Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới giảng dạy tiết 2 môn đạo đức lớp 3 qua "Trò chơi sắm vai"

doc 13 trang thienle22 3040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới giảng dạy tiết 2 môn đạo đức lớp 3 qua "Trò chơi sắm vai"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_giang_day_tiet_2_mon_dao_duc_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới giảng dạy tiết 2 môn đạo đức lớp 3 qua "Trò chơi sắm vai"

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Đổi mới giảng dạy tiết 2 môn đạo đức lớp 3 qua "Trò chơi sắm vai". Người thực hiện : Trần Hồng Vân. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 Phần A: Đặt vấn đề Đào tạo thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, vì vậy nhu cầu đào tạo con người toàn diện về trí lực, thể lực, đạo đức ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết . Ở nhà trường, nhiệm vụ dạy trẻ những tri thức khoa học và các phẩm chất đạo đức là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được. Một trong những mục tiêu quan trọng góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện là học sinh phải được học đầy đủ chín môn học, trong đó có môn đạo đức. Đối với học sinh tiểu học không chỉ được giáo dục đạo đức trong một tiết học, một môn học mà các em được giáo dục đạo đức ở tất cả chín môn học. Môn đạo đức ở tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm những điều sơ đẳng của phép ứng sử trong cuộc sống hàng ngày, nắm được nội dung và ý nghĩa các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội, phân biệt được thế nào là hành vi tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác từ đó bồi dưỡng cho học sinh những xúc cảm , tình cảm đạo đức đúng đắn, sâu sắc, ( Biết yêu cái đúng, cái tốt, ham muốn làm theo cái đúng cái tốt và ghét cái xấu, cái ác). Xây dựng cho học sinh những kỹ năng, hành vi góp phần hình thành ở các em những thói quen , hành vi tốt. Môn đạo đức đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như hiếu thảo với Ông bà, Cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, yêu quí bạn bè, yêu trường mến lớp Để giáo dục cho học sinh những nét phẩm chất đó quan trọng là phải luyện tập, rèn luyện các em , giúp các em thể hiện hành vi đạo đức của mình không chỉ ở không chỉ ở nhà trường, ở gia đình mà còn ở
  2. ngoài xã hội. Việc dạy tiết 2 môn đạo đức - tiết thực hành có vai trò quan trọng trong việc luyện tập, rèn luyện. Tuy nhiên, để giúp cho việc thực hành trở nên thiết thực, gần gũi thì người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối với học sinh. Bản sáng kiến kinh nghiệm này của tôi được viết ra với mục đích là nêu lên một số phương pháp để thực hiện tốt tiết thực hành này. Phần B: Giải quyết vấn đề I - Nhận xét về việc dạy học môn đạo đức Mỗi bài đạo đức được dạy trong 2 tiết Tiết 1: Chủ yếu giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi cần thực hiện (cần làm gì ? làm như thế nào ? vì sao cần làm như vậy ? ), tự làm các bài tập nhỏ để bước đầu học sinh nắm được kỹ năng hành vi. Tiết 2 : Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức luyện tập cho học sinh có: - Kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi, chuẩn mực đạo đức. - Kỹ năng lựa chọn cách ứng xử trong một số tình huống cụ thể. - Kỹ năng thực hiện chuẩn mực đạo đức. Trong tiết 2, nếu chỉ nêu tình huống để học sinh phát biểu phải xử lý tình huống đó như thế nào và nhận xét về hành vi đạo đức mà các bạn nêu trong cách xử lý đó thì sự thu hút số đông học sinh vào bài học không cao, giờ học dễ tẻ nhạt, không gây được ấn tượng sâu sắc về thái độ và hành vi đạo đức phải có, cần luyện tập để xử lý tình huống. II . Sử dụng trò chơi sắm vai trong tiết 2 - Đạo đức 2 . 1 . Tác dụng của trò chơi đối với trẻ em Trò chơi là nhu cầu tất yếu của trẻ. Thông qua trò chơi, các em nhỏ nhất là ở tiểu học, như được thâm nhập vào một xã hội có niềm vui và có nhu cầu sáng tạo, có lề luật (chơi) có sự khen chê trò chơi trực tiếp tạo ra thú vui cho trẻ và gián tiếp hình thành cho trẻ năng lực nhận thức các tình huống, đề ra phép cư xử, hành động để giải quyết. - Qua chơi mà luyện tập và tập luyện những thao tác, những hành vi đạo đức, phù hợp với chuẩn mực đã học, một cách tự nhiên, hứng thú.
