Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 2

pdf 26 trang thienle22 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 2

  1. DÀN Ý TÓM TẮT PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng áp dụng PHẦN II – NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận II. Cơ sở thực tiễn III. Biện pháp thực hiện 1. Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh 1.1. Phương pháp quan sát 1.2. Phương pháp thực hành giao tiếp 1.3. Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu 1.4. Phương pháp phân tích ngôn ngữ 2. Giúp học sinh nắm chắc các dạng bài tập miêu tả 2.1. Dạng bài quan sát tranh và trả lời câu hỏi 2.2. Dạng bài tập đọc văn bản- trả lời câu hỏi 2.3. Dạng bài tả ngắn 3. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn miêu tả 3.1. Hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng 3.2. Giúp học sinh nắm chắc trình tự các bước khi viết một đoạn văn 4. Dạy văn miêu tả tích hợp trong phân môn khác của môn Tiếng Việt 4.1. Dạy văn miêu tả tích hợp với Tập đọc 4.2. Dạy văn miêu tả trong những tiết Luyện từ và câu 5. Tạo hứng thú cho học sinh 5.1. Tạo hứng thú bằng trò chơi học tập 5.2. Tạo hứng thú bằng nghệ thuật lên lớp của giáo viên 6. Làm giàu vốn từ thông qua hoạt động tại thư viện IV. Kết quả PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Khuyến nghị 1
  2. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học Bước vào kỉ nguyên mới đất nước ta có có nhiều đổi mới từng ngày, từng giờ ở mọi mặt đời sống xã hội. Đáp ứng nhu cầu đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo đang đi sau vào cải cách, điều chỉnh. Đặc biệt hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang cuốn hút mọi sự cố gắng sáng tạo và làm nức lòng tầng tầng lớp lớp đội ngũ cán bộ giáo viên ở mọi ngành học. Dạy Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ. Dạy văn là dạy chữ dạy người. Dạy học văn nói chung đã quan trọng song đối với học sinh tiểu học lại càng quan trọng hơn. Các em sẽ không thể phát triển tự nhiên, không có nhân cách hài hòa nếu trong cuộc sống không có những cuốn sách hay, những bài thơ, lời ru của mẹ của bà, những bài hát dân ca thắm đượm tình yêu. Mặt khác, kĩ năng “ viết văn” của học sinh là sản phẩm tổng hợp vận dụng thực hành kiến thức của các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó, việc học văn của các em mới thực sự ở bước đầu. Vốn sống của các em còn hạn hẹp, vốn từ của các em còn chưa phong phú. Trong chương trình lớp 2, việc học văn miêu tả mới chỉ thông qua các dạng: Quan sát tranh- trả lời câu hỏi, Đọc văn bản- trả lời câu hỏi, Tả ngắn. Nếu các em học tốt được loại văn miêu tả này chính là tiền đề cơ sở cho các em học tốt văn miêu tả ở các lớp trên. Vậy mà thực trạng hiện nay việc giảng dạy phân môn Tập làm văn( nhất là văn miêu tả) cho các em chưa thực sự được chú trọng. Sự sáng tạo đổi mới của giáo viên còn chưa nhiều dẫn đến bài làm ( câu trả lời) của các em còn gò bó, dập khuôn, thiếu tính phong phú, đa dạng về sự cảm nhận cái hay, cái đẹp rong đời sống thực tế. Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy các em làm bài còn lặp lại câu đã viết, dùng từ còn sai, có em viết( hay trả lời) còn không đúng theo yêu cầu của đề bài hoặc bài làm đảm bảo về số câu nhưng bài làm( câu trả lời) không đủ ý, không rõ ràng. Là một giáo viên giảng dạy lớp 2, tôi luôn băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để các em học tốt phân môn Tập làm văn, làm thế nào để thổi vào tâm hồn các em niềm yêu thích học văn miêu tả. Bản thân tôi luôn cố gắng tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn ( đặc biệt là văn miêu tả) cho học sinh lớp mình. Đây cũng là lí do tôi chọn và đưa ra “ Một số 2
  3. biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 2” mà tôi đã giảng dạy trong thời gian qua. 2. Mục đích nghiên cứu - Biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập Làm văn ( văn miêu tả) - Giúp học sinh nói và viết thành câu đủ ý, rõ ràng, mạch lạc. - Nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt và các môn học khác. 3. Đối tượng áp dụng Áp dụng cho học sinh lớp 2D trường Tiểu Học Nam Hồng. 3
  4. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn.Trong môn Tiếng Việt lớp 2 thì phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao, bao gồm các dạng bài tập: Nghe- trả lời câu hỏi, Quan sát tranh và trả lời câu hỏi, Đọc văn bản- trả lời câu hỏi, Tả ngắn, Phân môn Tập làm văn( văn miêu tả) nhằm mục đích: - Hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho các em. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng sơ giản về Tiếng Việt, những hiểu biết đơn giản về thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống xã hội. - Giúp học sinh nghe và hiểu những văn bản ngắn, biết cách đối đáp trong giao tiếp. Nói rõ ràng, mạch lạc biết tự giới thiệu về mình, biết cách cảm ơn, xin lỗi Sử dụng các tình huống giao tiếp cụ thể đó trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Phần đông học sinh khi được hỏi có yêu thích môn Tập làm văn thì trả lời là rất thích nhưng cũng có em trả lời là không thích vì khó học. Ở lớp 2, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và việc dạy văn miêu tả nói riêng là một việc làm khó, không đơn giản mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kĩ năng truyền đạt của giáo viên, khả năng tiếp thu bài của học sinh Chính vì vậy việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế. - Về phía giáo viên: Khi dạy văn miêu tả, thời gian để giáo viên hướng dẫn quan sát thực tế còn rất ít hoặc nếu có thì giáo viên cũng chưa định hướng được cho các em những điều cần thiết khi viết văn. Trong giờ dạy, giáo viên chưa chú ý hướng dẫn các em kĩ năng viết, vẫn còn phụ thuộc, áp đặt, gò ép vào những bài có sẵn, chưa phát huy tính sáng tạo của học sinh. Thời gian luyện tập cho học sinh cách sử dụng từ ngữ còn hạn hẹp khiến bài làm của học sinh nghèo ý, câu văn lủng củng, thiếu hình ảnh. - Về phía học sinh: Học sinh lớp 2 còn nhỏ, vốn từ của các em còn chưa phong phú, sự sáng tạo sử dụng ngôn từ của các em còn hạn hẹp, diễn đạt chưa rõ ý, câu văn chưa sáng tạo, còn hay bắt chước, làm theo bài mẫu của bạn. Mặt khác do học sinh mới được làm quen với phân môn Tập làm văn nên học sinh còn bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học. 4
