Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình và trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học lịch sử

doc 22 trang thienle22 3070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình và trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kenh_hinh_va_tro_choi_nham_tao.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình và trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học lịch sử

  1. Môc lôc PhÇn I: §Æt vÊn ®Ò 1/.Lí do chọn đề tài .2 2/.Đối tượng nghiên cứu: 2 3/. Mục đích nghiên cứu 2 4/. Phạm vi nghiên cứu 2 5/. Phương pháp nghiên cứu: 2 PhÇn II: Néi dung ®Ò tµi 1/ Cơ sở lí luận: 2 2/Cơ sở thực tiễn 3 3/ Các biện pháp sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi .5 4/. Sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong một giờ học cụ thể 14 5/.Kết quả đạt được, kinh nghiệm rút ra 20 PhÇn III: Kết luận và kiến nghị 1/.Kết luận : 21 2/.Kiến nghị 21 1
  2. Phần I: Đặt vấn đề: 1.Lí do chọn đề tài: Là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã từ lâu tôi rất buồn trước thực trạng nhiều học sinh cấp THCS( kể cả cấp PTTH cũng vậy) không yêu thích môn lịch sử. Các em chỉ tập trung vào các môn chính, ít quan tâm học môn phụ như môn lịch sử .Vì thế các em không hề hào hứng, chăm chỉ.Tóm lại các em chẳng nắm được gì về lịch sử nước nhà, thậm chí còn nhầm lẫn các sự kiện, các nhân vật lịch sử “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Số học sinh bị điểm không trong các kì thi tốt nghiệp và đại học môn lịch sử hiện nay là một thực trạng đáng báo động. Làm thế nào để học sinh yêu thích môn lịch sử là điều mà tôi luôn trăn trở. Để tạo được hứng thú cho các em có rất nhiều yếu tố trong đó việc khai thác kênh hình và tổ chức trò chơi làm cho các em rất hào hứng và kết quả giờ học tốt hơn, các em nắm chắc, nhớ lâu kiến thức hơn. Vì thế tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm về “sử dụng kênh hình và trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học lịch sử “ mà tôi đã bước đầu áp dụng khá thành công tại cơ sở. 2.Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh THCS - Các loại kênh hình và một số trò chơi thường được sử dụng trong giờ học lịch sử ở trườngTHCS 3. Mục đích nghiên cứu: Một tiết dạy không thể thành công nếu người giáo viên không có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu soạn bài cũng như chuẩn bị đồ dùng dạy học và cũng không thể thành công nếu như học sinh không có sự chuẩn bị bài và chủ đông học tập. Chính vì vậy khi giảng dạy một tiết học nói chung cũng như một tiết lịch sử nói riêng người dạy phải chú ý tới các yếu tố nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong việc học .Một trong các yếu tố ấy là khai thác kênh hình và tổ chức các trò chơi lịch sử .Nếu người giáo viên giúp các em yêu thích, say mê tìm hiểu lịch sử thì chắc chắn chất lượng bộ môn sẽ được nâng cao. 4. Phạm vi nghiên cứu: Khi thiết kế một tiết dạy người giáo viên luôn phải quan tâm đến các phương tiện dạy học cũng như kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin đưa ra một số yếu tố nhằm tạo hứng thú cho các em là: sử dụng kênh hình và trò chơi. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nêu vấn đề - Phân tích,chứng minh - Thống kê Phần II. Nội dung đề tài: 1.Cơ sở lí luận: 1.1. Khái niệm môn lịch sử: Lịch sử là môn khoa học dựng lại toàn bộ những gì đã trải qua, đã diễn ra trong quá khứ.Nhưng nó lại có vai trò quan trọng đối với với việc giáo dục truyền 2
  3. thống đạo đức cho thế hệ trẻ .Qua học tập lịch sử học sinh sẽ biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ, hiểu rõ được truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, từ đó mà xác định nhiệm vụ của mình trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp quy luật trong tương lai. Lịch sử môn khoa học xã hội nhưng có đặc thù riêng bởi nó nghiên cứu và dựng lại toàn bộ những gì đã diễn ra trong qúa khứ, nó không tồn tại nguyên vẹn và trực tiếp trong thực tiễn như các ngành khoa học khác .Vậy làm thế nào để học sinh có thể hình dung và đánh giá đúng các sự kiện và nhân vật lịch sử. Điều đó chỉ có thể đạt được khi người giáo viên tái tạo được lịch sử một cách sống động nhất . Để tái tạo lịch sử người giáo viên phải sử dụng những hình thức đặc trưng riêng của môn học như : khai thác kênh hình, sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử, kể chuyện lịch sử, sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh. Trong đó tôi thấy việc sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh thường được giáo viên sử dụng phổ biến hơn cả. 1.2 Khái niệm kênh hình: Kênh hình trong dạy học lịch sử là những hình ảnh trong và ngoài SGK có vị trí quan trọng nhằm tái hiện lịch sử. Kênh hình lịch sử giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách cụ thể, sinh động. - Kênh hình có thể chia thành các loại sau: +Hiện vật: di tích lịch sử, di vật khảo cổ +Tạo hình: tranh ảnh, sa bàn + Quy ước: bản đồ, sơ đồ, niên biểu 1.3 Khái niệm trò chơi: Trò chơi là hình thức vui chơi sử dụng các cử chỉ, ngôn ngữ để biểu đạt sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người. Trò chơi lịch sử có điểm khác biệt so với các trò chơi khác là nó không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí mà thông qua trò chơi học sinh sẽ củng cố tri thức, rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng nói một cách tự nhiên, hấp dẫn. - Những trò chơi thường được giáo viên sử dụng trong dạy học sử là: trò chơi nối, trò chơi hỏi nhanh- đáp giỏi, trò chơi ô chữ, trò chơi mật mã lịch sử, trò chơi thử làm hướng dẫn viên, trò đuổi hình bắt chữ . Sở dĩ hai hình thức trên tỏ ra có hiêu quả bởi những ưu điểm của chúng: kênh hình đáp ứng được yêu cầu tái tạo lịch sử một cách sống động còn trò chơi vừa củng cố khắc sâu kiến thức vừa rất phù hợp với tâm lí học sinh THCS “học mà chơi, chơi mà học”,tạo không khí vui vẻ cho giờ học. Thông qua kênh hình và trò chơi các em sẽ dễ dàng hiểu, hình dung về sự kiện, nhân vật lịch sử thời quá khứ đồng thời giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn . 2.Cơ sở thực tiễn: 2.1 Thực trạng dạy học lịch sử hiện nay ở trường THCS: 3
