Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

pdf 21 trang thienle22 6150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_viet_doan.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

  1. DÀN Ý TÓM TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lí do chọn đề tài II/ Mục đích nghiên cứu III/ Đối tượng nghiên cứu IV/ Phương pháp nghiên cứu V/ Thời gian nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận II/ Thực trạng III/ Các biện pháp thực hiện 1. Tăng cường thực hành giao tiếp cho học sinh. 2. Giúp học sinh nắm được các bước khi viết đoạn văn. 3. Hướng dẫn học sinh phát triển ý cho đoạn văn. 4. Hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ để viết câu văn hay. 5. Hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động gợi tả. 6. Khơi gợi cảm xúc của học sinh khi viết đoạn văn. IV/ Kết quả PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I/ Kết luận. II/ Khuyến nghị PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC - 1 - -
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện có đủ tri thức và sức khỏe dồi dào. Giáo dục tiểu học ngày càng được hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước và hội nhập vào tiến bộ chung của khu vực và trên thế giới. Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường Quốc tế. Nhiệm vụ đó từng ngày từng giờ đặt lên vai ngành giáo dục đào tạo. Vì vậy, giáo dục Tiểu học đã xác định rõ được nhiệm vụ: “ Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn hệ thống giáo dục quốc dân ” ( trích luật giáo dục Tiểu học) Bậc tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị các phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Các môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau. Trong các môn học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, hình thành cho các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới. Trong các phân môn của môn Tiếng việt, Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nhằm giúp học sinh có năng lực tạo lập văn bản bằng hình thức ngôn ngữ. Qua đó thể hiện năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh. Dạy văn trong nhà trường tiểu học ngày nay càng được coi trọng thể hiện ở chương trình sách giáo khoa được biên soạn phù hợp với tình hình thực tế và rất hữu ích đối với việc giáo dục học sinh. Không chỉ đổi mới về nội dung chương trình mà còn đổi mới không ngừng về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học văn cho học sinh Tiểu học. Song thực tế hiện nay, việc giảng dạy phân môn Tập làm văn vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là phân môn khó nhất khi dạy Tiếng việt cho học sinh. Dạy văn cho học sinh làm văn hay, biết cảm thụ cái hay cái đẹp của văn học phải có người thầy giỏi văn, yêu văn, có tâm hồn văn. Chính vì thế mà không phải giáo viên nào cũng làm được. Và nếu thầy cô không đáp ứng được điều đó thì việc học văn của học sinh càng khó hơn - 2 - -
  3. Đối với học sinh đầu cấp như học sinh lớp 2 thì việc làm quen với phân môn Tập làm văn là hết sức mới mẻ đối với các em, bởi lứa tuổi các em vốn hiểu biết còn hạn hẹp, vốn từ còn nghèo nàn điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập phân môn Tập làm văn, chính vì thế chất lượng học văn của học sinh lớp 2 còn rất nhiều hạn chế. Ý thức được vai trò của phân môn Tập làm văn, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, nghiên cứu một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập làm văn Tiểu học, với thực nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đúc rút cho mình một số kinh nghiệm và đã thu được những kết quả nhất định trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2” với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. II/ Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số biện pháp nâng cao rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. - Nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 2. III/ Đối tượng nghiên cứu - Chương trình Tập làm văn lớp 2 - Áp dụng cho học sinh lớp 2C Trường tiểu học Nam Hồng. IV/ Phương pháp nghiên cứu 1. Nghiên cứu tài liệu - Đọc tài liệu tham khảo 2. Khảo sát thực tế - khảo sát tình hình thực tế học sinh 3. So sánh đối chiếu 4. Phương pháp luyện tập thực hành 5. Phương pháp phân tích, tổng hợp, rút kinh nghiệm V/ Thời gian nghiên cứu - Trong năm học 2012 - 2013 - 3 - -