  5. - Về đồ dùng dạy học: Phương tiện chủ yếu là tranh ảnh trong sách giáo khoa, hạn chế sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy đa vật thể, băng hình làm cho chất lượng giờ học văn miêu tả còn chưa cao. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh 1.1. Phương pháp quan sát Đối với học sinh lớp 2, việc hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát là rất quan trọng. Quan sát để tìm ra hình dạng, màu sắc, âm thanh, mùi vị tiêu biểu của đối tượng mình tả. Khi hướng dẫn quan sát, tôi khai thác kĩ tranh, ảnh, hướng dẫn học sinh chú ý đến các đặc điểm nổi bật của đối tượng mục đích là tránh để các em liệt kê các sự việc.Tôi hướng dẫn các em quan sát tổng thể bức tranh hay sự vật để biết mình đang quan sát cái gì? cảnh gì? Sau đó quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ xa đến gần, để tìm được đặc điểm riêng của đối tượng. Bên cạnh đó tôi cũng khuyến khích để học sinh sử dụng linh hoạt các giác quan: mắt nhìn để thấy được sự vật, tai nghe để cảm nhận âm thanh, tay sờ, mũi ngửi để cảm nhận hương vị để cảm nhận một cách có cảm xúc bằng cả tấm lòng đối với sự vật. Sau khi các em quan sát cảm nhận đặc điểm của sự vật, kết hợp các câu hỏi để giúp học sinh trình bày các đặc điểm vừa quan sát được, nhờ đó mà học sinh ghi nhớ lâu hơn. * Ví dụ: Bài quan sát tranh, trả lời câu hỏi( Tuần 25 SGK trang, tập 2 – trang 66) Câu hỏi gợi ý a. Tranh vẽ cảnh gì? b. Sóng biển như thế nào? c. Trên mặt biển có những gì? d. Trên bầu trời có những gì? - Mục đích bài giúp học sinh dựa vào tranh ảnh trả lời đúng các câu hỏi tả cảnh biển vào buổi sáng sớm. - Giáo viên treo tranh ảnh hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm ra đặc điểm sự vật cần miêu tả. + Bức tranh vẽ cảnh gì?( Cảnh biển buổi sáng sớm) + Con thấy có những cảnh vật gì?( Sóng biển, thuyền buồm, ) + Giúp học sinh lựa chọn từ ngữ hay, giàu hình ảnh để miêu tả chi tiết bức tranh + Gọi học sinh trả lời miệng. Học sinh khác nhận xét, chỉnh sửa giúp bạn. + Khen ngợi những câu trả lời hay, sáng tạo. 5
  6. Qua cách làm trên học sinh đã nêu được một số hình ảnh đẹp về cảnh biển vào buổi sáng sớm. Em Dương Linh Hương đã trả lời như sau: Tranh vẽ cảnh biển buổi bình minh thật tuyệt vời! Từng con sóng đuổi theo nhau xô vào bờ cát trắng.Trên mặt biển có những chiếc thuyền buồm như những chiếc quạt khủng lồ đầy màu sắc, những bác ngư dân miệt mài kéo lưới. Trên bầu trời, ông mặt trời đỏ như quả cà chua đang từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng ban mai ấm áp. Những đám mây hồng hồng, tim tím bồng bềnh trôi theo gió. Xa xa, những chú hải âu dang rộng đôi cánh chao liệng trên bầu trời xanh thẳm ” 2.2 Phương pháp thực hành giao tiếp Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng nói, trình bày miệng( hay bài nói) trước khi làm bài viết. Trên cơ sở này, giáo viên điều chỉnh học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho học sinh luyện nói cá nhân, nói trong nhóm, nói trước lớp. Học sinh có thể chọn nhóm nói theo ý thích để có sự thoải mái, tự nhiên, tự tin khi tham gia là việc trong nhóm. Phương pháp này giúp các em nâng cao kĩ năng giao tiếp, giúp các em tự tin hơn, bạo dạn hơn trong học tập. * Ví dụ: Bài quan sát tranh, trả lời câu hỏi ( Tuần 14 SGK, tập 1- trang 118) Với hệ thống câu hỏi: + Bạn nhỏ đang làm gì? + Mắt bạn nhỏ nhìn búp bê như thế nào? + Tóc bạn như thế nào? + Bạn mặc áo màu gì? - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 - Gọi học sinh trình bày nội dung thành một đoạn văn( Đối với học sinh khá, giỏi) - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung( nếu có) - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách dùng từ để bài văn sinh động( nếu có), khen những học sinh trình bày hay, sáng tạo. Qua việc thực hành nói miệng cá nhân, nói trong nhóm, học sinh lớp tôi kể về bức tranh tự tin, rõ ràng, đúng trọng tâm. Nhiều em còn nhút nhát như Văn Chung, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng đã bạo dạn hơn, hứng thú trong việc nói trước lớp. 2.3 Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu: Với các em lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các em còn sử dụng từ chưa phù hợp, chính xác, chưa biết chọn từ hay để dùng. Vì vậy giáo viên cần giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ hợp lí. Bên cạnh đó giáo viên cần cung cấp cho các em một số từ cùng nghĩa phù hợp với nội dung bài, tăng tính sinh động, hấp dẫn cho bài nói của các em. 6
  7. * Ví dụ: Khi viết đoạn văn ngắn kể về mùa hè, tôi giúp học sinh lựa chọn những từ ngữ phù hợp: mặt trời như một quả cầu lửa, chói chang, rực rỡ cây trái mùa hè: Cây hoa phượng vĩ nở đỏ rực, như chùm hoa lửa, đốm lửa hồng, như mâm xôi gấc khổng lồ Chùm vải: chín đỏ, sai trĩu cành, căng tròn, ai lúc lỉu Quả ổi: chín vàng, căng mọng, cánh đồng lúa: trĩu hạt, vàng óng Trước mỗi giờ lên lớp, tôi chuẩn bị kĩ bài để hướng dẫn cho học sinh vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết bằng các câu hỏi gợi mở như: + Tia nắng mùa hè chiếu xuyên qua những đám lá cây lúc ẩn, lúc hiện, con sẽ so sánh chúng với hình ảnh gì? Em Phương linh đã cảm nhận tia nắng mùa hè nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch; Em Văn Chiến nói tia nắng le lói xuyên qua tán lá lúc ẩn, lúc hiện như chêu đùa chú mèo đang nằm phơi nắng ) + Ve là những ca sĩ của mùa hè, vậy khi nói về những chú ve, con sẽ nói như thế nào cho sinh động?( ve kêu râm ran, như một dàn đồng ca mùa hạ, ngân da diết ) Khi vừa được thực hành nói miệng bài văn của mình, lại được lựa chọn, phát hiện từ ngữ hay, được cảm nhận theo cách của riêng mình, học sinh hứng thú hơn, nhớ lâu và khắc sâu thêm kiến thức. 2 4 .Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Ở lớp 2, các em chưa được học về lí thuyết câu mà các khái niệm về câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong học tập làm văn. Sử dụng phương pháp này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu nhằm giúp học sinh viết đúng câu, đủ bộ phận. * Ví dụ: Dựa vào những kiểu câu đã học như: “ Ai – là gì?” , “ Ai – làm gì?” “ Ai – như thế nào” Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu và nhận biết: Câu văn con viết đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Là gì? ( Hoặc làm gì? Như thế nào?)( Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo câu). Người đọc người nghe đã hiểu nội dung chưa? ( Đảm bảo về mặt nghĩa) Ví dụ: Khi dạy bài tả ngắn về loài chim ( Tuần 21, SGK, tập 2- trang 30) có yêu cầu: Viết 2, 3 câu về một loài chim mà em thích. Sau khi Hoàng Phúc trình bày bài nói: Nhà em có nuôi một chú vẹt tên là Ki Ki. Chú khoác lên mình bộ lông xanh lạ mắt. Mỏ chú màu đỏ, quặp lại như cái móc câu. Ki Ki thông minh lắm, chú có thể bắt chước tiếng người. Mỗi khi bắt chước đúng lại khoái chí quẹt quẹt mỏ vào cành cây trong lồng. Em rất thích chăm sóc Ki Ki và coi Ki Ki là người bạn thân của em. Để giúp em sử dụng câu đúng ngữ pháp, tôi giúp em phát hiện ra câu sai: Mỗi khi bắt chước đúng lại khoái chí quẹt quẹt mỏ vào cành cây trong lồng. Tôi 7