  4. - Lối dạy học truyền thống vẫn còn tồn tại ở không ít giáo viên. Nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc khai thác kênh chữ, tóm tắt lại nội dung sách giáo khoa, thầy giảng, trò ghi chép những ý chính vào vở khiến giờ học trở nên buồn chán, học sinh không mấy hứng thú nên việc tiếp thu kiến thức rất thụ động, học sinh chỉ ghi chép mà không hiểu cách ghi, không nảy sinh nhu cầu cần biết khi ghi chép. Về mặt tâm lí thì không có hứng thú sẽ không thể học tập tích cực. - Một số giáo viên tuy nhận thức được giá trị của việc sử dụng kênh hình và trò chơi nhưng lại rất ngại sử dụng vì phải đầu tư nhiều thời gian tìm hiểu, chuẩn bị hoặc sử dụng mang tính đơn điệu, thiếu cuốn hút nên không đạt hiệu quả mong muốn. -Nhiều tiết học giáo viên đã sử dụng tốt kênh hình, tổ chức các trò chơi lịch sử nhưng đó không phải là việc làm thường xuyên trong tất cả các tiết học mà chủ yếu chỉ đầu tư trong các tiết dạy đỉnh cao như: thi giáo viên giỏi, chuyên đề, hội giảng còn giờ học bình thường thì không áp dụng hoặc áp dụng qua quýt mang tính hình thức mà không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Những hạn chế trên là thực trạng chung khá phổ biến ở nhiều trường phổ thông hiện nay.Cho nên đa số các em không yêu thích môn lịch sử coi đây là môn học khô khan với quá nhiều con chữ dài dằng dặc và những con số thật khó nhớ .Tình trạng mù lịch sử hiện nay tồn tại ở không ít học sinh phổ thông , các em không biết cách học bộ môn, học trước quên sau dẫn đến việc nhớ sai, nhầm lẫn sự kiện lịch sử. Điều đó khiến tất cả những ai quan tâm đến môn học này không khỏi băn khoan lo lắng.Thực trạng ấy do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do học sinh không có hứng thú với môn học nên dẫn đến tâm lí ngại và sợ học lịch sử. 2.2.Thực trạng giảng dạy tại trường THCS Trung Phụng : - Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của ngành giáo dục và Ban Giám hiệu nhà trường nên trường tôi đã có hai phòng chức năng với máy tính và máy Projector rất thuận lợi cho các bài dạy cần trình chiếu hình ảnh vàc có các đồ dùng dạy học như bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật phục vụ cho công tác dạy và học.Tuy nhiên số lượng, chất lượng tranh ảnh, bản đồ còn hạn chế. - Về giáo viên: mặc dù nhận thức được vai trò, ý nghĩa của của việc khai thác kênh hình và sử dụng trò chơi nhưng việc sử dụng chưa thường xuyên và triệt để, chưa phát huy hết được tính tích cực của học sinh qua hệ thống kênh hình và trò chơi . -Về phía học sinh: học sinh trong trường chủ yếu là con em các gia đình lao đông nghèo, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến học tập các các em nên nhiều em rất sao nhãng việc học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bộ môn. Mặt khác khá nhiều em quan niệm chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử coi đó là môn phụ nên không đầu tư thời gian, sức lực. Vì những lí do trên nên kết quả của việc dạy và học lịch sử những năm học vừa qua ở trường tôi chưa cao. Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi đã chú ý tăng cường sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi trong các giờ dạy lịch sử. Qua năm học (2013-2014) tôi đã thực hiện và bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ . 4
  5. Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là chống dạy chay, giảm thuyết trình, tăng khả năng tư duy độc lập của học sinh, phát huy cao nhất tính tự học, chủ động tiếp thu kiến thức đã và đang được thực hiện ở trường phổ thông trong cả nước . Như vậy xuất phát từ thực tế giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh , từ việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi thấy nếu học sinh có hứng thú với môn học thì chắc chắn chất lượng dạy và học lịch sử sẽ được nâng cao vì vậy tôi xin trình bày vấn đề “Sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong việc học lịch sử ”. 