  3. - Qua chơi mà phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ( như nảy sinh những thao tác, những cách ứng xử ngoài những điều giáo viên đã dạy.) 2 . 2 . Thế nào là trò chơi sắm vai Trò chơi sắm vai được sử dụng trên cơ sở học sinh đã học bài đạo đức ở tiết 1. ở đây trẻ được phân sắm vai các nhân vật trong một tình huống và phải vận dụng bài đạo đức đã học để giải quyết tình huống gặp phải trong đời sống hàng ngày ở lớp, ở nhà, ở trường, trong xã hội Qua đó được nhận xét, bổ sung cho vai diễn. 2 . 3 . Vai trò của trò chơi Sắm vai Trò chơi sắm vai được đưa vào quá trình dạy học môn đạo đức vì nó giúp các em: - Qua chơi mà học những chuẩn mực hành vi đạo đức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. 2 . 4 . Yêu cầu của trò chơi sắm vai - Mỗi học sinh đều phải nắm vững tình huống đề ra, tình huống phải vừa sức và phổ biến để các em có thể sắm vai được. - Cung cấp cho học sinh biết cách diễn đạt, nhất là những lời thoại (Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh). - Hoá trang để gây hứng thú cho học sinh. VD Vai bà: Quàng khăn. Ông: Đeo kính Mẹ: Xách làn, đeo túi - Có ít nhất 2 lần học sinh sắm vai để các em được trao đổi, nhiều em được chơi. - Tránh nhàm chán, giáo viên cụ thể sưu tầm những mẩu chuyện nhỏ cho học sinh đóng vai để các bạn nhận xét vai diễn hoặc bổ sung thêm cho bài học. VD Qua tiểu phẩm đó cần học tập ai ? Vì sao ? Không học ai ? Vì sao ? Từ đó học sinh thêm khắc sâu bài học. - Số còn lại của lớp theo dõi, nhận xét từng vai, bổ sung " Nên nói hoặc làm (cử chỉ, hành động, thái độ ) như thế nào cho hay hơn đúng hơn. Từ đó các em rút ra được kinh nghiệm ứng xử trong những tình huống cụ thể.
  4. 2 . 5 . Quá trình điểu khiển trò chơi sẵm vai - Giáo viên phổ biến tình huống. - Yêu cầu học sinh nhắc lại tình huống, các vai trong tình huống. - Học sinh xung phong sắm vai (thêm trang phục đơn giản). - Lớp nhận xét, cô bổ sung thêm. - Giáo viên chốt: + Phân tích rút ra bài học gì ? + Mỗi tình huống cần ứng xử như thế nào ? 2 . 6 . Ví dụ Bài : Chăm sóc ông bà cha mẹ ( tiết 2 ) - Sau khi học sinh làm bài tập trong phiếu học tập (có phiếu mẫu) - Giáo viên chốt và nhận xét: Qua bài tập, các em đã hiểu và biết cách ứng xử một số tình huống cụ thể về chủ đề: Chăm sóc ông bà, cha mẹ. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn lớp mình chơi trò chơi sắm vai, các em có thích chơi không? Các em hãy lắng nghe cô nêu tình huống đó: Tình huống 1 Em đi học về thấy ông (bà) bị ốm mệt nằm ở giường, em sẽ ứng xử như thế nào ? Giáo viên - Ai nhắc lại được tình huống cô vừa nêu ? - Trong tình huống cô vừa nêu có mấy nhân vật ? Là những ai ? - Ai xung phong đóng vai ông (bà) bị ốm nằm ở giường ? - Ai xung phong đóng vai cháu đi học về? Giáo viên cho học sinh xung phong và trang phục cho các em: Cháu đi học về thì đeo cặp đi ngoài cửa vào. Học sinh đóng vai ông (bà) bị ốm nằm ở giường ( Kê 2 ghế của học sinh ), gối và quàng khăn. Sau khi học sinh lên sắm vai thì học sinh ở dưới có thể nhận xét về cách ứng xử của bạn đóng vai cháu còn hành động nào chưa đúng rồi cho một cặp học sinh khác lên sắm vai lại. Sau đó giao viên mới chốt lại. Tình huống 2 Em đang ngồi đọc chuyện, mẹ đi làm về tay xách lỉnh kỉnh nhiều thứ, em sẽ ứng xử như thế nào?
