hứng thú học tập trong giờ Kể chuyện, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Kể chuyện ở tiểu học, tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: 1. Người giáo viên cần xác định vị trí, nhiệm vụ của môn Kể chuyện cũng như tác dụng của việc sắm vai trò trong giờ Kể chuyện. Như trên đã nói: Dạy Kể chuyện góp phần thoả mãn nhu cầu Kể chuyện của trẻ em, đồng thời là một phương tiện giáo dục hữu ích. Dạy Kể chuyện góp phần giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện khả năng tư duy, phát triển trí tưởng tượng Giờ Kể chuyện đem đến cho các em học sinh những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục cho các em những tình cảm, phẩm chất đạo đức cao đẹp, giúp các em có một nhân cách phát triển toàn diện. Giờ Kể chuyện có hoạt động sắm vai đem đến những tác dụng sau: - Hoạt động sắm vai gây hứng thú cho cho học sinh, giúp học sinh nắm nhanh cốt truyện, hiểu sâu nội dung cũng như tình cách của từng nhân vật trong truyện. - Việc thể hiên tích cách nhân vật giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, khả năng tư duy và phát huy trí tưởng tưởng phogn phú. - Câu chuyện nêu vấn đề gì? Xảy ra bao giờ và ở đâu. - Truyện có mấy nhân vật, đại diẹn cho tầng lớp người nào trong cuộc sống? Cuộc đời, cuộc sống của từng nhân vật ra sao? - Thông qua câu chuyện có thể rút ra ý nghĩa gì cho cuộc sống hiện tại? - Tóm tắt lại nội dung câu chuyện. 2.3. Soạn kịch bản. Sau khi đã tìm hiểu kỹ, nắm vững cốt truyện nhớ các tình tiết, hiểu thấu đáo nội dung và nghệ thuật của truyện, giáo viên tiến hành soạn kịch bản dựa trên cốt truyện và lời kể trong truyện. Kịch bản cho sắm vai phải phân định rõ lời dẫn truyện và lời thoại. Lời thoại cần ngắn gọn, đủ ý, tránh rườm rà không cần thiết để học sinh mau thuộc dễ nhớ. Từ ngữ sử dụng trong lời thoại cần phù hợp với không gian, thời gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Chẳng hạn trong các truyện cổ, cố gắng sử dụng từ ngữ cổ để tạo nên ngữ cảnh của câu chuyện.
  11. Ví dụ: - Nhà vua: Sao nó giống mèo của Trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của Trẫm đẹp, bắt về, nói thật đi! - Trạng: Tâu Bệ hạ, Bệ hạ nghi ngờ thần bắt trộm, thật là oan, xin Bệ hạ đem ra thử thì biết. (Con mèo qúy của nhà vua- Truyện đọc 3) Trong truyện, thỉnh thoảng có xen vào lời nói có vần điệu, những câu cố định, thì trong lời thoại phải giữ nguyên văn. Trong kịch bản nên gợi ý cụ thể về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ và ngữ điệu dựa theo kịch bản, để học sinh dễ hình dung về vai mình sẽ đóng. Nhưng cần lưu ý kịch bản cho sắm vai không chỉ là kich bản sân khấu hay điện ảnh, nó chỉ nhằm giúp cho các em tổ chức hoạt động, sắm vai phục vụ cho tiết học kể chuyện làm cho tiết học trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật. 2.4. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi. Để giúp học sinh nhớ được nội dung, ý nghĩa của truyện, các tình tiết trong truyện xảy ra như thế nào, tích cách của nhân vật ra sao, giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi gợi ý cho các em. Ngoài hệ thống câu hỏi trong sách giao khoa, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi. - Truyện xảy ra bao giờ và ở đâu? - Truyện có mấy nhân vật, tính cách của từng nhân vật như thế nào? - Vậy nên chọn giọng điệu, cử chỉ như thế nào để phù hợp với tính cách của nhân vật đó? - Em có suy nghĩ, tình cảm như thế nào đối với mỗi nhân vật trong truyện. - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì? 2.5. Phân vai. Giáo viên nên để các em tự chọn các vai mà các em yêu thích bằng cách giao cho một nhóm học sinh tự chuẩn bị, sau đó để các em trong nhóm thảo luận rồi chủ động nhân vai hay phân công nhau. Như vậy các em sẽ hào hứng và đóng tốt vai của mình. Ngoài ra giáo viên cũng có thẻ chủ động chọn một nhóm học sinh khá, giao vai cụ thể cho từng em. Đây sẽ là nhóm được giáo viên xây dựng làm mẫu trong giờ học. Để các em đóng vai được thuận
  12. lợi, giáo viên cần căn cứ vào tính cách, giọng nói, đặc điểm ngoại hình của từng em mà phân vai cho thích hợp. Ví dụ: ở truyện “Hai chú gấu tham ăn”, cần có 4 người để đóng vai. - Vai 2 chú gấu do 2 em đóng có ngoại hình to khoẻ, ngộ nghĩnh, nét mặt ngây thơ. - Vai cáo: Chọn em có vẻ mặt lanh lợi, dảng vẻ hoạt bát. - Vai người dẫn truyện: Có giọng nói truyền cảm, cách diễn đạt rõ ràng. Trong giờ học, giáo viên có thể chỉ định một nhóm bất kỳ, không được chuẩn bị để các em sắm vai nhằm mục đích rèn luyện cho các em tính tự tin, đồng thời cũng là cách ta kiểm tra việc nắm bài cũng như việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, Kể chuyện của các em một cách thực chất. Tuỳ theo trình độ lớp mình dạy mà giáo viên lựa chọn hình thức phân vai phfu hợp, sao cho em nào trong lớp cũng có thể tham gia. 2.6. Hướng dẫn học sinh thuộc lời thoại và nhập vai. - Phân lời thoại của từng nhân vật cho từng em bằng cách: + Phát kịch bản cho một số em khá để chuẩn bị trước ở nhà. + Đưa kịch bản vào phiếu học tập cho từng nhóm thảo luận ngay tại lớp. - Học sinh đọc kỹ tự tậo vai của mình để thuộc lời thoại. - Nếu có điều kiện, giáo viên cho nhóm khá đã được chuẩn bị nét mặt, cử chỉ không nên quá cường điệu mà chỉ là sự phối hợp tự nhiên với ngữ kể chuyện. 2.7. Chuẩn bị đạo cụ. Đạo cụ là những đồ vật nhằm hỗ trợ cho vai diễn thêm sinh động, góp phần minh hoạ, dẫn dắt câu chuyện, chắp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng. Đạo cụ dùng cho hoạt động sắm vai cần đạt được một số yêu cầu sau: - Đạo cụ phải phù hợp với từng vai diễn, có tác dụng hỗ trợ cho vai diễn sinh động, góp phần lột tả tính cách nhân vật, giúp các em dễ theo dõi truyện. - Đạo cụ cần dễ kiếm, dễ làm, dễ sử dụng không nên quá cầu kỳ, đắt tiền. Vì nhiều khi đạo cụ quá cầu kỳ lại làm cho các em tham gia đóng vai bị lúng túng khi sử dụng và làm mất sự chú ý vào nội dung diễn biến của câu chuyện đối với các em khác.