3. Các biện pháp sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi 3.1.Sử dụng kênh hình: * Khi sử dụng kênh hình giáo viên phải tuân theo một số nguyên tắc sau: - Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học: kênh hình được xác định bởi tỉ lệ, vị trí địa lí, phân bố, cách trình bày, đặc điểm nội dung kênh hình và đặc điểm nội dung sự kiện cùng phương pháp truyền đạt của giáo viên. Muốn thực hiện tốt điều đó giáo viên phải nắm chắc nội dung kênh hình. -Phải đảm bảo tính thẩm mĩ: Nội dung kênh hình phải đẹp, sáng rõ kết hợp với lời nói giàu hình ảnh của giáo viên sẽ tạo sự hấp dẫn tăng hứng thú cho bài học. -Phải đảm bảo tính sư phạm: Kênh hình không được quá khó hay qúa dễ nếu không sẽ làm giảm hứng thú, sự tò mò của học sinh. -Phải đảm bảo thời điểm và thời lượng : Khi sử dụng cần phải phù hợp với từng nội dung bài học, phải đúng thời điểm không quá sớm làm học sinh dẽ phân tán, không được quá muộn các em sẽ khó so sánh liên hệ với kênh chữ, không được sa đà ảnh hưởng tới nọi dung bài. - Đảm bảo tính chủ động, tự học: Giáo viên phải tổ chức để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức qua kênh hình, tự khám phá và rút ra kết luận. - Kênh hình chỉ tạo nên hứng thú cho các em khi đặt chúng trong các tình hống có vấn đề, được khai thác và dùng đúng phương pháp. a.Mục đích của việc sử dụng kênh hình: - Như chúng ta đã biết đặc trưng của môn lịch sử là tính không lặp lại vì vậy việc tái hiện lịch sử trong quá khứ một cách chính xác là điều rất khó khăn. Chúng ta có thể giúp học sinh hiểu được chúng thông qua việc sử dụng kênh hình phong phú, từ đó tạo biểu tượng, giúp học sinh hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học lịch sử. - Qua việc khai thác và tìm hiểu kênh hình những sự kiện, nhân vật lịch sử từ xa xưa như hiện ra sống động trước mắt các em, giúp các em như đang được sống trong những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc. - Việc sử dụng và khai thác tốt kênh hình trong giờ học sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan: tai nghe, mắt thấy, học sinh dẽ hiểu, dẽ nhớ, nhớ lâu, phát triển được năng lự quan sát, tư duy và ngôn ngữ của học sinh, khắc phục được tình trạng nhàm chán, đơn điệu trong giờ học. Cho đến nay trong lí luận cũng như trong thực tiễn dạy học không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của kênh hình với học lịch sử. Tuy nhiên sử dụng nó như 5
  6. thế nào để đạt hiệu quả trong dạy học nhằm phát triển tư duy của học sinh thì không hề đơn giản bởi tình trạng sử dụng mang tính hình thức còn khá phổ biến. b. Cách sử dụng một số kênh hình: Trong các loại kênh hình trên thì bản đồ và tranh ảnh lịch sử có vai trò, ý nghĩa quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong dạy học sử ở trường phổ thông. *Sử dụng bản đồ: Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần tái tạo cho học sinh những hình ảnh lịch sử với những nét điển hình nhất, đặc trưng nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hóa lịch sử. Trên bản đồ lịch sử, các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, ở một thời gian, địa điểm cụ thể nên học sinh dễ theo dõi và ghi nhớ kiến thức. Ví dụ: dạy bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) Dạy mục I. Chiến dịch biên giới thu-đông 1950 Nếu chỉ dùng lời giáo viên sẽ khó có thể cho học sinh hình dung được diễn biến chiến dịch cũng như cách đánh thông minh sáng tạo của quân ta. Vì thế giáo viên dùng phần mềm Photoshops để chuyển lên dưới dạng lược đồ có địa danh cụ thể . Phần hình mũi tên sẽ chuyển động hiệu ứng với lời nói của giáo viên. VÞ trÝ ta lµm chñ Cø ®iÓm cña ®Þch Hµnh lang §«ng -T©y L­îc ®å chiÕn dÞch biªn giíi thu- ®«ng 1950 - Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát trên lược đồ: kí hiệu, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4, âm mưu của chúng. Chỉ trên lược đồ đường biên giới từ Việt Nam sang Trung Quốc qua đường số 4.Pháp quyết định chốt lực lượng trên đường số 4 với một hệ thống phòng ngự liên hoàn, và thiết lập hành lang đông –tây từ Hải Phòng -Hà Nội -Hòa Bình -Sơn 6
  7. La nhằm bao vây căn cứ địa Việt Bắc, ngăn chặn sự liên lạc giữa ta với Trung Quốc -Tiếp đó giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ trả hỏi : + Tại sao ta lại mở chiến dịch Biên giới? + Theo em quân ta sẽ đánh điểm nào trên đường số 4? Tại sao ta lại chọn Đông Khê mà không phải là Thất Khê hay Cao Bằng? - Hs chia thành các nhóm thảo luận .Các em có thể thấy ngay được vị trí trọng yếu của Đông Khê : nằm giữa Thất Khê và Cao Bằng nếu mất địch phải cho quân ứng cứu, mặt khác đánh Đông Khê quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập chúng sẽ tìm cách rút chạy nên ta có cơ hội tiêu diệt quân tiếp viện vì thế ta đánh Đông Khê nhằm cắt đứt hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4. VÞ trÝ ta lµm chñ Cø ®iÓm cña ®Þch Hµnh lang §«ng -T©y L­îc ®å chiÕn dÞch biªn giíi thu- ®«ng 1950 -Tiếp theo giáo vên tập trung tường thuật trận Đông Khê , kết hợp với giới thiệu ảnh và kể về anh La Văn Cầu, Trần Cừ để các em thấy được gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ. - Sau đó giáo viên trình bày tiếp diễn biến và cho học sinh thấy được sự chỉ đạo sáng suốt của bộ chỉ huy trong việc diệt viện binh của giặc từ Thất Khê lên để đón cánh quân từ Cao Bằng về khiến chúng không liên lạc được với nhau và cả hai cánh quân đều bị ta tiêu diệt cuối cùng chúng phải rút khỏi đường số 4.Hành lang Đông -Tây cũng bị quân ta chọc thủng . -Trình bày song phần diễn biến giáo viên đặt câu hỏi : 7