  8. hướng dẫn bằng câu hỏi: Câu trên thuộc loại kiểu câu gì? Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi con gì? Bộ phận câu nào trả lời cho câu hỏi làm gì? để giúp HS nhận ra câu vừa dùng thiếu bộ phận trả lời cho câu hỏi con gì? Người nghe đã hiểu nghĩa của câu đó chưa? Sau khi được cô giáo hướng dẫn, em đã tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lại: Mỗi khi bắt chước đúng, chú ta lại khoái chí, quẹt quẹt cái mỏ vào cành cây trong lồng. Qua việc phân tích ngôn ngữ, học sinh lớp tôi đã có ý thức tự đặt các câu hỏi tương tự như cách làm vừa rồi, tự phát hiện ra lỗi sai hoặc giúp bạn phát hiện lỗi sai để đảm bảo câu văn rõ nghĩa, đúng ngữ pháp. 2. Phân loại các dạng bài tập miêu tả và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng dạng bài Bên cạnh việc giáo viên sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học thì yếu tố không thể thiếu khi giúp các em học tốt là việc giúp các em nắm chắc các dạng bài tập miêu tả. Trong chương trình tập làm văn lớp 2 có nhiều dạng bài tập khác nhau nhưng đối với dạng bài tập làm văn miêu tả thì giáo viên cần phân biệt được các dạng bài tập để giúp các em làm đúng và hay. Đây cũng là tiền đề để các em học tốt môn Tập làm văn ở các lớp trên. 2.1. Dạng bài tập Quan sát tranh- trả lời câu hỏi: Trong giờ Tập làm văn, học sinh được kể sáng tạo qua tranh vẽ qua dạng bài quan sát tranh- trả lời câu hỏi. Dạng bài này giúp học sinh luyện tập một kĩ năng rất quan trọng, đặc trưng của văn miêu tả đó là kĩ năng quan sát. Ngoài ra dạng bài tập này rèn luyện kĩ năng nghe và nói cho học sinh. Tranh quan sát có thể về người hoặc về cảnh, trả lời đúng nội dung câu hỏi trong sách giáo khoa. Qua quan sát tranh, học sinh được phát huy khả năng quan sát, vốn sống, trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt của mình để hình dung về người hoặc cảnh mà tranh muốn thể hiện rồi tả lại nội dung tranh theo cách cảm nhận riêng của mỗi em. Với dạng bài này tôi tiến hành như sau: + Gọi học sinh đọc to yêu cầu cầu bài tập (Quan sát tranh, trả lời câu hỏi), giáo viên nhấn mạnh lại yêu cầu. + Treo tranh và hướng dẫn học sinh quan sát tranh (toàn cảnh và từng chi tiết). Dựa vào tranh và vốn hiểu biết thực tế, học sinh tưởng tượng các màu sắc, hình dạng, âm thanh, mùi vị để khi viết câu trả lời được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn sinh động. Sau đó yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi gợi ý, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ hình ảnh đã được quan sát được và trả lời sao cho gọn ý, hay, chính xác và sắp xếp các ý theo một trình tự, nối với nhau cho liền mạch thành đoạn văn hoàn chỉnh.( Lưu ý khuyến khích học sinh trả lời theo nhiều cách khác nhau) + Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời miệng trong nhóm. + Giáo viên tổ chức cho đại diện nhóm trả lời miệng trước lớp và chuẩn hóa cách diễn đạt trong câu trả lời, giới thiệu cách sử dụng từ ngữ, phân tích câu 8
  9. trả lời tốt. Ghi các từ ngữ làm điểm tựa cho từng câu trả lời lên bảng( từ nối ý, từ ngữ gợi hình ảnh). HS khác bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn. + Bình chọn những học sinh có câu trả lời hay, sáng tạo. Miêu tả không phải là sao chép, kể lại một cách máy móc mà kể bằng sự tinh tế, nhạy cảm của mình, bằng những ngôn ngữ sinh động đã khắc họa lên bức tranh đó. Vì vậy khi hướng dẫn quan sát, tôi luôn chú ý gợi mở ở mỗi em những nhận xét, những từ ngữ diễn tả đúng những điều quan sát được, tiến tới tìm từ ngữ hay, có hình ảnh, gợi cảm. Muốn vậy, giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi ý thêm, phụ trợ đặc biệt là những câu hỏi khó mà học sinh còn lúng túng, những câu cần gợi mở mang tính định hướng cho học sinh quan sát. * Ví dụ: Bài Quan sát tranh, trả lời câu hỏi( Tuần 14 SGK trang 118–tập 1) Với hệ thống câu hỏi: a. Bạn nhỏ đang làm gì? b. Mắt bạn nhỏ nhìn búp bê như thế nào? c. Tóc bạn như thế nào? d. Bạn mặc áo màu gì? Bài tập này gồm 4 câu hỏi đi từ kĩ năng quan sát chung bao quát toàn cảnh (câu hỏi a) đến kĩ năng quan sát những chi tiết cụ thể trong tranh (các câu hỏi b,c,d). Đối với bài tập này, các em chỉ trả lời đơn giản như: a. Tranh vẽ bạn nhỏ đang bón cháo cho búp bê. b. Mắt bạn nhỏ nhìn búp bê đầy trìu mến. c. Tóc bạn màu đen, ngắn, cặp nơ màu hồng d. Bạn mặc áo màu xanh lam. Những câu trả lời của các em mang tính liệt kê, còn khô khan, chưa có hình ảnh, chưa sinh động. Giáo viên cần hướng dẫn các em đến những câu trả lời mở rộng hơn, sử dụng từ ngữ phong phú hơn như: Con thấy chiếc nơ của bạn nhỏ giống cái gì? Con có nhìn thấy con vật gì ngồi cạnh bạn nhỏ không? Nếu thêm chi tiết đó vào bài miêu tả con sẽ nói như thế nào? Con thấy bạn nhỏ như thế nào? Em Thùy Dương trả lời như sau: Tranh vẽ bạn Lan đang chơi với búp bê. Bạn khéo léo xúc từng thìa bột bón cho búp bê ăn. Mắt bạn nhìn búp bê âu yếm. Mái tóc đen gọn gàng được cặp chiếc nơ màu hồng như nàng bướm xinh rực rỡ. Chiếc áo xanh lam làm nổi lên làn da trắng hồng. Trông Lan thật ra dáng một người chị đảm đang. GV khuyến khích, khen ngợi và giới thiệu những câu văn hay, hình ảnh đẹp để động viên học sinh. Như vậy, qua việc hướng dẫn HS quan sát tranh, giáo viên đã bước đầu hình thành cho học sinh năng lực quan sát ở mức độ đơn giản, cách quan sát có 9