  13. - Đạo cụ có thể do giáo viên làm hoặc do học sinh tự chuẩn bị. Việc cho học sinh tự chuẩn bị sẽ góp phần phát huy sự sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng của các em học sinh: giúp các em hiểu sâu hơn về vai diễn của mình. 2.8. Các yếu tố khác. Ngoài các yếu tố cần chuẩn bị như đã nêu ở trên, để giờ học kể chuyện có sắm vai được thành công, giáo viên cần lưu ý chuẩn bị thêm: - Về địa điểm: Có thể tổ chức giờ học ở trong lớp hay ngoài trời. Nếu tổ chức ở trong lớp, giáo viên có thể sắp xếp lại bàn ghế để thầy trò ngồi quây quần bên nhau, tạo được không khí thân mật, ấm cúng trong tiết học đồng thời có đủ khoảng không gian cần thiết cho các em sắm vai. - Giáo viên cần chuẩn bị, hướng dẫn các em nếp học, cách học giờ Kể chuyện để giờ học diễn ra sôi nổi, hào hứng mang tính nghệ thuật nhưng cũng có kỷ luật. 3. Thực hiện giờ Kể chuyện có hoạt động sắm vai. 3.1. Yêu cầu cần đạt sau mỗi tiết học. - Học sinh nắm được nội dung truyện, nhớ được cốt truyện. - Về mức độ kỹ năng. + Đối với lớp 3: học sinh biết kể lại một đoạn ngắn trong truyện đã nghe giáo viên kể, đối với học sinh khá có thể yêu cầu kể cả truyện. + Học sinh có khả năng đóng vai dựng lại một đoạn hoặc cả truyện sau khi đã nghe cô giáo và các bạn kể. 3.2. Quy trình lên lớp: a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra ý nghĩa của truyện đã học trong giờ trước; truyện có mấy nhân vật? b. Bài mới: * Giới thiệu bài: giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài. * Kể mẫu: giáo viên kể (có thể dùng kết hợp tranh minh hoạ). * Hướng dẫn thực hành: * Hoạt động 1: Kể từng đoạn truyện.
  14. - Giáo viên nêu câu hỏi giúp học sinh nắm nội dung từng đoạn truyện. - Một học sinh kể lại đoạn truyện (có thể vừa kể vừa minh hoạ). - Các học sinh khác nhận xét góp ý cách kể của bạn. * Hoạt động 2: Kể toàn bộ truyện. - Học sinh 1 dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Học sinh 2 không nhìn tranh kể toàn bộ truyện có thể hiện điệu bộ, cử chỉ. * Hoạt động 3: Đóng vai. Chia học sinh thành nhóm. - Lần thứ 1: Cho 1 học sinh điều khiển. Các nhóm lần lượt đóng vai nối tiếp từng đoạn truyện. - Lần thứ 2: Một nhóm khá đóng vai dựng lại toàn bộ truyện. * Củng cố: - Nêu câu hỏi giúp học sinh rút ra ý nghĩa của truyện, liên hệ thực tế. - Chơi trò chơi. * Dặn dò: Tập kể và đóng vai theo các nhân vật trong truyện. Chuẩn bị bài sau. 4: Giáo án minh hoạ và kịch bản sắm vai. Giáo án minh hoạ Kể chuyện - lớp 3 (Chương trình 165 tuần) Bài: A- i - ô - ga. A. Yêu cầu:
  15. 1. Cho học sinh thấy: Người đẹp mà lười biếng, không chịu làm việc thì cũng trở thành vô dụng và sẽ bị mọi người lên án. Từ đó động viên các em có ý thức lao động giúp đỡ gia đình như Bác Hồ đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”. 2. Tập cho học sinh có giọng kể thích hợp với từng nhân vật trong đoạn đối thoại ( giọng bà mẹ nghiêm khắc nhưng đôn hậu, giọng cô gái kiêu ngạo, bướng bỉnh). B. Chuẩn bị. - Học sinh: + đọc kĩ truyện, tìm hiểu nội dung truyện thông qua hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. + Một nhóm học sinh tập đóng vai và chuẩn bị đạo cụ. Giáo viên: + Đọc kỹ truyện, tập kể cho sinh động, hấp dẫn. + Vẽ tranh minh hoạ. + Soạn kịch bản. C. Các hoạt động trên lớp: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ. Học sinh 1: Nêu tên truyện, tên nhân vật. Hỏi: - Giờ trước ta học gì: Học sinh 2: Nêu ý nghĩa của truyện. - Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? II. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Na Nai là tên một dân tộc ở miền bắc nước Nga. Truyện dân gian Na Nai kể về sự tích con Ngỗng thật ly kỳ, độc đáo. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe tại sao con ngỗng lại hay kêu “A- i - ô - g” nhé. - Ghi bảng. 2: Kể mẫu: Lắng nghe ghi nhớ nội dung truyện.