  8. + Em có nhận gì về cách đánh của ta trong trận này?(so sánh với cách đánh ở chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947) ? + Chiến dịch Việt Bắc: bao vây chia cắt địch bẻ gẫy từng gọng kìm của chúng + Chiến dịch biên giới: đánh điểm, diệt viện. -Kết quả đạt được: học sinh thấy được cách đánh linh hoạt của quân ta cũng như thấy được bước phát triển mới của cuộc kháng chiến: sự lớn mạnh về thế và lực của ta, chiến dịch đã mở đầu giai đoạn ta chủ động đánh địch. Sau khi nghe giáo viên tường thuật, được quan sát trực tiếp trên màn hình học sinh sẽ trình bày lại phần diễn biến. Khi trình bày học sinh tự nói theo ý của mình không phụ thuộc vào sách giáo khoa vì thế vừa tránh được lối học vẹt cứng nhắc,vừa nhớ lâu kiến thức * Sử dụng tranh, ảnh lịch sử: - Tranh ảnh, hình vẽ là đồ dùng trực quan trọng nhằm tái tạo lịch sử, nó không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mới, có tác dụng tốt trong việc giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan sát tranh ảnh học sinh sẽ tư duy trìu tượng . - Bản thân tranh ảnh sẽ không thể gây ra sự quan sát tích cực nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong nhu cầu trả lời một vấn đề cụ thể.Mặt khác sau khi quan sát học sinh phải miêu tả những cái vừa quan sát được theo vấn đề mà giáo viên đặt ra vì vậy khả năng diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ cũng không ngừng tăng lên. -Việc quan sát thường xuyên các loại tranh ảnh giúp các em có thói quen quan sát khoa học, biết nhận xét phân tích để đi đến những nét khái quát nhất.Từ đó mà phát triển tư duy và sự sáng tạo của các em. Việc sử dụng tranh, ảnh trong giờ học lịch sử khiến các em tập trung chú ý hơn và trong một khía cạnh nào đó buộc học sinh phải động não để trả lời câu hỏi giáo viên đua ra từ đó mà thu hút các em vào bài học một cách tự nhiên. - Tranh ảnh có nhiều loại nhưng có thể chia thành một số loại cơ bản sau: tranh ảnh chân dung nhân vật lịch sử, tranh ảnh về một sự kiện lịch sử, tranh ảnh hiện vật, hình vẽ, hình vẽ biếm họa mỗi loại có cách sử dụng khác nhau tùy theo mục đích cụ thể. - Vậy sử dụng nó như thế nào nhằm đạt hiệu quả theo tôi phải chú ý đến những nguyên tắc sau: +Trước hết người giáo viên cần xác định tranh đó có nội dung gì? mục đích sử dụng : dùng để minh họa hay cung cấp kiến thức mới, để củng cố bài hay ra bài tập về nhà. +Tiếp đó cần xác định dung lượng và thời gian cần thiết để khai thác nó theo tầm quan trọng của bài học. +Cho học sinh quan sát để khai thác chúng theo định hướng của giáo viên +Khi sử dụng cần linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc Đối với ảnh chân dung nhân vật đặc biệt là các chân dung các anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ, chân dung các danh nhân thông qua hình dáng bên ngoài giáo viên yêu cầu học sinh nêu vắn tắt tiểu sử, giáo viên có thể kể chuyện thời thơ ấu dễ 8
  9. làm cho học sinh hứng thú, kích thích sự tò mò, phát triển năng lực nhận thức của các em. Tuy nhiên với các nhân vật phản diện cần hướng học sinh tới những biểu hiện của tính gian ác, xảo quyệt của họ. Ví dụ: sử 9 Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Hình 31. Chân dung đồng chí Trần Phú. Bức ảnh được sử dụng ở mục II.Luận cương chính trị (10-1930).Sau khi cho học sinh quan sát bức ảnh chân dung đồng chí Trần Phú, yêu cầu học sinh giới thiệu khái quát về tiểu sử cuộc đời hoạt động cách mạng của ông . -> sau đó giáo viên chốt và nhấn mạnh: ông là tác giả của Luận cương chính trị 10-1930 và là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta. Đối vớii tranh biếm họa: ví dụ: Sử 8-Dạy Bài 21.Chiến tranh thế giới thứ hai Hình 75.Tranh biếm họa ở các nước Châu Âu: Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít- le. Bức tranh được sử dụng khi dạy mục I.Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. -Cho học sinh quan sát tranh, kết hợp với đọc sgk giáo viên đưa một số câu hỏi gợi mở: + Bức tranh nói lên điều gì? 9
  10. +Tại sao Hít- le lại ví như người khổng lồ còn các nước Châu Âu lại ví như người tí hon? +Vì sao Anh-Pháp lại thỏa hiệp dung dưỡng với Hit-le? Tại sao Hít le lại tấn công các nước Châu Âu trước ? -Trả lời được những câu hỏi trên học sinh sẽ thấy được chính thái độ thỏa hiệp của các nước Châu Âu để đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo cơ hội cho Hít-le tấn công các nước châu Âu trước. Dạy sử 8 .Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam Ảnh: Nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, ý 1.Các vùng nông thôn Trước hết GV cho hs quan sát ảnh và đặt câu hỏi để hs trao đổi: +Em thấy người nông dânViệt Nam trong ảnh đang làm gì ?(hình dáng, ăn mặc của họ ra sao?) Tại sao họ phải kéo cày thay trâu? +Qua bức ảnh em có suy nghĩ gì về đời sống của nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc? Học sinh có thể thấy ngay hình ảnh 3 người nông dân gày guộc,quần áo rách rưới hoặc cởi trần. Họ phải còng lưng kéo cày thay trâu ở ngoài đông mà vẫn đói . Sau đó giáoviên hướng dẫn hs đi đến kết luận dưới ách thống trị của Pháp nông dân bị bóc lột cùng kiệt, họ luôn đi đầu trong cuộc dấu tranh đòi tự do, no ấm. - Kết quả đạt được: Việc sử dụng khai thác tranh ảnh như vậy vừa nâng cao nhận thức của học sinh vừa có sức truyền cảm sâu sắc, phát huy trí tưởng tượng của các em, khiến các em tập trung hơn vào bài học. 3.2.Sử dụng trò chơi lịch sử: a.Mục đích: +Trò chơi lịch sử tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn các em vào bài học lại rất phù hợp với tâm lí của các em học sinh THCS “học mà chơi, chơi mà học” + Đặc biệt trò chơi rất tốt để phát huy khả năng của đối tượng học sinh học yếu và học sinh có tính cách rụt rè 10