  10. thứ tự đi đôi với việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe- nói để có những câu miêu tả gãy gọn, sinh động. Nhiều em diễn đạt lưu loát, trôi chảy, giàu cảm xúc Tóm lại, để làm tốt bài tập làm văn Quan sát tranh- trả lời câu hỏi, GV hướng dẫn các em quan sát kĩ, có tưởng tượng thêm và bộc lộ nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về nội dung bức tranh nói và viết phải thành câu rõ ý, đúng ngữ pháp. Trả lời xong các câu, phải đọc lại toàn bộ, gắn bó các câu để ý sau, ý trước nối tiếp thành đoạn văn đúng nghĩa. 2.2. Dạng bài đọc văn bản, trả lời câu hỏi: Dạng bài tập đọc văn bản trả lời câu hỏi giúp học sinh biết cách trả lời câu hỏi về cảnh vật, loài vật dựa trên văn bản đã đọc- hiểu. Qua đó hình thành cho học sinh một số hiểu biết về văn miêu tả. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa ngắn gọn, dễ hiểu, hướng đến nội dung miêu tả có trong văn bản. Văn bản miêu tả trong sách giáo khoa đều là những văn bản hay, mẫu mực. Với dạng bài này, tôi tiến hành những bước như sau: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập( bằng cách gọi 1, 2 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo) - GV giới thiệu tranh ảnh, xem video clip, vật thật về đối tượng miêu tả. - GV yêu cầu học sinh đọc thật kĩ văn bản và đọc kĩ câu hỏi để hiểu đúng, đủ ý cần thiết. - Gọi HS trả lời theo cặp( một em hỏi, một em trả lời). GV lưu ý học sinh bám sát câu hỏi và nói theo cách hiểu của mình để rèn luyện cho các em nói những câu văn miêu tả hoàn chỉnh. - Gọi học sinh khác nhận xét - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng, khen ngợi những học sinh có câu trả lời hay. Ví dụ: Đọc và trả lời câu hỏi: Quả măng cụt ( TV2, tập 2- trang 90) Yêu cầu của bài tập là: Đọc đoạn văn tả về quả măng cụt và trả lời các câu hỏi: a. Nói về hình dáng bên ngoài quả măng cụt: + Quả hình gì? + Quả to bằng chừng nào? + Quả màu gì? + Cuống nó như thế nào? b. Nói về ruột quả và mùi vị quả măng cụt: + Ruột quả măng cụt màu gì? + Các múi như thế nào? +Mùi vị măng cụt ra sao? 10
  11. Đối với bài tập này, trước tiên giáo viên có thể hỏi khái quát về nội dung đoạn văn: Đoạn văn trên tả loại quả gì? - Cho học sinh quan sát quả măng cụt thật và giới thiệu: Măng cụt là một loại quả đặc sản của Nam Bộ. - Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh tập trung tìm những chi tiết nói về đặc điểm hình dáng bên ngoài và các đặc điểm bên trong của quả măng cụt để trả lời các câu hỏi yêu cầu. - Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi, cả lớp và giáo viên nhận xét, góp ý. GV nhắc lại những câu trả lời đúng. Như vậy qua việc trả lời câu hỏi, học sinh đã bước đầu nắm được một số hiểu biết về đoạn văn miêu tả về cây cối. Cuối bài tập, giáo viên có thể bình luận thêm: Để tả được quả măng cụt, một loại quả đặc trưng của Nam Bộ, tác giả Phạm Hữu Tùng đã quan sát tinh tế, sử dụng rất nhiều giác quan để quan sát: Dùng thị giác để nhận biết hình dạng, màu sắc, dùng khứu giác để cảm nhận mùi hương thoang thoảng, dùng vị giác để thưởng thức vị ngọt Ngoài ra tác giả còn dùng những hình ảnh so sánh sinh động. Nhờ vậy ông đã viết được một đoạn văn ngắn gọn mà độc đáo khiến người đọc có thể tưởng tượng ra vẻ đẹp của nó khác lạ so với loại quả khác và muốn thưởng thức loại quả măng cụt đầy hấp dẫn này. Các em muốn tả được cây trái xung quanh mình cũng phải quan sát thật kĩ để tìm ra những đặc điểm nổi bật của đối tượng tả. Từ cách làm trên, học sinh đã bước đầu nắm được cách miêu tả một loại quả. Nhiều học sinh khá, giỏi đã biết tả quả măng cụt theo cách của riêng mình. Em Duy Đông đã tả như sau: “ Măng Cụt là loại trái cây đặc biệt của miền Nam. Nhìn vỏ ngoài tím sẫm, thô ráp nhưng ruột bên trong mới ngọt ngào làm sao. Những múi nhỏ căng mọng, trắng như hoa bưởi, tỏa ra một mùi thơm dịu dàng ” 2.3 Dạng bài tả ngắn: Đối với học sinh lớp 2 yêu cầu tả ở mức độ đơn giản, học sinh không phải viết thành một bài văn miêu tả có bố cục hoàn chỉnh song dù ở mức độ nào cũng phải hướng tới mục tiêu cuối cùng của việc dạy học Tập làm văn là giúp học sinh biết cách sản sinh (tạo lập) một văn bản. Nhờ một số hiểu biết qua việc quan sát tranh, đọc và tìm hiểu đoạn văn miêu tả, vốn kiến thức thực tế của bản thân học sinh sẽ có khả năng sử dụng từ ngữ tạo thành câu văn, đoạn văn miêu tả với những yêu cầu riêng biệt. Dạng bài yêu cầu học sinh bước đầu tả ngắn theo một đề tài tự chọn hoặc cho trước. Yêu cầu học sinh viết đủ ý, đúng ngữ pháp, chính tả, diễn đạt hay, sinh động. Mặc dù yêu cầu viết văn miêu tả đối với các em chỉ là tả sơ lược, tả về các sự vật đơn giản nhưng do các em thiếu quá nhiều kiến thức thực tế để cảm nhận cái hay trong cách tả mẫu để có cách viết riêng của mình nên việc hướng dẫn, gợi mở của giáo viên là rất cần thiết. Với dạng bài này, tôi tiến hành như sau: 11
  12. + Hướng dẫn học sinh nắm đúng yêu cầu bài tập ( bằng cách gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc yêu cầu của đề bài và các câu hỏi gợi ý ( nếu có); cả lớp đọc thầm theo). Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng. + Hướng dẫn học sinh có thể viết đoạn văn tả ngắn với số lượng câu nhiều hơn yêu cầu trong đề bài. Khi viết, cần viết một cách chân thực, đủ ý, đặt câu đúng, biết nối kết các câu thành một đoạn văn ngắn. Nếu bài tập có câu hỏi gợi ý, lưu ý học sinh bám sát câu hỏi, có thể bổ sung những ý mới. Nếu bài không có câu hỏi gợi ý, GV cần gợi cho học sinh về đối tượng miêu tả mà đề bài yêu cầu. Tuy nhiên hướng dẫn của giáo viên chỉ mang tính gợi mở chứ không bắt ép học sinh tuân theo một cách máy móc. + Tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân + Tổ chức cho học sinh trình bày bài làm. Gọi nhiều học sinh nối tiếp đọc đoạn văn của mình. + Gọi học sinh nhận xét và giáo viên nhận xét. HS có thể đổi vở cho bạn ngồi cạnh để giúp nhâu sửa lỗi về câu, chính tả, cách dùng từ + GV chấm bài và chữa lỗi về ý, dùng từ, viết câu cho học sinh, Khi chấm bài, GV cần khuyến khích, khen ngợi những bài làm chân thực, có nét riêng, biết dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + GV cho học sinh bình chọn những bạn viết hay nhất. Đối với các em chưa viết đạt, GV yêu cầu viết lại vào giờ hướng dẫn học. * Ví dụ: Tả ngắn về bốn mùa( Tuần 20, TV2- tập 2 trang 21) Sau khi học sinh được đọc đoạn văn Xuân về của tác giả Tô Hoài và trả lời câu hỏi, SGK có bài tập: “ Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè” Đây là một bài tập tả ngắn theo đề tài cho trước. Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu bài tập đó là tả về mùa hè, sau đó gợi ý: - Muốn viết 3 đến 5 câu tả ngắn về mùa hè trước tiên các em hãy giới thiệu về mùa hè (Như câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa hoặc cách giới thiệu như đoạn văn xuân về ) - Viết 2, 3 câu tả về mặt trời mùa hè, cây cối trong vườn, những việc mà mình đã làm ở mùa hè trước ( Lưu ý học sinh dựa vào hiểu biết thực tế và các bài tập đọc đã học để viết theo cách cảm nhận riêng của mình) - Viết một câu nói lên cảm nghĩ của mình về mùa hè. - GV có thể cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về mặt trời mùa hè, cây cối đặc trưng của mùa hè như: hoa phượng vĩ, hoa bằng lăng, vườn nhãn, vườn vải, cánh đồng lúa, cây ổi để học sinh mở rộng hiểu biết và chọn cách tả thật sinh động. Em Trọng Huy viết: 12
