Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá của trường Tiểu học Cát Linh

doc 29 trang thienle22 2990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá của trường Tiểu học Cát Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_tot_chuong_trinh_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá của trường Tiểu học Cát Linh

  1. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Hội đồng đội quận Đống Đa Liên đội tiểu học Cát Linh Kinh nghiệm tổ chức tốt chơng trình “vui để học” Trong các giờ hoạt động ngoại khoá Của trờng tiểu học Cát Linh Ngời viết: Đặng Thị Hằng Sáng kiến kinh nghiệm công tác đội Năm học 2006 – 2007 1
  2. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Mục lục A- Đặt vấn đề Trang I. Lý do chọn đề tài II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu B- Nội dung I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi 2. Khó khăn III. Biện pháp thực hiện 1. Yêu cầu chung 2. Xây dựng kế hoạch chương trình 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Hình thức: Trò chơi ô chữ 3.2. Hình thức: Hội vui học tốt 3.3. Hình thức: Hái hoa dân chủ 3.4. Hình thức: Bàn quay kỳ diệu C- Kết luận I. Kết quả II. Bài học kinh nghiệm III. Khuyến nghị 2
  3. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá của trường Tiểu học Cát Linh A. Đặt vấn đề I.Lý do chọn đề tài: Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng ”. Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động 3
  4. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh và vui chơi. Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội Từ đó giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc, biết ơn những người nuôi nấng, dạy dõ mình nên người nhằm góp phần “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.2 Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên tủyền, đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao trong đó việc tổ chức cho các em tham gia chương trình “Vui để học” đã mang lại cho các em niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi. Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá của trường Tiểu học Cát Linh” Nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời góp thêm một chút kinh nghiệm để tổ chức hoạt động Đội nói chung. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Toàn thể học sinh trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay trong buổi tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, sự 2 Trích phụ lục – Trang 71 – Tìm hiểu luật giáo dục 2005. 4
  5. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh kiện lớn trong năm theo những chủ điểm, nội dung, hình thức phù hợp với các em. B – Nội dung I- Cơ sở lý luận: Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “ Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm) Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ơ nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học”. Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”(1). Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng kính trọng Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, hay quên, ham hiểu biết, nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên. Qua mỗi chương trình, các em được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng 5
