Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho học sinh trong các giờ đạo đức lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho học sinh trong các giờ đạo đức lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_cac_gi.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho học sinh trong các giờ đạo đức lớp 1
- Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Gây hứng thú cho học sinh trong các giờ đạo đức lớp 1. Người thực hiện : Mai Thị Bình. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 I. Lý do chọn đề tài Cũng như các môn học khác ở khối 1. Môn đạo đức cũng được thay sách với chương trình đặc trưng của bộ môn đạo đức bao gồm 14 chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em phù hợp với lứa tuổi học sinh trong các mối quan hệ của các em với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Là một giáo viên lâu năm. Năm học này tôi được phân công dạy môn đạo đức lớp 1. Tôi thấy cần khám phá được những phương pháp để chuyển tải những kiến thức đổi mới tới các được nhẹ nhàng sinh động lô gíc gây hứng thú trong tiết học để tiết học đạt hiệu quả cao. II. Những đặc trưng của môn đạo đức Dạy môn đạo đức lớp 1 sách mới. Cần được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy môn đạo đức trở lên nhẹ nhàng sinh động hơn. Tránh được tính chất nặng nề áp đặt như trước đây. Dạy đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động phát huy vốn kinh nghiệm tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới. Nhận thức của học sinh lớp 1 còn thiên về cảm tình trực tiếp và cụ thể, vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển đến học sinh một chác nhẹ nhàng sinh động thông qua các hoạt động như : Đóng vai, động não, trò chơi, thảo luận, kể chuyện theo tranh đèn chiếu, vi đô. Để lấy được tư liệu từ cuộc sống thực tế của học sinh điều đó sẽ giúp cho bài học thêm phong phú gần gũi sống động đối với các em.
- Các phương pháp và hình thức dạy môn đạo đức lớp 1 rất phong phú đa dạng. Mỗi phương pháp và hình thức dạy đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ của học sinh, căn cứ vào điều kiện lớp mà lựa chọn sử dụng các phương pháp và hình thức dạy một cáhc hợp lý đúng mức và cũng cần phải gắn bó chặt chẽ với việc dạy các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác, trong và ngoài nhà trường. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tạo ra bầu không khí đạo đức xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức cho các em. III. Một số phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 1 được tiến hành Như đã trình bày ở trên phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 1 rất phong phú đa dạng. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu : 1. Phương pháp động não Là một phương pháp giúp học sinh trong một thời gian này sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề. - Giáo viên cần nêu vấn đề được tìm hiểu trước lớp hoặc (nhóm nhỏ). - Khích lệ học sinh phát biểu, đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó các em cũng tìm được ra những ý cần tìm hiểu bằng những câu hỏi đặt ra để giữa các em được giao lưu làm sáng tỏ những ý liến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. Phương pháp còn có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề đạo đức. Song đặc biệt phù hợp với các vấn đề học sinh có kinh nghiệm ứng xử. Các ý kiến phát biểu nêu ngắn gọn, tất cả ý kiến nêu ra đều được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, hoặc nhận định đúng ai. Giáo viên nhấn mạnh kết luận đó là các kết quả của sự tham gia chung của tất cả các em. Ví dụ : - Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ? - Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là thể hiện rõ điều gì ? - Điều gĩ sẽ có thể xảy ra, nếu chơi đùa dưới lòng đường ? 2. Phương pháp đóng vai
- Đóng vai là một phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử trong các tình huống giả định. Gây hứng thú cho học sinh có thể thấy ngay tác động và hiệu quả lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Ví dụ : 1. Chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị khi đi học về. 2. Từ chối sau khi bạn rủ đi chơi đá bóng. 3. Khuyên ngăn bạn không hái hoa, phá cây cối. + Các nhóm được thảo luận chuẩn bị đóng vai : cử chỉ, lời nói + Chuẩn bị phục trang (đơn giản phù hợp vai). + Các nhóm lên thực hiện cách ứng xử của các vai diễn phù hợp (hay chưa phù hợp) cảm xúc của các vai diễn phù hợp với chủ đề của bài với trình độ học sinh, các vai diễn trung thành đúng với nhân vật ở bài tập. Vậy tình huống phải để mở, không cho trước "kịch bản" lời thoại. Nhưng người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập để không lạc đề. Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cũng tham gia những vai đơn giản để tiết học thực sự đầy hứng thú. 3. Phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi trong tiết học. Ví dụ : Trò chơi: "Vòng tròn giới thiệu tên", "Tặng hoa", "Ghép hoa", "Vòng tròn chào hỏi". Trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lý, đúng đắn thì mới mang lại hiệu quả cao. Qua trò chơi trẻ không những phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong tiết học như một phương pháp dạy quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cụ thể là nội dung trò chơi minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức. Nhờ vậy các mẫu hành vi này sẽ được biểu tượng rõ rệt ở học sinh. Các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền. Qua đó trò chơi học sinh còn được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức được thể hiện hành vi một cách đúng đắn tự nhiên. Qua trò chơi học sinh có cơ
- hội để thể hiện những chuẩn mực hành vi. Chính nhờ sự thể hiện này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học. Tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Qua trò chơi học sinh sẽ được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn phù hợp trong mọi tình huống hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác bằng trò chơi. Việc luyện tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, phải đảm bảo an toàn trong giờ khi chơi. 4. Phương pháp thảo luận Thảo luận là phương pháp giúp phát triển óc tư duy phân tích cho học sinh để các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có nhiều ý kiến hay để giải quyết một tình huống đạo đức nào đó. Ví dụ : - Hùng sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Theo em, Hùng cần làm gì ? vì sao ? - Em sẽ làm gì ? nếu bạn rủ em hái hoa ở công viên ? vì sao ? + Giáo viên chia nhóm vừa phải để các em tập trung vào thảo luận. Tránh để nhóm quá đông sẽ phân tán vì nói chuyện, tiết học đạt hiệu quả không cao. + Cần giao việc cụ thể rõ ràng để học sinh thảo luận. Có gợi ý để học sinh nắm được ý chính thảo luận sát thực nội dung bài và trong khi học sinh trình bày giáo viên cần có lời động viên khích lệ "tuyên dương" để các em hứng thú và mạnh dạn trình bày ý nguyện với hành vi ứng xử hay nhất đúng nhất. 5. Phương pháp kể chuyện Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp 1. Thu hút học chú ý vào tiết học hăng say. Vì ở lứa tuổi các em rất thích nghe kể chuyện. Phương pháp này còn giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Ví dụ : Truyện "Lời dặn của mẹ" bài gia đình em "Hai chị em" Bài lễ phép nhường nhịn em nhỏ "Đồ dùng để ở đâu" Bìa giữ gìn sách + Ngôn ngữ trong truyện diễn đạt bằng những câu không quá dài và khó.
- - Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây cảm xúc mạnh, dễ hiểu, trong sáng, giàu hình ảnh. Vừa làm điệu bộ, sử dụng tranh minh hoạ chiếu viđô, đèn chiếu hoặc tranh phóng to để thu hút sự chú ý của các em vào bài học, gây hứng thú trong học tập. Để từ đó các em ham thích học môn đạo đức và mọi chuẩn mực đạo đức học được nó thấm sâu vào tiềm thức của các em, các em vận dụng ứng xử mọi tình huống được kịp thời và đúng nhất. IV. Kết quả Nhờ vận dụng các phương pháp giảng dạy như đã trình bày ở trên, tôi đã gây được hứng thú cho học sinh trong các giờ đạo đức thu hút được học sinh vào hoạt động học tập 100% học sinh tham gia một cách tích cực. qua giờ đạo đức học sinh đã nắm bắt được những tri thức sơ đẳng, những cần thiết về các chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa một cách tương đối có hệ thống. Học sinh tự xây dựng được bài học chứ không còn bị áp đặt như trước nữa. Học sinh biết phân biệt được cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai. Học sinh có những xúc cảm đạo đức tích cực. Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt. Ghét cái ác, cái xấu xa, cái sai, không đồng tình. Và đấu tranh với các biểu hiện sai trái, xấu xa. Học sinh có những kỹ năng hành vi đơn giản. Thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. V. kết luận Qua những phần trình bày ở trên, ta có thể thấy : giờ lên lớp môn đạo đức ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc làm cho học sinh hiểu biết các chuẩn mực đạo đức qua các mẫu hành vi đạo đức để từ đó các em ứng xử đúng đắn với gia đình, cộng đồng Vì vậy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Do đó việc nâng chất lượng hiệu quả giờ dạy đạo đức cho học sinh ở bậc tiểu học, nhất là lớp 1 là vô cùng quan trọng. Bắt buộc người thầy phải gây được hứng thú trong giờ dạy đạo đức để hiệu quả giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy và kết hợp các phương pháp giảng dạy hơpk lý với nội dung, tính chất của bài, giáo viên phải thiết kế các hoạt động đan xen nhau hợp lý và tổ chức, điều khiển học sinh tiến hành hoạt động nhịp nhàng sinh động để thông qua đó là phát hiện chiếm lĩnh nội dung. Giờ học đạt hiệu quả cao và hứng thú.
