Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_su_dung_atlat_di.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9
- MỤC LỤC Mục lục 1 Đặt vấn đề 3 I. Lí do chọn đề tài 3 II.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 1. Mục đích nghiên cứu 4 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 III.Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát thực nghiệm 4 1. Đối tượng nghiên cứu 4 2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4 IV.Phương pháp nghiên cứu 5 V.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 5 1. Phạm vi nghiên cứu 5 2. Kế hoạch nghiên cứu 5 Chương I: Khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí. Lí luận và thực tiễn 6 I. Cơ sở lí luận 6 1. Một số khái niệm chung 6 2. Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS 6 2.1. Đặc trưng của môn Địa lí ở trường THCS 6 2.2.Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS 7 3. Vị tí và mục tiêu của chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS 9 3.1. Vị trí 9 3.2. Mục tiêu 9 4. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THCS 10 4.1. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam 10 4.2. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THCS 10 II. Cơ sở thực tiễn 13 Chương II: Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 9 15 I. Phương pháp khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 15 1. Tiến trình khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 15 2. Phương pháp sử dụng phối hợp các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 20 1
- 3. Một số biện pháp có hiệu quả đối với việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 24 II. Phương pháp khai thác, sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 26 1. Tiến trình khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 26 2. Một số lưu ý khi khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 29 III.Phương pháp khai thác, sử dụng kết hợp bản đồ và biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 30 IV. Phương pháp khai thác, sử dụng tranh ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam 34 Chương III: Kết quả thực hiện 36 Kết luận và khuyến nghị 38 Tài liệu tham khảo 40 2
- ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra giải pháp “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, môn Địa lí có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân sinh quan và thế giới quan khoa học cho thế hệ trẻ. Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế, xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, nhất là kĩ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành, kinh tế vùng của Việt Nam, chủ yếu được phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12. Atlat là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng giúp giáo viên và học sinh có thể khai thác kiến thức phục vụ cho dạy và học địa lí có hiệu quả. Do đó việc hình thành kĩ năng sử dụng Atlat trong học tập Địa lí cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên Địa lí. Trên thực tế, việc sử dụng Atlat trong dạy học ở trường THPT đã được đẩy mạnh và thu được kết quả cao. Tuy nhiên ở cấp THCS, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đem lại kết quả gì đáng kể. Ở nhiều nơi, giáo viên Địa lí cho rằng học sinh THCS còn nhỏ, chưa cần thiết phải hình thành kĩ năng này, để học tốt môn Địa lí thì hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa là đủ. Hơn nữa khi học sinh học tiếp lên bậc học THPT cũng sẽ được rèn luyện kĩ hơn. Do đó, giáo viên Địa lí THCS đẩy nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho giáo viên Địa lí THPT. Ngay kể cả những tiết học có sử dụng Atlat, nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc thay thế cho các lược đồ trong sách giáo khoa, những bản đồ giấy cồng kềnh. Như vậy càng làm cho việc khai thác tri thức từ Atlat của học sinh trở nên phức tạp hơn do học sinh THCS chưa có kĩ năng làm việc với Atlat. 3
- Ngược lại, có những giáo viên và học sinh lại tuyệt đối hóa vai trò của Atlat, cho rằng trong Atlat có tất cả và học sinh được mang Atlat vào phòng thi thì chỉ có việc mở ra mà chép. Do đó học sinh không học bài, không rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat. Hiện nay đã có nhiều sách, nhiều bài viết trên Tạp chí Giáo dục, nhiều chuyên đề viết về vấn đề này song chủ yếu phục vụ cho đối tượng giáo viên Địa lí THPT và học sinh lớp 12. Nhiều giáo viên và học sinh THCS cho rằng chương trình giáo dục hiện nay ở nước ta là vòng tròn đồng tâm do đó kiến thức, kĩ năng của học sinh THPT và THCS là như nhau nên đã áp dụng máy móc các quan điểm, phương pháp trong các bài viết trên. Đây quả là sai lầm lớn khi họ không hiểu rằng mức độ, yêu cầu và năng lực của học sinh THCS và THPT là khác nhau. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí THCS và đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng này cho học sinh lớp 9 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí ở trường THCS. 2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí ở trường THCS. - Tìm hiểu nội dung, chương trình SGK Địa lí lớp 9 để xác định vị trí, mục tiêu, kiến thức cơ bản và phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. - Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 9 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam. - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học Địa lí lớp 9 ở trường THCS Kim Giang với việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Đối tượng khảo sát của đề tài là toàn bộ học sinh lớp 9 trường. Đối tượng thực nghiệm của đề tài là toàn bộ học sinh lớp 9A của trường. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
- Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm, nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Địa lí, đào tạo thế hệ trẻ. Ngoài ra, đề tài còn dựa vào quan điểm lý luận dạy học của giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học địa lý Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc trên, tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các nguồn tài liệu về tâm lý học, giáo dục học đặc biệt là lý luận dạy học bộ môn liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng khai thác bản đồ, khai thác Atlat trong dạy học Địa lý. - Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lý ở trường. - Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình SGK Địa lí lớp 9 để xác định vị trí, kiến thức trọng tâm từ đó đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh. - Thực nghiệm sư phạm và rút ra nhận xét, kết luận. V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS 2. Kế hoạch nghiên cứu Từ năm học 20010 - 2011 đến nay, tôi và các giáo viên Địa lý đã sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí lớp 8,9 tại trường THCS. Qua nhiều năm triển khai, tôi đã rút ra quy trình khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và một số kinh nghiệm, giải pháp trong việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 8,9. Sau đó, tôi tiến hành thực nghiệm quy trình và các giải pháp trên tại lớp 9A, 9B từ tháng 8/2015. 5
- CHƯƠNG I: KHAI THÁC, SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm chung * Bản đồ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Trên bản đồ thể hiện các yếu tố địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội. * Biểu đồ Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể. * Atlat Atlat là một tập các bản đồ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Các bản đồ trong Atlat có sự liên quan với nhau một cách hữu cơ và bổ sung cho nhau, được xây dựng theo một chương trình địa lý và lịch sử nhất định như một tác phẩm hoàn chỉnh.Thông thường để tiện sử dụng, Atlat được biên tập có khổ nhỏ hơn so với các loại bản đồ treo tường. Atlat giáo khoa là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ nhằm phản ảnh các sự vật hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lý phù hợp nội dung sách giáo khoa và chương trình địa lý ở trường học. Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ . về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành và kinh tế các vùng của Việt Nam, chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12. 2. Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS. 2.1. Đặc trưng của bộ môn Địa lí ở trường THCS Bộ môn Địa lí ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng không phải toàn bộ khoa học Địa lí mà chỉ bao gồm những kiến thức cơ sở của khoa học Địa lí. Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về Trái Đất, môi trường sống của con người và những hoạt động của loài người trên bình diện quốc gia và quốc tế; bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và giúp học sinh làm quen với việc vận dụng những kiến thức 6
- địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và xu thế thời đại. Đồng thời, bộ môn Địa lí còn bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. 2.2. Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành và kinh tế các vùng của Việt Nam, chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12. Atlat Địa lí Việt Nam có kích thước nhỏ gọn, màu sắc đẹp, trình bày khoa học và phù hợp với nội dung giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. a. Đối với giáo viên: Atlat Địa lí Việt Nam vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện dạy học trực quan nên nó cần thiết cho giáo viên trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Trong khâu chuẩn bị bài giảng, giáo viên dự kiến các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ và tranh ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam có liên quan đến nội dung bài giảng để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Trên cơ sở Atlat, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập nhận thức cho học sinh. Đồng thời, giáo viên cũng bổ sung, hiệu chỉnh để nội dung của sách giáo khoa và Atlat thống nhất với nhau trên cơ sở đảm bảo tính chính xác và khoa học. Trong khâu giảng bài mới, giáo viên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Ngoài việc giúp cho học sinh khắc sâu những tri thức đã lĩnh hội được, Atlat còn giúp cho giáo viên phát triển cho học sinh năng lực quan sát, phân tích tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết. Atlat giúp cho GV có thêm điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách đơn giản, đầy đủ, sâu sắc, tiết kiệm được thời gian, truyền thụ kiến thức một cách sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu. Đặc biệt tạo trạng thái tâm lí thoải mái, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, làm cho bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Giáo viên còn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để kiểm tra, đánh giá học sinh về mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng địa lý. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh phải làm việc với Atlat đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để hiểu sâu hơn. Giáo viên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nhằm củng cố những kiến thức mà học sinh tiếp thu được trong giờ học, mở rộng và tạo điều kiện lĩnh hội tài liệu một cách sâu sắc hơn. Giáo viên sử dụng các loại bài tập đa dạng làm ở nhà theo các nguồn kiến thức sẽ củng cố mối liên hệ giữa công việc làm ở lớp và công việc làm ở nhà bằng Atlat sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 7