  6. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn. II. Cơ sở thực tiễn: Trong thời gian 10 năm làm công tác Tổng phụ trách, thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các em tham gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ chào cờ lại đến, có lúc tôi cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh hoạt còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học. Rút kinh nghiệm cho bản thân, ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động theo đợt thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự giúp đỡ của hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn nên cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình. Trong quá trình triển khai hoạt động, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau. 1. Thuận lợi: - Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao đến từng hoạt động Đội. - Có sự đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động Đội. - Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, học sinh ngoan, có ý thức. 2. Khó khăn: - Tài liệu phục vụ cho người biên tập, tổ chức chương trình, học sinh tìm hiểu còn hạn chế. - Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, bản thân Tổng phụ trách tự tìm hiểu, đọc sách báo để đưa ra những chương trình có hình thức và nội dung phù hợp. 6
  7. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh III – Biện pháp thực hiện 1. Yêu cầu chung: Để tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá cần: - Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em. - Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. - Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây ấn tượng đối với các em. 2. Xây dựng kế hoạch chương trình: Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2006 – 2007: Là năm Đội viên - Nhi đồng Liên đội Tiểu học Cát linh thi đua rèn đức - luyện tài lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn Quận Đống Đa tiến tới Đại hội Đoàn Thành phố lần thứ VIII ; Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX; Năm tiếp tục thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW Đoàn khóa VIII về “ Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên – Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2006 – 2007”. tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần với chương trình “Vui để học” như sau: Tháng Chủ điểm Tuần Nội dung Hình thức 3 * Tìm hiểu chương trình hoạt Tò chơi ô chữ động Đội. Vui hội ngày khai trường Từ chìa khoá: Luyện tài 9 Tháng an toàn giao thông 4 * Tìm hiểu luật an toàn giao Tò chơi ô chữ thông. Từ hàng dọc: Đi bên phải 7
  8. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh 6 * Tìm hiểu truyền thống cách Bàn quay kỳ diệu mạng của Thủ đô 10 Mừng Thủ đô anh hùng 8 * Tìm hiểu những địa danh của Thủ đô. Từ chìa khoá: Chùa một cột Tò chơi ô chữ 10 * Tìm hiểu về trường lớp. Tò chơi ô chữ Từ chìa khoá: Chăm ngoan 11 Ngàn hoa dâng tặng thầy cô Hội vui học tốt 11 * Tìm hiểu về các môn học. 12 * Tìm hiểu về ngày Nhà giáo Trò chơi ô chữ Việt Nam. 11 Từ chìa khoá: ăn vóc học hay 15 * Tìm hiểu truyền thống Hái hoa dân chủ Quân đội nhân Việt Nam 12 Em yêu chú bộ đội 16 * Tìm hiểu về quân đội. Trò chơi ô chữ Từ chìa khoá: Dũng cảm 20 * Tìm hiểu về các loại Hoa Bàn quay kỳ diệu 1/06 Đón mùa xuân sang 21 * Hội học mừng xuân Hội vui học tốt 22 * Tìm hiểu về Đảng CSVN. Trò chơi ô chữ Từ chìa khoá: ơn đảng Hái hoa dân chủ 2 Mừng Đảng quang vinh 23 * Tìm hiểu về mùa xuân 25 * Đố vui toán học Hội vui học tập 26 * Tìm hiểu về ngày Quốc tế Trò chơi ô chữ 3 Tiến bước dưới cờ Đoàn phụ nữ. Từ chìa khoá: Hiếu thảo 8
  9. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh 27 * Tìm hiểu hiện tượng tự Bàn quay kỳ diệu nhiên xã hội. * Tìm hiểu truyền thống của Hái hoa dân chủ 28 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 26/3/07 * 76 năm lịch sử vẻ vang của Lễ kỷ niệm + Trò Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chơi ô chữ 29 * Tìm hiểu về đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Từ chìa Trò chơi ô chữ khoá: Tiến lên đoàn viên 30 * Thi giải toán nhanh Bàn quay kỳ diệu 32 * Tìm hiểu về quê hương. Trò chơi ô chữ 4 Vui hội non sông Từ chìa khoá: Bắc nam sum họp 33 * Tìm hiểu truyền thống Đội Hái hoa dân chủ TNCS Hồ Chí Minh 34 * Tìm hiểu về Đội. Ô số diệu Trò chơi ô chữ kỳ: 15/5/1941 Trò chơi ô chữ 35 * Tìm hiểu về Hồ Chủ Tịch. Tự hào truyền thống Đội Từ chìa khoá: Bác Hồ Kính 5 Mừng sinh nhật Bác yêu 15/5/ * 66 mùa hoa - Đội ta lớn lên Hội thi + Trò 2007 cùng đất nước. chơi ô chữ 3. Tổ chức thực hiện: Qua các chương trình trên truyền hình: “Chiếc nón kỳ diệu”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử” tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với liên đội mình. 9