  4. PHẦN II: NỘI DUNG I- Cơ sở lí luận: Ở Chương trình Tiếng việt lớp 2 Tập làm văn là một phân môn hoàn toàn mới mẻ đối với học sinh. Tập làm văn trong môn Tiếng việt có nhiệm vụ rất quan trọng rèn kỹ năng nói và viết cho học sinh. Phân môn Tập làm văn ở lớp 2 mục tiêu chính là hình thành các nghi thức lời nói tối thiểu, các kỹ năng phục vụ đời sống hàng ngày như chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi phân môn Tập làm văn còn giúp học sinh nói, viết được đoạn văn ngắn trọn vẹn. Đây là bước đầu hình thành văn bản cho học sinh ở mức độ đơn giản. Đối với học sinh lớp 2 do vốn từ ngữ còn hạn hẹp, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế nên đoạn văn của các em còn mắc nhiều lỗi về câu, từ và cách diễn đạt. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên phải có bề dày kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình và thực sự có tâm huyết để là nhịp cầu dẫn dắt các em, khơi nguồn cho dòng chảy ở các em được phát triển tốt thì khả năng viết văn của học sinh lớp 2 sẽ đạt được kết quả như chúng ta mong muốn. II- Thực trạng. Phân môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nói, viết cho học sinh. Thế nhưng đến nay, đa số các em học sinh lớp 2 còn chưa hứng thú với phân môn Tập làm văn. Một số em không biết nói gì, viết gì? Các em còn rất lung túng, khi viết thường lặp từ trong câu, dùng từ sai, chưa biết chấm câu ngắt câu. Có em còn viết không đúng với yêu cầu của đề bài. Một số bài viết ý hạn hẹp nên không đủ số câu theo yêu cầu tối thiểu. Chính vì thế, chất lượng viết đoạn văn còn rất hạn chế. Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng chưa tự tin khi dạy phân môn này, nhất là một số giáo viên không có khiếu về văn. Thực tế ở lớp tôi sau hai tuần thực học, tôi tiến hành khảo sát học sinh về phân môn Tập làm văn với đề bài: Viết từ 3 đến 5 câu kể về thầy cô giáo cũ của em. Sau khi chấm bài tôi thống kế kết quả như sau: Kết quả Sĩ số Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 40 40 5 12,5 12 30,0 21 52,5 2 5,0 Qua kết quả khảo sát trên tôi thấy nhiều em kĩ năng viết đoạn văn còn hạn chế, phần lớn thường hay sai ở phần lỗi dùng từ, chấm câu, ý câu còn lủng củng. trước thực tế trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp cụ thể áp dụng trong các - 4 - -
  5. giờ dạy phân môn Tập làm văn và trong các giờ học tăng cường nhằm rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh. Để giúp học sinh viết đoạn văn được tốt, tôi đã thực hiện bằng những biệp pháp sau: III- Các biện pháp thực hiện: 1. Tăng cường thực hành giao tiếp cho học sinh. Đối với học sinh lớp 2 vốn từ ngữ, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của các em còn hạn hẹp vì thế khi học văn các em rất lung túng khi tìm và sử dụng vốn từ trong nói và viết. Để khắc phục hạn chế này cho học sinh tôi thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp, để tăng cường khả năng ngôn ngữ cho các em. Khi dạy học theo phương pháp này. Người giáo viên phải gắn nội dung dạy học với các nhân tố giao tiếp như mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp. Dạy văn cho học sinh theo định hướng giao tiếp chính là dạy cho học sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Đây là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp học sinh nắm được ngôn ngữ trong giao tiếp, để có thể giao tiếp hiệu quả. Nội dung học tập theo phương pháp này thường sinh động, thiết thực đối với học sinh lớp 2 nên các em rất hứng thú học tập. Để vận dụng phương pháp này tôi thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Giới thiệu và xác định tình huống giao tiếp như: mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp,hoàn cảnh giao tiếp,nội dung giao tiếp. Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hành tiếp nhận hoặc sản sinh lời nói theo định hướng giao tiếp sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và nhân vật giao tiếp. Bước 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm lời nói vừa tiếp nhận hay lời nói vừa sản sinh với mục đích giao tiếp. chỉ ra những chỗ phù hợp và chưa phù hợp. Bước 4: Rút ra kết luận cần ghi nhớ cho học sinh về sản phẩm được tiếp nhận hoặc lời nói được sản sinh trong tình huống giao tiếp vừa thực hiện. Bước 5: Luyện tập vận dụng với những tình huống giao tiếp cụ thể khác. Các bước này tôi sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng tình huống và nội dung dạy học cụ thể. Ví dụ: khi dạy tiết Tập làm văn “Kể về gia đình”. Tôi tiến hành thực hiện các bước sau: Bước 1: Giới thiệu nội dung ( đề tài ) giao tiếp, tạo tình huống giao tiếp và môi trường giao tiếp. - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh ngồi vòng tròn hoặc theo hình chữ U để tạo không khí thoải mái và thân thiện. - 5 - -
  6. - Giáo viên nói với học sinh: các em đã cùng nhau học lớp 1 và năm nay tiếp tục là năm lớp 2. Cả lớp đã biết tên nhau, biết tính tình của nhau, biết ai chăm ngoan, học giỏi biết ai cần cố gắng để ngoan hơn, giỏi hơn. Nhưng chúng ta lại chưa biết nhiều về gia đình của nhau. Chưa biết nhà bạn mình có mấy người. Chưa biết ông bà bố mẹ bạn làm nghề gì, chưa biết bạn mình yêu mọi người trong gia đình mình như thế nào? Trong giờ học hôm nay, các em sẽ được hỏi nhau, được mời nhau kể về kể về gia đình của mình. Biết về gia đình của nhau, các em sẽ thấy thân thiết gần gũi với nhau hơn đấy. - Giáo viên viết lên bảng đề mục bài tập, mở bảng phụ( hoặc giấy khổ to) có ghi phần gợi ý của bài tập1 và nói với học sinh: để giúp các em biết cách kể về gia đình mình, SGK đã đưa ra những gợi ý cụ thể( mời 1 học sinh đọc phần gợi ý, các học sinh khác nhìn vào SGK đọc thầm theo) Bước 2: Hướng dẫn giao tiếp. - Giáo viên nhắc học sinh chú ý: bài tập yêu cầu các em kể về gia đình chứ không phải trả lời câu hỏi. Các câu hỏi này chỉ là gợi ý để kể. Các em có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không cần kể nhiều quá để tất cả các bạn trong lớp đều được kể về gia đình mình. - Mời 1- 2 học sinh khá giỏi kể - Giáo viên hướng dẫn học sinh trong lớp nhận xét, góp ý, động viên. Bước 3: Thực hành giao tiếp trong nhóm nhỏ - Giáo viên tổ chức hoạt động theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 - Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm việc; Một bạn trong nhóm xung phong kể trước. Kể xong, bạn sẽ mời một bạn khác kể. các em nhớ nói đủ nghe trong nhóm, đừng làm ảnh hưởng tới nhóm khác. Khi các bạn kể, cả nhóm chăm chú lắng nghe. Khi tất cả đã kể xong, các em hãy bầu ra một bạn kể hay nhất trong nhóm của mình. - Giáo viên đến từng nhóm theo dõi uốn nắn, giúp đỡ những em nói còn kém. Bước 4: Thực hành giao tiếp trong nhóm lớn( hoặc cả lớp) - Giáo viên nói với cả lớp: Vừa rồi các nhóm kể về gia đình mình rất sôi nổi. Cô thấy tất cả các bạn trong lớp đều rất yêu quý mọi người trong gia đình. Bây giờ, cô mời đại diện các nhóm kể về gia đình mình cho cả lớp cùng nghe. - Đại diện một số nhóm kể. Giáo viên và lớp nhận xét. - Giáo viên chốt lại nội dung bài tập 1 và hướng dẫn học sinh chú ý thực hành trong các hoàn cảnh giao tiếp tương tự. - 6 - -
  7. Khi áp dụng phương pháp này học sinh rất hứng thú học tập và giao tiếp cởi mở, một số học sinh nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn. Các em học sinh khá giỏi thì thực sự tự tin các em đã có nhiều cơ hội để giao tiếp, học hỏi lẫn nhau, từ đó vốn từ của các em được cải thiện rất nhiều. Ví dụ: bài văn Kể về gia đình em của em Nguyễn Mai Phương: Gia đình em gồm có bốn người. Đó là bố, mẹ và hai chị em em. Bố em ba mươi hai tuổi làm nghề thợ sơn. Vào những ngày nghỉ, bố thường dạy em học bài. Mẹ em hai mươi chin tuổi làm ở công ty may. Buổi sáng, mẹ thường đưa chúng em đi học. Mỗi khi đi làm về mẹ đều mua sẵn thức ăn. Về nhà mẹ vo gạo nấu cơm. Loáng một cái đã có mâm cơm ngon lành. Em gái của em tên là Hà Phương ba tuổi học ở mầm non tư thục Minh Châu. Em vẫn còn lười ăn nên hay bị bố mẹ mắng. Em rất yêu gia đình của em vì gia đình là tổ ấm của em. Em học giỏi thì bố mẹ rất vui. Cách