  16. - Kể mẫu kết hợp dùng tranh minh hoạ. 3. Hướng dẫn thực hành kể. a. Hoạt động 1: Kể từng đoạn. Học sinh nêu: CH1: Truyện có những nhân vật nào? Ghi bảng. Lưu ý học sinh phân biệt giọng các nhân vật. CH2: A- i - ô - ga là cô gái như thế nào? Học sinh trả lời: ( Biếng làm nhưng A-i-ô-ga lại tích cực đòi ăn và bị mẹ từ chối) Ghi bảng (ý chính) CH3: + Cô đã từ chối công việc mẹ sai bảo ra sao? -Học sinh dựa vào tranh kể lại đoạn 1. Hãy kể lại cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con. + Giáo viên và học sinh nhận xét, góp ý về cách kể. CH4. + Không làm nhưng cô có đòi ăn không? Mẹ - 1 học sinh trả lời: ( BIếng làm nhưng A-i- cô có thái độ thế nào? ô-ga lại tích cực đòi ăn và bị mẹ từ chối). Ghi bảng Yêu cầu học sinh kể lại đoạn 2. - 1 học sinh dựa vào tranh kể lại đoạn hai. - Nhận xét góp ý cách kể của học sinh. CH5. + Bị mẹ từ chối, A-i-ô-ga đã có thái độ như - 1 học sinh trả lời: thế nào? Điều gì đã xảy đến với cô? ( Không biết lỗi. A-i-ô-ga giận dỗi, bị biến Ghi bảng thành ngỗng). * Yêu cầu kể lại đoạn 3. - 1 Học sinh dựa vào tranh kể lại đoạn 3. - Nhận xét góp ý các kể của học sinh. b. Hoạt động 2: Kể toàn bộ truyện. - 1 Học sinh dựa vào tranh kể lại toàn bộ truyện. - 1 Học sinh không nhìn tranh kể lại truyện. c. Hoạt động 3: Đóng vai. - 1 Học sinh dẫn truyện. * Lần 1: - Học sinh từng tổ lần lượt đóng vai tái hiện nội dung truyện ( mỗi tổ đóng một đoạn) * Lần 2: - 1 nhóm học sinh đóng vai dựng lại nội dung truyện. 4. Củng cố: - Học sinh trả lời: ( Cô ta lười, kiêu ngạo).
  17. Nêu câu hỏi để học sinh rút ra bài học: - 1 Học sinh trả lời: - A-i-ô-ga có những tính xấu gì đáng chê trách? 1 Học sinh nêu kết luận trong sách giáo khoa. - Nếu gặp A-i-ô-ga thì em sẽ khuyên bảo cô điều gì? * Chơi trò chơi: Nghệ sĩ tí hon. HS thi đóng đoạn A-i-ô-ga biến thành ngỗng, hoặc đóng vai nào mà em thích. Kịch bản sắm vai Truyện : a-i-ô-ga * Nhân vật: + A-i-ô-ga. + Mẹ của A-i-ô-ga + Cô bé hàng xóm. + Dân làng (2 người) Cảnh 1: (A-i-ô-ga đang soi gương, ngắm nghĩa, rồi lại soi mình trong dòng nước vuốt tóc Hai người làng đi qua). - Dân làng 1: A-i-ô-ga kìa! xinh quá nhỉ! - Dân làng 2: Lại không ư! Hãy xem trong khắp các làng bản quanh đây, có ai xinh đẹp hơn cô ấy nào? Chỉ có A-i-ô-ga là đẹp nhất! (A-i-ô-ga vui sướng càng soi gương trang điểm.) (mẹ A-i-ô-ga bước vào) - Mẹ A-i-ô-ga: Con đi xách nước giúp mẹ đi! - A-i-ô-ga: Con ngã xuống nước mất! - Mẹ: Con bám vào bụi cây ấy! - A-i-ô-ga: Cây bật gốc thì chết! - Mẹ: Thì con phải bám vào bụi chắc ấy chứ>
  18. - A-i-ô-ga: Tay con xước hết ra mất! - Mẹ: Con đeo bao tay vào. - A-i-ô-ga: Bao tay cũng đứt hết (lấy chậu đồng ra soi). (Bố A-i-ô-ga đi vào) - Bố: Con lấy kim khâu bao tay lại! - A-i-ô-ga: Kim gẫy mất! - Bố : Lấy cái kim to ấy! - A-i-ô-ga: Kim ấy sẽ đâm thủng tay con! - Bố: Lấy cái da dê cứng mà đeo. (A-i-ô-ga vùng vằng, lại lấy gương soi) - Bố: (nhún vai, lắc đầu) : Con với cái! Chán quá! Cảnh 2: (Cô bé hàng xóm chạy vào) - Cô bé hàng xóm: Để cháu đi lấy nước cho bác nhé! (Cô bé lấy xô, xách nước về) - Mẹ: Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá! (mẹ nhào bột làm bánh, bày bánh chín lên bàn. A-i-ô-ga vứt gương sà đến đĩa bánh) - A-i-ô-ga: Bánh nóng ngon quá! Mẹ cho con 1 cái! - Mẹ: Bánh nóng cầm bỏng tay (giọng bực bội) - A-i-ô-ga : Thì con đeo bao tay. - Mẹ: Bao tay ướt rồi! - A-i-ô-ga: Con sẽ đem phơi.