  10. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh 3.1. Hình thức: “Trò chơi ô chữ” Đây là hình thức tôi tâm đắc nhất. ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm nhằm giúp các em lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức, rèn luyện cho các em khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ. 3.1.1. Cách thức tổ chức: * Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc. * Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá. Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bàn chải đánh răng ) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở. 3.1.2. Đồ dùng phục vụ: Mỗi lần tổ chức hình thức trò chơi ô chữ mà dùng giấy kẻ ô thì chỉ dùng được một lần sẽ gây lãng phí lại không đẹp về mặt thẩm mỹ. Chính vì vậy tôi đã dùng giấy đề can cắt hình tròn, hình hoa dán lên giấy bóng kính: * Ô chữ cái bình thường: Đề can màu trắng, cắt hình tròn có đường kính 6 – 7 cm, số lượng 200 cái. * Ô chữ tìm ra chữ cái xuất hiện trong từ chìa khoá: Đề can màu xanh lá mạ, cắt thành hình hoa rộng 7 – 8 cm, số lượng 50 cái. Ví dụ: Ô ghi chữ cái bình thường Ô ghi chữ cái xuất hiện * Ô chữ ghi lại chữ cái xuất hiện ở phía dưới và từ chìa khoá: Đề can màu vàng, hình tròn có đường kính 6 – 7 cm, số lượng 100 cái. 10
  11. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Tuỳ thuộc vào từ hàng ngang, từ chìa khoá (hay từ hàng dọc) mà ta chọn số lượng ô chữ cho phù hợp sau đó đính lên bảng. Dùng bút viết bảng poóc để viết từ tìm được lên mặt phần bóng kính khi học sinh trả lời đúng. Kết thúc chương trình ta có thể dùng khăn lau xoá sạch và dùng lại cho cá nhân sau. 11
  12. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh 3.1.3. Ví dụ cụ thể: Tuần 4 – Tìm hiểu về an toàn giao thông. a) Mục đích: Giúp các em hiểu ý nghĩa của một số loại biển báo hiệu đường bộ phổ biến, sự cần thiết phải thực hiện tốt luật an toàn giao thông. “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”. b) Chuẩn bị: * 9 bông hoa màu xanh cho từ hàng dọc. * 70 hình tròn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang. * Cắt dán một số biển báo hiệu đường bộ: Biển ghi tốc độ tối đa, biển dừng lại, biển hẹp bên trái, biển rẽ phải, biển cấm đi ngược chiều. c) Nội dung ô chữ: * Ô chữ: 12
  13. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh * Gợi ý tìm từ: Hàng ngang (HN) 1: Biển hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, bên trong có ghi số. Biển này có ý nghĩa gì? (Từ gồm 4 tiếng có 10 chữ cái). Tốc độ tối đa HN 2: Biển hình bát giác, nền đỏ, trong có chữ STOP màu trắng. Biển này có ý nghĩa gì? (Từ gồm hai tiếng có 7 chữ cái). Dừng lại HN 3: Các loại phương tiện (xe ôtô, mô tô ) đi ban đêm phải làm gì? (Từ gồm 2 tiếng có 6 chữ cái). Bật đèn HN 4: Biển hình tam giác viền đỏ, nền vàng, bên trong có một đoạn thẳng màu đen ở phía bên phải và một đường lượn cong bên trái. Biển này có ý nghĩa gì? (Từ gồm 3 tiếng có 10 chữ cái). Hẹp bên trái HN 5: Biển hình tam giác viền đỏ, nền vàng, bên trong có 2 đoạn thẳng màu đen chéo nhau. Biển này có ý nghĩa gì? (3 tiếng, 13 chữ cái). Đường giao nhau 13