  13. Tiếng ve kêu râm ran trên các vòm lá xanh báo hiệu mùa hè đã đến. Những tia nắng mùa hè nhảy nhót như những cậu bé tinh nghịch. Trên sân trường, chùm phượng vĩ nở đỏ rực. Chúng em bước vào kì nghỉ hè đầy thú vị. Em lại được về quê thăm ông bà, được cùng các anh, các chị đi xe đạp trên con đường đê lộng gió. Em rất yêu mùa hè! Hay em Thanh Chi viết về mùa hè như sau: Trong bốn mùa, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng nhưng mùa hè để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Mặt trời mùa hè như mâm xôi gấc khổng lồ, tạo cho không khí oi bức khó chịu. Ấy vậy mà các cô cậu học trò chúng em lại háo hức chờ mùa hè đến. Tạm xa mái trường thân thương, chúng em bước vào kì nghỉ hè lí thú. Em được đi học lớp năng khiếu ở nhà văn hóa Mẹ hứa hè này cho em đi biển chơi. Thích hơn cả, mùa hè là mùa của trái chín thơm, em lại cùng mẹ đi bứt những trái vải căng mọng nước, sai trĩu cành. Mùa hè thú vị quá! Tóm lại, để tổ chức cho học sinh làm tốt các dạng bài tập rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh, GV cần : - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập( bằng lời giải thích, phương pháp trực quan ) - Chọn cách tổ chức hoạt động phù hợp với từng bài, kích thích hứng thú học tập của học sinh( Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thi nói nối tiếp ) - Khuyến khích học sinh bộc lộ thể hiện khả năng luyện viết đoạn văn miêu theo cảm nhận riêng, cách riêng của bản thân, không ép học sinh tuân theo cách cảm nhận của mình. Qua các dạng bài tập này, học sinh có vốn kiến thức nhất định về kĩ năng quan sát, tưởng tượng, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn là bước đệm để học tốt văn miêu tả ở các lớp trên. 3. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn miêu tả Để tránh tình trạng học sinh không viết được bài hoặc viết lan man, không đúng trọng tâm đề bài trong khi thời gian viết hạn hẹp, GV cần giúp đỡ HS: 3.1. Hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng: Trong chương trình tập làm văn lớp 2, hầu hết các bài Tập làm văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng, đầy đủ. Để tránh tình trạng học sinh không viết được bài hoặc viết lan man, không đúng trọng tâm đề bài trong khi thời gian viết hạn hẹp, Ở tiết trước, GV có thể hướng dẫn học sinh đọc kĩ câu hỏi gợi ý và suy nghĩ chuẩn bị bài cho tiết sau. Đối với những bài tập không có câu hỏi gợi ý, GV có thể giúp học sinh bằng các hệ thống câu hỏi do giáo viên tự xây dựng. * Ví dụ:Viết 2, 3 câu về một loài chim mà em thích( TV2- tập 2- trang 30) Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý sau: + Loài chim mà em thích là loài chim gì? 13
  14. + Hình dáng của loài chim đó như thế nào? ( Bộ lông, đôi cánh, chân, mỏ ) + Hoạt động ( bay, nhảy, kiếm mồi ) có gì nổi bật? + Vì sao em thích loài chim ấy? Em Trà My đã viết như sau: “Trong thế giới loài chim, em thích nhất loài chim công. Mỗi khi múa, chim công như một nàng công chúa xinh đẹp lộng lẫy. Cái cổ cao bỗng rụt lại, xòe cái đuôi to như một chiếc quạt khổng lồ với những chấm tròn nhiều màu sắc. Cái mào như một chiếc vương miệng điệu đà. Em sẽ cố gắng dành được nhiều điểm 10 để được bố mẹ đưa đi công viên thăm lại người bạn đáng yêu này.” * Ví dụ: Hãy viết 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột ( hoặc anh, chị, em, họ) của em.( TV2 – tập 1- trang 126) + Em định kể về ai?( Anh, chị, hay em của em?) + Anh ( chị, em) của em bao nhiêu tuổi? Đã đi làm hay đang đi học hay ở nhà? + Ngoại hình và tính cách của anh ( chị hoặc em) có gì đặc biệt? + Anh ( chị, em) đối với em như thế nào? + Tình cảm của em đối với anh ( chị, em) ra sao? Với hệ thống câu hỏi trên, hầu hết học sinh lớp tôi viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu, Tuấn Anh cũng đã kể được về người anh của mình như sau: Người em định kể là chị Ngọc Ánh, chị ruột của em. Chị Ánh năm nay học lớp 7C, trường Trung học cơ sở Nam Hồng. Chị có mái tóc dài, đen, phủ kín vai. Đôi mắt to, tròn cùng nụ cười rạng rỡ khiến cho gương mặt chị thật dễ thương. Tuy chị nhỏ bé nhưng bảy năm liền chị là một lớp trưởng gương mẫu và được thi học sinh giỏi môn Toán. Mỗi khi có bài toán khó chị đều giảng bài cho em. Em rất tự hào về chị gái của em. Nhiều em đã biết viết theo cảm nhận của riêng mình khiến đoạn văn vừa hay, giàu hình ảnh mà chân thực như Diễm Quỳnh viết về anh mình: “Anh Linh năm nay 21 tuổi. Anh hiện là sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Dáng người anh cao lớn, làn da ngăm đen trông rất rắn giỏi. Mái tóc xoăn tự nhiên được nhuộm màu hơi vàng rất thời trang. Hằng ngày anh đi học, tối tối anh còn đi làm thêm ở quán cà phê. Cuối tuần anh về nhà đưa em đi chơi và dạy em học bài. Em rất yêu anh trai của em.” 3.2. Giúp học sinh nắm vững trình tự các bước khi viết đoạn văn miêu tả Mỗi đoạn văn miêu tả có nội dung nhất định, lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. GV cần giúp học sinh bước đầu cảm nhận và hiểu sự liên kết ý trong đoạn; giữa các câu có sự liền mạch, có quan hệ về ý, không rời rạc, không lộn xộn. Một đoạn văn bao gồm câu mở đầu, câu phát triển đoạn văn và câu kết thúc đoạn. - Câu mở đầu: Giới thiệu về đối tượng cần viết ( Có thể diễn đạt bằng 1 câu) 14