  11. +Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức một cách dẽ dàng, hiệu quả. b. Cách sử dụng một số trò chơi *Trò chơi hỏi nhanh – đáp giỏi: -Cách chơi : giáo viên có thể viết lên bảng ( nếu có điều kiện có thể sử dụng máy chiếu ) lần lượt đưa các mốc thời gian, các sự kiện lịch sử, các nhân vật, địa danh. giáo viên có chọn một bạn học sinh, bạn đó sẽ quay mặt xuống phía dưới lớp để không nhìn được các dữ kiện mà giáo viên đưa ra .Các bạn phía dưới nhìn vào các dữ kiện đặt câu hỏi để bạn đó trả lời, kết thúc cuộc chơi giáo viên có thể trao phần thưởng cho người chơi xuất sắc để động viên các em. -Phạm vi và tác dụng: Trò chơi này có ưu điểm là học sinh trong cả lớp đều được tham gia chơi, cả người hỏi lẫn người trả lời đều phải tư duy để tìm ra câu hỏi và câu trả lời trong một khoảng thời gian nhất định .Đối với giáo viên lại rất dẽ trong khâu thiết kế vì nó rất đơn giản.Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi này ở bất cứ phần nào của giờ học đặc biết là phần củng cố bài . Tôi đã thực hiện trò chơi này ở nhiều lớp học và trong nhiều tiết tôi thấy làm rất dẽ và không tốn nhiều thời gian thiết kế, khi chơi học sinh rất hứng thú ,hoạt động rất sôi nổi kể cả ngũng học sinh lúc bình thường không bao giờ phát biểu nhưng lúc chơi lại rất hăng hái.Trong quá trình chơi học sinh phải suy nghĩ tìm câu hỏi thật nhanh, gợi ý thật chính xác để bạn mình có câu trả lời đúng vì thế tư duy ngôn ngữ của học sinh được phát triển tốt. Ví dụ: Lớp 9 : Bài 9 Nhật Bản : Giáo viên có thể thiết kế trò chơi này trong phần củng cố bài như sau : . Mời một bạn lên chơi , bạn đó quay mặt xuống phía dưới, giáo viên lần lượt đưa dữ kiện, các bạn trong lớp đặt câu hỏi gợi ý của các bạn để trả lời; 1.Ki-ô-tô (Cố đô của Nhật Bản là gì?): 2.Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (Hai thành phố nào của Nhật bị Mĩ ném bom nguyên tử?) 3.Năm1950-1970 ( Thời gian nào Nhật Bản đạt được sự phát triển thần kì về kinh tế?) 4.Thu nhập bình quân đầu người (Trong lĩnh vực này Nhật Bản vươn lên đúng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ?) 5.Ý chí mạnh mẽ (Người ta thường nhắc tới yếu tố này đầu tiên khi nói đến con người Nhật Bản?) 6.Chế tạo ô tô và tàu biển(Nhật Bản giữ vị trí hàng đầu thế giới về ngành công nghiệp này?) 7.Mềm mỏng về chính trị (Chính sách đối ngoại nổi bật của Nhật Bản từ sau năm 1945?) *Trß ch¬i nèi : 11
  12. - Cách chơi: Giáo viên có thể cho mốc thời gian hoặc dữ kiện lịch sử bị xáo trộn. Các thành viên trong đội sẽ nối cho hợp lí trong thời gian quy định -Phạm vi sử dụng, tác dụng: trò chơi có thẻ sử dụng ở phần kiểm tra bài cũ, phần củng cố bài hay trong giờ ôn tập. Qua trò chơi này học sinh sẽ củng cố kiến thức, nắm chắc các sự kiện cơ bản. *Trò chơi ô chữ: - C¸ch ch¬i: Giáo viên dùng máy Profecstor (nếu không có điều kiện có thể dùng bảng phụ đã kẻ sẵn ô chữ, bút màu đề ghi đáp án). Sau đó đưa ra các dữ kiện có tính chất gợi ý cho học sinh các đội tìm ô chữ hàng ngang. Những từ hàng ngang này liên quan quan gần gũi với chìa khóa ở ô hàng dọc .Khi chưa đoán hết ô chữ ở chìa khóa hang ngang mà đội nào đang chơi đã mở đoán đúng chìa khóa ở ô hang dọc đội đó sẽ chiến thắng. - Phạm vi sử dụng và tác dụng Đây là trò chơi khá hấp dẫn có thể sử dụng phổ biến và linh hoạt trong giờ học . Qua trò chơi kiến thức của các em sẽ được củng cố và khắc sâu hơn . Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần lưu ý trò chơi này tương đối mất thời gian nên giao viên phải sử dụng thích hợp . Ví dụ : Sử 6 - Bài 12 Nước Văn Lang Câu hỏi ở ô hàng ngang 1: gồm 9 chữ cái: Người đúng đầu nhà nước Văn Lang là ai? 2: gồm 7 chữ cái: đây là tên nhân vật trong truyền thuyết đã bốc từng quả đồi dời từng dãy núi? 3: Gồm 8 chữ cái: tên đặt cho con trai vua? 4:Gồm 8 chữ cái: Đây là chức quan dứng đầu các bộ? 5: Gồm 7 chữ cái: tên đặt cho con gái vua? 6: Gồm 4 chữ cái : Nơi an nghỉ của Vua Hùng 7: Gồm 10 chữ cái : đây là tên một truyền thuyết nói về người anh hùng chống ngoại xâm? Ô chía khóa hàng dọc là Văn Lang ( Nhà nước sơ khai đầu tiên) 1) H Ù N G V Ư Ơ N G 2) S Ơ N T I N H 3) Q U A N L A N G 4) L Ạ C T Ư Ớ N G 5) M Ị N Ư Ơ N G 6) L Ă N G 7) T H Á N H G I Ó N G V Ă N L A N G *Trò chơi mật lịch sử : 12
  13. - Cách chơi: Giáo viên dùng máy Profecstor chiếu lên các sự kiện, các địa danh, con số hoặc hoặc mốc thời gian. Học sinh đoán đó là sự kiện lịch sử gì ,nhân vật nào từ đó mà giải thích mối liên quan giữa chúng tìm ra mật mã lịch sử. Ở mỗi dự kiện lịch sử giáo viên có thể đưa các hình ảnh minh họa để trò chơi thêm phần hấp dẫn. -Phạm vi ứng dụng và tác dụng: Trò chơi này thường được sử dụng trong phần củng cố bài học rèn cho học sinh khả năng suy luận, khả năng liên kết các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách thống nhất từ đó mà học simh nắm chắc kiến thức. Trò chơi này có ưu điểm là vừa tạo được không khí sôi nổi vừa rèn được kĩ năng hoạt động nhóm một cách hiệu quả. Dạy sử 6: Bài 20. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI) Giáo viên đưa 3 đưa 3 dư liệu: 1.Thanh Hóa 2. Năm 248 ->Học sinh đoán mật mã: Khởi nghĩa Bà Triệu 3. Lục Dận * Mối liên quan: -Thanh Hóa: quê hương của Bà Triệu, cũng là nơi bùng nổ cuộc khởi nghĩa -Năm 248: thời gian bùng nổ cuộc khởi nghĩa -Lục Dận:Viên tướng của nhà Ngô sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Sau khi tìm ra mật mã giáo viên có thể chiếu thêm hình ảnh để nhấn mạnh đến tinh thần đấu tranh anh dũng , kiên cường của vị nữ kiệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. *Trò chơi : Làm hướng dẫn viên -Cách chơi: Giáo viên có thể chia học sinh thành nhóm, nêu nội dung tường thuật ở bản đồ có đầy đủ kí hiệu các nhóm lên tường thuật và có quy định thời gian cụ thể. Ngoài ra đối với đối tượng học sinh lớp khá-giỏi giáo viên có thể cho học sinh chơi ở mức độ khó hơn: đó là giáo viên chuẩn bị lược đồ câm với các kí hiệu mũi tên học sinh vừa trình bày diễn biến vừa điền các kí hiệu các mũi tên cho chính xác. Để động viên học sinh giáo viên có thể trao phần thưởng cho hướng dẫn viên xuất sắc. -Phạm vi ứng dụng và tác dụng: 13