  14. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh HN 6: Một trong những bộ phận quan trọng luôn phải kiểm tra khi đi các loại xe. (Từ gồm 1 tiếng có 5 chữ cái). Phanh HN 7: Các phương tiện giao thông được phép đi khi có tín hiệu giao thông này. (Từ gồm 2 tiếng có 7 chữ cái). Đèn xanh HN 8: Biển hình tròn, nền xanh, bên trong có mũi tên màu trắng, mũi tên nằm bên phải. Biển này có ý nghĩa gì? (Từ gồm 2 tiếng có 6 chữ cái). Rẽ phải HN 9: Biển hình tròn, nền đỏ, ở giữa có 1 đoạn thẳng màu trắng. Biển này có ý nghĩa gì? (Từ gồm 4 tiếng có 15 chữ cái). Cấm đi ngược chiều Từ hàng dọc: Khi tham gia giao thông, chúng ta phải chấp hành đúng điều này. Đi bên phải Nhắc nhở: Khi đi trên đường, các em nhớ phải đi về phía bên tay phải mình. Khi muốn vượt phải vượt vào bên trái và có tín hiệu xin vượt. Sang đường phải chú ý các phương tiện ở đằng trước, sau, có tín hiệu sang đường. Sau khi tìm ra từ hàng dọc tôi cho các em chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ giúp các em có phản xạ nhanh hơn khi tham gia giao thông. * Hay như trong tuần 8, với chủ điểm “Mừng Thủ đô anh hùng” tôi tổ chức cho các em tìm hiểu về một số địa danh của Thủ đô. 14
  15. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh a) Mục đích: Giúp các em có những hiểu biết thêm những địa danh của Thủ đô, niềm tự hào về Thủ đô anh hùng. b) Chuẩn bị: 10 ô hoa màu xanh lá mạ 20 hình tròn màu vàng 32 hình tròn màu trắng ảnh chụp: Lăng Bác, Chùa Một Cột. * Ô chữ: 15
  16. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh * Gợi ý tìm từ: HN 1: Từ gồm 2 tiếng có 7 chữ cái: Nơi yên nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa Thủ đô. Lăng bác  xuất hiện chữ C (Lăng Bác được khởi công xây dựng và khánh thành vào năm 1975. Ngày ngày, trên quảng trường Ba Đình lịch sử, từng đoàn người từ khắp bốn phương lặng lẽ kính cẩn viếng thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh với tất cả niềm tôn kính, biết ơn). HN 2: Từ gồm 2 tiếng có 6 chữ cái: Tên sân vận động quốc gia ở Hà Nội. Mỹ đình  xuất hiện chữ H HN 3: Từ gồm 2 tiếng có 7 chữ cái: Con vật xin lại thanh gươm thần mà vua Lê mang bên mình khi nhà vua đi dạo thuyền. Rùa vàng  xuất hiện chữ ù; A HN 4: Đây là nơi lưu danh của những người đỗ đạt gắn liền với trường Đại học đầu tiên của nước ta (Từ gồm 2 tiếng có 7 chữ cái). Văn miếu  xuất hiện chữ M HN 5: Nơi đặt lá cờ Tổ quốc tung bay giữa lòng Thủ đô, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Quân đội Việt Nam (Từ gồm 2 tiếng có 5 chữ cái): Cột cờ  xuất hiện chữ C; ộ; T (Năm 1805, Gia Long cho xây dựng Kỳ đài (Cột cờ) gồm 3 tầng đế và 1 thân cột. Toàn bộ Kỳ đài cao 33,4 mét. Nếu kể cả trụ treo cờ thì trên 41 mét (Theo Đại Nam nhất thống chí, tập 3, trang 166). HN 6: Tên Thủ đô của nước ta. Hà Nội  xuất hiện ộ HN 7: Tên một địa danh: Nơi diễn ra nhiều chương trình biểu diễn lớn với các loại hình nghệ thuật phong phú. Nhà hát lớn  xuất hiện chữ T 16
  17. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Các chữ xuất hiện: Chùa Một cột Gợi ý từ chìa khoá: Từ gồm 3 tiếng có 10 chữ cái: Tên một công trình kiến trúc đẹp gắn liền với giấc mơ của vua Lý Thái Tông có hình dáng như bông sen. Chùa một cột Giới thiệu về Chùa Một Cột: Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu. Nằm trên đất làng Thanh Bảo nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình. Chùa được xây dựng vào năm 1049 đời vua Lý Thái Tông: Trong giấc ngủ vua chiêm bao thấy phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm lành, có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của phật Quan Âm ở trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi lượn vòng chung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu (nay gọi là chùa Một Cột). 3.2. Hình thức hội vui học tốt: Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết của tập thể. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm. 3.2.1. Cách thức tổ chức: Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi: Phần 1: Thi đọc diễn cảm Phần 2: Thi kiến thức Phần 3: Dành cho khán giả Phần 4: Về đích 3.2.2. Đồ dùng học tập: 17