  19. - Mẹ: Phơi nó sẽ cứng. - A-i-ô-ga : Con sẽ bóp cho mềm. - Mẹ: Thế thì đau tay. Việc gì cô phải làm việc cho phí hoài nhan sắc. Tốt hơn hết là để tôi đem bánh cho đứa lúc nãy nó không tiếc sức mình sách nước hộ tôi! Cảnh 3: ( Mẹ lấy bánh cho cô bé hàng xóm: A-i-ô-ga vùng vằng bỏ ra sông soi mình ngắm nghía. Cô bé hàng xóm ăn bánh. A-i-ô-ga ngồi nhìn với thái độ ghen tức, cáu giận). - Cô bé hàng xóm: (nói với A-i-ô-ga) Bạn lấy bánh mà ăn! - A-i-ô-ga : Xì i i (A-i-ô-ga dang rộng tay, vùng vẫy) - A-i-ô-ga: Ta không cần gì cả a a a! ( giọng bực tức) (A-i-ô-ga ngã nhào xuống nước, làm động tác bơi) - A-i-ô-ga: ái chà! Ta đẹp làm sao!! ô ô ô! Đẹp nhất là ta (A-i-ô-ga tiếp tục bơi. Hai dân làng đi ra) - Dân làng 1, 2: Con ngỗng ở đâu đến đây kìa! - A-i-ô-ga: (kêuto) A-i-ô-ga, A-i-ô-ga.
  20. Giáo án minh hoạ Kể chuyện - lớp 3 (Chương trình 165 tuần) Bài 1: Hai tiếng kì lạ A. Yêu cầu: 1. Giáo dục học sinh ý thức trau dồi lời nói: Nói năng hoà nhã thì người nghe dễ cảm thông, nói năng cộc lốc, thiếu lễ độ thì chẳng ai ưa và hay hỏng việc. 2. Học sinh biết thay đổi giọng nói của các nhân vật trong các đoạn đối thoại, phát âm chính xác từ chỉ tên người nước ngoài khi kể, sắm vai dựng câu chuyện thành một màn kịch nhỏ. B. Chuẩn bị: - Học sinh: + Đọc trước, tìm hiểu nắm cốt truyện, qua hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa + Một nhóm học sinh tập đóng vai, và chuẩn bị đạo cụ. - Giáo viên: + Đọc kể chuyện, tập kể cho sinh động, hấp dẫn. + Chuẩn bị kịch bản, giúp học sinh sắm vai. Các hoạt động trên lớp: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ ( 2’) - Yêu cầu: Hãy nhắc lại tên truyện đã học trong giờ - 1 Học sinh: Sự tích cây vú sữa. trước. - 1 Học sinh nêu ý nghĩa của truyện Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: (1’) Cô biết ở trong lớp ta có nhiều bạn ngoan nhưng trong thực tế hàng ngày các bạn lại chưa chú ý, hay chưa biết nói năng làm hài lòng mọi người. Vậy nói như thế nào để mọi người vui lòng và nói như vậy có khó quá không?