- b. Đối với học sinh: Atlat Địa lí Việt Nam là một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Về mặt kiến thức, Atlat phản ánh phản ánh tương đối hoàn chỉnh các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam (phân bố, thực trạng, xu hướng phát triển .) một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ. Về mặt phương pháp, Atlat Địa lí Việt Nam là một phương tiện trực quan quan giúp học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học Địa lí. Việc rèn luyện kĩ năng bản đồ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và lâu bền. Khi học sinh có kĩ năng sử dụng Atlat thì các em có thể tái tạo lại được hình ảnh các các vùng, miền, tỉnh thành nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa. Atlat Địa lí Việt Nam còn là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy địa lí nói riêng. Trong khi sử dụng bản đồ, học sinh phải luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ địa lí, tư duy của các em luôn hoạt động và phát triển. Ngoài hệ thống các bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam còn có các bảng số liệu thống kê về diện tích, dân số, dân tộc. Vì vậy, việc hiểu biết về số liệu thống kê, có kĩ năng cơ bản phân tích số liệu phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu là điều cần thiết. Bởi số liệu thống kê nói lên mặt số lượng, chất lượng, sự phát triển theo không gian, thời gian của hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các số liệu thống kê trong Atlat phản ánh sự biến đổi của hiện tượng theo thời gian, không gian sẽ giúp học sinh phát hiện ra những kiến thức địa lí mới tiềm ẩn trong bảng số liệu thống kê. Mặt khác, phân tích số liệu thông kê sẽ phát triển tư duy địa lí, kĩ năng tính toán, xử lí số liệu cần thiết trong học tập, nghiên cứu địa lí. Trong Atlat Địa lí Việt Nam có rất nhiều biểu đồ thể hiện các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể. Biểu đồ là một công cụ trực quan rất quan trọng trong giảng dạy và học tập Địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế vì phải tiếp xúc, làm việc nhiều với các số liệu và bảng thống kê. Biểu đồ có công dụng quan trọng trong việc thuyết minh thị giác các số liệu, tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc trong việc hình thành những khái niệm, những nhận định, đánh giá về địa lí. Việc khai thác, sử dụng các biểu đồ này ngoài việc giúp học sinh tìm tòi, phát hiện tri thức mới còn có tác dụng phát triển tư duy với các kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Với nội dung phong phú, hình thức biểu hiện đa dạng (bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh), màu sắc đẹp, tập Atlat Địa lí Việt Nam cũng góp phần bồi dưỡng óc thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 8
- Atlat còn hình thành cho các em tính kiên trì, chịu khó, tích cực. Khai thác sử dụng Atlat trong giờ học địa lý đòi hỏi HS phải có tinh thần làm việc nghiêm túc, thói quen tự học, tự nghiêm cứu. Làm việc với Atlat, học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng khôngg chỉ trong học tập, nghiên cứu Địa lí mà còn trong cuộc sống đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Atlat địa lý Việt Nam còn bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước (điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú được biểu hiện sinh động, nhiều màu sắc), tình yêu Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày, từng giờ (những trung tâm công nghiệp xuất hiện trên bản đồ ngày càng nhiều, những biểu đồ nêu lên sự phát triển của các ngành và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế năm này qua năm khác, những tuyến đường biển, đường hàng không ngày càng vươn tới nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới ). Từ đó bồi dưỡng cho học sinh ý thức công dân, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước. 3. Vị trí và mục tiêu của chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS 3.1. Vị trí Trong chương trình Địa lí Việt Nam ở bậc THCS, nội dung chương trình Địa lí lớp 9 bao gồm địa lí dân cư, địa lí kinh tế ngành và địa lí các vùng kinh tế của Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong 40 bài, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản, hệ thống, toàn diện về địa lí kinh tế xã hội của Việt Nam đồng thời đòi hỏi sự liên hệ với kiến thức địa lí tự nhiên Việt Nam đã học ở lớp 8. Với ý nghĩa đó, chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 9 không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức địa lí mà còn giúp các em phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực so sánh, tổng hợp, phân tích, xác lập mối liên hệ địa lí. 3.2. Mục tiêu Dạy học Địa lí Việt Nam lớp 9 cần đạt được những mục tiêu sau: * Về kiến thức: Học sinh hiểu và trình bày được: - Những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế của nước ta. - Một số kiến thức cần thiết về địa lí địa phương của tỉnh, thành phố nơi các em đang sống. * Về kĩ năng: Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết trong học tập địa lí, đó là: - Kĩ năng phân tích văn bản. - Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ. - Kĩ năng xử lí số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước. - Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ. - Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau. 9
- - Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Kĩ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn. - Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước. * Về thái độ: Học sinh có tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp sau này để phục vụ Tổ quốc. 4. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí ở trường THCS. 4.1. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành có thể khái quát như sau: a. Bản đồ chung: gồm các bản đồ hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và các loại đất chính, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số và dân tộc. b. Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế: kinh tế chung, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch. c. Bản đồ các vùng kinh tế: - Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng. - Vùng Bắc Trung Bộ. - Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên. - Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Các vùng kinh tế trọng điểm. Trong mỗi vùng kinh tế đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP so với cả nước. Trong mỗi trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội. Một số trang còn thể hiện một cả hai vùng liền kề nhau. Ngoài ra còn có các biểu đồ (biểu đồ dân số, biểu đồ cơ cấu dân số, biểu đồ giá trị sản xuất các ngành ) và một số hình ảnh quan trọng của địa phương, sản xuất kinh tế, hoạt động văn hóa 4.2 Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THCS. Vì bản đồ không phải là môn học riêng ở trường phổ thông nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lí ở các lớp. Những kiến thức tối thiểu ban đầu về bản đồ được tiến hành ngay ở đầu chương trình lớp 6. Những kiến thức còn lại chủ yếu đều phải dạy trong quá trình giáo viên sử dụng bản đồ địa lí giáo khoa treo tường hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa và trong Atlat. 10
- Thông thường các bản đồ treo tường quá to, học sinh toàn lớp không thể theo dõi hết được nhất là các chi tiết nhỏ. Bản đồ trong sách giáo khoa chủ yếu ở dạng lược đồ rất đơn giản, chỉ thể hiện nội dung liên quan đến một bài học hoặc một nội dung cụ thể trong bài. Học sinh không có được cái nhìn toàn diện về đối tượng nghiên cứu và rất khó để xác lập được mối liên hệ địa lí giữa các đối tượng. Atlat Địa lí Việt Nam là sự lựa chọn hoàn hảo. Nó vừa đáp ứng yêu cầu nhỏ gọn của bản đồ giáo khoa lại vừa đáp ứng tính khoa học, toàn diện của bản đồ treo tường. Bố cục của Atlat lại rất khoa học và phong phú, số liệu được cập nhật thường xuyên nên việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng Atlat rất phức tạp vì trong từng bài cụ thể, mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau, có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ, có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ, lại có những trang Atlat được dùng cho nhiều bài Mức độ hình thành kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat ở học sinh lớp 9 cũng khác so với lớp 8 và lớp 12. Vì vậy, khi khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 9 cần đảm bảo các yêu cầu sau: Trước hết, giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về việc khai thác, sử dụng Atlat trong dạy học vì quá trình dạy học địa lí luôn nhiều yếu tố, tác động qua lại và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục như mục tiêu, nội dung, phương pháp, môi trường giáo dục trong đó phương tiện dạy học mà cụ thể là Atlat Địa lí là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định. Vì vậy trong quá trình dạy học không được tuyệt đối hóa vai trò của Atlat Địa lí. Atlat không phải là câu thần chú “vừng ơi mở ra” hay “phao cứu sinh”, chỉ cần giải mã được các kí hiệu trong Atlat là có thể hiểu bài và làm bài thi đạt kết quả cao. Giáo viên và học sinh cần hiểu rõ rằng tri thức địa lí và các kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo thành một thể thống nhất không thể tách rời. Có kĩ năng sử dụng Atlat, học sinh mới phát hiện được tri thức địa lí ẩn dấu trong đó. Ngược lại cần phải có các tri thức địa lí, học sinh mới có thể phát hiện và xác lập được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí thể hiện trong Atlat. Thứ hai, việc khai thác và sử dụng Atlat để nâng cao hiệu quả dạy học phải căn cứ vào từng loại bài, vị trí, mục tiêu của từng loại bài. Hiện nay, theo cách phân loại phổ biến nhất, ta thấy có bốn loại bài học Địa lí cơ bản: - Bài học nghiên cứu kiến thức mới. - Bài ôn tập. - Bài kiểm tra. - Bài học hỗn hợp. Mỗi loại bài học có vị trí và mục tiêu khác nhau. Do đó, giáo viên phải lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Việc khai thác và sử dụng Atlat cũng phải phù hợp với mục tiêu của mỗi loại bài học. Với bài học nghiên cứu kiến thức mới có nhiệm vụ làm giàu thêm cho học sinh những kiến thức, cảm xúc, kĩ năng và tư duy nên nội dung và phương pháp dạy học của giáo viên phải phục vụ 11