  18. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Không có bảng điện tử tính điểm tôi đã dùng cờ có màu sắc khác nhau: Lần trả lời đúng thứ nhất: 1 cờ đỏ. Lần trả lời sau (Do đội bạn trả lời sai) nếu trả lời đúng: 1 cờ xanh. Kết thúc các phần thi đội nào có nhiều cờ đỏ hơn đội đó sẽ thắng. Nếu 2 đội có số cờ đỏ bằng nhau thì đội nào có nhiều cờ xanh hơn đội đó sẽ thắng. 3.2.3. Ví dụ cụ thể: Tháng 11 với chủ điểm: “Ngàn hoa dâng tặng thầy cô” Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tôi tổ chức cho các em tham gia hội học theo đơn vị lớp, liên đội. Dưới đây tôi xin giới thiệu chương trình hội vui học tốt dành cho khối lớp 3. a) Mục đích: Giúp các em hệ thống hoá kiến thức đã học ở tất cả các phân môn. Tạo không khí vui, thoải mái trong học tập. b) Hình thức: Chia đội: 3 đội dự thi, mỗi đội 2 em với 3 phần thi, 1 phần dành cho khán giả. * Phần 1: Thi đọc diễn cảm: Một bạn trong đội thể hiện diễn cảm, cho biết ý nghĩa của bài thơ. Đội nào thể hiện hay nhất sẽ dành 1 cờ đỏ, đội kém hơn sẽ dành cờ xanh. * Phần 2: Thi kiến thức: 3 đội gắp thăm phong bì câu hỏi cho đội mình. Dẫn chương trình lần lượt đọc câu hỏi cho các đội trả lời. Đúng được nhận 1 cờ đỏ, sai 2 đội nào có tín hiệu (gõ trống) nhanh hơn đội đó có quyền trả lời, đúng được 1 cờ xanh. * Phần 3: Dành cho khán giả: + Trò chơi: Bịt mắt vẽ hình đúng và đẹp: Có 3 mặt người nhưng còn thiếu các bộ phận: Mắt, mũi, lông mày, tai, miệng. Mời 3 em lên bịt mắt và vẽ bổ sung những bộ phận còn thiếu đó. Kết thúc 1 lời của bài hát thì trò chơi kết thúc. Hình vẽ của bạn nào đẹp hơn thì người đó sẽ được nhận quà. + Gắp thăm và trả lời câu hỏi: 1 cây hoa để giữa có đèn nháy, gắn câu hỏi lên đó. Các em lên hái hoa và trả lời. 18
  19. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh * Phần 4: Về đích: Khi nghe người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, đội nào có tín hiệu (gõ trống) trước đội đó có quyền trả lời. Trả lời đúng đươcj 1 cờ đỏ, sai: 2 đội có quyền trả lời, đúng được 1 cờ xanh. c) Hệ thống câu hỏi: Phần 1: Hãy thể hiện diễn cảm và nêu ý nghĩa của bài thơ: “Quạt cho bà ngủ”. Phần 2: a, Phong bì 1: 1. Câu chuyện “Lừa và ngựa” muốn nói với em điều gì? 2. Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu? 3. Trong phép chia có dư, số dư như thế nào so với số chia? 4. Hãy hát 1 bài hát nói về tình thầy trò 5. Tranh phong cảnh là tranh vẽ những gì? 6. Kể tên các bệnh thường gặp về đường hô hấp 7. Ăn thịt trâu bò tái sẽ dễ bị mắc bệnh gì? 8. Trong các loại rau, rau nào chứa nhiều vitamin C nhất: a/ Rau ngót b/ Rau mồng tơi c/ Rau cải bắp b, Phong bì 2: 1. Câu chuyện “Trận bóng dưới lòng đường” muốn nói với em điều gì? 2. Nêu chức năng của các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu? 3. Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? Hãy gấp số 3 lên 5 lần. 4. Hãy đọc 1 bài thơ nói về tình thầy trò 5. Nêu các bước vẽ trong bài vẽ trang trí 6. Nêu nguyên nhân của bệnh đường hô hấp 7. Ăn nhiều rau sẽ không bị mắc bệnh gì? 19
  20. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh a/ Táo bón b/ Thiếu vitamin c/ Cả hai 8. Mỗi ngày, các em nên uống bao nhiêu lít nước lọc? a/ 1 lít b/ 1,5 lít c/ 2 lít d/ 0,5 lít c, Phong bì 3: 1. Trong bài “Ngày khai trường”, tiếng trống trường muốn nói với em điều gì? 2. Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta phải làm gì? 3. Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào? Giảm số 28 đi 4 lần. 4. Tìm 3 câu ca dao, tục ngữ nói về tình thầy trò 5. Kể tên một số quả có dạng hình cầu 6. Nêu cách đề phòng bệnh đường hô hấp 7. Những loại rau nào có nhiều chất sắt a/ Rau muống b/ Rau rền c/ Rau ngót d/ Cả ba loại trên 8. Ăn quá nhiều đường, bánh kẹo sẽ gây bệnh gì? a/ Sâu răng b/ Béo phì c/ Cả hai Phần 3: Dành cho khán giả a/ Trò chơi: Bịt mắt vẽ hình đúng, đẹp b/ Hái hoa trả lời câu hỏi: 20