kể chuyện của các em rất chân thực, hồn nhiên và đáng yêu. Khi học sinh đã có vốn từ ngữ cơ bản để nói và viết rồi tôi dạy các em nắm được trình tự các bước khi viết đoạn văn. 2. Hướng dẫn học sinh nắm được các bước khi viết đoạn văn. Ở lớp 2 bước đầu các em được làm quen với môn làm văn ở mức độ viết đoạn văn ngắn. Để học sinh biết thế nào là bố cục của một đoạn văn, tôi hướng dẫn học sinh nắm được trình tự các bước viết đoạn văn. Bố cục một đoạn văn gồm 3 phần, mỗi phần cần phải viết nội dung gì - Câu mở đoạn: Giới thiệu đối tượng cần viết ( có thể diễn đạt bằng một câu) - Phát triển đoạn ( thân đoạn) Kể (tả ) về đối tượng có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt từ 2 đến 3 câu tùy theo năng lực của bản thân học sinh - Câu kết đoạn ( câu kết thúc) - Có thể viết 1 câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đối với cuộc sống, với mọi người. Ví dụ: viết về một con vật GV đưa câu hỏi gợi ý giúp học sinh phát triển đoạn: - Con vật em định tả là con gì? - Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào? - Hoạt động của nó có gì nổi bật? - Vì sao em thích con vật đó? - 7 - -
  8. Câu mở đầu - Trong thế giới loài chim, em thích - Giới thiệu về chim chào mào nhất là chim chào mào Các câu phát triển đoạn - Con chim chào mào được gia đình - Kể và tả về chim chào mào em nuôi đã 2 năm rồi. Mỏ nó màu nâu sẫm, lông màu xanh nhạt. trên đầu nó có một túm lông nhỏ mọc vút lên như một chiếc mào nên nó có tên là chim chào mào. Nó chao liệng không ngừng nghỉ. Nó được nuôi trong một chiếc lồng rất đẹp treo trên một cây lộc vừng luôn tỏa bóng mát và nở hoa rất đẹp. Con chim ca hót suốt ngày chắc nó vui vì được mọi người chăm sóc cẩn thận. Câu kết thúc Em rất thích chim chào mào vì nó - Tình cảm của em đối với loài chim làm cho khu vườn nhà em luôn rộn này rã. Khi học sinh đã nắm được cách phát triển đoạn, giáo viên nên giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài viết được phong phú , tránh tình trạng dạy học sinh làm theo một khuôn mẫu có sẵn, cần chủ động hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thich hợp. Không nên đòi hỏi các em phải thể hiện ngay các kỹ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải kiên nhẫn và tái hiện và lặp lại kiến thức về cách phất triển đoạn cho học sinh trong suốt năm học, giúp học sinh có được nền móng tốt cho việc học văn ở các lớp trên. Khi học sinh đã nắm được bố cục đoạn văn rồi tiếp theo tôi hướng dẫn các em phát triển ý cho đoạn văn. 3. Hướng dẫn học sinh phát triển ý cho đoạn văn. Một đoạn văn hay là đoạn văn bảo đảm về bố cục, nội dung sau đó là câu từ hình ảnh và các biện pháp tu từ mà học sinh vận dụng được. Học sinh lớp 2, vốn từ ngữ còn nghèo nàn, khả năng mở rộng ý cho bài viết còn rất hạn chế. Để học sinh viết được một đoạn văn hay, phong phú về ý thì việc gợi mở hướng dẫn của giáo viên là vô cùng cần thiết. Đối với mỗi kiểu bài khác nhau kể hoặc tả giáo viên cần - 8 - -
  9. có hệ thống câu hỏi gợi ý cụ thể để dẫn dắt và gợi mở cho học sinh. Giáo viên càng khéo gợi mở bao nhiêu thì ý đoạn văn của học sinh càng phong phú. Các bước tiến hành: - Đưa hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời từng câu hỏi. Gọi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều cách khác nhau. - Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để các em có thể cách trả lời khác , dùng từ khác hoặc có thể hướng dẫn mẫu các câu có hình ảnh so sánh nhân hóa để bài văn sinh động hơn ( không bắt buộc chỉ khuyến khích học sinh giỏi vì đây là phần kiến thức chưa học ) - Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. - Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn. - Giáo viên có thể giói thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh. Ví dụ: * Bài viết kể về gia đình - Gia đình em gồm có những ai? - Những người trong gia đình em làm công việc gì? - Tình cảm của em đối với những người trong gia đình như thế nào?( GV có thể gợi ý thêm để học sinh khá giỏi có thể mở rộng ý) + Tình cảm của em đối với ông bà như thế nào ? + Em yêu quý, biết ơn bố mẹ như thế nào? + Đối với các anh chị em ra sao? - Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của gia đình dành cho em? * Bài viết tả ngắn về cây cối - Đó là cây gì trồng ở đâu? - Hình dáng cây như thế nào? + Cây cao khoảng bao nhiêu? + Tán lá thế nào? + Hoa và quả trên cây có gì đẹp? - Cây có lợi ích gì? * Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm. - 9 - -