- cho mục đích này. Bài ôn tập nhằm hệ thống hóa kiến thức, củng cố các kĩ năng nên nội dung và phương pháp dạy học phải đặt ra những mục tiêu về kiến thức và kĩ năng ở mức độ cao hơn. Bài học kiểm tra lại nhằm hoàn thiện, đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh sau một quá trình học tập vì vậy, giáo viên phải áp dụng các nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá Thứ ba, khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí, giáo viên phải biết khai thác những ưu thế của Atlat, tránh lạm dụng Atlat. Đồng thời giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để không biến giờ học thành giờ học về Atlat. Ưu thế lớn nhất của Atlat là tính khoa học, hệ thống, nội dung và bố cục khá phù hợp với chương trình địa lí lớp 8,9 và 12. Điều đó có nghĩa là giáo viên luôn có thể chủ động thiết kế được các nội dung bài học có yêu cầu khai thác Atlat. Màu sắc đẹp, kích thước nhỏ gọn là những điểm thuận lợi cho học sinh khi sử dụng. Tuy nhiên nhiều giáo viên lạm dụng Atlat quá nhiều làm giờ học căng thẳng thậm chí xa rời mục tiêu của bài học, biến bài học thành bài nghiên cứu Atlat. Thứ tư, việc khai thác và sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí vừa phải làm rõ kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, vừa đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cho mỗi nội dung kiến thức, giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung nào cần khai thác, sử dụng Atlat và khai thác, sử dụng Atlat ở mức độ nào để học sinh có thể nhận biết, thông hiểu và vận dụng được những kiến thức địa lí sau khi kết thúc bài học. Thứ năm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng Atlat Địa lí đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ. Khai thác, sử dụng Atlat đúng lúc là chọn thời điểm sử dụng thích hợp, phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp dạy học, cũng như nhu cầu và trạng thái tâm lí của học sinh. Đúng chỗ là việc lựa chọn không gian, vị trí, tổ chức cá nhân hoặc nhóm cùng khai thác để mọi học sinh có thể thực hiện được, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tích cực tham gia vào quá trình này. Đúng mức độ là yêu cầu về khối lượng kiến thức và thời lượng sử dụng trong quá trình dạy học phải phù hợp với trình độ tiếp thu cũng như tâm sinh lý từng đối tượng học sinh. Thứ sáu, việc khai thác, sử dụng Atlat phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản theo hướng tích cực nhằm đạt được mục tiêu bài học đã xác định ở khâu soạn giáo án. Trên thực tế Atlat có rất nhiều ưu thế trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới. Tuy nhiên, không phải bài học nghiên cứu kiến thức mới nào, giáo viên cũng đặt ra yêu cầu khai thác sử dụng Atlat và không phải cứ khai thác Atlat là học sinh tiếp thu và ghi nhớ tốt, mà quan trọng là giáo viên phải lựa chọn nội dung, phương pháp khai thác và phối hợp với những nguồn tư liệu khác để tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thứ bảy, để khai thác, sử dụng Atlat có hiệu quả, mỗi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo. Giáo viên phải tìm hiểu kĩ cấu trúc của Atlat, hiểu rõ nội dung, công dụng của từng trang bản đồ để phục vụ cho từng bài học, từng nội dung, câu hỏi cụ thể. 12
- Giáo viên phải dự kiến trước những kiến thức có thể được khai thác từ Atlat và cách thức khai thác những kiến thức đó, đồng thời dự kiến những kĩ năng mà học sinh cần sử dụng để khai thác Atlat nhằm đạt tới tri thức mới. Giáo viên đưa ra những yêu cầu và hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những hoạt động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học trong đó cần chú ý việc khai thác kĩ năng địa lí của học sinh để các em được rèn luyện, đồng thời phát triển khả năng tự học của học sinh. Giáo viên cần có hình ảnh các trang bản đồ trong Atlat phóng to (in hoặc trình chiếu trên powerpoint) để học sinh đối chiếu, kết hợp với các nguồn tư liệu khác. Qua đó, giáo viên có thể hướng dẫn, rèn luyện và kiểm tra kĩ năng khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat của học sinh dễ dàng hơn. Từ đó có sự điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cần giới thiệu về Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh ngay từ lớp 8, đặc biệt lưu ý học sinh về tầm quan trọng, lợi ích và mục đích của việc sử dụng Atlat trong các giờ học Địa lí trên lớp cũng như ngoài nhà trường. Từ đó, học sinh có động cơ, hứng thú khi khai thác, sử dụng Atlat. Kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài, liên tục qua nhiều lớp học, cấp học, đòi hỏi nhiều công sức và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lớp, giữa giáo viên và học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học, không nên nóng vội, chủ quan khi rèn luyện kĩ năng này. II. CƠ SỞ THỰC TIẾN Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí phổ thông đã và đang được thực hiện rộng rãi song chủ yếu ở bậc THPT. Đối với cấp THCS, nhất là ở đối tượng học sinh lớp 9, việc khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam còn rất hạn chế. Nhìn chung, giáo viên mới chỉ vận dụng việc khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9. Nhiều khi việc khai thác và sử dụng Atlat còn mang tính hình thức. Nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên trẻ, lại tuyệt đối hóa vai trò của Atlat, cho rằng nó có thể thay thế hầu hết các phương tiện trực quan truyền thống như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh nên áp dụng thường xuyên nhưng hiệu quả không cao, thậm chí phản tác dụng, gây nên sự nhàm chán cho các tiết dạy, học sinh không hứng thú. Một số giáo viên khi khai thác, sử dụng Atlat mới chỉ chú trọng đến mục tiêu kiến thức, chưa chú trọng kết hợp các phương pháp dạy học với việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh và hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau. Một số giáo viên sử dụng Atlat chỉ để minh họa cho kiến thức hoặc để cập nhật các số liệu mới mà sách giáo khoa không có. Hiện tượng giáo viên lợi dụng internet để tải bài giảng Địa lí lớp 12 về mà không có sự thẩm định nguồn tư liệu trong đó, không chỉnh sửa rồi áp dụng luôn 13
- với đối tượng học sinh lớp 9 vẫn còn. Việc này làm cho giáo viên mất chủ động trong quá trình thực hiện, đôi khi còn gặp rắc rối do sự mâu thuẫn trong nguồn tư liệu download về với sách giáo khoa và Atlat, thậm chí sai cả nội dung Nguy hại hơn nữa là nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ tạo ra sức ỳ rất lớn trong công tác soạn giảng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Vì việc hình thành kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là một quá trình lâu dài, liên tục, liên quan đến nhiều lớp học, cấp học nên nhiều giáo viên còn ngại, còn lười thực hiện trong quá trình dạy học. Ngược lại, không ít giáo viên rất cố gắng trong việc khai thác, sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí và rèn luyện kĩ năng này cho học sinh nhưng do thiếu tài liệu hướng dẫn về lí luận, biện pháp sử dụng, chưa có kinh nghiệm nên còn lúng túng. Các lỗi trong Atlat và nhất là tình trạng Atlat Địa lí Việt Nam in lậu, in nhái không được kiểm định về chuyên môn cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc khai thác sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí. Trong quan niệm của nhiều phụ huynh, học sinh và thậm chí cả giáo viên, Địa lí là môn học thuộc lòng, là môn khoa học xã hội nên ít có cơ hội phát triển. Môn Địa lí vừa chứa đựng những quy luật, những số liệu khó nhớ lại luôn thay đổi nên khó đạt điểm cao khi kiểm tra và thi. Vì vậy, học sinh rất ngại học Địa lí. Nhiều học sinh vẫn coi Địa lí là “môn phụ”, không cần dành nhiều thời gian. Vì vậy, trên lớp, trong các giờ có yêu cầu sử dụng Atlat, các em chỉ ngồi xem Atlat như xem tranh, ảnh thông thường rồi chờ đợi các học sinh khác và giáo viên chốt kiến thức rồi ghi bài. Lâu dần, các em không có được các kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat. Trong thời gian dài, dạy Địa lí thường coi trọng dạy kiến thức mà coi nhẹ dạy các kĩ năng địa lý nên khi học xong các em quên khá nhiều, các kĩ năng đơn giản trong cuộc sống như khi sử dụng bản đồ để xác định vị trí, hướng học sinh lại không nắm được. Trong một số tiết học, học sinh do quá tập trung vào các hình ảnh, kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong Atlat nên thụ động trong việc khai thác kiến thức khi giáo viên hướng dẫn hoặc không biết nên khai thác đối tượng nào trong Atlat. 14
- CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 I. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM. Kĩ năng sử dụng bản đồ gồm kĩ năng đọc, hiểu bản đồ và vận dụng các tri thức bản đồ, tri thức địa lí biểu hiện trên bản đồ một cách nhanh chóng. Từ việc so sánh, phân tích, tổng hợp và xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ để tìm ra kiến thức mới, kiến thức tiềm ẩn trong bản đồ. Sử dụng bản đồ có các mức sau: - Mức 1: Đọc bản đồ - thông qua các kí hiệu trên bản đồ để nhận biết và xác định một đối tượng địa lí trên bản đồ (thường là xác định vị trí, hình dạng, kích thước của đối tượng) - Mức 2: Hiểu bản đồ: mô tả được đối tượng (tìm ra những đặc điểm chung nhất, rõ ràng nhất của đối tượng). - Mức 3: Vận dụng các tri thức bản đồ, tri thức địa lí để tìm hiểu mối liên quan giữa các đối tượng địa lí với nhau. Ví dụ: Tìm hiểu về dãy núi Hoàng Liên Sơn - Mức 1: Xác định được vị trí của dãy núi trên bản đồ. - Mức 2: Mô tả được những đặc điểm cơ bản của dãy núi: hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ biên giới Việt Trung đến phía bắc tỉnh Hòa Bình, có nhiều đỉnh núi cao trên 2500m, cao nhất là đỉnh Phanxipăng cao 3143m - Mức 3: Tìm ra mối liên quan giữa dãy núi với việc hình thành hướng chảy của sông Hồng, sông Đà (hướng Tây Bắc - Đông Nam). Dãy núi còn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Bắc, làm cho tính chất khí hậu vùng Tây Bắc có mùa đông ấm và ngắn hơn vùng Đông Bắc, đặc biệt là ở Sa Pa có nhiệt độ quanh năm mát mẻ như ở vùng ôn đới 1. Tiến trình khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam. Để rèn kĩ năng sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hành nhiều lần theo các quy trình sau: - Bước 1: Nắm được mục đích của việc làm (ví dụ tìm dãy núi ) - Bước 2: Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu quy ước chỉ đối tượng cần tìm trên bản đồ. - Bước 3: Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào các kí hiệu. - Bước 4: Căn cứ vào các kí hiệu, tìm vị trí của chúng trên bản đồ. - Bước 5: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét đặc điểm, tính chất của nó. - Bước 6: Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái tạo biểu tượng chung về khu vực. 15
- - Bước 7: Dựa vào kiến thức địa lí đã có trước đây, phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên bản đồ rồi rút ra kết luận mới. Những kết luận này hoàn toàn chỉ có trong tư duy học sinh mà không có trên bản đồ. Việc phân chia các mức độ sử dụng bản đồ chỉ có tính chất làm rõ vấn đề. Thực tế trong quá trình dạy và học Địa lí, việc hình thành kĩ năng này liên tiếp được tiến triển từ thấp đến cao, không phân tách riêng biệt. Ví dụ 1: Khai thác, sử dụng bản đồ Dân số trang 15. Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, em hãy: a. Nêu đặc điểm phân bố dân cư nước ta và giải thích nguyên nhân. b. Sự phân bố dân cư như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta? Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ Dân số trang 15 Atlat theo các bước sau: Bước 1: Học sinh nắm rõ yêu cầu của câu hỏi. Bước 2: Học sinh đọc bảng chú giải để thấy: - Mật độ dân số nước ta được phân ra 7 cấp. - Các điểm dân cư và đô thị được biểu hiện bằng 5 bậc quy mô dân số và 5 cấp đô thị. Bước 3: Học sinh tái hiện biểu tượng về mật độ dân số dựa vào kí hiệu màu sắc: Mỗi nền mật độ tương ứng với một gam màu, sắc độ gam màu càng đậm thì mật độ dân số càng lớn, sắc độ gam màu càng nhạt thì mật độ dân số càng thưa. Trên nền mật độ, quy mô dân số đô thị được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu. Mỗi kí hiệu tương ứng với một chỉ số số lượng. Đó là quy mô dân số của đô thị mà kí hiệu đó biểu hiện. Bước 4: Căn cứ vào các kí hiệu, học sinh xác định được: - Những khu vực có dân cư tập trung đông đúc với mật độ rất cao: vùng Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ 501 - 2000 người /km2, dải đất phù sa của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ từ 501 - 1000 người /km2. - Những khu vực dân cư thưa thớt, mật độ dân cư thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ chủ yếu dưới 50 người /km2 và từ 50 - 100 người /km2. 16
- Bước 5: Học sinh quan sát các kí hiệu trên bản đồ, nhận xét đặc điểm phân bố dân cư nước ta: - Dân cư phân bố không đều giữa các vùng đồng bằng, ven biển với miền núi và cao nguyên. - Dân cư phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế, một tỉnh, thành. Bước 6: Học sinh tổng hợp các đối tượng địa lí khác như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên có liên quan ở mỗi khu vực phân bố dân cư. Bước 7: Học sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học về điều kiện tự nhiên, khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ và trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng để phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố này rồi rút ra kết luận mới. - Dân cư nước ta phân bố không đều do điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng khác nhau. - Sự phân bố dân cư không đều sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng. Ví dụ 2: Khai thác, sử dụng bản đồ Giao thông trang 23. Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, em hãy trình bày các loại hình và các tuyến giao thông của các đầu mối giao thông vận tải: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Nêu ý nghĩa của các đầu mối giao thông vận tải đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bản đ ồ Giao thông trang 23 Atlat theo các bước sau: Bư ớc 1: Học sinh nắm rõ các yêu cầu của câu h ỏi. Bư ớc 2: Học sinh xác định vị trí của 3 đầu mối giao thông vận tải trên bản đồ. Bư ớc 3: Học sinh đọc bảng chú giải để thấy kí hi ệu về các loại hình giao thông. Bư ớc 4: Căn cứ vào các kí hiệu, học sinh xác đ ịnh được các loại hình và các tuyến giao thông của các đầu mối giao thông vận tải trên như sau: 17
- Đầu mối Loại hình Các tuyến giao thông giao thông giao thông Đường bộ Quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6. Đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Đường sắt Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh. Đến Sơn Tây, Việt Trì, Vĩnh Yên, Hưng Đường sông Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Hà Nội - Đến Huế, Đà Nẵng, Plây-ku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Quốc. Đường hàng không - Đến Bắc Kinh, Hồng Kông, Xê-un, Viên Chăn, Băng Cốc, Pa-ri, Tô-ki-ô, Mát-xcơ-va . Đường bộ Quốc lộ 1A, 14. Đường sắt Đi Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. - Đến Hà Nội, Plây-ku, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đường hàng không Phú Quốc. - Đến Hồng Kông, Mi-an-ma, Băng Cốc. Đường bộ Quốc lộ 1A, 13, 14, 20, 22, 51. Đường sắt Đi Hà Nội. Đường sông Đến Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh Đi Đà Nẵng, Hải Phòng, Băng Cốc, Đường biển Thành phố Xingapo, Xihanucvin (Campuchia). Hồ Chí Minh - Đến Huế, Tp. Đà Nẵng, Plây-ku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Hà Nội, Cần Thơ, Phú Quốc. Đường hàng không - Đến Hồng Kông, Băng Cốc, Phnôm Pênh, Xingapo, Cuala Lămpơ, Mianma, Lốt Angiơlet, Xitni, Menbơn. Bước 5: Học sinh quan sát vị trí của các đầu mối giao thông vận tải Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ và dựa vào kiến thức đã học để phát hiện ý nghĩa của các đầu mối giao thông vận tải này: - Hà Nội: là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh miền Bắc, cửa ngõ ra biển của vùng núi và trung du Bắc Bộ và vùng Vân Nam (Trung Quốc). - Đà Nẵng: là đầu mối giao tông quan trọng nhất của các tỉnh miền Trung, cửa ngõ ra biển của Lào và Tây Nguyên. - Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh miền Nam, cửa ngõ của Campuchi và miền Nam Tây Nguyên. 18
- Ví dụ 3: Khai thác, sử dụng bản đồ Du lịch trang 25. Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, em hãy chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta phong phú và đa dạng. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ Du lịch trang 25 Atlat theo các bước sau: Bước 1: Học sinh nắm rõ yêu cầu của câu hỏi. Bước 2: Học sinh đọc bảng chú giải để thấy kí hiệu về các tài nguyên du lịch. Bước 3: Căn cứ vào các kí hiệu, học sinh xác định được các loại tài nguyên du lịch của nước ta và phân bố của chúng: - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Di sản thiên nhiên thế giới: vịnh Hạ Long + Vườn quốc gia: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Hoàng Liên (Lai Châu), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Xuân Sơn (Phú Thọ), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vụ Quang (Hà Tĩnh), Kẻ Bàng - Phong Nha (Quảng Bình), Bạch Mã (Đà Nẵng), Chư Mon Ray (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Nông), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập, Cát Tiên (Bình Phước), U Minh Thượng, Mũi Cà Mau (Cà Mau). + Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Cù Lao Chàm, Cát Tiên, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Nghệ An, Cần Giờ. + Hang động: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ninh Bình, Phong Nha (Quảng Bình), Hà Giang, Lạng Sơn. + Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Trị), Hội Vân, Vĩnh Hảo, Bình Châu + Du lịch biển: Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu + Thắng cảnh: Trà Cổ (Móng Cái), Hà Nội, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Plâyku, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Cần Thơ, tp. Hồ Chí Minh, Cà Mau - Tài nguyên du lịch nhân văn: + Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn + Di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật: hang Pắc Bó (Cao Bằng), ải Chi Lăng (Lạng Sơn), Tân Trào, nhà tù Sơn La, Điện Biên Phủ, Hà Nội, cố đô Hoa Lư, địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị), cố đô Huế, nhà tù Plâyku, nhà tù Buôn Ma Thuột, địa đạo Củ Chi, nhà tù Phú Quốc, nhà tù Côn Đảo 19
- + Lễ hội truyền thống: Cổ Loa (Hà Nội), đền Hùng (Phú Thọ), chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội đâm trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Oóc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang) + Làng nghề cổ truyền: Đồng Kị (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Tân Vạn (tp. Hồ Chí Minh) 2. Phương pháp sử dụng phối hợp các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam. Sử dụng phối hợp các bản đồ có nội dung khác nhau để khai thác kiến thức địa lí tổng hợp hoặc giải thích nguyên nhân dẫn đến nhiều hiện tượng địa lí trên cùng một lãnh thổ. Đây là một kĩ năng khó, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng tổng hợp nghĩa là phải thành thạo tất cả các kĩ năng về đọc, hiểu, sử dụng bản đồ, xác định mối liện hệ địa lí, các mối quan hệ nhân - quả, sử dụng thành thạo các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để bản đồ thực sự trở thành nguồn cung cấp kiến thức, công cụ nghiên cứu. Đồng thời kĩ năng này chỉ rèn luyện được khi học sinh đã có một vốn kiến thức địa lí nhất định. Để sử dụng phối hợp các bản đồ trong Atlat hiệu quả, học sinh tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi, nắm vững nội dung cần trả lời. - Bước 2: Xác định các bản đồ chính có liên quan. Bản đồ nào để nêu hiện tượng, bản đồ nào dùng để giải thích. - Bước 3: Vận dụng kiến thức địa lí đã tích lũy trong mỗi người với kiến thức địa lí có trong Atlat để phân tích các mối liên hệ địa lí nhằm tìm ra những kiến thức mới đáp ứng câu hỏi đã nêu. - Bước 4: Vận dụng kiến thức địa lí đã tích lũy với kiến thức liên quan giữa các trang bản đồ để phát triển những vấn đề đặt ra. - Bước 5: Tìm những mâu thuẫn trong việc biểu hiện giữa các trang bản đồ để giải thích, nhận thức hiện tượng một cách sâu sắc hơn. Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Trình bày thế mạnh và hạn chế trong việc khai thác tài ngyên khoáng sản và thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ. b. Phân tích ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và quốc phòng trong việc phát huy thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi, nắm vững nội dung cần trả lời. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các bản đồ chính có liên quan là: - Bản đồ trang 26 - Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng. - Bản đồ trang 8 - Địa chất khoáng sản. - Trang 3 - Kí hiệu chung. 20