  21. Để giúp các em trả lời câu hỏi này, cô mời chúng ta cùng nghe câu chuyện: “Hai tiếng kỳ lạ”. - Ghi tên đề bài lên bảng. 2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung cách kể. a. Kể mẫu (5’) - Giáo viên: Kể toàn bộ câu chuyện (có thể gọi một học Học sinh lắng nghe, ghi nhớ nội dung sinh khá kể, hoặc bật băng cát -sét cho học sinh nghe) truyện b. Tìm hiểu nội dung truyện (5’) * Gọi 1 học sinh đọc lời chú thích - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi sách giáo khoa Ghi các từ cần phát âm “Pao-lích”, “Lê-na” trên abảng - Cả lớp đọc đồng thanh. cho học sinh phát âm * Nêu câu hỏi ( ghi 3 câu hỏi như sách giáo khoa) - Trong truyện có nhân vật nào? 1 học sinh trả lời: Pao-líc, bà của Pao- líc và ông già. - Chú bé Pao-lích gặp ông già ở đâu? lúc nào? (ghi câu - Chú bé gặp ông già lúc ông đang hỏi lên bảng) ngồi trên ghế dài. - Hai người nói với nhau những gì? ông già hỏi Pao-líc vì sao Pao-lic lại bực tức, còn Pao-líc kể cho ông nghe (ghi câu hỏi lên bảng) về sự bực tức của mình. - Theo em vì sao Pao-líc lại bị mọi người trong nhà ghét? Vì chú nói năng thiếu lễ độ với mọi - Ông già khuyên chú điều gì? người. (ghi câu hỏi) - Ông khuyên chú khi nói thì nhìn vào mắt mọi người và nói thật dịu dàng. - Chú thực hiện lời khuyên đó và thấy có hiệu lực ra sao? (Ghi câu hỏi lên bảng) - Vậy theo em hai tiếng kỳ lạ đó là gì? - Hai tiếng đó là : “vui lòng” c3. Hướng dẫn thực hành kể chuyện. 1. Hoạt động 1: Kể từng đoạn (10’) * Nêu câu hỏi 1: Yêu cầu học sinh kể lại đoạn theo câu - 1 học sinh kể đoạn: “ Một ông già hỏi đó. nhỏ bé và cháu nữa). - Gọi một học sinh trong lớp nhận xét về giọng điệu, nét mặt của bạn khi kể, cho điểm.
  22. - Nêu câu hỏi gợi ý cách kể. + ở đoạn này, Pao-líc có thái độ như thế nào? Ông già có + Pao-lích thì cáu khỉnh nói cộc lốc thái độ như thế nào? + Ông già thì ôn tồn, điềm tĩnh. - Vậy em nên chọn ngữ điệu để thể hiện cho đúng tính + Giọng ông già: Chậm rãi nhẹ nhàng cáchẩn đoán hai nhân vật này. + Giọng Pao-lích: to, cáu khỉnh - Gọi 1 học sinh kể tiếp đoạn: “Pao-lích thút thít khóc - 1 học sinh kể. Nhiều thế!” - Giáo viên hoặc 1 học sinh nhận xét cách kể của học sinh 2, giáo viên cho điểm. * Nêu câu hỏi 2 trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh - Học sinh 3 kể đoạn “Ông già vuốt kể lại đoạn đó. râu thế thì khó khăn gì!” - Nhận xét góp ý cách kể, cho điểm. * Nêu câu hỏi 3: Yêu cầu 1 học sinh kể lại đoạn còn lại - Học sinh 4 kể lại. - Giợi ý: Trong đoạn này thái độ của Pao-lích có gì khác đoạn 1. Thái độ của Pao-lích ở đoạn này lễ Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện (5’) phép, nói năng dịu dàng khác hẳn đoạn 1. Hoạt động 3: Sắm vai (5’) - 1 Học sinh kể. Chác 1: Chia lớp thành 4 nhóm, phát kịch bản cho từng - Học sinh đọc, chọn vai sẽ đóng. nhóm, yêu cầu các em đọc, phân công các