- sáng kiến kinh nghiệm
- gây hứng thú cho học sinh trong các giờ đạo đức lớp 1 I. lý do chọn đề tài Cũng như các môn học khác ở khối 1. Môn đạo đức cũng được thay sách với chương trình đặc trưng của bộ môn đạo đức bao gồm 14 chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em phù hợp với lứa tuổi học sinh trong các mối quan hệ của các em với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Là một giáo viên lâu năm. Năm học này tôi được phân công dạy môn đạo đức lớp 1. Tôi thấy cần khám phá được những phương pháp để chuyển tải những kiến thức đổi mới tới các được nhẹ nhàng sinh động lô gíc gây hứng thú trong tiết học để tiết học đạt hiệu quả cao. II. những đặc trưng của môn đạo đức Dạy môn đạo đức lớp 1 sách mới. Cần được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy môn đạo đức trở lên nhẹ nhàng sinh động hơn. Tránh được tính chất nặng nề áp đặt như trước đây. Dạy đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động phát huy vốn kinh nghiệm tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới. Nhận thức của học sinh lớp 1 còn thiên về cảm tình trực tiếp và cụ thể, vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển đến học sinh một chác nhẹ nhàng sinh động thông qua các hoạt động như : Đóng vai, động não, trò chơi, thảo luận, kể chuyện theo tranh đèn chiếu, vi đô. Để lấy được tư liệu từ cuộc sống thực tế của học sinh điều đó sẽ giúp cho bài học thêm phong phú gần gũi sống động đối với các em. Các phương pháp và hình thức dạy môn đạo đức lớp 1 rất phong phú đa dạng. Mỗi phương pháp và hình thức dạy đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ của học sinh, căn cứ vào điều kiện lớp mà lựa chọn sử dụng các phương pháp và hình thức dạy một cáhc hợp lý đúng mức và cũng cần phải gắn bó chặt chẽ với việc dạy các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác, trong và
- ngoài nhà trường. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tạo ra bầu không khí đạo đức xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức cho các em. III. một số phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 1 được tiến hành Như đã trình bày ở trên phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 1 rất phong phú đa dạng. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu : 1. Phương pháp động não Là một phương pháp giúp học sinh trong một thời gian này sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề. - Giáo viên cần nêu vấn đề được tìm hiểu trước lớp hoặc (nhóm nhỏ). - Khích lệ học sinh phát biểu, đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó các em cũng tìm được ra những ý cần tìm hiểu bằng những câu hỏi đặt ra để giữa các em được giao lưu làm sáng tỏ những ý liến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. Phương pháp còn có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề đạo đức. Song đặc biệt phù hợp với các vấn đề học sinh có kinh nghiệm ứng xử. Các ý kiến phát biểu nêu ngắn gọn, tất cả ý kiến nêu ra đều được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, hoặc nhận định đúng ai. Giáo viên nhấn mạnh kết luận đó là các kết quả của sự tham gia chung của tất cả các em. Ví dụ : - Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ? - Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là thể hiện rõ điều gì ? - Điều gĩ sẽ có thể xảy ra, nếu chơi đùa dưới lòng đường ? 2. Phương pháp đóng vai Đóng vai là một phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử trong các tình huống giả định. Gây hứng thú cho học sinh có thể thấy ngay tác động và hiệu quả lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Ví dụ : 1. Chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị khi đi học về.
- 2. Từ chối sau khi bạn rủ đi chơi đá bóng. 3. Khuyên ngăn bạn không hái hoa, phá cây cối. + Các nhóm được thảo luận chuẩn bị đóng vai : cử chỉ, lời nói + Chuẩn bị phục trang (đơn giản phù hợp vai). + Các nhóm lên thực hiện cách ứng xử của các vai diễn phù hợp (hay chưa phù hợp) cảm xúc của các vai diễn phù hợp với chủ đề của bài với trình độ học sinh, các vai diễn trung thành đúng với nhân vật ở bài tập. Vậy tình huống phải để mở, không cho trước "kịch bản" lời thoại. Nhưng người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập để không lạc đề. Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cũng tham gia những vai đơn giản để tiết học thực sự đầy hứng thú. 3. Phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi trong tiết học. Ví dụ : Trò chơi: "Vòng tròn giới thiệu tên", "Tặng hoa", "Ghép hoa", "Vòng tròn chào hỏi". Trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lý, đúng đắn thì mới mang lại hiệu quả cao. Qua trò chơi trẻ không những phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong tiết học như một phương pháp dạy quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cụ thể là nội dung trò chơi minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức. Nhờ vậy các mẫu hành vi này sẽ được biểu tượng rõ rệt ở học sinh. Các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền. Qua đó trò chơi học sinh còn được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức được thể hiện hành vi một cách đúng đắn tự nhiên. Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thể hiện những chuẩn mực hành vi. Chính nhờ sự thể hiện này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học. Tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Qua trò chơi học sinh sẽ được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn phù hợp trong mọi tình huống hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác bằng trò chơi. Việc luyện tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, phải đảm bảo an toàn trong giờ khi chơi.