  15. - Câu phát triển đoạn: Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý diễn đạt bằng 1, 2 câu. Lưu ý: + Tả người: Kể về các đặc điểm về hình dáng, tính cách của người đó. + Tả con vật: Kể về đặc điểm nổi bật bên ngoài ( như hình dáng, bộ lông, chân, tai, mắt, mỏ ), về hoạt động ( kiếm mồi, chạy, nhảy ) + Tả cảnh: Tả những nét nổi bật của cảnh vật - Câu kết thúc đoạn: Viết một câu nói về tình cảm ( suy nghĩ, mong ước ) của em với đối tượng đã tả hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống. * Ví dụ: Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ.( TV2- tập 2- trang 114) Gợi ý: a. Ảnh Bác được treo ở đâu? b. Trông Bác như thế nào ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt ) c. Em muốn hứa với Bác điều gì? Ở bài tập này, trước tiên tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài để xác định đối tượng miêu tả là tấm ảnh Bác Hồ. Sau đó hướng dẫn học sinh quan sát tấm ảnh để xác định vị trí treo tấm ảnh, những chi tiết nổi bật về ngoại hình và lựa chọn từ ngữ phù hợp để tả.( Lưu ý học sinh tập trung vào câu hỏi gợi ý b có nội dung miêu tả.) - Câu mở đầu ( Trả lời cho câu hỏi a): Tấm ảnh Bác Hồ được treo trang trọng ngay chính giữa bức tường lớp em. Hoặc “Phía trên tấm bảng đen có treo tấm ảnh Bác với dòng chữ: “ Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ CHí Minh vĩ đại”. - Phát triển đoạn văn ( Trả lời cho câu hỏi b): Trông Bác như một ông bụt hiền từ. Bác mặc áo ka-ki trắng giản dị. Mái tóc bạc trắng như mây, vầng trán cao và rộng. Đôi mắt Bác sáng như sao nhìn chúng em trìu mến. - Kết thúc đoạn ( Trả lời cho câu hỏi c): Nhìn ảnh Bác, em thầm hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Khi nắm được trình tự viết một đoạn văn, vận dụng các bài tập đọc, luyện từ và câu vừa học, học sinh lớp tôi đã được đoạn văn ngắn gọn, đúng trọng tâm định tả. Em Quỳnh Anh viết: “Phía trên tấm bảng lớp học có treo tấm ảnh Bác với dòng chữ “ Đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Bác luôn mỉm cười với chúng em. Chiếc áo trắng giản dị làm nổi lên đôi má hồng hào phúc hậu. Mái đầu bạc trắng như cước, chòm râu dài trông Bác như một ông bụt. Nhìn ảnh Bác, em hứa sẽ phấn đấu thành con ngoan, trò giỏi, lớn lên thành người có ích cho xã hội.” Trong một bài văn, GV cần giúp HS hiểu có nhiều cách diễn đạt khác nhau để bài làm của em thêm phong phú. Cần chủ động hình thành kĩ năng làm 15
  16. văn ở từng thời điểm thích hợp, không áp đặt các em phải thể hiện ngay những kĩ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, GV phải kiên nhẫn luôn tái hiện và lặp lại kiến thức cho học sinh trong suốt năm học, giúp học sinh có nền móng tốt cho việc học tập làm văn ở những lớp trên. 4. Dạy nội dung miêu tả tích hợp với các phân môn khác của môn Tiếng Việt Phân môn Tập làm văn có tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm (kỹ năng đọc, nghe nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặt câu ). để giúp các em làm văn hay, sáng tạo, GV cần giúp các em học tốt ở các phân môn khác. 4.1 Dạy nội dung miêu tả tích hợp hợp trong phân môn Tập đọc Môn Tập đọc có tác dụng giúp học sinh tái hiện được, nắm được một số từ ngữ hay có trong bài tập đọc, từ đó giúp các em vận dụng những từ ngữ đó vào bài văn một cách sinh động hơn. Ví dụ: Khi học bài tập đọc Bé Hoa (TV2, tập 1- trang 121), các em biết một số từ ngữ chỉ đặc điểm của em bé như: môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy để vận dụng vào viết đoạn văn kể về anh, chị, em. Hay bài “Chuyện bốn mùa”( TV2, tập 2- trang 4) học sinh có thêm hiểu biết về sự khác biệt giữa bốn mùa trong năm: Mùa xuân: vườn cây đâm chồi, nảy lộc; cây lá tươi tốt Mùa Hạ : Trái ngọt, hoa thơm Mùa Thu : vườn bưởi chín vàng, trời xanh, cao Mùa Đông: Ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đa chồi nảy lộc, bập bùng bếp lửa nhà sàn để vận dụng viết đoạn văn kể về bốn mùa. Khi dạy các bài tập đọc, trong phần củng cố, tôi luôn khắc sâu kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho phân môn Tập làm văn như Khi dạy bài Cô giáo lớp em ( TV2, tập 1- trang 60), trong phần củng cố, tôi cho nhiều học sinh nhất là những em còn yếu nhắc lại hình ảnh của cô giáo( Sáng nào cô cũng đến lớp sớm, cô rất chịu khó, luôn thương yêu học sinh, luôn tươi cười với học sinh ) hay tình cảm của học sinh đối với cô giáo( yêu quý cô giáo, ngắm mãi những điểm mười cô cho ). Nhờ đó, trong tiết Tập làm văn kể về cô giáo, học sinh kể mạch lạc, tự nhiên và cảm nhận rõ hơn tình cảm đối với thầy cô giáo. 4.2. Dạy nội dung miêu tả kết hợp với Luyện từ và câu Phân môn luyện từ và câu giúp học sinh hiểu nghĩa và vận dụng nghĩa của từ, nghệ thuật dùng từ, biện pháp tu từ giúp các em viết văn miêu tả được rõ 16
  17. ràng, khúc triết, ngắn gọn và sáng về ý, giàu về hình ảnh. Qua phân môn này, các em được cung cấp một kho tàng từ ngữ viết văn. * Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp( TV2, tập 2- trang 138) Qua bài này, các em nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp và những việc làm của mỗi nghề khác nhau: - Nông dân: cấy lúa, trồng khoa, nuôi lợn, thả cá - Bác sĩ: khám, chữa bệnh - Công nhân: làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, ô tô, máy cày - Người bán hàng: bán gạo, bán vải, bán quần áo, bán bánh kẹo Với những từ ngữ trên, các em biết cách vận dụng vào viết đoạn văn kể về người thân. Ngoài ra, phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em sử dụng dấu câu( dấu chấm, dấu phẩy) hợp lí, sử dụng linh hoạt các kiểu câu để vận dụng viết đoạn văn như Ai( cái gì, con gì) – Là gì? để giới thiệu đối tượng mình định tả; Ai( cái gì, con gì) – làm gì? và Ai( cái gì, con gì)- như thế nào? để viết những câu phát triển đoạn văn 5. Tạo hứng thú cho học sinh khi học văn miêu tả Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga K.D.Uniski từng nói: “ Việc học tập không hứng thú mà chỉ do sức mạnh cưỡng ép sẽ giết chết mọi ham muốn nắm bắt tri thức của học sinh”. Phân môn Tập làm văn lại là một phân môn khó, nếu giáo viên không tạo được hứng thú, niềm say mê văn học cho các em thì thật khó để các em lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. 5.1 Tạo hứng thú cho học sinh bằng trò chơi học tập 5.1.1. Trò chơi thi viết tiếp sức một đoạn văn a. Mục đích: - Luyện viết từng câu để diễn đạt từng ý nhỏ trong đoạn văn kể hoặc tả đơn giản, luyện tập cách liên kết các ý, nối các câu trong một đoạn văn. - Rèn phản ứng nhanh khi nghĩ và viết; đọc hiểu lời văn của người khác. b. Chuẩn bị: * Bảng phụ ghi yêu cầu trò chơi và tiêu chuẩn bình chọn ( gắn ở nửa bảng bên trái) * Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý để viết đoạn văn (gắn ở nửa bảng bên phải) * Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy trắng. c. Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và gợi ý trên bảng. 17