bạn lên thể - Trưởng nhóm lên giới thiệu từng vai hiện, thi xem nhóm nào đóng hay. rồi thể hiện. - Gọi 1 nhóm bất kỳ lên thể hiện. - Giáo viên theo dõi ghi chép nhận xét những mặt đã đạt - Cả lớp theo dõi, nhận xét góp ý cho được và chưa đạt. bạn về: - Gọi học sinh nhận xét cách đóng. + Nội dung đã đủ ý, đúng trình tự? - Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh những điểm + Giọng điệu? chưa đúng, khen động viên các em. + Điệu bộ, cử chỉ ? * Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng đối với các lớp khá. - Cách 2:
  23. Tiến hành như cách 1 với nhóm học sinh khá đã được chuẩn bị trước. * Cho học sinh nhận xét góp ý về cách thể hiện của từng bạn. 3. Củng cố (3’) - 1 Học sinh đọc mục “ý nghĩa”. Hỏi: Câu chuyện này cho chúng ta bài học gì? Hãy đọc “ý - Cả lớp theo dõi sách giáo khoa ( nghĩa” cuả truyện. hoặc cho cả lớp đọc đồng thanh) - Nhận xét giờ học. 4. Dặn dò (1’) - Dặn học sinh: + Các nhóm còn lại về tập đóng vai cho tốt, để học thuộc “ ý nghĩa” của truyện. + Đọc, trả lời câu hỏi của bài sau: “Bà cháu” Kịch bản sắm vai Truyện: Hai tiếng kì lạ * Nhân vật: Pao-lích Ông già. Lê-na ( chị gái Pao-lích Anh trai Pao-lích Bà Pao-lích Cảnh 1: (Ông già ngồi trên ghế, dùng đầu ô vẽ lên mặt đất, Pao-lích với thái độ bực tức đi tới). - Pao-lích: Ông ngồi dịch sang bên! (ông già nhìn vào mặt Pao-lích)
  24. - Ông già: Sao, cháu có chuyện gì thế? (Pao-lích nhìn ông) - Pao-lích: Điều đó làm ông thích lắm hả? - Ông già: Không, cháu ạ! Nhưng mà, cháu, cháu vừa giận dỗi, la ó phải không? - Pao-lích: Bỏ nhà đi ( càu nhàu). - Ông già: Cháu muốn đi trốn à? - Pao-lích: Chứ sao! Bởi vì chị Lê-na (Nắm tay lại, thái độ giận dữ ) đụng đến cái gì dù nhỏ nhất, là chị ấy tát! Chị Lê-na có hàng đống viên màu, nhưng chả cho cháu lấy một viên. - Ông già: Đấy không phải là lý do để cháu đi trốn. - Pao-lích: Đâu phải chỉ có thế! Còn bà nữa chứ! Bà đuổi cháu ra khỏi bếp chỉ vì một củ cà rốt. Bà còn ném cả cái rẻ lau vào cháu nữa! (Pao-lích khóc thút thít. Ông già an ủi nó) - Ông già: Không việc gì, cháu ạ. Mưa rồi trời sẽ hửng! - Pao-lích: Chả ai yêu cháy hết! (nói to) Anh cháu đi bơi thuyền cũng chẳng cho cháu đi theo, mặc dù cháu bảo là sẽ giúp anh bỏ mái chèo xuống nước. Anh cháu bực mình đấm mạnh xuống ghế và không nói năng gì cả. - Ông già: Anh cháu không muốn cho cháu đi bơi thuyền à? - Pao-lích: (Cầu kinh): Ông hỏi gì cháu nhiều thế? - Ông già (Vuốt râu): Bởi vì ông muốn giúp cháu biết nói hai tiếng kỳ lạ này! (Pao- lích há hốc miệng về ngạc nhiên) - Ông già: Ông sẽ dạy cháu hai tiếng đó. Nhưng cháu phải nhớ nó cho thật dịu dàng vừa nói vừa nhìn vào mắt người ta. Không được quên: dịu dàng và nhìn vào mắt. - Pao-lích: Hai tiếng gì ạ? (Ông già cúi xuống nói thầm với Pao - lích sau đó to) - Ông già: Đúng thế, kỳ lạ lắm. Và cháu phải nói đúng lời ông dặn.