  10. - Em ( bạn em) đã làm việc tốt khi nào? ở đâu? đó là việc gì? - Em ( bạn ấy) đã làm như thế nào? + Hãy kể lần lượt việc bạn đã làm ? - Em suy nghĩ gì khi làm(hoặc thấy bạn làm) việc tốt đó? Trên cở sở hệ thống câu hỏi dẫn dắt gợi mở học sinh sẽ dễ dàng phát triển ý cho đoạn văn được mạch lạc và ý đoạn sẽ phong phú và lô gic. Khi học sinh đã biết được bố cục đoạn văn, phát triển ý cho đoạn, tôi tiếp tục rèn cho học sinh biết sử dụng từ ngữ để viết câu văn hay từ đó viết được đoạn văn hay. 4) Hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ để viết câu văn hay. Muốn viết được đoạn văn hay thì yếu tố quan trọng là sử dụng từ ngữ đúng và hay. Đối với học sinh lớp 2 vốn từ ngữ còn hạn hẹp, nên việc tăng cường mở rộng vốn từ giúp học sinh có vốn từ để nói và viết, từ đó biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ đúng và hay trong viết văn là việc làm hết sức cần thiết. Để viết được những câu văn hay học sinh phải sử dụng từ ngữ sao cho sát nghĩa và mang tính gợi tả, gợi cảm. Vì vậy, để nâng cao khả năng và chất lượng viết đoạn văn cho học sinh việc hướng dẫn học sinh sử dụng từ đúng và từ hay là mục tiêu tôi luôn coi trọng. Tôi chú ý tăng cường rèn luyện cho các em biết cách mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ thông qua các dạng bài tập được tiến hành trong các giờ hướng dẫn học. Giáo viên đưa ra yêu cầu của bài trên cơ sở có định hướng rõ ràng để học sinh tự suy nghĩ nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh thảo luận để cùng nhau tìm từ ngữ sau đó giáo viên tổng hợp từ ngữ của các nhóm, bài của các nhóm lần lượt được gắn lên bảng. Trên cơ sở bài của các nhóm, giáo viên cùng học sinh nhận xét đánh giá chọn lọc từ ngữ. Giáo viên sẽ tổng hợp được lượng từ ngữ hay và chính xác. Ví dụ: Đề bài tả ngắn về biển. Phần câu hỏi gợi ý trong SGK: - Bức tranh vẽ cảnh gì? - Sóng biển như thế nào? - Trên mặt biển có những gì? - Trên bầu trời có những gì? Trên cơ sở đề bài này tôi đưa bài tập hướng dẫn học sinh kết hợp quan sát tranh và vốn hiểu biết để tìm từ như sau: Hãy tìm các từ ngữ để miêu tả - Sóng biển . - 10 - -
  11. - Mặt biển . - Thuyền đánh cá - Cánh buồm . - Chim hải âu - Ông mặt trời - Đám mây Một số từ mà học sinh đã tìm được phù hợp với bài - Sóng biển: Nhấp nhô, lăn tăn, ào ạt, trắng xóa, sóng biển chơi trò kéo co với bờ, Sóng biển đánh đu bên mạn thuyền . - Mặt biển: mênh mông, bao la, rộng bát ngát, êm đềm . - Thuyền đánh cá: căng buồm ra khơi, giương buồm ra khơi đánh cá, - Cánh buồm: trắng, căng gió, no gió, như cánh chim, như cánh bướm - Ông mặt trời: tỏa những tia nắng ban mai, mỉm cười, ông mặt trời chào buổi sáng, ông mặt trời thức giấc, ông mặt trời tiễn người đi biển - Chim hải âu: bay rập rờn, múa lượn, chao lượn, lưu luyến tiễn người đi biển - Đám mây: lững lờ trôi, trắng, tím, đang dạo chơi, như soi mình xuống mặt biển làm duyên Trên cơ sở vốn từ trên học sinh sẽ lựa chọn những từ ngữ nào nào diễn tả đúng và hay nhất phù hợp với bài làm của các em. Các dạng bài tập này giúp học sinh có nhiều cơ hội để mở rộng vốn từ tích lũy vốn từ và học hỏi lẫn nhau. Dạng bài tập này rất phù hợp khi hướng dẫn các em tả về một cái cây, tả một con, vật tả ngắn về bốn mùa . Bài tập trên phù hợp với mọi đối tượng học sinh, tháo gỡ lúng túng với các em học sinh trung bình và yếu. Để có đoạn văn hay, ngoài việc học sinh biết sử dụng từ đúng và hay tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh biết sử dụng các từ ngữ hay để viết câu văn sinh động gợi tả. 5. Hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động gợi tả. Muốn viết được đoạn văn hay, sinh động đối với học sinh lớp 2 là cả một vấn đề khó. Vì vậy để có được kết quả tốt trong dạy viết đoạn văn cho các em là cả một quá trình kiên trì rèn luyện cho các em của giáo viên. Đoạn văn hay khi học sinh biết dùng từ ngữ gợi tả, biết vận dụng các biện pháp tu từ đơn giản song ở lớp 2 các em chưa được học về nhân hóa so sánh. Vì thế, giáo viên phải có biện pháp để giúp các em nhận biết các từ ngữ hay và biết vận dụng các từ ngữ đó vào viết đoạn văn. - 11 - -