  18. - Mỗi học sinh trong nhóm sẽ viết một câu, nối tiếp đến hết đoạn văn trong thời gian 5 phút - Đại diện từng nhóm đọc đoạn văn của nhóm mình - Cả lớp bình chọn, cho điểm theo tiêu chuẩn bình chọn d. Thực hành chơi: Bài: Kể ngắn về loài vật a. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi: - Yêu cầu trò chơi: Viết tiếp sức một đoạn văn nói về loài vật mà em thích. - Tiêu chuẩn bình chọn, cho điểm một bài văn ( 10 điểm) + Mỗi ý đúng, đủ: 2 điểm ( 4 ý: 8 điểm) + Viết đúng mỗi ý nhưng chưa đầy đủ: 1 điểm + Đoạn văn không có lỗi về câu: 1 điểm + Đoạn văn không có lỗi về chính tả: 1 điểm. - Câu hỏi gợi ý: 1. Con vật em thích là con vật gì? Nó sống ở đâu? 2. Hình dáng của nó có gì đặc biệt? 3. Thức ăn của con vật đó là gì? 4. Con vật đó thường làm gì( hoặc có lợi ích gì)? b.Tiến hành chơi: - Phổ biến luật chơi và cách thức trò chơi - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em), ghi số thứ tự vào mặt sau tờ giấy của nhóm mình. - Gọi học sinh đọc yêu cầu và gợi ý trên bảng - HS thực hành chơi theo nhóm - HS cùng trọng tài bình chọn điểm cho từng nhóm. - Trọng tài công bố điểm từng nhóm và trao phần thưởng cho nhóm đạt điểm cao nhất. Với trò chơi này, kĩ năng viết văn của các em được nâng lên một cách rõ rệt, một số em trước kia viết văn không đủ ý, câu văn chưa liền mạch, bài sai lỗi chính tả. Đến nay qua trò chơi các em đã biết viết đoạn văn miêu tả hay, sinh động, câu văn rõ ràng, mạch lạc. Các em yêu thích văn học hơn. 5.1.2 Trò chơi: Biên tập viên giỏi a. Mục đích: - Rèn kĩ năng nhận xét, phát hiện lỗi sai 18
  19. - Củng cố kĩ năng lựa chọn từ ngữ, sử dụng dấu câu, cách liên kết ý trong đoạn văn miêu tả đơn giản. b. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các câu văn miêu tả. c. Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội. Khi giáo viên đưa ra một câu hoặc đoạn văn, hai đội phải phát hiện lỗi sai về cách dùng từ, sử dụng dấu chấm, phẩy và sửa lại cho đúng. Đội nào đưa ra cách sửa nhanh và hay hơn sẽ ghi được 1 bông hoa. Sau 3 lượt chơi, đội nào ghi được nhiều hoa hơn đội đó giành chiến thắng và được công nhận danh hiệu: Biên tập viên giỏi. d. Tiến hành chơi. Ví dụ bài: Kể về anh, chị em.( TV2, tập 1) - GV phổ biến luật chơi - Chia lớp thành 2 đội( Đội đỏ, đội xanh) - Treo lần lượt từng bảng phụ ghi sẵn câu văn cần sửa + BP1: Chị Khánh Linh năm nay 15 tuổi. Dáng người chị phù phĩnh trông rất khỏe mạnh. + BP2: Bàn học của anh Huy lúc nào cũng ngăn nắp. Sách vở bút thước thứ nào cũng được sắp xếp thứ tự, giữ gìn cẩn thận. + BP3: Mỗi khi em bị ốm, chị chăm sóc em rất khéo tay. - Hai đội có nhiệm vụ tìm ra lỗi sai và sửa lại cho đúng và hay. Đáp án: + Chị Khánh Linh năm nay 15 tuổi. Dáng người chị tròn trĩnh trông rất khỏe mạnh. + Bàn học của anh Huy lúc nào cũng ngăn nắp. Sách vở, bút, thước thứ nào cũng được sắp xếp thứ tự, giữ gìn cẩn thận. + BP3: Mỗi khi em bị ốm, chị chăm sóc em rất chu đáo. - Cả lớp và GV bình chọn cách sửa hay và tổng kết đội thắng cuộc. Khi tổ chức trò chơi này, tôi thấy lớp học sôi nổi, vui vẻ. Các em phấn khởi và tích cực tham gia trò chơi. Hơn thế, kĩ năng nhận xét, lựa chọn sử dụng từ ngữ cũng tiến bộ, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy cho học sinh khi học văn miêu tả. 5.2. Tạo hứng thú cho học sinh bằng nghệ thuật lên lớp Người giáo viên là một kĩ sư tâm hồn. Sự khéo léo trong cách cư xử với học sinh sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, đưa ước hoài bão của các em bay cao hơn, xa hơn tới chân trời tri thức. Với vai trò là người điều khiển lớp học, người giáo viên phải có một phẩm chất đặc biệt và một nghệ thuật lên lớp. Đó là sự nâng đỡ, khích lệ, động viên, coi trọng những thành công nhất định của các em để các em tìm thấy hứng thú trong học tập đặc biệt là trong phân môn khó này. Do học sinh ở lứa tuổi còn nhỏ,vốn sống ít, việc tiếp xúc với thiên nhiên còn nhiều hạn chế ,một số em tự ti, xấu hổ, sợ sệt khi học văn miêu tả. Do đó tôi luôn khen ngợi, động viên khuyến khích các em bằng tình cảm chân thành như: 19
  20. - Tiến Trọng! Con nói tự tin hơn nhiều rối đấy! - Cô không ngờ Duy Đông lại có sự so sánh hay đến vậy! Mỗi khi học sinh dùng từ sai hay viết chưa đúng yêu cầu, tôi không trách mắng nặng nề mà tìm ra cách hướng dẫn phù hợp để các em tự phát hiện ra lỗi sai và cách sửa lại. Nhiều học sinh khi được khích lệ đã tích cực học tập, cố gắng vươn lên vượt qua những khó khăn trong học tập, trở thành những học sinh tự tin. Bên cạnh đó, trong những giờ văn miêu tả, tôi thường lồng ghép những bài hát, câu thơ, câu đố dân gian có liên quan đến nội dung bài học để bài học không còn khô khan, buồn tẻ. Hơn thế, các em có thể vận dụng để đoạn văn thêm sinh động, gần gũi. 6. Làm giàu vốn từ thông qua hoạt động tại thư viện Ở trường, mỗi tuần các em được học 1 tiết hoạt động tại thư viện. Tôi coi đây là một tiết học bổ ích giúp các em mở mang kiến thức ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tôi định hướng và giúp các em chọn những cuốn sách hay theo các chủ điểm để đọc và hướng dẫn học sinh bước đầu khai thác nội dung của cuốn sách bằng các câu hỏi như: Cuốn sách này viết về điều gì? Con thấy cuốn sách này hay ở điểm nào? Sau khi đọc sách con rút ra được điều gì? Sách làm cho những thứ xa lạ trở nên gần gũi. Sách còn cung cấp cho các em một kho các từ ngữ để các em vận dụng vào viết văn. Mỗi em có một cuốn sổ tay ghi lại những điều hay mình vừa khám phá từ cuốn sách. Không chỉ vậy, tôi thường sưu tầm tranh ảnh, video clip có nội dung liên quan đến chủ điểm đó cho học sinh quan sát. Ví như ở tuần 25, 26, các em được học về chủ điểm sông biển, tôi cho học sinh theo dõi đoạn video: “ Thế giới biển cả”. Qua đó những học sinh chưa một lần được đặt chân đến biển cũng có thể hiểu thế nào là biển, sóng biển, thuyền buồm, ngư dân và hiểu dưới đại dương là cả một thế giới những loài sinh vật đầy hấp dẫnTiêu biểu như Kim Ngân đã ghi lại sau khi xem đoạn băng như sau : Biển là vùng nước mặn rộng lớn mênh mông trên trái đất, cánh buồm( bằng vải) giúp thuyền chuyển động nhanh trên mặt nước, hải âu là loài chim thường kiếm ăn trên biển, là bạn của người đi biển; sóng biển như mái tóc bạch kim, nối đuôi, từng đợt; Các loài sinh vật dưới biển: san hô, cá, tôm, cua, rắn, hải cẩu, sứa . Từ đó các em có vốn từ ngữ phong phú, làm cơ sở cho việc nói và viết về cảnh biển được tốt. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, học sinh lớp tôi rất hào hứng và thích thú trong việc chọn sách và đọc sách. Với các em đây là một kho tàng tri thức vô giá. Các em có ước mơ, có vốn sống phong phú và nhiều khả năng bộc lộ cảm xúc và niềm say mê văn học, chất lượng giờ học văn miêu tả cũng nhờ đó nâng lên. IV. Kết quả: Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, kết hợp chặt chẽ của gia đình và cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi nhận thấy mỗi giờ dạy, bản thân cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học văn miêu tả. Đầu năm học, khi làm quen với phân môn này, nhiều học sinh lớp tôi “ sợ” học. Nhưng với sự dìu dắt, động viên của tôi, chất lượng học văn miêu tả của các em 20