  21. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng ru” 2. Có 7 quả cam chia cho 7 người, em chia thế nào để trong rổ vẫn còn 1 quả. 3. Khi bị ốm, uống sữa đậu nành tốt hơn hay sữa bò tốt hơn? 4. Hãy hát 1 bài em yêu thích 5. Đọc thuộc lòng đoạn thơ em thích trong bài: “Mùa thu của em”, vì sao em thích đoạn thơ đó. 6. Ăn cá có ích lợi gì? Phần 4: Về đích: 1. Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm như thế nào? 2. Đọc 1 câu thơ hay 1 đoạn thơ có hình ảnh so sánh 3. Nếu một phép tính có thương bằng số bị chia 4. Cá biển chứa nhiều chất gì tốt cho cơ thể 5. Tìm một số hơn số bé nhất có 3 chữ số 5 đơn vị. d) Tổng kết hội thi: Kết thúc chương trình, người dẫn chương trình thông qua kết quả đạt được của các đội chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến và trao thưởng cho các đội chơi. Mỗi khối lên chương trình và thống nhất về nội dung đồng thời tổ chức cho các em tham gia hội học vào buổi sinh hoạt thứ 4 hay thứ 6 trong tuần. 3.3. Hình thức: “hái hoa dân chủ” Sử dụng hình thức này giúp các em học sinh được tham gia với số lượng nhiều, nhanh. Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao. 3.3.1. Cách thức tổ chức: Câu hỏi được gắn vào những bông hoa theo màu sắc từ khối 1 đến khối 5 gắn trên 2 cây hoa sứ của sân khấu. Các em tự chọn bông hoa cho mình, trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức. 3.3.2. Đồ dùng phục vụ: 21
  22. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Tôi sử dụng giấy màu cắt thành hình hoa, hình sao, hoặc bóng bay rồi gắn câu hỏi vào và treo trên 2 cây hoa sứ trước sân khấu. 3.3.3. Ví dụ cụ thể: Tuần 15: Tìm hiểu về Quân đội nhân dân Việt Nam. a) Mục đích: Giúp các em có những hiểu biết về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Giáo dục lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các thế hệ anh hùng hy sinh cả sức trẻ, tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. b) Chuẩn bị: + Giấy màu cắt thành hoa. + Hệ thống câu hỏi về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam. + Trang trí cây hoa. + Đàn c) Nội dung: 1. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng năm nào? (22/12/1944). 2. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập có bao nhiêu chiến sĩ? Do ai làm chỉ huy (34 chiến sĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp). 3. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở đâu? (Khu rừng Trần Hưng Đạo). 4. Chọn từ điền vào chỗ chấm: “Nhân dân ta có một lòng yêu nước. a/ Nồng nàn b/ Đoàn kết c/ Gắn bó (Đáp án a: Nồng nàn) 5. Hãy xếp các từ sau theo 2 nhóm: Truyền thống dân tộc và Quân đội nhân dân. 22
  23. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Yêu nước (*), đoàn kết (*), hải quân, không quân, bất khuất (*), tự cường (*), trinh sát, chiến dịch, nhân ái (*), anh hùng (*), hành quân, pháo binh, (Ghi chú: (*) Truyền thống dân tộc) 6. Hãy tìm các thành ngữ nói về chủ đề Quân đội: VD: Quân với dân như cá với nước. 7. Tìm từ 2 tiếng có 8 chữ cái: Từ có nghĩa không nghĩ đến tính mạng, quyền lợi của mình (Quên mình). 8. Tìm từ gồm 2 tiếng có 7 chữ cái. Từ có nghĩa: Mạnh bạo, quả cảm, dám đương đầu với bất cứ việc nguy hiểm nào (Dũng cảm). 9. Em hãy nêu một số tấm gương tiêu biểu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mà em biết. (Nguyên văn Trỗi, Lý Tự Trọng, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân, La Văn Cầu, Bế Văn Đàn). 10. Hãy hát bài hát về chú bộ đội. 11. Hãy nghe 1 đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. (Giáo viên nhạc đánh: Chú bộ đội và cơn mưa Màu áo chú bộ đội Vai chú mang súng) Các câu hỏi này tôi phô tô gửi cho các lớp kèm theo hướng dẫn cách tìm hiểu: - Sách giáo khoa Tiếng việt các lớp 3, 4, 5. - Quyển bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em 50 bài hát thiếu nhi hay nhất - Tự nhiên xã hội phần lịch sử 4, 5 Trong các giờ sinh hoạt Sao, Đội các đồng chí phụ trách chi (giáo viên chủ nhiệm) hướng dẫn các em tìm hiểu và tham gia hái hoa trả lời trong giờ chào cờ. 23