  14. Trò chơi này thường được áp dụng trong các tiết phải trình bày diễn biến một trận đánh hoặc thuyết trình về một nhân vật lịch sử, một công trình kiến trúc công trình văn hóa.Trò chơi này rất tốt vì nó giúp học sinh tái tạo lại lịch sử bằng ngôn ngữ của mình, giúp các em mạnh dạn hơn khi nói trước đám đông, gây hứng thú với cả người thuyết trình cũng như người nghe .Tuy nhiên để làm tốt điều này học sinh cần phải có sự chuẩn bị kĩ bài thuyết trình ( Giáo viên yêu cầu học sinh tập trình bày trước ở nhà hoặc trong nhóm học tập) * Trß ch¬i “ §uæi h×nh b¾t ch÷” -Cách chơi: Giáo viên dùng hình ảnh trên máy chiếu gồm các miếng ghép có hình vuông hoặc hình bông hoa nhiều cánh có màu sắc đẹp. Chia lớp thành các đội chơi lần lượt chọn miếng ghép để mở. Mỗi miếng ghép tương ứng với một câu hỏi, trả lời đúng thì miếng ghép đó sẽ được mở ra kèm với một hình ảnh minh họa cho từ cần đoán. Đôi nào trả lời đúng sẽ được điểm nếu sai phải nhường quyền trả lời cho đội bạn. Giáo viên có thể cho cài thời gian để trò chơi thêm hấp dẫn. * Phạm vi ứng dụng và tác dụng: Trò chơi này rất hiệu quả trong việc giúp học sinh hiểu rõ và nhớ lâu tên tuổi các nhân vật lịch sử, các địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử, các công trình kiến trúc văn hóa Trò chơi này có thể sử dụng trong phạm vi khá rộng, có thể tổ chức cho học sinh trong phần củng cố bài, các tiết lịch sử địa phương, bài ôn tậpvà làm bài tập lịch sử. VD Sử 8: Lịch sử địa phương- Thăng Long Hà Nội thời Nguyễn Giáo viên tổ chức trò chơi này nhằm khắc sâu cho học sinh kiến thức về văn hóa của Thăng Long- Hà Nội thời Nguyễn Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh kèm theo các câu hỏi để học sinh đoán từ 1. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng vào năm 1802 được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội (Khuê Văn Các) 2.Quê ông ở Quảng Nam, là tổng đốc Hà –Ninh. Năm 1882 khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai ông đã tuẫn tiết theo thành (Hoàng Diệu) 3. Ông là người làng PhúThị -Gia Lâm nổi tiếng với tài văn thơ và nhân cách thanh cao được tôn là Thánh chữ ( Cao Bá Quát) 4.Đây là nơi lưu giữ khí phách hào hùng và tinh thần quả cảm của viên chưởng cơ cùng 100 người đã chặn quân Pháp vào thành Hà Nội trong năm 1873 ( Ô Quan Chưởng) 5. Bà là nữ sĩ tài danh nổi tiếng với bài thơ Thăng Long thành hoài cổ và Qua Đèo Ngang?( Bà Huyện Thanh Quan) 6.Ông là nhà văn, Nhà giáo người thiết kế quần thể kiến trúc đặc sắc: Tháp Bút Đài Nghiên, sửa cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn?( Nguyễn Văn Siêu) 14
  15. Sau trò chơi giáo viên cho học sinh tổng hợp lại các công trình kiến trúc và các danh nhân tiêu biểu của Hà Nội thời Nguyễn.Và kết luận tuy Hà Nội thời Nguyễn không còn là trung tâm chính trị nhưng vẫn là trung tâm kinh tế văn hóa lớn , là trái tim hồng của cả nước, chính mảnh đất đó đã sinh ra những nhà thơ, nhà văn hóa lớn cho dân tộc. 4. Sử dụng kênh hình và tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong một giờ học cụ thể Bài 22. Khởi nghĩa Lý Bí – Nước vạn Xuân (542-602) ( Tiếp theo) A.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, nhà Lương về sau là nhà Tùy đã huy động một lực lượng lớn sang xâm lược nước ta hòng lập lại chế độ đô hộ cũ. - Cuộc kháng chiến chống quân Lương trải qua hai thời kì, thời kì do Lý Bí và thời kì do Triệu Quang Phục lãnh đạo. - Đến thời Hậu Lí Nam Đế nhàTùy sang xâm lược. Nước Vạn Xuân rơi vào ách đô hộ của nhà Tùy. - Giáo viên xác định dung lượng kiến thức ở 3 mục tương đương nhưng cần khai thác kĩ hơn ở mục 4:Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quát sát, phân tích sự kiện, kĩ năng tường thuật diễn biến trên lược đồ, kĩ năng làm việc theo nhóm. 3.Giáo dục: - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc - Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước của cha ông B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Máy Projector sử dụng Photoshops và Power point với dạng lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do giáo viên thiết kế. - Lược đồ khu căn cứ hồ Điển Triệt và căn cứ đầm Dạ Trạch - Một số tranh vẽ về căn cứ đầm Dạ Trạch - Một số trò chơi: Làm hướng dẫn viên, hỏi hay- đáp giỏi,nối cột - Chuyện kể về Triệu Quang Phục - Ảnh đền thờ Lí Nam Đế và Triệu Quang Phục 2. Học sinh: Tìm hiểu Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục và cuộc kháng chiến chống quân Lương . C. Tiến trình thực hiện: Trước hết giáo viên đưa học sinh vào vấn đề cần tìm hiểu: sau hai lần đem quân sang đàn áp nước ta nhưng đều thất bại nhà Lương vẫn âm mưu chiếm bằng 15