  21. có sự chuyển biến rõ rệt. Tất cả học sinh trong lớp không còn cảm thấy sợ khi đến giờ tập làm văn nữa mà luôn chờ đón tiết Tập làm văn. Kĩ năng làm văn cũng nâng lên một bước đáng kể. Các em viết đoạn văn cô đọng hơn, giàu hình ảnh, một số đoạn văn gây được cảm xúc cho người đọc, biết thể hiện cái tôi cá nhân vào bài văn của mình. Nhiều em đầu năm còn yếu đến nay đã vươn lên đạt điểm khá như: Tiến Trọng, Văn Chung, Việt Anh Đó cũng là niềm vui, là động lực để tôi phấn đấu trong sự nghiệp trồng người đầy khó khăn này. Kết quả đó được đánh giá như sau: Kết quả Số Điểm Điểm Điểm Điểm Các đề bài lượng giỏi khá TB dưới TB miêu tả bài (9-10) (7-8) (5-6) (3-4) SL % SL % SL % SL % Viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột( hoặc anh, 36 10 27.8 13 36.1 10 27.8 3 8.3 chị, em họ)của em. Viết đoạn văn ngắn khoảng 4,5 36 12 33.3 14 38.9 8 22.2 2 5.6 câu kể về mùa hè Viết 2,3 câu kể về loài chim mà em 36 13 36.1 17 47.2 6 16.7 0 0 thích Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 36 16 44.4 16 44.4 4 11.2 0 0 5 câu về cảnh biển buổi sáng sớm. Viết một đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu 36 20 55.6 13 36.1 3 8.3 0 0 về ảnh Bác Hồ 21
  22. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Muốn gặt hái được thành công trong việc giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 2 nói chung và văn miêu tả nói riêng, người giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho các em: - Giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với yêu cầu từng bài sao cho tiết học trở thành một chuỗi hoạt động sôi nổi, nhẹ nhàng nhằm lôi cuốn học sinh tham gia luyện tập các kĩ năng. - Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải khơi dậy nguồn cảm xúc cho các em, giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp trong văn miêu tả. - Quá trình dạy kĩ năng viết văn không thể tách tời các môn học khác như: Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện - Học sinh đọc nhiều sách báo để vốn từ của các em ngày càng phong phú hơn. - Giáo viên tổ chức trò chơi học tập nhằm giúp cho các em hứng thú, yêu thích Tiếng Việt và có ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt. - Tạo mối quan hệ thầy trò, tạo sự gần gũi, yêu thương động viên các em, hiểu biết về tâm sinh lí trẻ, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn các em hoàn thành mục tiêu bài học. Dạy văn miêu tả là dạy cách cảm, cách nghĩ chân thành, nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm của các em giúp các em biết quý trọng, thương yêu những vật xung quanh. Một bài văn hay là bài văn phải mang đậm tính cá nhân, đưa người đọc vào một thế giới tâm hồn với một cảm xúc khó quên. II. KHUYẾN NGHỊ Để tăng cường cho việc dạy văn miêu tả cho học sinh đạt kết quả cao cần: - Tổ chức các tiết chuyên đề Tập làm văn. - Đầu tư thêm tranh ảnh, băng đĩa phục vụ việc dạy Tập làm văn trong các trường học Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện giảng dạy trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2. Tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn miêu tả đã có bước tiến mới, kĩ năng viết đoạn văn miêu tả của các em có sự chuyển biến rõ rệt. Mặc dù vậy, đây là những kinh nghiệm giảng dạy của bản 22
  23. thân nên không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đông Anh, ngày 12 tháng 4 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép nội dung của người khác NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Thùy phương 23
  24. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1, tập 2. 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 1, tập 2. 3. Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2 tập 1, tập 2. 4. Báo Giáo dục thời đại. 5. Tạp chí giáo dục Tiểu học. 6. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh 7. Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Trần Mạnh Hưởng – Lê thị Tỉnh 8. Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Lê phương Nga Nguyễn Trí 9. Trò chơi học tập Tiếng Việt. Trần Mạnh Hưởng (chủ biên) Nguyễn Thị Hạnh- Lê Phương Nga 24
  25. MỤC LỤC Dàn ý tóm tắt 01 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 02 1. Cơ sở khoa học 02 2. Mục đích nghiên cứu 03 3. Đối tượng áp dụng 03 PHẦN II – NỘI DUNG 04 I. Cơ sở lí luận 04 II. Cơ sở thực tiễn 04 III. Biện pháp thực hiện 04 1.Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh 05 1.1.Phương pháp quan sát 05 1.2.Phương pháp thực hành giao tiếp 06 1.3.Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu 06 1.4.Phương pháp phân tích ngôn ngữ 07 2. Giúp học sinh nắm chắc các dạng bài tập miêu miêu tả 08 2.1.Dạng bài quan sát tranh và trả lời câu hỏi 08 2.2.Dạng bài tập đọc văn bản- trả lời câu hỏi 10 2.3.Dạng bài tả ngắn 11 3. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn miêu tả 13 3.1. Hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng 13 3.2. Giúp học sinh nắm chắc trình tự các bước khi viết một 25
  26. đoạn văn miêu tả 14 4. Dạy văn miêu tả tích hợp trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt 16 4.1. Dạy văn miêu tả tích hợp trong phân môn tập đọc 16 4.2. Dạy văn miêu tả tích hợp với Luyện từ và câu 16 5. Tạo hứng thú cho học sinh 17 5.1. Tạo hứng thú bằng trò chơi học tập 17 5.2. Tạo hứng thú bằng nghệ thuật lên lớp của giáo viên 19 6. Làm giàu vốn từ thông qua hoạt động tại thư viện 20 IV. Kết quả 20 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 22 2. Khuyến nghị 22 26