- Bước 3: Học sinh vận dụng kiến thức đã học và sử dụng bản đồ ở các trang 26 và trang 8 để tìm ra những tiềm năng và hạn chế trong việc khai thác khoáng sản và thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ: * Thế mạnh và hạn chế trong khai thác khoáng sản: - Tài nguyên khoáng sản: (phối hợp bản đồ tự nhiên trang 26 và bản đồ trang 8). + Than đá: Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Mạo Khê (Quảng Ninh). + Than nâu: Na Dương (Lạng Sơn). + Than mỡ: Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quỳnh Nhai (Điện Biên. + Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Quý Sa (Yên Bái), Trại Cau (Thái Nguyên). + Mangan: Tốc Tát (Cao Bằng). + Titan: Sơn Dương (Tuyên Quang). + Chì – kẽm: Chợ Đồn, Chợ Điền (Bắc Kạn). + Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang). + Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai). + Vàng: Na Rì (Bắc Kạn). + Bô xít: Cao Bằng, Lạng Sơn. + Đất hiếm: Lai Châu. + Apatit: Cam Đường (Lào Cai). + Pirit: Phú Thọ. + Đá vôi, xi măng: Đồng Văn (Hà Giang). + Đá quý: Lục Yên (Yên Bái). - Hạn chế: + Phần lớn là các mỏ quy mô nhỏ. + Phân bố ở những nơi địa hình hiểm trở, xa đường giao thông. + Nằm sâu dưới lòng đất, khi khai thác đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí cao. * Thế mạnh và hạn chế trong khai thác thủy điện: - Thế mạnh: + Địa hình dốc, lắm thác ghềnh + Các nhà máy thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy, thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (bản đồ kinh tế trang 26), thủy điện Sơn La trên thượng lưu sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm. - Khó khăn: Các công trình thủy điện còn có ý nghĩa điều tiết dòng chảy, kiểm soát lũ, phát triển kinh tế vùng núi phía bắc nên dễ gây xáo trộn về môi trường, hạn hán và ngập lụt cả một vùng rộng lớn. Vì vậy phải chú ý đến vấn đề môi trường và khai thác tổng hợp tài nguyên nước. Bước 4: Học sinh vận dụng kiến thức đã học và những kiến thức vừa phát hiện về tiềm năng và hạn chế trong khai thác tài nguyên khoáng sản và thủy điện vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để rút ra ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và quốc phòng trong việc phát huy thế mạnh của vùng này: - Về kinh tế: 21
- + Tăng thêm nguồn lực phát triển kinh tế vùng và cả nước. + Tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Về xã hội: + Nâng cao đời sống nhân dân. + Xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa trung du, miền núi với đồng bằng. - Về chính trị: củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc. - Về quốc phòng: góp phần bảo vệ an ninh biên giới. Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Nêu sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dừa, điều. b. Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước? Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi, nắm vững nội dung cần trả lời. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các bản đồ chính có liên quan là: - Bản đồ trang 18 - Nông nghiệp chung. - Bản đồ trang 19 - Cây công nghiệp. - Bản đồ trang 29 - Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Bản đồ trang 11 - Các nhóm và các loại đất chính. - Bản đồ trang 9 - Khí hậu. Bước 3: Học sinh căn cứ vào các kí hiệu trên bản đồ trang 18 và trang 19 để nêu trình bày sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta như sau: Cây công nghiệp lâu năm Vùng Cà phê Cao su Chè Hồ tiêu Dừa Điều Trung du và miền núi Bắc Bộ ++ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ + + + Duyên hải Nam Trung Bộ + + + + + Tây Nguyên ++ + + + + Đông Nam Bộ + ++ ++ ++ Đồng bằng sông Cửu Long ++ Ghi chú: + Vùng trồng nhiều ++ Vùng trồng nhiều nhất Bước 4: Học sinh vận dụng kiến thức đã học kết hợp với kiến thức liên quan giữa các trang bản đồ để phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi nhất đối với việc sản xuất cây công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ: - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 22
- + Địa hình tương đối bằng phẳng, bề mặt rộng lớn thích hợp cho việc tập trung các loại cây công nghiệp. (Bản đồ trang 29) + Đất badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích của vùng thích hợp cho viêc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn (Bản đồ trang 11). + Khí hậu cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp (Bản đồ trang 9 và trang 29). - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Dân cư đông, mật độ dân số cao trên 500 người/km2 là nguồn lao động dồi dào (Bản đồ trang 15). + Trình độ phát triển của vùng nói chung và cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt nhất cả nước: nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam; mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở chế biến được đảm bảo. + Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. + Có chính sách ưu tiên, thu hút vốn vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp. + Có truyền thống trông cây công nghiệp. Ví dụ 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy so sánh những thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp của hai vùng Trung du miên núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi, nắm vững nội dung cần trả lời. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các bản đồ chính có liên quan là: - Bản đồ trang 26 - Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng. - Bản đồ trang 28 - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên. Bước 3: Học sinh căn cứ vào các kí hiệu trên bản đồ trang 26 và trang 28 để tìm ra những thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp của từng vùng. Bước 4: Học sinh đối chiếu các kiến thức vừa phát hiện được từ 2 bản đồ trên với bản đồ trang 8 để bổ sung, hoàn thiện hệ thống các thế mạnh tự nhiên của từng vùng. Bước 5: Học sinh vận dụng kiến thức đã học và hệ thống tri thức vừa khai thác được ở bước 4 và tiến hành so sánh 2 vùng kinh tế trên như sau: * Giống nhau: - Đều có những loại khoáng sản có trữ lượng lớn hoặc giá trị kinh tế cao. - Đều có tiềm năng lớn về thủy điện do sông ngòi dốc, nhiều thác ghềnh. 23
- * Khác nhau: - Trung du và miền núi Bắc Bộ: + Là nơi giàu tiềm năng khoáng sản và thủy điện nhất nước ta (xem ví dụ 1). + Nguồn lợi hải sản lớn, có khả năng phat triển ngành đánh bắt, chế biến sản phẩm từ biển. - Tây Nguyên: + Khoáng sản chỉ có bôxit, trữ lượng lớn nhưng vẫn còn dưới dạng tiềm năng chưa khai thác. + Tiềm năng thủy điện khá lớn, đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Diện tích rừng lớn nhất cả nước nên có khả năng phát triển công ngiệp khai thác gỗ và chế biến lâm sản. 3. Một số biện pháp có hiệu quả đối với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh. Kĩ năng sử dụng bản đồ, nhất là kĩ năng sử dụng phối hợp nhiều bản đồ, là kĩ năng khó, đòi hỏi quá trình lâu dài, liên tục. Có nhiều kĩ năng giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hành nhiều lần mới đạt được đến mức độ thành thạo. Trong thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng này nhanh hơn, hiệu quả hơn: a. So sánh đối tượng trên bản đồ với những sự vật cụ thể: Để học sinh có thể ghi nhớ các đối tượng địa lí trên bản đồ, giáo viên khi dạy có thể so sánh các đối tượng trên bản đồ với những sự vật cụ thể mà các em thường thấy để tạo biểu tượng không gian hoặc vạch ra mối tương quan giữa vị trí của đối tượng này với đối tượng khác. Ví dụ để học sinh dễ nhớ vị trí của thành phố Việt Trì, giáo viên có thể nói “Việt Trì là một thành phố ngã ba sông”. b. Thực hành kĩ năng sử dụng bản đồ theo một quy trình nhất định: Để chuẩn bị và hỗ trợ cho học sinh mô tả tốt một đối tượng địa lí trên bản đồ, giáo viên có thể mô tả mẫu rồi đưa ra trình tự những vấn đề cần mô tả hoặc ngược lại đưa ra trình tự trước rồi sau đó sử dụng trình tự đó để mô tả theo bản đồ. Ví dụ về trình tự mô tả núi như sau: + Dựa vào kí hiệu và cách biểu hiện, tìm vị trí của núi trên bản đồ. + Xác định vị trí của núi trên lãnh thổ (ở khu vực nào). + Xác định hình dạng và hướng núi. + Dựa vào thang màu để xác định độ cao của núi. + Tìm số ghi độ cao lớn nhất của núi. Việc thực nghiệm chỉ ra rằng cách làm thứ nhất giúp học sinh nhớ lâu hơn còn cách làm thứ hai giúp học sinh mô tả được thuận lợi hơn nhưng cũng nhanh quên hơn. 24