  16. được nước ta nên đã dốc sức chuẩn bị cho lần xâm lược thứ 3.Vậy Lý Nam Đế, sau là Triệu Quang Phục đã chống quân Lương như thế nào? 3.Chống quân Lương xâm lược: Sách giáo khoa chủ yếu là dùng mốc thời gian và các dữ kiện để mô tả lại cuộc tấn công xâm lược lần thứ 3 của quân Ngô. Nếu chỉ đọc và cho học sinh tóm tắt những nét chính thì học sinh sẽ rất khó hình dung cuộc tấn công ồ ạt của quân Lương và sự chống cự của nghĩa quân do Lý Nam Đế lãnh đạo với lực lượng không cân sức (quân Lương rất mạnh trong khi nước Vạn Xuân mới thành lập, lực lượng nghĩa quân còn non yếu) Phần diễn biến này tương đối khó với học sinh lớp 6 bởi có nhiều dữ kiện và địa danh nên tôi đã sử dụng phần mềm Photoshops để chuyển lên dưới dạng lược đồ có địa danh cụ thể cùng hướng mũi tên chỉ rõ đường tấn công của địch và sự rút lui của quân ta. Phần hình mũi tên sẽ chuyển động hiệu ứng với lời nói của giáo viên. - Trước hết giáo viên giới thiếu sơ qua cho hs thấy đường tiến công của quân Lương theo hai hướng thủy-bộ vào nước ta. - Tiếp tục giới thiệu quân Lý Nam Đế đón đánh ở Lục Đầu nhưng trước thế mạnh của địch đã phải rút về Gia Ninh( Phú Thọ). Năm 546 Quân Lương chiếm Gia Ninh, Lí Nam Đế đem quân đóng ở hồ Điển Triệt. - Giáo viên chiếu trên máy căn cứ hồ Điển triệt và thủy trại của Lý Nam Đế 16
  17. §iÓn TriÖt( nay thuéc huyÖn LËp Th¹ch,tØnh VÜnh Phóc) n»m ë bªn bê s«ng L«,c¸ch B¹ch H¹c 15km. X­a cã con ngßi nèi s«ng víi hå;ba mÆt ®«ng ,nam,b¾c cña hå lµ c¸c d¶i ®åi cao; phÝa t©y lµ nh÷ng ®åi thÊp h¬n vµ c¸nh ®ång tròng. Tõ s«ng L« chØ cã mét ®­êng ®i vµo phÝa b¾c cña hå. Đặt câu hỏi : Tại sao Lý Nam Đế lại cho đóng quân ở Hồ Điển Triệt? Quan sát trên lược đồ cùng tư liệu sách giáo khoa học sinh dẽ dàng trả lời địa thế hiểm yếu của hồ -nơi đây chỉ có một con đường duy nhất vào phía bắc của hồ. - Giáo viên tường thuật tiếp việc Lý Nam Đế bị quân Trần Bá Tiên với lực lượng mạnh đánh úp và phải rút vào động Khuất Lão (Phú Thọ). Khi Lý Nam Đế mất Triệu Quang Phục tiếp tục nắm quyền chỉ huy. - Kết thúc phần tường thuật giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao Lý Nam Đế thất bại? Sự thất bại của ông có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Học sinh rút được ra nguyên nhân thất bại của Lí Nam Đế do tương quan lực lượng, giáo viên khẳng định đây không phải là sự chấm dứt của nước Vạn Xuân vì cuộc chiến bảo vệ đất nước vẫn tiếp tục do Triệu Quang Phục lãnh đạo. - Học sinh trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà kết hợp với việc theo dõi giáo viên trình bày sẽ tường thuật lại diễn biến trên lược đồ. Khi tường thuật các học sinh sẽ tự nói theo ngôn ngữ của mình , không phụ thuộc vào sách giáo khoa vì vậy tránh được lối học vẹt, trong quá trình tường thuật trên bản đồ học sinh sẽ nắm chắc và nhớ lâu kiến thức. 4. Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào? Đây là phần trọng tâm của bài học: -Trước hết giáo viên giáo viên chiếu hình ảnh chân dung Triệu Quang Phục trong truyện tranh lịch sử Việt Nam . Sử dụng trò chơi : làm hướng dẫn viên cho học sinh giới thiệu về Triệu Quang Phục làm tăng hứng thú cho các em.Học sinh trình bày tốt giáo viên cần cho điểm để khích lệ các em. -Tiếp đó giáo viên yêu cầu một học sinh xác định trên lược đồ căn cứ Dạ Trạch. Sau đó hỏi học sinh: Theo em tại sao Triệu Quang Phục lại chọn đầm Dạ Trạch là căn cứ kháng chiến? Sau khi học sinh trả lời giáo viên có thể dùng một số 17
  18. hình vẽ trong truyện tranh lịch sử Việt Nam giới thiệu nhằm khắc sâu thêm kiến thức. Triệu Quang Phục và căn cứ Dạ Trạch Dạ Trạch vùng đầm lầy, rộng mênh mông lau sậy um tùm vừa phát triển lực lượng vừa có thể cất dấu quân. Nơi đây chỉ có thể dùng thuyền mộc lướt nhẹ trên đám cỏ nước , địch khó tấn công, rất lợi hại cho cuộc chiến tranh du kích( ban ngày nghĩa quân ẩn nấp, ban đêm mới dùng thuyền nhẹ ra đánh tiêu diệt lực lượng của địch và cướp vũ khí lương thực) Giáo viên tường thuật tiếp nét chính của cuộc kháng chiến để học sinh thấy được nghệ thuật chớp thời cơ: khi Trần Bá Tiên về nước, trao quyền chỉ huy cho tì tướng Dương Sài - viên tướng bất tài nên Triệu Quang Phục đã chớp thời cơ phản công và dành thắng lợi. Kết thục mục 4 giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi trong sách giáo khoa: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến doTriệu Quang Phục lãnh đạo? Các nhóm sẽ cùng trao đổi tranh luận cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét và chốt nhữngnguyên nhân sau: + tận dụng ưu thế của đầm dạ trạch để đánh du kích, xây dựng lực lượng + được nhân dân ủng hộ + nghệ thuật chớp thời cơ +quân Lương chán nản, bị động trong chiến đấu 5. Nước Vạn xuân đã kết thúc như thế nào? 18
  19. Giáo viên cho hs đọc sách giáo khoa và trình bày tình hình nước ta sau khi đánh bại quân Lương .Việc triệu Quang Phục, sau là Lý Phật Tử lên ngôi vua (hậu Lý Nam Đế).Tiếp đó làm rõ âm mưu của nhà Tùy đòi Lý Phật Tử sang chầu và đặt câu hỏi: Theo em vì sao nhà Tùy đòi Lý Phật Tử sang chầu, vì sao ông thoái thác không đi? Sau khi học sinh trả lời giáo viên phân tích kĩ để học sinh thấy được âm mưu thôn tính nước ta của nhà Tùy: chúng muốn nhân cơ hội Lý Phật Tử sang chầu sẽ bắt ông và lập lại chế độ cai trị cũ , không chịu khuất phục bọn phong kiến phương Bắc nên ông thoái thác không đi và tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng. Phần củng cố: đây là phần tổng kết hệ thống hóa kiến thức của toàn bài nên giáo viên tổ chức trò chơi “hỏi nhanh đáp giỏi” để học sinh nắm chắc kiến thức vừa học, tạo cho các các sự vui vẻ thư giãn khi tham gia chơi. -Cách chơi: Chọn một hs bất kì lên bảng và quay mặt về phía các bạn trong lớp, không được quay mặt lại phía màn hình nếu không sẽ bị phạm quy. Giáo viên chiếu lên máy lần lượt từng dữ kiện ( nếu không có điều kiện làm máy có thể ghi lên bảng). Cả lớp ở dưới sẽ suy nghĩ đặt câu hỏi để bạn trả lời ( Chú ý người hỏi không được làm lộ đáp án nếu làm lộ câu đó bị hủy) 1. Lý Nam Đế (sau khi lên làm vua Lý Bí lấy hiệu là gì?) 2. Thái Bình (Nơi Lý Bí phất cờ khởi nghĩa?) 