Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học trung học cơ sở

pdf 31 trang thienle22 8471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_ba.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học trung học cơ sở

  1. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS UBND QUẬN ĐỐNG ĐA Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ” Môn : Sinh học Năm học: 2014 – 2015 "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  2. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS UBND QUẬN ĐỐNG ĐA Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ” Môn : Sinh học Giáo viên : Đỗ Thị Phương Năm học: 2014 - 2015 "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  3. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Lời nói đầu Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục Người thường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quí giá cho những người làm công tác giáo dục. Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy, cô giáo nỗ lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà”. Đúng vậy không có giáo dục sẽ không thể có những người chủ tương lai của nước nhà. Dù ở thời đại nào đất nước nào, dân tộc nào muốn phát triển về mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không thể phát triển được. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển, phồn thịnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó và dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.Sinh học là môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học tự nhiên, về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy môn Sinh học trong trường phổ thông khối THCS có khả năng tích hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy học. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  4. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, môi trường bị ô nhiễm làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hóa đất nước, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Giáo dục môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bào vệ môi trường và thói quen sống vì môi trường xanh – sạch - đẹp. Là giáo viên Sinh học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh qua các tiết học là một yêu cầu không thể thiếu trong qua trình dạy học. Vì vậy giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả. Tôi xin giới thiệu: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ” Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện sáng kiến còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  5. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1.LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Nghị quyết số 41/ NQ – TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp. Vậy môi trường là gì ? Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nhưng hiện nay người ta đã thống nhất với nhau “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo , lý học, hóa học, sinh học, cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người cùng tồn tại và phát triển. Tổng hợp của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội loài người”. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó có nhiều người do ý thức kém chỉ chú trọng đến sự phát triển của kinh tế, nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật . Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trong trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng như hiện tượng học sinh chưa có ý thức trong giữ gìn vệ sinh chung, ăn quà trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường đó cũng chính là những trăn trở của "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  6. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS những người làm giáo dục. Phải làm thế nào ? Có biện pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người vừa có tài đồng thời vừa có đức ? Chính vì thế đòi hỏi nghành giáo dục không những truyền thụ tri thức cho học sinh mà còn phải chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội. Trong thực tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợi hơn đó là qua thông tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động trong kinh tế ở ngồi thực tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người, nên học sinh một phần nào cũng có sự am hiểu hơn. Nhưng bên cạnh đó sự nhận thức về môi trường của một số học sinh còn rất yếu kém một phần do ý thức của các em, một phần trong các năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thống nhất đưa giáo dục môi trường vào các bậc học và chưa có môn học riêng biệt về môi trường, có chỉ là sự cập nhập, lồng ghép vào trong các môn học như môn văn, sử , địa , giáo dục nên mức độ tiếp thu của học sinh cũng còn hạn chế. Vì vậy trong giảng dạy Sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh không những đem lại lợi ích cho hôm nay mà cho cả mai sau Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc bảo vệ môi trường. Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ môi trường tôi luôn lồng ghép vấn đề môi trường vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học 2014 – 2015 và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  7. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS 2.MỤC ĐÍCH CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ý thức đối với môi trường, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các em trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức. Đạo đức có thể nói là cái gốc của con người. Người Trung Quốc có câu “ Nhân chi sơ tính bản thiện” nghĩa là con người khi sinh ra ai cũng hiền, ai cũng thiện cả còn về sau có thể trở thành người tốt hay xấu đều do môi trường và giáo dục. Chính vì thế khi các em bước chân vào ghế nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức các thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc sống. Đối với bộ môn Sinh học trong trường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bản về môi trường, như vai trò của môi trường, các khái niệm về môi trường, sự ô nhiễm môi trường nói chung và sự ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, sinh vật nói riêng và các nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm đó. Cho nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn vận dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp các em vừa tiếp thu tri thức, vừa hiểu biết được những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước, có như vậy thì các em mới tham gia tích cực vào các hoạt động, sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước và trở thành người công dân hữu ích cho xã hội sau này. 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu trên 4 khối lớp. Các loại bài có thể lồng ghép , tích hợp vấn đề môi trường vào phù hợp với nội dung của môn Sinh học lớp 6, 7, 8, 9 bậc trung học cơ sở. 4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối THCS, thông qua giảng dạy bộ môn Sinh học để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  8. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên , do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt , nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo , giáo dục cho các em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những trò chơi, những việc làm tiêu cực, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối với môi trường. 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Về phương pháp nghiên cứu: Để tìm ra phương pháp giáo dục cho có hiệu quả chủ yếu tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, khảo sát, tiếp cận, bên cạnh đó cần coi trọng phương pháp nêu gương. 6. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP CỦA KINH NGHIỆM: a. Thuận lợi : - Môn sinh học có liên quan mật thiết với vệ sinh và môi trường và sức khỏe con người. - Học sinh có khả năng nhận thấy phần nào thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, nguyên nhân và hậu quả của nó. - Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin đa dạng về môi trường, tác nhân gây ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm môi trường. b. Khó khăn: - Nhận thức về môi trường của đa số người dân còn hạn chế, chưa tạo ra sự thuận lợi cho giáo dục môi trường. Chưa có thói quen bảo vệ môi trường, xem việc bảo vệ môi trường là việc của xã hội. - Lượng kiến thức trong mỗi tiết học tương đối nhiều, áp lực về mục tiêu nắm kiến thức trọng tâm của bài nên việc giành thời gian cho hoạt động giáo dục môi trường còn hạn chế. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  9. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 1.1. Cơ sở lí luận: - Việc tuyên truyền giáo dục về môi trường hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường, văn nghệ, tổ chức ngày hành động vì môi trường, tết trồng cây, nhưng những hoạt động đó đối với học sinh chỉ mang tính chất phong trào, sau mỗi phong trào thì mỗi học sinh lại trở về với thói quen “ xả rác” vô thức. Dù học sinh biết nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nhưng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao. -Như vậy việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh không dừng lại ở việc làm cho học biết nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường mà phải làm thế nào để cho học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân trước những tác hại của môi trường. - Lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn Sinh học là yêu cầu bắt buộc nhưng không phải là nội dung trọng tâm bài học do đó yêu cầu của việc lồng ghép sao cho tự nhiên, lôgic và không ảnh hưởng nhiều đến nội dung, tiến trình bài dạy. - Khi lồng ghép GDMT không nhất thiết phải nhắc tới câu từ môi trường hay bảo vệ môi trường, chỉ cần nêu ra những hành động, những việc làm có lợi cho môi trường là đủ. 1.2. Cơ sở thực tiễn: - Những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người và toàn bộ sinh vật trên trái đất. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và toàn nhân loại. - Nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  10. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. - Thông qua giáo dục môi trường, từng người và toàn thể cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước. - Mục tiêu giáo dục môi trường trong môn Sinh học khối THCS trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường . - Các em phải ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống phải từ các hoạt động bình thường, ngay trong lớp học, giờ ra chơi, lúc nghỉ ngơi, ở nhà và nơi công cộng. Và có khả năng cải tạo môi trường xung quanh bằng những việc làm đơn giản, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới mẻ về bảo vệ môi trường trong học sinh, gia đình và cộng đồng ở nơi sống, học tập và nơi công cộng. -Giáo dục bảo vệ môi trường giúp học sinh hiểu biết bản chất vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, các chiều hướng, tính hữu hiệu của tài nguyên thiên nhiên, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, toàn thể cộng đồng, mỗi quốc gia và cả quốc tế. - Khi đã có những hiểu biết cần thiết về môi trường, bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp thiết sẽ giúp cho học sinh hình thành những kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, tích hợp với việc sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia một cách hiệu quả các phong trào bảo vệ môi trường. - Hiện nay chưa có phân môn giáo dục môi trường ở bậc THCS, mà giáo dục môi trường việc đó gây khó khăn nhiềutrong công tác giảng dạy. - Trường học gần khu dân cư, xung quanh có nhiều hàng quán, trong khi ý thức bảo vệ môi trường của một số em học sinh, nhân dân gần trường học và nơi sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường xung quanh. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  11. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS 2. Thực trạng khi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học tại trường THCS 2.1.Thuận lợi: Các giáo viên đã chú ý đưa vấn đề giáo dục môi trường vào trong bài soạn, các phương tiện để giáo dục nhiều hơn đó là qua thông tin đại chúng, sách báo, tranh ảnh Đặc biệt là sự quan tâm của nghành, của nhà trường trongviệc tích hợp vấn đề môi trường vào chương trình. 2.2.Khó khăn: -Vấn đề môi trường không phải là môn học chính, nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học và quĩ thời gian dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian giáo viên bỏ qua khâu này. -Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm hiểu số liệu, tranh ảnh để minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấp dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm, vườn trường, địa bàn thực tập để có thể đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy. -Đa số học sinh còn xem môn Sinh học là môn học phụ nên nhiều em còn lơ là, ít quan tâm trong quá trình học. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  12. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của kinh nghiệm lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học : 3.1.PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC: - Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vức giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, các bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. + Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục của bảo vệ môi trường. + Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. + Mức độ liên hệ : Có điều kiện liên hệ một cách lôgic. Ở THCS có thể tích hợp bảo vệ môi trường ở các môn học, đặc biệt ở môn Sinh học. - Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học: + Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương . + Thảo luận phương án xử lý. +Hoạt động trồng cây xanh trong nhà trường. + Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường qua công tác điều tra, sáng tác, vẽ, văn nghệ về chủ đề môi trường. + Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường như vệ sinh trường, lớp, tham gia chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường ở nhà trường, địa phương "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  13. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS 3.2.CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: - Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các bộ môn, nhưng nó cũng có tính đặc thù. Vì vậy, ngoài các phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi giáo dục bảo vệ môi trường thường vận dụng các phương pháp: -Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoạt động thực tiễn. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng. - Phương pháp học tập theo dự án. - Phương pháp nêu gương. - Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống bảo vệ môi trường. Tiếp thu sự lãnh đạo của nghành, của nhà trường và tổ chuyên môn trong năm học này tôi đã cố gắng và thực hiện đề tài “ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn Sinh học” 3.3.CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC: 3.3.1. Biện pháp chung: a. Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong hoạt động của mình: - Nếu trong cấu trúc bài học có liên quan tới vấn đề môi trường được đặt ở cuối bài chiếm một nội dung nhỏ thì giáo viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà bỏ qua. Cần phải đưa vào mục tiêu bài học và coi đây là một nội dung quan trọng của bài sau những nội dung kiến thức chính. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  14. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS - Giáo viên cần dẫn dắt cho học sinh tự trình bày theo kiến thức hiểu biết của mình từ đó giáo viên nhận xét, khuyến khích cho điểm học sinh. b. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường: Để giảng dạy các kiến thức có liên quan tới môi trường, giáo viên cần tích hợp một cách có hệ thống giáo dục bảo vệ môi trường với kiến thức chuyên môn của môn học một cách có hệ thống, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài. Vì vậy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần được đưa vào đúng lúc, cần căn cứ vào nội dung bài học để đưa vào sao cho phù hợp. c. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường dưới dạng trò chơi: Để thay đổi hình thức dạy – học, giúp học sinh đỡ nhàm chán và tạo hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên có thể sử dụng một số trò chơi trong quá trình học giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ sâu những kiến thức và những việc làm, hành động cụ thể trong bảo vệ môi trường. d. Tổ chức ngoại khóa trong giờ học thực hành cho học sinh: Giúp học sinh có thể nhận thấy được những tác động tích cực, tiêu cực tới môi trường xung quanh, từ đó hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. 3.3.2. Biện pháp cụ thể. - Xác định mục tiêu của bài học: Xác định được kiến thức cơ bản của mỗi bài và xác định được loại bài nào, phần nào cần tích hợp vấn đề môi trường vào, để từ đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát hiện, tìm hiểu các vấn đề về môi trường và có thái độ, hành động đối với bảo vệ môi trường. - Xác định con đường thích hợp để giáo dục học sinh có ý thức đối với môi trường tự nhiên. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  15. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS - Lập kế hoạch như chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ để minh hoạ. - Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra nhận thức của học sinh. - Cho học sinh chuẩn bị, tìm hiểu môi trường có liên quan đến bài học giúp học sinh nắm được một số vấn đề liên quan đến bài học. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Việc kiểm tra giúp giáo viên có thể chủ động thực hiện bài soạn. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhóm và các hoạt động ngoài lớp học nhằm nâng cao ý thức cho học sinh. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, yêu cầu: + Bảo đảm học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ khả năng nhận thức về môi trường và hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. + Tận dụng cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản, tính lôgic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học . - Nắm bắt thực trạng môi trường ở địa phương, đặc điểm thói quen sống của người dân địa phương có ảnh hưởng tới môi trường bởi nếp sống của gia đình, địa phương ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của học sinh. Thông qua những hiểu biết đó giáo viên có thể có liên hệ giáo dục cho học sinh thấy được những thói quen nào có lợi cho môi trường, thói quen và hành vi nào có hại cho môi trường từ đó giáo viên có thể giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể. 3.3.3.Vận dụng vào một số bài cụ thể: Bài 14: “Thân dài ra do đâu? – sinh học 6”. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  16. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Sau khi tìm hiểu nội dung bài học. Giáo viên cần: Giáo dục học sinh bảo vệ tính toàn vẹn của cây , hạn chế việc làm vô ý thức : bẻ cành cây , đu , trèo , làm gãy hoặc bóc vỏ cây. Vì đó là những hành động phá hủy cây xanh. Bài 21: “Quanghợp– sinh học 6”. Mục 2: Xác định chất khí thải ra trong quátrình lá chế tạo tinh bột. Giáo viên có thể hỏi: + Tại sao ban trưa ta ngồi dưới bóng cây to thấy mát mẻ, dễ chịu? + Học sinh có thể trả lời: Cây che nắng, lá cây thoát hơi nước nên ta thấy mát mẻ. Khi có ánh nắng cây quang hợp nhả khí ôxi làm cho môi trường xung quanh ta có thể thấy dễ thở nên cảm thấy dễ chịu. + Giáo viên : Muốn có môi trường mát mẻ, dễ chịu ta phải làm gì? + Học sinh có thể trả lời: Trồng nhiều cây xanh. Bài 32: “Các loại quả – sinh học 6”. Mục 2. Sau khi dạy hết nội dung chính giáo viên có thể nói: -Con người, sinh vật sống được là nhờ dinh dưỡng mà phần lớn do quả và hạt cung cấp. =>Vậy chúng ta cần làm gì đối với việc bảo vệ cây xanh , đặc biệt là cơ quan sinh sản ? - Học sinh trả lời. Bài 46 : “ Thực vật góp phần điều hòa khí hậu– sinh học 6”. Mục 3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường: Yêu cầu học sinh đọc thông tin cuối trang 147: +Lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trưòng mà em biết ? +Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đó là do đâu ? +Cần làm gì để giảm ô nhiễm môi trường ? - Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi, tìm ra các biện pháp để bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  17. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Bài 49: “Bảo vệ sự đa dạng của thực vật – sinh học 6”. Mục 3: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật. Với mục tiêu: đề ra được các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật. Giáo viên đặt câu hỏi: + Hãy kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta mà em biết? +Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? +Hãy nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? +Bản thân em cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam ? - Học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời từng câu hỏi. Từ đó tìm ra các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật như: − Ngăn chặn phá rừng. − Hạn chế khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm. − Xây dựng: vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên, − Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. − Tuyên truyền giáo dục người dân cùng tham gia trồng và bảo vệ rừng . Bài 50: “ Vi khuẩn – sinh học 6”. Mục 4: Vai trò của vi khuẩn. Phần b.Vi khuẩn có hại. -Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc thông tin  mục b; thảo luận nhóm trong 3’: 2 câu hỏi mục : + Có những vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người và gây bệnh. Hãy kể tên vài loại bệnh do vi khuẩn gây ra ? + Các thức ăn, rau, quả, thịt, cá, để lâu (mà không qua ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối) thì sẽ như thế nào ? -Học sinh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  18. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS -Giáo viên: Qua bài học chúng ta có thể thấy vi khuẩn phát triển ở khắp mọi nơi và sinh sản rất nhanh, một số vi khuẩn có thể gây hại cho con người và các loài sinh vật khác. + Theo em, cần làm gì để có môi trường sống trong lành, sạch sẽ và không có vi khuẩn gây bệnh? - Học sinh suy nghĩ, trình bày các biện pháp của bản thân mình. Bài 7: “Trùng kiết lị, trùng sốt rét - sinh học 7”. Thông qua nội dung bài học về vòng đời của trùng sốt rét, trùng kiết lị, giáo viên có thể lồng ghép GDMT thông qua hệ thống câu hỏi: + Giáo viên: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị bệnh sốt rét, bệnh kiết lị? + Học sinh có thể trả lời: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống để phòng bệnh kiết lị, tránh không cho muỗi đốt, diệt muỗi để phòng bệnh sốt rét. Bài: 20: “Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm- sinh học 7”. Mục II: Vai trò của ngành thân mềm. - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Dựa vào gợi ý ở bảng 2, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các đại diện thân mềm có ở địa phương để ghi tên vào bảng, kể cả nơi gặp của chúng. +Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 2. -> Học sinh: Thảo luận nhóm→ Làm bài tập. Hoàn thành bảng 2 trong vở. - Giáo viên: Treo bảng phụ 2→ Hướng dẫn học sinh lên bảng sửa bài. - Bổ sung thêm các đại diện khác . "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  19. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Bảng2:Ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm STT Ý nghĩa thực tế Tên đại diện thân mềm có ở địa phương 1 Làm thực phẩm cho người Mực, điệp, sò huyết, ngao, hến, ốc hương, ốc bươu, 2 Làm thức ăn cho động vật Sò, ốc, hến, trứng và ấu trùng của khác chúng. 3 Làm đồ trang sức Ngọc trai. 4 Làm vật trang trí Vỏ xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai. vỏ sò, 5 Làm sạch môi trường nước Trai, vẹm, sò, ngao, hến, hào, ngán, 6 Có giá trị xuất khẩu Mực, điệp , sò huyết, ốc hương, bào ngư, 7 Có giá trị về mặt địa chất Hoá thạch một số vỏ ốc, vỏ sò, 8 Có hại cho cây trồng Các loài ốc sên, ốc bươu vàng, 9 Là vật chủ trung gian giun Ốc tai, ốc đĩa, ốc mút, sán - Giáo viên: Ngành thân mềm có vai trò gì? -Học sinh: Rút ra kết luận → Mặt lợi, hại. - Giáo viên: Ý nghĩa khai thác thân mềm ở địa phương?Cần khai thác như thế nào là hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường? - Học sinh: trả lời. ->Kết luậnGDMT: Thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người, việc khai thác thân mềm là một thế mạnh để phát triển kinh tế ở địa phương → Phải sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm, "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  20. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS để khai thác lâu dài cần chú ý bảo vệ môi trường sống đặc biệt là nguồn nước. - Cách khai thác: Không sử dụng chất nổ, thuốc độc, đánh bắt lúc còn nhỏ trong mùa sinh sản làm tận diệt nguồn lợi, thải các chất độc, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất thải các nhà máy, chất thải sinh hoạt trực tiếp ra môi trường nước. Bài 24: “ Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác – sinh học 7”. Mục II – Vai trò thực tiễn của lớp giáp xác. Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của giáp xác. - Kể được tên các đại diện có ở địa phương. - Sau khi trình bày nội dung mục 2 vai trò của lớp giáp xác, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh kết luận giáo dục môi trường cho học sinh. - GDMT: Giáp xác có số lượng loài lớn, hầu hết đều có lợi, có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: làm thực phẩm, cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học→ Là những động vật có lợi, cần có ý thức bảo vệ chúng. Bài 27:“ Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - sinh học 7”. Mục II – Đặc điểm chung và vai trò thực tiến của lớp sâu bọ. - Sau khi hoàn thiện nôi dung mục 2 giáo viên : -GDMT: Sâu bọ có lợi có vai trò: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng, → Giáo dục ý thức bảo vệ những loài sâu bọ có lợi. Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá - sinh học 7”. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  21. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Mục III: Vai trò của lớp cá. - Giáo viên thông qua thói quen đánh bắt cá ở địa phương để giáo dục học sinh lựa chọn cách đánh bắt có lợi cho môi trường và mang lại hiệu quả lâu dài. + Giáo viên: Ở địa phương, quê em người ta thường đánh bắt cá bằng những cách nào? + Học sinh có thể trả lời: Dùng lưới, dùng nom,dùng nhá, dùng câu, dùng điện, dùng thuốc + Giáo viên: Trong những biện pháp trên, biện pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài, biện pháp nào có hại cho sinh vật, gây ô nhiễm môi trường? + Học sinh trả lời. + Giáo viên:Như vậy khi đánh bắt cá ta lựa chọn cách nào cho phù hợp? -Trong nội dung này giáo viên cũng có thể hỏi: + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung? -Học sinh trả lời: Bảo vệ môi trường nước,sử dụng các biện pháp khai thác hợp lý. Bài 22: “Vệ sinh hô hấp - sinh học 8”. Cách 1: + Giáo viên: Ta cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp? + Học sinh có thể trả lời: Trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hạn chế sử dụng các phương tiện thải ra khí độc, vệ sinh môi trường sống và học tập sạch sẽ, làm cho không khí trong lành hơn. Cách 2: + Giáo viên chuẩn bị giấy A3 hoặc bảng phụ, cho lớp chơi trò chơi, với 2-3 đội chơi, mỗi đội khoảng 3-5 học sinh tùy từng lớp. +Yêu cầu: Hãy tìm các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp cũng như bảo vệ môi trường sống? Đội nào đưa ra nhiều biện pháp đúng sẽ có thưởng. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  22. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS -Học sinh: Các nhóm trao đổi hoàn thiện nhanh vào tranh hoặc bảng phụ. Bài 29: “Bệnh và tật di truyền ở người- sinh học 9”. Mục 3: Các biện pháp hạn chếphát sinh bệnh và tật di truyền. Cách 1: + Giáo viên: Hoạt động sản xuất nào ở địa phương em có thể gây ra các đột biến dẫn đến bệnh và tật di truyền ? + Học sinh có thể trả lời: Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng quy cách làm cho cơ thể nhiễm thuốc, + Giáo viên: Em hãy nêu một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền? + Học sinh có thể trả lời: Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, đúng quy cách, đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường Cách 2: + Học sinh hoạt động nhóm trình bày các nội dung ô nhiễm môi trường. Chia lớp thành 4- 6 nhóm trình bày: nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biện pháp giảm ô nhiễm môi trường. + Từ đó giúp học sinh tự liên hệ với bản thân tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường sống xung quanh. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  23. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Bài 53: “Tác động của con người đối với môi trường - sinh học 9”. -Từ nội dung chính , giáo viên yêu cầu học sinh: +Tìm hiểu những hoạt động của cộng đồng dân cư nơi mình đang sống có ảnh hưởng tới môi trường? +Tìm ra biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? - Từ đó học sinh có những biện pháp giúp bảo vệ môi trường xung quanh. Bài 58: “ Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên – sinh học 9”. Mục 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ RỪNG” - Ý nghĩa: trò chơi giúp học sinh biết rõ bảo vệ rừng là trách nhiệm của mỗi người trong toàn xã hội. - Giáo viên chọn 12 học sinh đóng các vai trong tình huống ( chuẩn bị giấy A4, viết chữ nhân vật và dán trước ngực) + Cán bộ kiểm lâm : 3 học sinh. +Thợ săn : 2 học sinh. +Người khai thác gỗ lậu: 2 học sinh. +Người buôn gỗ lậu: 2 học sinh. +Người dân địa phương: 2 học sinh. +Thầy lang: 1 học sinh. - Giáo viên chuẩn bị 100 chiếc kẹo. + 20 chiếc kẹo màu đỏ đặc trưng cho loại gỗ quý hiếm. + 20 chiếc kẹo màu xanh đặc trưng cho động vật trong rừng. + 20 chiếc kẹo màu trắng đặc trưng cho đất rừng. + 20 chiếc kẹo màu vàng đặc trưng cho dược liệu trong rừng. + 20 chiếc kẹo màu tím đặc trưng cho các lâm sản khác. -Xếp lẫn lộn các loại kẹo trong 2 chiếc bàn học sinh trong giữa lớp. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  24. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS -Các cán bộ kiểm lâm sẽ làm nhiệm vụ giữ kẹo không để mọi người lấy, còn 9 người kia sẽ tìm mọi cách để lấy kẹo. - Sau 3-5 phút chơi. Thảo luận: + Cán bộ kiểm lâm có giữ được nguyên kẹo không? + Để giữ nguyên vẹn số kẹo thì người kiểm lâm rừng cần sự hỗ trợ của ai? +Những người hỗ trợ cần phải làm gì để giúp người kiểm lâm có thể giữ nguyên chỗ kẹo? -> Từ bài học trên học sinh có thể tìm ra các biện pháp cho bản thân giúp bảo vệ rừng một cách hợp lý. Bài 62: “ Thực hành vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương – sinh học 9”’. - Hoạt động 1 : Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu của bài học. - Hoạt động 2: Tổ chức thực hành, chơi trò chơi. - Giáo viên chia học sinh làm 4 đội ( tương đương 4 dãy). - Giao nhiệm vụ cho 4 đội: + Đội 1: Thảo luận nội dung : Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh. + Đội 2: Thảo luận nội dung : Không gây ô nhiễm nguồn nước. + Đội 3: Thảo luận nội dung : Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát. + Đội 4: Thảo luận nội dung : Không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. - Giáo viên yêu cầu mỗi đội chơi đưa ra tình huống có vấn đề trong nội dung của đội và chuẩn bị giải quyết các tình huống của các đội còn lại. - Giáo viên cho các đội bốc thăm để đưa tình huống và cách giải quyết. - Học sinh tiến hành thảo luận. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  25. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS -Đại diện các đội đưa ra tình huống và cách giải quyết. - Ví dụ một câu hỏi bốc thăm: +Em xử lý như thế nào khi gặp bạn A vứt rác bừa bãi ra lớp học và sân trường? +Bác hàng xóm bên cạnh nhà em làm nghề mổ lợn, trâu, bò có xả nước thải, lông và nội trạng không sử dụng ra sông gần nhà làm ô nhiễm nguồn nước sông và bốc mùi hôi thối lên. Gặp trường hợp đó em sẽ làm gì? -Hoạt động 3: Đánh giá -Giáo viên cho các đội tự đánh giá chéo, cho điểm. - Giáo viên kết luận và cho điểm các tình huống. -> Như vậy tùy kiểu bài, nội dung bài học mà giáo viên có thể lựa chọn cách lồng ghép phù hợp. 4. Kết quả: - Sáng kiến kinh nghiệm“ Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học khối THCS” của tôi đã và đang được vận dụng vào một số bài học môn sinh học các khối lớp 6,7, 8,9 trong năm học 2013- 2014, 2014- 2015. - Kết quả của việc lồng ghép giáo dục môi trường thể hiện ở nhận thức, hành vi, thái độ của mỗi em học sinh đối với môi trường xung quanh. Trong điều kiện hiện tại tôi chưa thể thống kê được số liệu cụ thể về sự thay đổi hành vi cụ thể tích cực của từng em học sinh đối với môi trường xung quanh. Nhưng nhìn nhận một cách tổng quát đã thấy có những chuyển biến tích cực về hành vi của nhiều học sinh ở trường. Các em đã có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, nhiều em đã tự nhặt rác trong sân trường, không hái cây bẻ cành, và có ý thức chăm bón cây trồng xung quanh vườn trường một cách hiệu quả, làm cho môi trường học tập ngày một xanh – sạch – đẹp hơn. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  26. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Khi học sinh được hỏi: Em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh? -> 100% học sinh trả lời: em cần bảo vệ môi trường xung quanh bằng các biện pháp: vứt rác đúng nơi quy định, trồng nhiều cây xanh "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  27. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS III.PHẦN KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm. Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu thực tế về thực trạng ô nhiễm môi trường, kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo học tập của học sinh năm học 2014- 2015 vừa qua tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến trên trong kế hoạch giảng dạy của mình, ở đơn vị trường THCS tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tốt. Đối với học sinh từ chỗ các em chưa có ý thức bảo vệ môi trường, thờ ơ với sự ô nhiễm môi trường đến ý thức trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh của chúng ta như: đổ rác đúng nơi quy định, vệ sinh nhà ở, trường học, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Trên cơ sở đó khơi dậy cho học sinh lòng đam mê, yêu thích bộ môn, giúp cho thầy cô giáo định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà tường đồng thời các em chính là những tuyên truyền viên có ích ở gia đình và nơi sống xung quanh. Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh là góp phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn, ý thức sống có trách nhiệm trước cộng đồng xã hội của các em trước xu thế phát triển của thời đại về môi trường. Đối với giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu học hỏi những kiến thức liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biết là vấn đề ô nhiễm hiện nay ở ngay nơi học tập của các em, ở địa phương, trong nước và trên toàn thế giới. Từ đó ý thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua các bài học môn sinh học là một trong những biện pháp hữu hiệu và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường.Vì môi trường XANH – SẠCH – ĐẸP. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  28. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS 2. Kiến nghị, đề xuất. -Hiện nay các trường THCS đã được cung cấp đầy đủ internet, sách báo cho giáo viên và học sinh để nắm bắt thông tin, tình hình về môi trường, giúp cho bài giảng được sinh động, các em học sinh có hứng thú học tập. Tuy nhiên, thời gian để giảng dạy và lồng ghép giáo dục môi trường trường trong các bài giảng rất ngắn làm cho học sinh cũng chưa thật đi sâu được vào các vấn đề bảo vệ môi trường, và vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải là một môn học cụ thể nên chưa có đồ dùng dạy học giúp các em học tập hiệu quả. Vì vậy tôi có những kiến nghị như sau: + Cung cấp đồ dùng dạy học, sách báo về vấn đề giáo dục môi trường để giúp cho học sinh nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả. + Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên về mặt thời gian giúp học sinh được đi tham quan, có các buổi ngoại khóa, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiểu biết về môi trường. + Đối với giáo viên cần tích cực học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng, nguồn internet, từ các giáo viên có kinh nghiệm để nâng cao kiến thức về môi trường, để tìm ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả và có lồng ghép giáo dục môi trường trong các bài học. + Đối với học sinh cần tích cực học hỏi, thu nhận thông tin và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách tích cực, có hiệu quả. + Đề tài này của tôi đã cố gắng trình bày những kinh nghiệm của bản thân từ thực tế nhưng vẫn còn nhiều thiết sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp đi trước quan tâm đến vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh khối THCS. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  29. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Tài liệu tham khảo. 1. Giáo dục bảo vệ môi truờng trong sinh học trung học cơ sở - Nhà xuất bản giáo dục 2008. 2. Môi truờng và phát triển bên vững - Nguyễn Đình Hoè. 3. Dân số, tài nguyên, môi truờng - Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng. "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  30. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Mục lục Trang 1. Lời nói đầu 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1.LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.MỤC ĐÍCH CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 6. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP CỦA KINH NGHIỆM 6 II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 7 2. Thực trạng khi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học tại trường THCS 9 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của kinh nghiệm lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 10 3.1.PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC 10 3.2.CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 11 3.3.CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI 11 TRƯỜNGTRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 3.3.1. Biện pháp chung 11 3.3.2. Biện pháp cụ thể 12 3.3.3.Vận dụng vào một số bài cụ thể 14 4. Kết quả 23 III.PHẦN KẾT LUẬN 1.Bài học kinh nghiệm 25 2.Kiến nghị, đề xuất 26 Tài liệu tham khảo 27 "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"
  31. Sáng kiến kinh nghiệm khối THCS Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa Trường THCS Thái Thịnh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ” Môn : Sinh học Giáo viên : Đỗ Thị Phương Năm học: 2014 - 2015 "Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi truờng trong môn sinh học THCS"