- c. Du lịch trên bản đồ: Một cách đọc bản đồ tổng hợp khá hấp dẫn với học sinh là “du lịch trên bản đồ”. Học sinh dựa trên những hiểu biết về bản đồ để làm một cuộc du lịch tưởng tượng trên bản đồ, tìm hoặc mô tả các đối tượng địa lí theo yêu cầu theo những tuyến vạch sẵn trên bản đồ. Ví dụ: Khi xác định các tài nguyên du lịch của nước ta, giáo viên vạch sẵn tuyến du lịch tưởng tượng trên bản đồ từ Bắc vào Nam để học sinh tìm các bãi tắm đẹp, các di tích lịch sử, các vườn quốc gia Thực nghiệm đã cho thấy hiệu quả của cách làm này là học sinh hứng thú hơn với bản đồ, không khí của tiết học sôi nổi và quan trọng hơn là kiến thức học sinh liệt kê được hệ thống và rất đầy đủ. d. Phân loại các mối liên hệ địa lí trên bản đồ Để rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, trước hết, giáo viên cần củng cố và phát triển những hiểu biết của học sinh về bản đồ ngay từ ở lớp 6. Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy ở lớp 6 và lớp 7, khi tập cho học sinh tìm các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, điều các em lúng túng không phải là về mặt hiểu biết bản đồ mà là về mặt kiến thức địa lí vì các em mới bắt đầu làm quen với bộ môn nên vốn kiến thức tích lũy chưa được bao nhiêu. Vì vậy, lên những lớp trên, ngoài việc tiếp tục củng cố và bổ sung cho học sinh vốn hiểu biết về bản đồ, một nhiệm vụ hết sức quan trọng của giáo viên là cung cấp dần cho học sinh các mối liên hệ địa lí, chủ yếu là liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên (liên hệ nhân - quả), và các mối liên hệ giữa tự nhiên với kinh tế (sử dụng tự nhiên). Riêng đối với học sinh lớp 9 - lớp cuối cấp THCS - đã có vốn kiến thức địa lí tương đối, khả năng nhận thức và tư duy, cần rèn luyện cho các em kĩ năng phát hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế. Các mối liên hệ này rất phức tạp. Vì thế để việc hình thành kĩ năng cho học sinh được dễ dàng và hiệu quả hơn, giáo viên có thể phân chia mối liên hệ này thành hai loại: liên hệ giữa các ngành kinh tế và liên hệ trong phân phối sản xuất. Liên hệ giữa các ngành kinh tế như nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp, công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu Liên hệ trong phân phối sản xuất như công nghiệp khai khoáng gắn liền với các vùng mỏ, nhà máy thủy điện gắn liền với các nguồn thủy năng, công nghiệp sử dụng nguyên-nhiên liệu nhập khẩu thường phân bố ở các hải cảng và nơi tiếp nhận các nguyên liệu đó. e. Tổ chức trò chơi với bản đồ: Một biện pháp gây hứng thú cao trong việc rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh là việc tổ chức các trò chơi trên bản đồ. 25
- Ví dụ: Sau khi học xong phần “Sự phân hóa lãnh thổ”, giáo viên tổ chức trò chơi “Ghép mảnh bản đồ” với mục đích giúp học sinh ghi nhớ các thế mạnh kinh tế đặc trưng của từng vùng kinh tế ở nước ta. Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm. Các nhóm chuẩn bị một số câu hỏi (tùy thuộc vào thời gian tổ chức trò chơi để xác định số lượng câu hỏi) có sử dụng bản đồ để nhóm kia trả lời. Nhóm nào đặt được nhiều câu hỏi tốt và trả lời được đúng các câu hỏi của nhóm kia là thắng cuộc. Trong trò chơi, giáo viên sẽ là trọng tài xác nhận những câu hỏi tốt, những câu trả lời đúng và cho điểm để phân định nhóm nào thắng, nhóm nào thua. Qua việc tổ chức trò chơi đố vui trên bản đồ, học sinh sẽ cảm thấy thích thú, hào hứng, lớp học sinh động và điều quan trọng nhất là nó mang lại nhiều kết quả tốt đẹp về mặt tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh. Như vậy, việc hình thành các kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong quá trình giảng dạy Địa lí cần thực hiện theo một quy trình hợp lí. Học sinh tiếp thu được cách thức làm việc với bản đồ, phát huy được tính độc lập trong học tập. Trên cơ sở đó, các kĩ sử dụng bản đồ được hình thành một cách vững chắc hơn, hoàn thiện hơn. II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TRONG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM. Biểu đồ là hình vẽ có tính trực quan cho phép mô tả một cách sinh động động thái phát triển, quy mô, cơ cấu của hiện tượng cũng như so sánh tương quan độ lớn của chúng. Các loại biểu đồ được thể hiện trong Atlat Địa lí Việt Nam rất đa dạng. - Biểu đồ hình cột gồm biểu đồ cột đơn, cột chồng, cột nhóm, biểu đồ thanh ngang (biểu đồ trang 15, 19, 20, 21, 22 ). Biểu đồ hình cột thường thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn của các đại lượng hoặc cơ cấu tổng thể của hiện tượng. - Biểu đồ hình tròn hoặc hình vuông để thể hiện quy mô, cơ cấu thành phần của một tổng thể (biểu đồ trang 10, 18, 19, 21, 22 ). - Biểu đồ đường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của hiện tượng qua thời gian theo số liệu tuyệt đối hay số liệu tương đối (biểu đồ trang 10, 25 ). - Biểu đồ kết hợp thể hiện động thái phát triển và cơ cấu của hiện tượng theo thời gian (biểu đồ trang 15, 17). 1. Tiến trình khai thác, sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam. Khi khai thác kiến thức và phân tích biểu đồ cần phải căn cứ vào đường nét biểu hiện trên biểu đồ và bảng số liệu thống kê. Tiến trình khai thác sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam như sau: - Bước 1: Xác định biểu đồ thuộc loại nào? Thể hiện bằng hình thức nào? Đơn vị thể hiện số liệu là gì? Theo thời gian và không gian như thế nào? 26
- - Bước 2: Đọc tên của biểu đồ để xác định nội dung thể hiện của biểu đồ. - Bước 3: Xác định vị trí của từng thành phần trong biểu đồ. Thành phần nào quan trọng mang nội dung chính cần khai thác. Đo tính, so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các số liệu của các đại lượng được biểu hiện trên biểu đồ. - Bước 4: Rút ra nhận xét từ cái chung, cái khái quát nhất, nổi bật và toàn diện của biểu đồ. Sau đó nhận xét cái riêng, cái cụ thể, cái có tính chất đột biến. - Bước 5: Giải thích nguyên nhân gây nên những biến đổi của hiện tượng theo thời gian và không gian. Ví dụ 1: Từ Biểu đồ Dân số Việt Nam qua các năm (trang 15, Atlat Địa lí Việt Nam), hãy nhận xét và giải thích sự gia tăng dân số của nước ta qua các năm từ 1960 - 2007. Bước 1: Học sinh xác định biểu đồ này thuộc loại biểu đồ về các vấn đề địa lí xã hội, thể hiện dưới dạng biểu đồ cột. Đơn vị thể hiện là triệu người. Thời gian là từ năm 1960 đến năm 2007. Bước 2: Học sinh đọc tên của biểu đồ để xác định nội dung thể hiện của biểu đồ là dân số Việt Nam từ năm 1960 đến năm 2007. Bước 3: Học sinh xác định thành phần quan trọng cần khai thác trong biểu đồ là tổng số dân của từng năm (không phải dân số đô thị hay dân số nông thôn). Học sinh tính sự tăng, giảm dân số giữa các mốc thời gian sau và thời gian trước. Bước 4: Học sinh rút ra nhận xét chung: Dân số Việt Nam tăng nhanh qua các năm (1960 - 2007). Trong vòng 47 năm, dân số Việt Nam tăng gấp hơn 2,8 lần, tăng từ 30,17 triệu người (năm 1960) lên 85,17 triệu người (năm 2007). Học sinh rút ra nhận xét riêng: Quá trình tăng dân số Việt Nam từ năm 1960 đến năm 2007 có thể chia làm 2 giai đoạn: 27
- - Từ năm 1960 - 1999: dân số tăng rất nhanh. Trong 39 năm, dân số tăng hơn 1,5 lần từ 30,17 triệu người (năm 1960) lên 76,6 triệu người (năm 1999). - Từ năm 1999 - 2007: dân số tăng trung bình 1,1 triệu người/năm nhưng có xu hướng chậm lại. Bước 5: Học sinh giải thích nguyên nhân: - Dân số Việt Nam tăng nhanh là do nền kinh tế nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động, do tâm lí trọng nam khinh nữ và số người trong độ tuổi sinh đẻ còn cao (dân số nước ta trẻ). - Giai đoạn 1960 - 1999: Dân số tăng nhanh do hòa bình lập lại, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao. Đồng thời nước ta chưa áp dụng triệt để chính sách kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ sinh cao. - Giai đoạn 1999 - 2007: Dân số nước ta vẫn tăng do số ngời trong độ tuổi sinh đẻ nhiều. Tuy nhiên sự gia tăng dân số có xu hướng chậm lại là do nước ta áp dụng triệt để chính sách kế hoạch hóa gia đình. Ví dụ 2: Từ Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (trang 17, Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2007. Bước 1: Học sinh xác định biểu đồ này thuộc loại biểu đồ về các vấn đề địa lí xã hội, thể hiện dưới dạng biểu miền. Đơn vị thể hiện là %. Thời gian là từ năm 1990 đến năm 2007. Bước 2: Học sinh đọc tên của biểu đồ để xác định nội dung thể hiện của biểu đồ là cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 - 2007. Bước 3: Học sinh xác định các thành phần cần khai thác trong biểu đồ là tỉ trọng GDP của từng ngành nông-lâm-thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Học sinh so sánh số liệu của từng ngành giữa các mốc thời gian sau với mốc thời gian trước. Bước 4: Học sinh rút ra nhận xét chung: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt trong giai đoạn 1990 - 2007. Học sinh rút ra nhận xét riêng: Sự chuyển dịch đó thể hiện qua hai xu hướng: - Chuyển dịch giữa 3 khu vực kinh tế: + Khu vực công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng tăng nhanh từ 22,7% (năm 1990) lên 41,5% (năm 2007) và hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu. + Khu vực nông, lâm, thủy sản có tỉ trọng giảm rõ rệt, từ 38,7% (năm 1990) xuống còn 20,3% (năm 2007) và đang chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu. 28
- + Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và có ít biến động từ 38,6% (năm 1990) giảm xuống còn 38,2% (năm 2007). - Chuyển dịch giữa khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ: còn chậm. Bước 5: Học sinh giải thích nguyên nhân: Sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố: - Đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay. - Chịu tác động của nhân tố thị trường và các nguồn lực phát triển của các khu vực kinh tế. - Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới như nước ta. 2. Một số lưu ý khi khai thác, sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam. Trong Atlat Địa lí Việt Nam đặc biệt là các trang về địa lí kinh tế - xã hội có nhiều biểu đồ với các số liệu được cập nhật thường xuyên. Làm việc với biểu đồ sẽ phát huy được tính tích cực và khả năng sáng tạo trong việc nắm bắt kiến thức địa lí của học sinh. Ngoài ra, việc thể hiện sinh động về hình thức, màu sắc của các biểu đồ trong Atlat cũng góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên không nên vì thế mà lạm dụng biểu đồ, sử dụng biểu đồ tràn lan cả những khi không cần thiết thì chỉ làm mất thì giờ một cách vô ích. Giáo viên và học sinh cần nhận thức rõ rằng biểu đồ và số liệu trên biểu đồ chỉ có tác dụng làm rõ hoặc làm chỗ dựa để nêu bật ý nghĩa của những tri thức địa lí, chứ bản thân chúng không phải là tri thức địa lí. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích. Tốt nhất là nên sử dụng phối hợp biểu đồ và bản đồ nhất là với những biểu đồ nằm trên bản đồ như ở bản đồ Chăn nuôi, bản đồ Cây công nghiệp, bản đồ Lúa (trang 19), bản đồ Lâm nghiệp, bản đồ Thủy sản (trang 20), bản đồ Thương mai (trang 24) Khi nhận xét biểu đồ, bao giờ cũng phải nhận xét từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể và những cái đột biến của số liệu. Khi nhận xét phải có số liệu chứng minh. Khi giải thích nguyên nhân của các diễn biến, mối quan hệ của số liệu cần dựa vào vốn kiến thức và bài học; giải thích về sự phát triển phải nêu rõ được tốc độ tuần tự, nhanh, chậm, giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Từ đó rút ra kiến thức mới ẩn dấu trong biểu đồ và số liệu. Để kĩ năng khai thác, sử dụng biểu đồ được vững chắc hơn, hoàn thiện hơn, giáo viên nên kết hợp với việc rèn cho học sinh cách lập (cách vẽ) biểu đồ. Biết cách lập biểu đồ sẽ giúp học sinh hình thành được kĩ năng và hiểu rõ công dụng của từng loại biểu đồ với các ưu, nhược điểm của chúng, mới biết cách phân tích, khai thác những tri thức địa lí. Trong cuộc sống hàng ngày, học sinh cũng luôn được tiếp xúc với biểu đồ qua sách báo, truyền hình, các cuộc triển lãm Vì vậy, giáo viên có thể đặt ra các 29