  12. Thông qua các dạng bài tập nhận biết và các bài luyện tập để rèn luyện cho các em cách sử dụng từ ngữ. Dạng 1: Hãy đọc đoạn văn( thơ) sau và gạch chân dưới những từ ngữ mà em thấy hay và yêu thích. Mùa xuân đến, Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng này càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn . Hoa nhãn ngọt. hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Học sinh đã gạch được các từ ngữ sau: nắng vàng, rực rỡ, đâm chồi, nảy lộc, nồng nàn, bay nhảy, thím chích chòe, chú khướu, nhanh nhảu, chào mào đỏm dáng, bác cu gáy trầm ngâm . Sau đó giáo viên có thể hỏi một số em vì sao con thấy từ đó hay và hay ở chỗ nào? Từ đó giáo viên củng cố thêm cho học sinh để học sinh được hiểu sâu và thêm yêu thích các từ ngữ hay, từ đó có ý thức học tập cách viết văn hay của các nhà văn, vận dụng và sử dụng từ ngữ hay sinh động gợi tả khi viết văn. Dạng 2: Hãy đọc các câu văn sau thay thế các từ được in đậm bằng các từ khác hay hơn. - Em bé chạy lững thững đến với mẹ. - Cây phượng ở cổng trường bắt đầu nở hoa đỏ. - Sóng biển xô vào bờ. - Mặt trời mọc tỏa ánh nắng ấm áp xuống mặt biển. Đối với dạng bài này học sinh cũng rất hứng thú. Các em đã thay thế từ như sau. Ví dụ câu: Mặt trời mọc tỏa những tia nắng ấp áp xuống mặt biển. Học sinh thay từ mọc bằng từ thức giấc, tỉnh giấc, vén màn mây, Câu: Cây phượng vĩ ở cổng trường bắt đầu nở hoa đỏ. Từ đỏ các em có thể thay: Rực rỡ, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ tươi Dạng 3: Viết mỗi dòng sau khoảng 3- 4 câu khác nhau để miêu tả cảnh biển buổi sáng. - Sóng biển như thế nào? - Trên mặt biển có những gì? - Bầu trời buổi sáng ra sao? Ví dụ: học sinh đã viết câu: - Sóng biển như thế nào? - Sóng biển tung bọt trắng xóa. - 12 - -
  13. - Sóng biển ào ạt xô vào bờ. - Sóng biển vỗ nhè nhẹ bên mạn thuyền. - Sóng biển chơi trò kéo co với bờ. - Sóng biển tung bọt trắng xóa đuổi nhau xô vào bờ. - Dạng 4: Tìm các từ ngữ hay và viết tiếp vào câu sau. - Mùa xuân * Mẫu: Mùa xuân xinh đẹp( yêu thương, ấm áp, cây cối đâm trồi nảy lộc). - Màu hè . - Mùa thu - Mùa đông - Hoa cúc . - Hoa hồng - Hoa đào - Vườn cây - Bầu trời . - Mặt trời - Chim chóc . Các dạng bài tập này giáo viên có thể vận dụng với nhiều kiểu bài khác nhau và nhất là đối với thể loại văn miêu tả. Các dạng bài này rất dễ cho học sinh luyện trong các tiết hướng dẫn học, phù hợp với tất cả đối tượng học sinh. Học sinh khá, giỏi không hạn chế khả năng viết câu và tìm từ còn học sinh trung bình có thể tìm được ít hơn tùy khả năng của các em. Bên cạnh đó các em được học hỏi lẫn nhau. Vì vậy vốn từ của học sinh càng được nâng lên rõ rệt và việc viết câu văn hay đến đoạn văn hay sinh động không còn là việc khó đối với các em. Rất nhiều học sinh đã viết được rất nhiều câu văn hay khi tả về mặt trời mùa hè. Ví dụ: - Mặt trời tỏa những tia nắng chói chang. - Mặt trời như quả cầu lửa. - Mặt trời như quả bóng khổng lồ. - Mặt trời nhăn nhó tỏa những tia nắng gắt. - 13 - -
  14. Ví dụ: Đoạn văn tả ngắn về mùa hè của em Trần Nguyễn Mai Phương. Mùa hè bắt đầu từ tháng tư và kết thúc vào tháng sáu âm lịch. Mặt trời mùa hè như quả bóng lửa chiếu những tia nắng chói chang khiến mọi người cảm thấy nóng bức. Ngoài đồng lúa đã chin vàng. Trong sân trường hoa phượng vĩ nở đỏ rực, hoa băng lăng tím ngắt. Cây cối trong vườn tươi tốt xum sê trái ngọt. Chúng em bước vào kỳ nghỉ hè đầy thú vị. Em rất yêu mùa hè. Giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh luyện tập các dạng bài tập trên nên học sinh rất hào hứng học tập. Rất nhiều học sinh lớp tôi viết được đoạn văn hay và giàu hình ảnh. Đoạn văn của các em có cuốn hút người đọc hay không còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của mỗi tâm hồn các em. 6. Khơi gợi cảm xúc khi viết đoạn văn của học