  24. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh d) Tổ chức thực hiện: + Mỗi câu hỏi được gắn với bông hoa hoặc bóng bay theo màu sắc về các lĩnh vực: Tìm hiểu sự kiện, âm nhạc, giáo dục truyền thống, tấm gương tiêu biểu + Học sinh lên hái hoa (bóng) theo các tĩnh vực trên. Mỗi câu trả lời đúng được nhận tràng pháo tay của khán giả và phần thưởng của ban tổ chức. Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời. Hay như tuần 28 với chủ đề: Tìm hiểu truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. a) Mục đích: Giúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đoàn, luôn cố gắng học tập, rèn luyện để “Tiến bước lên Đoàn”. b) Chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi gắn vào bông hoa, bóng bay. - Trang trí cây hoa, phần thưởng. - Đàn. c) Nội dung: 1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập vào ngày tháng năm nào? Do ai sáng lập? (26/3/1931 – Do Đảng và Bác Hồ sáng lập) 2. Hãy kể tên 8 đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên? (Lý Tự Trọng, Lý Văn Minh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tự, Lý Trí Thông, Lý Phương Đức, Lý Phương Thuận, Lý Nam Thanh). 3. Hãy nêu các năm đổi tên của Đoàn. Các năm đổi tên của Đoàn: 1931: Đoàn TNCS Đông Dương 1936: Đoàn TN Dân chủ 1939: Đoàn TN Phản Đế 1941: Đoàn TN cứu quốc 1970: Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh 1976: Đoàn TNCS Hồ Chí MInh 24
  25. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh 4. Tổ chức Đoàn phụ trách, dìu dắt tổ chức nào từng bước tiến lên? (Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh). 5. Hãy nêu 2 phong trào lớn của Đoàn hiện nay? (Thanh niên lập nghiệp Tuổi trẻ giữ nước) 6. Hiện nay phong trào nào đang được lực lượng thanh niên tham gia nhiệt tình (Phong trào thanh niên tình nguyện). 7. Tháng 3 được gọi là gì (Đối với tổ chức Đoàn)? (Tháng thanh niên) 8. Hãy nêu những truyền thống vẻ vang của Đoàn? (+ Truyền thống cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam gắn liền với truyền thống vẻ vang của dân tộc). + Truyền thống yêu nước sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. + Truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo. + Truyền thống hiếu học. + Truyền thống đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. 9. Hãy hát 1 bài về Đoàn (Tiến lên Đoàn viên, mơ ước ngày mai .v.v) 10. Đọc một bài thơ mà em yêu thích về Đoàn. Sử dụng hình thức hái hoa dân chủ đơn giản, dễ làm, thu hút được nhiều học sinh tham gia. Bên cạnh hình thức này thì hình thức bàn quay kì diệu cùng thu hút được các em tham gia một cách sôi nổi. 3.4. Hình thức: “Bàn quay kỳ diệu” Sử dụng hình thức này tạo cho các em tâm lý vui, thoải mái, được tự mình quay bàn quay để trả lời các câu hỏi, tìm từ. Các em dõi theo từng vòng quay không biết mình sẽ quay vào ô nào: Câu hỏi; Mất điểm, Mất lượt; hay Phần thưởng. 3.4.1. Cách thức tổ chức: Câu hỏi được gắn trên bàn quay, các em lên quay, kim dừng lại ở ô nào sẽ trả lời câu hỏi đó, nếu vào ô mất lượt sẽ dành quyền cho bạn khác lên quay, nếu quay vào ô phần thưởng sẽ dành được một phần thưởng và tiếp tục quay 25
  26. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh lần 2. Hoặc được tổ chức thành cuộc thi với ba vòng thi: Khởi động, Ai nhanh trí, Ai may mắn hơn. 3.4.2. Đồ dùng phục vụ: Làm một chiếc bàn quay với: Mặt bàn quay được chia làm 10 ô. Tâm quay bàn quay có hình hoa sen, trên mặt hoa sen đó tôi dán chữ cái A, B, C để tổ chức cho các em thi tìm các thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có các chữ cái đó đứng đầu tiên. Ví dụ: Khi quay, kim dừng lại ở chữ L: “Lá lành đùm lá ránh” C: “Chị ngã em nâng” A: “Anh em như thể tay chân” Vòng ngoài của mặt bàn quay có 8 ô chữ số: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 2 ô “Mất lượt”, “Phần thưởng”. Khi quay kim chỉ vào ô nào các em sẽ trả lời câu hỏi ở ô ấy hoặc người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi ở ô đó cho các em nghe và trả lời. Hoặc được tổ chức thành cuộc thi với 3 vòng thi: Khởi động, Ai nhanh trí, Ai may mắn hơn: Tôi thay vòng ngoài bằng các ô ghi điểm 7; 8; 9; 10; “Mất điểm”; “Mất lượt”; “Phần thưởng”. * Hình ảnh minh hoạ: 26