- yêu cầu đọc và nhận xét các biểu đồ này để học sinh củng cố thêm kĩ năng về biểu đồ. Có được những hiểu biết cần thiết về biểu đồ, biết cách đọc và phân tích biểu đồ, học sinh sẽ hiểu được dễ dàng và sâu sắc những thành tựu, những tiến bộ về kinh tế xã hội của nước ta và các nước khác trên thế giới. Do đó việc gắn kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ vào thực tiễn cuộc sống góp phần thúc đẩy kĩ năng tự học và học tập suốt đời của học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG KẾT HỢP BẢN ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ TRONG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM. Trong quá trình dạy học địa lí lớp 9 (địa lí dân cư và kinh tế Việt Nam), học sinh thường tiếp xúc với nhiều số liệu theo nhiều đơn vị tính khác nhau. Để cụ thể hóa các con số và tạo điều kiện cho việc phân tích được dễ dàng, sinh động hơn, Atlat Địa lí Việt Nam đã chuyển tải các số liệu này lên các biểu đồ. Tất cả các trang bản đồ về dân cư và kinh tế trong Atlat Địa lí Việt Nam (trừ bản đồ Giao thông) đều có biểu đồ đi kèm. Biểu đồ có thể đặt trên bản đồ, trong vùng kinh tế hoặc trong địa giới tính, thành như biểu đồ trên các bản đồ Chăn nuôi, bản đồ Cây công nghiệp, bản đồ Lúa (trang 19), bản đồ Lâm nghiệp, bản đồ Thủy sản (trang 20), bản đồ Thương mai (trang 24) Khi đó, biểu đồ thể hiện giá trị tổng lượng thống kê với đối tượng phân bố trong vùng kinh tế hoặc trên toàn lãnh thổ tỉnh, thành. Biểu đồ có thể đặt ngoài bản đồ để giải thích rõ thêm một khía cạnh nào đó của nội dung chính biểu hiện trên bản đồ như ở các trang 15, 17, 18, 21, 22, 24 Do đó, khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội (nhất là tìm hiểu về thực trạng, diễn tiến của các đối tượng), ta nên sử dụng kết hợp cả bản đồ và biểu đồ sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với việc chỉ khai thác và sử dụng bản đồ hoặc biểu đồ riêng lẻ. Tùy theo mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu, ta có thể tiến hành khai thác, sử dụng bản đồ trước rồi đến biểu đồ để chứng minh hoặc khai thác sử dụng biểu đồ để nêu thực trạng, diễn tiến của đối tượng nghiên cứu rồi khai thác bản đồ để nêu phân bố của đối tượng. Đôi lúc ta có thể tiến hành khai thác đồng thời cả bản đồ và biểu đồ (nhất là khi tìm hiểu về một vùng, một địa phương trên bản đồ chung cả nước). Tuy nhiên cũng có thể thấy tiến trình khai thác, sử dụng kết hợp bản đồ và biểu đồ trong Atlat thường được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Nắm rõ mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu. - Bước 2: Xác định các bản đồ và biểu đồ có liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu. - Bước 3: Tiến hành phân tích bản đồ và biểu đồ. - Bước 4: So sánh, đối chiếu giữa kết quả phân tích bản đồ và biểu đồ để bổ sung cho nhau. Giải thích những mâu thuẫn trong việc biểu hiện giữa bản đồ và biểu đồ (nếu có) để giải thích, nhận thức hiện tượng một cách sâu sắc hơn. 30
- Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007, tăng 438 nghìn ha, tăng 1,2 lần. - Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta, cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 65,1% năm 2000 lên 68,3% năm 2007, cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và đang có xu hướng giảm tỉ trọng từ 34,9% năm 2000 xuống 31,7% năm 2007. * Học sinh khai thác Biểu đồ Diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007 để thấy được diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp quan trọng: Cà phê, cao su, điều là 3 loại cây công nghiệp có diện tích lớn ở nước ta và được trồng tập trung ở các vùng chuyên canh. Các loại cây trên cũng là những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao ở nước ta. * Học sinh khai thác Bản đồ Cây công nghiệp: Học sinh căn cứ vào kí hiệu màu xanh lá cây sẫm thể hiện tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích trên 50% để xác định trên bản đồ Cây công nghiệp các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bước 4: Học sinh so sánh, đối chiếu rồi sắp xếp các kết quả vừa khai thác được ở bản đồ và biểu đồ thành tri thức hoàn chỉnh về tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta (vai trò, diện tích, một số cây công nghiệp quan trọng, phân bố). Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm phân bố và cơ cấu GDP phân theo khu vực của các trung tâm kinh tế ở nước ta. Bước 1: Học sinh nắm rõ yêu cầu của câu hỏi. Bước 2: Học sinh xác định các bản đồ và biểu đồ liên quan là Bản đồ Kinh tế chung và các biểu đồ trang 17, Atlat Địa lí Việt Nam Bước 3: Học sinh khai thác các biểu đồ và bản đồ như sau: * Học sinh khai thác Bản đồ Kinh tế chung: - Học sinh dựa vào kí hiệu để xác định vị trí của các trung tâm kinh tế. Đường kính của càng lớn thể hiện quy mô của trung tâm kinh tế đó cũng càng lớn: + Các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. + Các trung tâm kinh tế có quy mô từ 15 đến 100 nghìn tỉ đồng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. + Các trung tâm kinh tế có quy mô từ 10 đến 31
- 15 nghìn tỉ đồng: Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Huế, Quy Nhơn, Mỹ Tho. Sử dụng Bản đồ Kinh tế chung, học sinh dễ dàng nhận thấy các trung tâm kinh tế có quy mô lớn tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như vị trí địa lí, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thị trường tiêu thụ, nguồn vốn đầu tư, chính sách phát triển - Học sinh dựa vào các phần nan quạt trong kí hiệu thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực của các trung tâm kinh tế: màu vàng - nông, lâm, thủy sản; màu đỏ - công nghiệp và xây dựng; màu xanh - dịch vụ. Các hình nan quạt càng lớn thì GDP càng lớn và ngược lại. Quan sát các kí hiệu học sinh thấy nền màu đỏ và màu xanh chiếm đại đa số. Điều đó chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các trung tâm nói chung theo hướng tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản. * Học sinh khai thác Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 - 2007 (xem lại ví dụ 2 phần khai thác, sử dụng biểu đồ) để thấy khu vực công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng tăng nhanh từ 22,7% (năm 1990) lên 41,5% (năm 2007) và hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu. Khu vực nông, lâm, thủy sản có tỉ trọng giảm rõ rệt, từ 38,7% (năm 1990) xuống còn 20,3% (năm 2007) và đang chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và có ít biến động từ 38,6% (năm 1990) giảm xuống còn 38,2% (năm 2007). Bước 4: Học sinh so sánh, đối chiếu rồi sắp xếp các kết quả vừa khai thác được ở bản đồ và biểu đồ: Học sinh dễ dàng nhận thấy Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 - 2007 có giá trị chứng minh rõ hơn cho nội dung cơ cấu GDP (thể hiện bằng kí hiệu nan quạt trong trên Bản đồ Kinh tế chung. Từ đó học sinh trả lời được câu hỏi hoàn thiện hơn. IV. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG TRANH ẢNH TRONG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM. Trong quá trình khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, ngoài các bản đồ, biểu đồ, giáo viên có thể sử dụng những hình ảnh của Atlat để bài giảng sinh động, minh chứng rõ ràng, học sinh thêm tin tưởng vào các kiến thức thực tế, khắc sâu vào tâm trí các em. Giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung những hình ảnh đó theo các bước như sau: - Bước 1: Đọc tên bức ảnh. - Bước 2: Mô tả nội dung của bức ảnh. - Bước 3: Liên hệ với kiến thức đã học và kiến thức thực tế để rút ra nhận xét. 32
- Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 “Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích 3 ảnh trang 18 Atlat để rút ra nhận xét: - Ảnh “Thu hoạch lúa” thể hiện người nông dân đang dùng máy gặt trên đồng lúa vàng bội thu. Qua đó, ta thấy trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện tích, sản lượng, năng suất, chất lượng. Phản ánh thế mạnh trong nông nghiệp của nước ta là sản xuất lúa gạo, không những đủ ăn mà còn xuất khẩu, hằng năm đứng thứ hai thế giới. - Ảnh “Thu hoạch chè” thể hiện những cô gái đang hăng say hái những búp chè tươi non Qua đó, ta thấy cây chè rất thích nghi với vùng đồi trung du nên cây chè là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Những thương hiệu chè nổi tiếng trên thế giới như: chè Mộc Châu, chè San, chè Tân Cương đã từ lâu được nhiều nước ưa chuộng. - Ảnh “Chăm sóc cây hồ tiêu” thể hiện trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan, những vườn tiêu xanh tốt thích hợp với thổ nhưỡng của vùng chứng tỏ rằng bên cạnh cây lúa và cây chè, thì cây hồ tiêu là những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế rất cao, xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước Ví dụ 2: Khi dạy bài 12 “Sự phát triển và phân bố công nghiệp”. Trang 21 Atlat có 2 hình ảnh Dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt và Khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ. Giáo viên cho học sinh quan sát, đọc tên hình ảnh để nhận biết về các hoạt động công nghiệp nước ta. Qua đó giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu giá trị nội dung từng hình ảnh, rút ra nhận xét: - Ảnh “Dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt”: hình ảnh người nữ công nhân đang làm việc trong một nhà máy dệt rất hiện đại chứng tỏ rằng công nghiệp dệt và may mặc là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta, là thế mạnh của ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam - Ảnh “Khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ”: hình ảnh giàn khoan dầu khí ở vùng thềm lục địa chứng tỏ rằng chúng ta đã làm chủ kĩ thuật khai thác dầu khí trên biển, là thế mạnh của công nghiệp khai khoáng Việt Nam. Qua 2 bức ảnh trên thể hiện các ngành công nghiệp phát triển cả trên đất liền và trên biển cả, trình độ phát triển công nghiệp Việt Nam đã vươn cao, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho đất nước. Ví dụ 3: Khi dạy bài 15 “Thương mại và du lịch” , giáo viên có thể sử dụng 2 ảnh trang 25 Atlat. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận biết được địa danh trên bức ảnh, quan sát kĩ cảnh trí trên 2 bức ảnh đối chiếu vị trí trên bản đồ và kiến thức đã học, phân tích giá trị kinh tế của 2 địa danh, rút ra nhận định: - Ảnh “Cố đô Huế”: Học sinh nhận biết được cố đô Huế nằm ở dải đất hẹp miền Trung, vị trí ven biển Đông, lại có rừng Trường Sơn bao bọc phía tây. Đây là đô thị cổ kính thuộc thời Nhà Nguyễn, là một khu di tích lịch sử và 33