sinh. Đối với học sinh lớp 2 bài văn là sản phẩm tổng hợp của các em về khả năng vận dụng kiến thức về Tiếng Việt. Song không chỉ có thế, mà muốn có một đoạn văn hay, câu văn giàu hình ảnh, chứa đựng nhiều cảm xúc để thu hút và gây ấn tượng cho người đọc thì người giáo viên cần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc cho các em. Viết văn trước hết học sinh phải bộc lộ được tình cảm của mình đối với con người , con vật, đồ vật, cây cối Chỉ có tình cảm trong sáng đẹp đẽ hồn nhiên mới tạo ra được những đoạn văn, bài văn giàu cảm xúc làm lay động trái tim người đọc. Vì thế, mỗi đề bài văn tôi thường khéo léo khơi gợi cho các em những tình cảm, xúc cảm, dạy các em biết thể hiện tình cảm yêu quý con người, sự vật bằng các câu hỏi nhẹ nhàng. Ví dụ: Kể về người thân của em + Ông bà cha mẹ đã chăm sóc em như thế nào? + Em sẽ làm gì để đền đáp lại công ơn nuôi dưỡng đó? Em Đoàn Anh Sơn viết: Ông bà luôn giành cho em những tình cảm trìu mến nhất. Ông thường dạy em lao động chăm sóc cây. Bà thường dạy em điều hay lẽ phải thông qua những câu chuyện cổ tích. Bố mẹ thường chăm chút cho em từng miếng ăn giấc ngủ đến việc học hành. Ông bà bố mẹ ơi con yêu tất cả mọi người. Con mong ông bà sống lâu trăm tuổi. Con chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe công tác tốt. Con sẽ cố gắng học tập thật giỏi để cả nhà ta luôn sống trong hạnh phúc bình an. Tạo cảm xúc cho đoạn văn không nhất thiết cả đoạn cả bài mà có khi chỉ cần cách mở đoạn và kết đoạn gây cảm xúc cho người đọc. Mở đoạn hay giàu cảm xúc đã lôi cuốn người đọc. - 14 - -
  15. Ví dụ: cách mở đoạn khi viết đoạn văn nghe kể “Sự tích hoa dạ lan hương” của em Lê Phương Thảo Các bạn đã bao giờ nghe kể về sự tích hoa dạ lan hương chưa? Đó là một câu chuyện vô cùng cảm động. Cách kết bài hay, sinh động cũng rất quan trọng, tạo sự lưu luyến gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Ví dụ cách viết câu kết đoạn giàu cảm xúc của em Phương Dung Hoa dạ lan hương thật giàu lòng hiếu thảo phải không các bạn! Rất nhiều cách kết bài khi tả cảnh mùa hè của các em. - Em rất yêu mùa hè! -Em nhớ mãi mùa hè yêu dấu! -Mùa hè thú vị biết bao! -Mùa hè thật đáng yêu! -Mùa hè ơi mãi yêu mùa hè! Dạy các em biết yêu quý trân trọng từng quyển sách cái bút, những đồ vật gần gũi hàng ngày với các em. Những tình cảm yêu quý người thân, bạn bè, thầy cô, biết giúp đỡ bạn bè chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên một mạch ngầm làm cho đoạn văn viết của các em thêm sinh động lôi cuốn hấp dẫn người đọc. IV. Kết quả Bằng một số biện pháp trên trong suốt quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng ở lớp 2C và thu được kết quả đáng mừng. Học sinh lớp tôi rất thích học Tiếng việt nhất là phân môn Tập làm văn. Các em thực sự yêu thích học văn, không còn sợ học phân môn Tập làm văn nữa. Bản thân các em đã được đóng vai trò chủ đạo trong mỗi tiết học văn. Chất lượng viết đoạn văn của các em được nâng lên rõ rệt. Nhiều em viết văn trôi chảy câu văn giàu hình ảnh cảm xúc chân thật. Tiêu biểu như các em Phạm việt Dũng, Anh Sơn, Mai phương, Phương Thảo, Phương Dung, Mai Chi, Hà Vy, Phương Ly, Tùng Lâm Một số em trước đây viết sai ngữ pháp như em Hương Giang, Cù phương Lan, Đức Đại, Đức Lợi , Văn Nam, Hoài Nam nay đã tiến bộ rõ rệt các em đã biết viết câu đúng ngữ pháp, sử dụng đúng từ ngữ, đoạn văn có bố cục rõ ràng, bài văn đã đạt điểm khá, giỏi. - 15 - -
  16. Kết quả cụ thể của lớp qua từng thời gian : Loại Giỏi Khá TB Yếu Số SS bài SL % SL % SL % SL % Thời gian Giữa học kỳ I 40 40 17 41,5 15 37,5 6 15,0 2 5,0 Cuối học kỳ I 40 40 25 62,5 13 32,5 2 5,0 0 0 Giữa học kỳ II 40 40 32 80,0 8 20,0 0 0 0 0 Qua các đợt kiểm tra định kỳ tỉ lệ học sinh khá giỏi Tiếng Việt của lớp tôi cũng đều đứng đầu trong khối, nhiều em đạt điểm tuyệt đối trong phần viết đoạn văn như các em Mai phương, Đoàn Anh Sơn, Lê Phương Thảo, Lê Thùy Dung, Nguyễn Phương Mai, Lê Khánh Hiền, Phạm Việt Dũng, Nguyễn Phương Quỳnh Anh, Phạm lại Việt Hoàng, Lê Yến Nhi, Lê Hà Vy - 16 - -