  25. - Pao-lích: Thế thì khó khăn gì! Cảnh 2: (Pao - lích chạy về nhà. Chị Lê na ngồi về với một đống viên màu. Bà đang làm bếp). - Lê- na: (cho các viên màu đi) - Pao-lích (kéo áo chị, nhìn vào mắt - Lê- na:) Chị vui lòng cho em một viên màu nào! - Chị Lê- na (ngạc nhiên, mở to mắt, bỏ tay đang che ra, nói khẽ) Màu nào - Pao-lích: Màu xanh ấy! (Lê - na trao viên màu cho Pao -lích. Pao - lích cầm, bước đi mấy bước rồi trả cho chị và chạy đi tìm bà. Bà đang làm bếp). - Pao-lích: (ôm lấy bà nhìn vào mắt bà): Bà vui lòng cho cháu một mẩu bánh nhée! Bà (chọn cái bánh vàng nhất đưa cho Pao - lích): Cháu yêu của bà hãy ăn đi, ăn lúc còn nóng ấy! (Pao-lích sung sướng nhảy cỡn lên đi tìm anh trai) - Anh trai: Chà! Hôm nay trời đẹp thật! Sau bữa trưa, đi bơi thuyền thì thích qúa! - Pao-lích: Anh vui lòng cho em đi với (Anh trai hơi chau mày) - Lê- na: Cho nó đi với, có mất gì đâu! - Bà (cười) Lẽ nào không đem em nó đi với. - Pao-lích: Anh vui lòng nhé, chắc nhé! - Anh trai: (cười xoà,vỗ vai chú, xoa đầu chú): được rồi, cùng đi. Ông bạn đường của tôi. IV. Phần dạy thực nghiệm. Để kiểm tra kết quả nghiên cứu tôi tiến hành dạy thử nghiệm trên lớp 3 của Trường Tiểu học Cát Linh-Quận Đống Đa- Hà Nội theo 2 phương pháp dạy đang sử dụng đại trà và phương pháp dạy theo hướng đề xuất. Tiết 1 Bài dạy thử nghiệm a - i - ô - ga. Lớp dạy thử nghiệm: Lớp 3E (theo hướng dạy đại trà) * Kết quả dạy thực nghiệm: - 50/58 học sinh nắm được cốt truyện. - Số học sinh được gọi kể là 9 em. + Học sinh đạt điểm tốt là 2 em + Học sinh đạt điểm khá là 5 em
  26. + Học sinh đạt điểm trung bình là 2 em. - Có 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện, có thể hiện cảm xúc. Tiết 2 Bài dạy thử nghiệm a - i - ô - ga. Lớp dạy thử nghiệm: Lớp 3G (Dạy theo hướng đề xuất) * Kết quả dạy thực nghiệm: - 50/58 học sinh nắm được cốt truyện. - Số học sinh được gọi kể là 6 em. + Học sinh đạt điểm tốt là 3 em + Học sinh đạt điểm khá là 2 em + Học sinh đạt điểm trung bình là 1 em. + Một học sinh kể lại lưu loát, diễn đạt rõ ràng, thể hiện tình cảm tốt. Số nhóm tham gia đóng vai: 4 nhóm + Số nhóm đóng vai hay: 2 nhóm. + Số nhóm đóng vai khá: 2 nhóm C. Kết luận Qua nghiên cứu thử nghiệm, tôi có rút ra một số nhận xét về biện pháp đã đề xuất. 1. Tính sáng tạo: Học sinh học sôi nổi, nhanh chóng nắm được cốt truyện. Học sinh tự tin, kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình. Nhiều em hào hứng tham gia vào hoạt động sắm vai và có nhiều sáng tạo trong qúa trình thể hiện tính cách nhân vật mình đóng. 2. Tính phổ biến: - Để phục vụ cho tiết dạy không cần nhiều đồ dùng dạy học mà giờ học vẫn đạt kết quả cao. - Phương pháp này đã được trao đổi và áp dụng ở khối 3 của Trường Tiểu học Cát Linh -Quận Đống Đa - Hà Nội. * Hạn chế: Để tiết dạy thành công, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian soạn bài, soạn kịch bản, hướng dẫn học sinh luyện tập. Trên đây là một số suy nghĩ, tìm tòi của tôi trong quá trình dạy môn Kể chuyện. Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên vấn đề tôi trình bày không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình từ các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy ngày càng tốt hơn!
  27. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết Nguyễn Thanh Thuỷ