- văn hoá của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đây là trung tâm du lịch quốc gia rất nổi tiếng. - Ảnh “Sa Pa”: Học sinh nhận biết được Sa Pa là một thị trấn vùng cao, nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Với độ cao 1600m, quanh năm sương mù che phủ, mùa đông có băng tuyết, mùa hè mát dịu, Sa Pa trở thành một điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Từ năm học 2008 - 2009, tôi và các giáo viên Địa lý đã sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí lớp 8,9 tại trường THCS. Qua 3 năm triển khai, hiệu quả dạy học đã được nâng lên song vẫn còn nhiều hạn chế. Trong từng bài học cụ thể, từng nội dung, yêu cầu cụ thể, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh nhất định trong Atlat để hoàn thành các câu hỏi và bài tập đặt ra. Vì vậy, học sinh không có được phương pháp chung trong quá trình khai thác và sử dụng Atlat. Kết quả là các giờ học lặp đi lặp lại trở nên nhàm chán, giáo viên mất nhiều thời gian tổ chức hoạt động, thậm chí nhiều tiết còn bị “cháy giáo án”. Một số học sinh mới chỉ biết cách đọc, dùng Atlat để lấy số liệu và dẫn chứng cho các vấn đề đã biết chứ chưa biết cách khai thác Atlat để phát hiện tri thức mới, chưa có các kĩ năng tổng hợp, phát hiện mối liên hệ địa lí trên Atlat. Do đó, tôi đã rút ra quy trình khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và một số kinh nghiệm, giải pháp trong việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 8,9. Sau đó, tôi cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết về quy trình khai thác, sử dụng Atlat ở tiết học đầu tiên làm việc với Atlat và thực hành liên tục ở những tiết học tiếp theo. Đồng thời tôi tiến hành một số giải pháp mới như so sánh, liên tưởng các đối tượng địa lí trên bản đồ với sự vật cụ thể, phân loại các đối tượng địa lí và các mối liên hệ. Đặc biệt là giải pháp tổ chức trò chơi với bản đồ trong Atlat đã mang lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh làm việc với Atlat. Giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, khác hẳn không khí căng thẳng và nhàm chán trước đây khi học sinh phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Khi làm việc cá nhân, học sinh tích cực, chủ động và độc lập. Khi làm việc nhóm, các em tranh luận rất sôi nổi, suy đoàn các vấn đề chính xác. Giáo viên không vất vả mà kết quả thu được lại cao. Qua quá trình thực nghiệm phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam cho học sinh ở lớp 9A, đối chiếu với lớp 9B là lớp chưa áp dụng chuyên đề này, qua các lần đã kiểm tra cùng một nội dung trong cùng thời gian, kết quả có khác nhau rõ rệt. Bài kiểm tra 45 phút giữa HK1, sau 11 tiết học có áp dụng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam theo phương pháp trên, khả năng nhận thức và kĩ năng của học sinh đã có bước tiến bộ đáng kể. Kết quả cụ thể: 34
- Sĩ 0 − 2,5 3 − 4,5 5 − 6 6,5 − 7,5 8 − 10 Trên TB Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9A 43 0 0 2 5 11 26 10 23 20 46 41 95 9B 42 0 0 5 12 22 52 8 19 7 17 37 88 Bài kiểm tra cuối học kì I vừa qua, do được thường xuyên luyện tập (21 tiết học có sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) nên học sinh lớp 9A biết cách phân tích các trang bản đồ, biểu đồ, hình ảnh trong Atlat để hoàn thành yêu cầu của câu hỏi tốt hơn hẳn học sinh lớp 9B. Kết quả cụ thể: Sĩ 0 − 2,5 3 − 4,5 5 − 6 6,5 − 7,5 8 − 10 Trên TB Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9A 43 0 0 0 0 10 23 7 16 26 61 43 100 9B 42 0 0 4 10 20 47 7 17 11 26 38 90 Kết quả thực nghiệm như vậy chứng tỏ phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Viêt Nam như trên thực sự có hiệu quả cao trong việc dạy và học môn Địa lí lớp 9. 35
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết trong việc dạy và học môn Địa lí lớp 9. Đối với giáo viên, việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy cũng chính là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh bởi ở phương pháp này, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động khai thác, lĩnh hội kiến thức mới trên cơ sở rèn luyện kĩ năng khai thác các bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh trong Atlat. Kiến thức mới đến với học sinh chủ yếu là thông qua hoạt động nhận thức của bản thân học sinh chứ không phải thông qua lời nói của giáo viên. Do đó giáo viên dạy Địa lí THCS nên mạnh dạn áp dụng phương pháp này thường xuyên trong giảng dạy. Thực tiễn đã chỉ ra rằng không nên chờ đến bậc THPT mới rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để các em thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Cao đẳng, Đại học. Hãy áp dụng phương pháp này ngay từ cấp THCS với đối tượng học sinh lớp 8, 9. Để rèn kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 8,9 khó khăn và vất vả hơn nhiều so với học sinh lớp 12 bởi vốn kiến thức địa lí của các em còn ít, kĩ năng chưa thành thạo, khả năng nhận thức thấp hơn. Nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, lúc đầu, giáo viên và học sinh không tránh khỏi nhiều khó khăn, lúng túng, nhưng nếu thực hiện đúng quy trình, đúng nguyên tắc, công việc sẽ nhẹ nhàng, đỡ vất vả và hiệu quả sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng cần nhận thức rõ rằng việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat cần được tiến hành liên tục giữa các cấp học, giữa các lớp học. Chỉ cần ngắt quãng ở một lớp nào đó thì lên lớp tiếp theo sẽ không có cơ sở để tiếp tục đổi mới phương pháp rèn kĩ năng, nếu có thì cũng mất rất nhiều thời gian và không thể đạt được kết quả như mong muốn. Sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi ý kiến, bàn bạc tập thể giữa giáo viên các lớp ngay từ khi vạch kế hoạch và trong cả quá trình rèn luyện kĩ năng này cho học sinh là một việc làm rất có lợi và không thể thiếu được vì đây là một vấn đề phức tạp và cũng còn mới mẻ cần có trí tuệ tập thể. Hơn nữa phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển giữa các lớp, lớp dưới chuẩn bị cho lớp trên và lớp trên tiếp tục phát triển những kết quả đã đạt được ở lớp dưới. Học sinh lớp 8,9 không thể khai thác, sử dụng các bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê và tranh ảnh trong Atlat nếu ngay từ lớp 6 không được trang bị các tri thức và rèn luyện các kĩ năng bản đồ, lớp 7 không được rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ và số liệu, không được trang bị tri thức về các mối liên hệ địa lí. Học sinh lớp 8 tập khai thác, sử dụng Atlat (phần Địa lí tự nhiên) tốt sẽ là cơ sở để lên lớp 9 các em hoàn thiện kĩ năng đã có và hình thành kĩ năng mới. Nói chung, muốn rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí có hiệu quả thật sự thì phải tiến hành đồng bộ ở tất cả các lớp, phải gây được một phong trào lôi cuốn được tất cả các giáo viên tham gia. Nếu chỉ một vài giáo viên tiến 36
- hành rèn luyện kĩ năng cho học sinh thì kết quả sẽ rất hạn chế, không được chuẩn bị cơ sở từ lớp dưới, nếu có thu được một vài kết quả thì lên lớp trên cũng sẽ không được tiếp tục phát triển, cuối cùng học sinh sẽ quên hết. Để làm được việc này rất cần có sự quan tâm, chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường, phòng Giáo dục và đào tạo. Đặc biệt với vai trò quản lý chuyên môn, phòng Giáo dục đào tạo nên tổ chức các buổi tập huấn, các chuyên đề về sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để các trường trao đổi, đúc rút kinh nghiệm nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí. Ngoài ra, các trường cũng cần trang bị trong thư viện những Atlat Địa lí Việt Nam mới nhất có cập nhật, bổ sung và chỉnh lí để phát huy lợi thế của Atlat trong giảng dạy và học tập Địa lí nhất là Địa lí Kinh tế xã hội Việt Nam ở lớp 9 rất cần các số liệu mới. Trên đây là những suy nghĩ và một số việc làm của tôi về cách sử dụng cuốn Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy và học tập môn Địa lí lớp 9. Bước đầu thực hiện phương pháp này đã có hiệu quả, song có thể còn những khiếm khuyết. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý thêm để cùng nhau tìm ra phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy môn Địa lí mang lại hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2017 37
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực - Đặng Văn Đức và Nguyễn Thu Hằng - NXB ĐHSP năm 2004. 2. Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - GS.TS Lê Thông chủ biên - NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2013. 3. Rèn luyện kĩ năng Địa lí - Mai Xuân San - NXB Giáo dục năm 2002. 4. Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường phổ thông – PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ – NXB Giáo dục năm 2007. 5. Bản đồ học đại cương - Lâm Quang Dốc và Phùng Ngọc Dĩnh - NXB ĐHSP năm 2005. 6. Bản đồ giáo khoa - Lâm Quang Dốc - NXB ĐHSP năm 2012. 7. Lí luận dạy học địa lí - Nguyễn Dược - NXB ĐHSP năm 2012. 8. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí THCS - NXB Giáo dục năm 2010. 9. Rèn luyện kĩ năng địa lí 9 - Phạm Thị Xuân Thọ - NXB Giáo dục năm 2009. 10. Sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - NXB Giáo dục năm 2010 11. Atlat Địa lí Việt Nam - NXB Giáo dục năm 2010. 38
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÁI THỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 Môn: Địa lí Tên tác giả: Nguyễn Phương Dung Giáo viên môn: Địa lí 39