  27. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh 3.4.3. Ví dụ cụ thể: Tuần 6: Tìm hiểu truyền thống cách mạng của Thủ đô. a) Mục đích: Giúp các em học sinh có những hiểu biết về Thủ đô, tự hào về Thủ đô, có ý thức học tập, rèn luyện để xây dựng Thủ đô ngày càng văn mình, giàu đẹp. b) Chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi phô tô trước cho học sinh tự tìm hiểu. - Bàn quay. - Đàn c) Nội dung: 1. Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long vào năm nào? (1010). 2. Hãy nêu 1 số tên gọi khác của Thủ đô mà em biết. (1397 Đông Đô 1466 Phủ Phụng Thiên 1407 – 1427 Đông Quan 1789 – 1802 Bắc Thành 1430 Đông Kinh 1831 Hà Nội) 3. Thủ đô Hà Nội được giải phóng vào năm nào? (10/10/1954). 4. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? (Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà). 5. Đêm 26/12/1972 đã diễn ra trận chiến đấu có tên gọi là gì? (Trận Điện Biên Phủ trên không). 6. Hà Nội được công nhận là Thủ đô anh hùng, thành phố vì hoà bình vào năm nào? (Thành phố vì hoà bình: 1999 Thủ đô anh hùng: 2000) 7. Hãy hát 1 bài về Hà Nội 8. Sông Hồng còn có tên gọi là gì? (Sông Cái) Sông Nhị Hà. 9. Kể tên một số làng nghề nổi tiếng của Hà Nội mà em biết? (+ Đúc Đồng Ngũ Xã) 27
  28. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh + Gốm sứ Bát Tràng – Gia Lâm + Chạm khảm: Liêm Hà, Vân Hà + Cốm làng Vòng ) 10. Điền: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người a/ Tràng An b/ Thăng Long c/ Hậu Giang Đáp án: a/ Tràng An Để tổ chức cho các em tham gia đạt kết quả tốt tôi đã: + Phô tô hệ thống câu hỏi gửi cho các lớp. + Hướng dẫn sưu tầm tài liệu để có thể trả lời được các câu hỏi. + Tự tìm hiểu vào các giờ sinh hoạt tập thể lớp. + Tham gia tìm hiểu dưới cờ. d/ Hình thức thể hiện: Tổ chức dưới dạng cuộc thi. * Đối tượng tham gia: Theo khối: + Mỗi l lớp cử 1 em tham gia (3 em/lần chơi). + Gắp thăm thứ tự quay * Cách chơi: + Vòng 1: Khởi động: Các em lần lượt quay, kim dừng lại ở ô nào thì số trả lời câu hỏi ở ô đó. Trả lời đúng được 10 điểm tương ứng với 1 cờ đỏ, đúng nhưng chưa đủ thì nhận 1 cờ vàng hoặc xanh, nếu sai đến lượt quay của bạn khác. + Vòng 2: Ai nhanh trí: Người dẫn chương trình đưa ra 1 từ gồm 5 chữ cái với gợi ý: Nơi đây 2 lần được chọn làm kinh đô nước Việt 1 2 3 4 5 Các em tham gia quay, đoán chữ cái. Vòng ngoài của mặt bàn quay tôi gắn ô ghi điểm 7, 8, 9, 10 xen với ô ghi Mất lượt; Phần thưởng; Mất điểm. 28
  29. Đặng Thị Hằng Trường Tiểu học Cát Linh Quay vào điểm 10, đoán đúng 1 chữ cái được 1 cờ đỏ. Quay vào điểm 9, đoán đúng 1 chữ cái được 1 cờ vàng. Quay vào điểm 8, đoán đúng 1 chữ cái được 1 cờ xanh. Quay vào điểm 7, đoán đúng 1 chữ cái được 1 cờ tím. + Vòng 3: Ai may mắn hơn. 3 em lần lượt quay, em nào quay được vào ô ghi điểm cao nhất sẽ được tham gia giải câu đố vui: “Hồ nào sóng biếc vỗ bờ Vua Lê trả kiếm, rùa đưa đi giùm” (Là gì?) Nếu trả lời đúng được nhận 1 cờ tương ứng với số điểm mình quay được. Kết thúc 3 vòng, em nào đạt nhiều cờ đỏ nhất sẽ thắng. Trao thưởng cho các em tham gia chương trình. Với hình thức thi đơn giản, nhẹ nhàng như vậy nhưng đã thu hút được các em tham gia. Tất cả các hình thức nêu trên tôi tổ chức xen kẽ nhau vào các tuần trong năm học tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà hào hứng tham gia chương trình. 29