- 4. Phương pháp thảo luận Thảo luận là phương pháp giúp phát triển óc tư duy phân tích cho học sinh để các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có nhiều ý kiến hay để giải quyết một tình huống đạo đức nào đó. Ví dụ : - Hùng sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Theo em, Hùng cần làm gì ? vì sao ? - Em sẽ làm gì ? nếu bạn rủ em hái hoa ở công viên ? vì sao ? + Giáo viên chia nhóm vừa phải để các em tập trung vào thảo luận. Tránh để nhóm quá đông sẽ phân tán vì nói chuyện, tiết học đạt hiệu quả không cao. + Cần giao việc cụ thể rõ ràng để học sinh thảo luận. Có gợi ý để học sinh nắm được ý chính thảo luận sát thực nội dung bài và trong khi học sinh trình bày giáo viên cần có lời động viên khích lệ "tuyên dương" để các em hứng thú và mạnh dạn trình bày ý nguyện với hành vi ứng xử hay nhất đúng nhất. 5. Phương pháp kể chuyện Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp 1. Thu hút học chú ý vào tiết học hăng say. Vì ở lứa tuổi các em rất thích nghe kể chuyện. Phương pháp này còn giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Ví dụ : Truyện "Lời dặn của mẹ" bài gia đình em "Hai chị em" Bài lễ phép nhường nhịn em nhỏ "Đồ dùng để ở đâu" Bìa giữ gìn sách + Ngôn ngữ trong truyện diễn đạt bằng những câu không quá dài và khó. - Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây cảm xúc mạnh, dễ hiểu, trong sáng, giàu hình ảnh. Vừa làm điệu bộ, sử dụng tranh minh hoạ chiếu viđô, đèn chiếu hoặc tranh phóng to để thu hút sự chú ý của các em vào bài học, gây hứng thú trong học tập. Để từ đó các em ham thích học môn đạo đức và mọi chuẩn mực đạo đức học được nó thấm sâu vào tiềm thức của các em, các em vận dụng ứng xử mọi tình huống được kịp thời và đúng nhất.
- IV. kết quả Nhờ vận dụng các phương pháp giảng dạy như đã trình bày ở trên, tôi đã gây được hứng thú cho học sinh trong các giờ đạo đức thu hút được học sinh vào hoạt động học tập 100% học sinh tham gia một cách tích cực. qua giờ đạo đức học sinh đã nắm bắt được những tri thức sơ đẳng, những cần thiết về các chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa một cách tương đối có hệ thống. Học sinh tự xây dựng được bài học chứ không còn bị áp đặt như trước nữa. Học sinh biết phân biệt được cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai. Học sinh có những xúc cảm đạo đức tích cực. Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt. Ghét cái ác, cái xấu xa, cái sai, không đồng tình. Và đấu tranh với các biểu hiện sai trái, xấu xa. Học sinh có những kỹ năng hành vi đơn giản. Thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. V. kết luận Qua những phần trình bày ở trên, ta có thể thấy : giờ lên lớp môn đạo đức ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc làm cho học sinh hiểu biết các chuẩn mực đạo đức qua các mẫu hành vi đạo đức để từ đó các em ứng xử đúng đắn với gia đình, cộng đồng Vì vậy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Do đó việc nâng chất lượng hiệu quả giờ dạy đạo đức cho học sinh ở bậc tiểu học, nhất là lớp 1 là vô cùng quan trọng. Bắt buộc người thầy phải gây được hứng thú trong giờ dạy đạo đức để hiệu quả giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy và kết hợp các phương pháp giảng dạy hơpk lý với nội dung, tính chất của bài, giáo viên phải thiết kế các hoạt động đan xen nhau hợp lý và tổ chức, điều khiển học sinh tiến hành hoạt động nhịp nhàng sinh động để thông qua đó là phát hiện chiếm lĩnh nội dung. Giờ học đạt hiệu quả cao và hứng thú.