  17. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết luận. Để đạt được thành công trong trong dạy văn cho học sinh lớp 2, lớp đầu cấp học sinh bước đầu làm quen với môn Tập làm văn, bản thân mỗi người giáo viên chúng ta ngoài năng khiếu vốn có thì lòng nhiệt tình, sự học hỏi trau dồi để năng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mình là một việc làm thường xuyên liên tục. Muốn thành công trong dạy tập làm văn trước hết chúng ta phải dạy tốt tất cả các phân môn của môn Tiếng việt theo tinh thần đổi mới phương pháp vì Tập làm văn là bước tổng hợp cao nhất toàn bộ kiến thức của môn Tiếng việt và đúc kết trong sản phẩm bài Tập làm văn của các em. Qua việc áp dụng các biện pháp trên tôi rút ra bài học sau: - Tạo môi trường giao tiếp cởi mở cho học sinh để các em có nhiều cơ hội luyện nói và phát triển ngôn ngữ. - Bồi dưỡng trang bị mở rộng vốn từ cho học sinh qua hệ thống bài tập. - Giúp học sinh quan sát thực tế, kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý. - Sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức kỹ năng - Tăng cường rèn học sinh viết câu văn hay, từ ngữ gợi tả , đoạn văn sinh động bố cục rõ ràng. - Bồi dưỡng tình cảm xúc cảm cho học sinh tạo nên “ Cái hồn” trong bài văn, đoạn văn của các em. II. Ý nghĩa. Việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 có ý nghĩa hết sức thiết thực. Vì năng lực viết văn của các em chính là kết quả giáo dục của chúng ta từ nhiều phương diện. Học sinh lớp 2 văn viết văn hay là tiền đề để các em học tốt văn ở lớp 3 và các lớp trên. Viết văn hay góp phần giáo dục thẩm mỹ lòng yêu các đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Viết văn là sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên với xã hội để khơi gợi cho các em những tình cảm xúc cảm cao đẹp. III. Khuyến nghị. Để tăng cường rèn kỹ năng viết văn cho học sinh Tiểu học nói chung tôi nghĩ rằng các biện pháp nêu trên không chỉ áp dụng với học sinh lớp 2 mà các khối khác đều áp dụng được. Nếu giáo viên tích cực vận dụng các biện pháp trên thì hiệu quả Phân môn Tập làm văn sẽ nâng cao rõ rệt. Để không ngừng nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh lớp 2 cần: - Tăng cường thêm giờ học ngoại khóa để các em được tiếp xúc với thực tế. - 17 - -
  18. - Tiếp tục đầu tư thêm tư liệu giảng dạy phân môn Tập làm văn như đoạn phim, vi deo, Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. Rất mong được các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp gần xa đóng góp ý kiến cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nam Hồng, ngày 22 tháng 4 năm 2013 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thanh Châm - 18 - -
  19. PHỤ LỤC Một số đoạn văn hay của học sinh lớp 2C - 19 - -
  20. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII. 2. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học 3. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn TIếng việt ở Tiểu học (BDTX). 4. Sách Tiếng Việt 2 - Vở bài Tiếng Việt 2. - Nhiều tác giả 5. Chuyên đề giáo dục Tiểu học. - Nhiều tác giả 6. Bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh Tiểu học - Vũ khắc Tuân 7. 180 Câu hỏi giải đáp dạy học Tiếng Việt Tiểu học. - Nhiều tác giả 8. Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học. - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí 9. Sách thiết kế bài giảng Tiếng việt Tập 1 và Tập 2 10. Sách Giáo viên Tiếng Việt 2 - 20 - -
  21. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang DÀN Ý TÓM TẮT 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: NỘI DUNG 4 I/ Cơ sở lý luận 4 II/ Thực trạng 4 III/ Các biện pháp thực hiện 5 1. Tăng cường thực hành giao tiếp cho học sinh 5 2. Hướng dẫn HS nắm được trình tự các bước khi viết đoạn văn 7 3. Hướng đẫn HS phát triển ý cho đoạn văn 8 4. Hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ để 10 viết câu văn hay 5. Hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động gợi tả 11 6. Khơi gợi cảm xúc của học sinh khi viết văn 14 IV. Kết quả 15 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17 I. Kết luận 17 II. Khuyến nghị 18 PHỤ LỤC ( các đoạn văn hay của học sinh lớp 2c) 19 DANH MỤC THAM KHẢO 20 MỤC LỤC 21 - 21 - -