3. Vạn Xuân( Lý Nam Đế đặt tên nước là gì?) 4. Trần Bá Tiên (Tướng chỉ huy quân Lương xâm lược nước ta 545 là ai?) 5. Dạ Trạch Vương (Người ta thường gọi Triệu Việt Vương là gì?) 6. Hưng Yên (căn cứ Dạ Trạch thuộc tỉnh nào?) 7. Đánh du kích( cách đánh quân Lương của Triệu Quang Phục?) 8. Lý Phật Tử ( Ai lập triều Hậu Lý Nam Đế?) Đây chỉ là những câu hỏi gơi ý, học sinh có thể nêu những câu hỏi khác miễn là không phạm quy và giúp bạn có thể trả lời nhanh đáp án. Kết bài giáo viên có thể cho chơi trò chơi nối thời gian với sự kiện để tổng kết cả bài 21 và 22 dưới hình thức trò chơi thi giữa hai đội: đội nào nhanh chính xác sẽ chiến thắng (Bảng phụ): Đội 1: Thời gian Nối Sự kiện Mùa xuân năm 542 Nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp Tháng 4 năm 542 Nhà Lương tổ chức cuộc tấn cong đàn áp lần thứ hai Đầu năm 543 Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân Mùaxuân năm 544 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa Đội 2: 19
  20. Thời gian Nối Sự kiện Tháng 5năm 545 Nghĩa quân Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương Năm 548 Mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân Năm 550 Quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy sang đàn áp Năm 603 Lý Nam Đế mất 5. Kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra: 1.Kết quả đạt được: Với việc khai thác và sử dụng tốt kênh hình và tổ chức trò chơi kết quả đạt được như sau:(So sánh trong 2 năm học:học sinh khối 6 và khối 9) +TB môn: Năm học 2011-2012 ( chưa áp dụng đề tài) Khối Số hs Loại giỏi(%) Loại khá(%) Loại TB (%) Loại yếu (%) Loại kém(%) 6 35 10(28,5%) 11(31,5%) 12(34,2%) 2(5,5%) 0 9 33 9 (27%) 10(30%) 11(33%) 2(6,5%) 1(3,5%) + TB môn: Năm học 2013-2014 ( áp dụng đề tài) Khối Số hs Loại giỏi(%) Loại khá(%) Loại TB(%) Loại yếu(%) Loại kém 6 44 15(34%) 17(39%0 11(25%) 1(%) 0 9 31 12 (38,5%) 11(35,5%) 7 (22,5%) 1(3,5%) 0 -Như vậy việc sử dụng kênh hình và trò chơi đã góp phần nâng cao chất lượng dạy-học lịch sử: + Tỉ lệ học sinh TB, yếu giảm, không còn học sinh kém + Tỉ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi tăng hơn. - Học sinh chú ý lắng nghe, hiểu bài nhớ bài sâu sắc hơn, trở nên hào hứng và yêu thích lịch sử hơn. - Kích thích được sự hứng thú học tập của tất cả đối tượng học sinh( kể cả học sinh yếu và nhút nhát cũng hăng hái tham gia.) - Qua giờ dạy lịch sử tôi đã phần nào giáo dục cho các em lòng yêu nước, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ độc lập ông cha ta. 2.Kinh nghiệm rút ra -Việc sử dung kênh hình và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử chỉ thực sự có kết quả khi người giáo viên giảng dạy có sự phối hợp chặt chẽ với hình thức và các phương pháp khác. Khi sử dung nên tập trung vào những phần kiến thức trọng tâm với một dung lượng vừa phải tránh sa đà. -Người giáo viên phải không ngừng học hỏi và tự học nhằm nâng cao trình đồ chuyên môn, trình độ tin học cũng như phải tìm tòi , đổi mới phương pháp dạy 20
  21. học, làm sao lôi cuốn các em vào giờ học, bởi có thích và yêu môn sử thì các em mới học tốt môn học này. - Trong quá trình dạy học giáo viên cần tìm cách tổ chức hướng dẫn để học sinh tự học, phát huy tính tích cực của các em khi học đúng như một nhà giáo dục người Đức đã từng nói “người giáo viên tồi truyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lí” . - Cần chú ý vai trò rất quan trọng của môn lịch sử là giáo dục truyền thống, đạo đức cho học sinh. Nên việc để thế hệ trẻ biết và hiểu lịch sử là trách nhiệm và bổn phận của tất cả chúng ta đặc biệt là của người giáo viên giảng dạy môn học này. III. Kết luận và kiến nghị 1.Kết luận: Là một giáo viên trẻ thời gian giảng dạy chưa nhiều, tổ chuyên môn có ít giáo viên chuyên sử nên kinh nghiệm tích lũy được và học hỏi đồng nghiệp còn hạn chế.Đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy tại trường .Tôi mong muốn được bạn bè đồng nghiệp góp ý thẳng thắn để tôi có thể dạy tốt hơn môn lịch sử trong những năm học tiếp theo. 2. Kiến nghị: - Phòng giáo dục nên tổ chức nhiều hơn nữa các tiết chuyên lịch sử đề để giáo viên có cơ hội học hỏi và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp. - Nhà trường nên bổ sung thêm truyện lịch sử: như truyện tranh lịch sử Việt Nam ( nhiều tập) để học sinh đọc, mua thêm các sách đổi mới phương pháp dạy lịch sử, bản đồ, tranh ảnh lịch sử cho giáo viên. - Nếu có điều kiện quận, nhà trường tổ chức cho các em học sinh có những tiết học ngoại khóa: tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương và các vùng lân cận để các em được hiểu rõ hơn lịch sử của địa phương mình. Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Ngô Thị Thanh Huyền 21
  22. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên- Trịnh Đình Tùng NXB giáo dục năm 1998 2.Đại cương lịch sử Việt Nam-Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lê - NXB Giáo dục 3.Lịch sử Việt Nam bằng tranh-Đinh Văn Liên-NXB Giáo dục 2002 4. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa –Nguyễn Thị Côi-NXB giáo dục - 2005 5.Phương Pháp dạy học lịch sử - Phan ngọc Liên, Trần Văn Trị - NXB giáo dục 2004 6.Sách giáo viên lịch sử 6,7,8,9-NXB Giáo dục 2003 7. Một số giáo án của đồng nghiệp. 22