  5. - Giáo viên lại hướng dẫn cho học sinh giống tình huống 1. Học sinh đóng vai mẹ đi làm về có thể cho một tay xách làn, vai khoác túi Học sinh ở dưới lại theo dõi và nhận xét cách ứng xử của bạn. => Từ những vai đó giáo viên có thể tổng kết cho học sinh hiểu rằng : Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ không phải chỉ ở lời nói mà còn thể hiện bằng cả hành động cụ thể như ở bên cạnh ông bà, giúp ông bà lấy nước uống thuốc, đấm lưng, bóp chân tay cho ông bà đỡ mỏi, hoặc biết giúp mẹ xách đỡ đồ đạc khi mẹ đi làm về, biết lấy nước hỏi han và biết quạt cho mẹ (nếu trời nóng). Từ đó có thể liên hệ rộng hơn về sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ ở những tình huống khác. Bài: Quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình ( tiết 2 ) Tình huống 1 Em đang ngồi học, nếu em của em chạy vào khóc vì ngã bẩn quần áo thì em sẽ hành động như thế nào? - Trang phục: Em bé quần áo xộc xệch và hỏi áo khoác ngoài để anh chị thay cho em. Tình huống 2 Chiều nay đi học về, thấy anh chị mình bị ốm nằm ở giường, em sẽ ứng xử như thế nào? - Trang phục: 2 ghế cho học sinh nằm, gối, khăn đắp trên trán, cốc nước. Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi, cho học sinh ở dưới nhận xét, góp ý bổ sung cho các bạn, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình về cách ứng xử đối với anh chị em trong gia đình. Lưu ý: Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm những mẩu chuyện vè chủ đề đã học, sắm vai trong những tiểu phẩm đó để các bạn nhận xét vai diễn. III . Phiếu học tập trong tiết đạo đức 3 . 1 . Phiếu học tập nói chung và phiếu học tập cá nhân được tồn tại với tư cách là phương tiện dạy học. Nó có thể được sử dụng ở phần củng cố tiết 1 và tiết 2 của môn đạo đức ở tiểu học. Đây là phương tiện dạy học khá quan trọng trong việc dạy môn đạo đức. 3 . 2 . Tác dụng của phiếu học tập - Phiếu học tập là một trong những công cụ cho phép cá thể hoá hoạt động học tập, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lý thông tin ngược.
  6. - Phiếu học tập có vai trò quan trọng trong qúa trình dạy nếu được giáo viên sử dụng phù hợp vì nó là phương tiện luyện tập kỹ năng hành vi đạo đức. Phiếu học tập còn có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh gía tri thức, thái độ và kỹ năng hay để xác định trình độ đạo đức, khả năng của học sinh. Qua việc học sinh trả lời phiếu học tập, giáo viên nắm được mức độ lĩnh hội chuẩn mức hành vi đạo đức của học sinh (thông tin ngược) để điều chỉnh hoạt động nối tiếp của mình cho phù hợp. Bên cạnh đó, phiếu học tập cũng có tác dụng đối với việc kích thích hứng thú học tập của học sinh: Đây là cơ hội để các em thử sức khi trả lời thì có thể tranh luận với bạn bè (nếu có ý kiến khác nhau ), so sánh ý kiến của bản thân với ý kiến khác (bạn bè, thầy cô) và rút ra cho mình bài học nhất định . 3 . 3 . Yêu cầu của phiếu học tập - Nội dung của phiếu học tập phải phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đang học, phải gần gũi và thường gặp đối với cuộc sống thường nhật của học sinh, phải vừa sức, tránh tình huống nêu ra không có mối liên quan đến bài học xa lạ giả tạo hay quá đơn điệu, quá phức tạp. ( Đặc biệt là khi có sự va chạm giữa một số chuẩn mực). - Hình thức trình bầy cần rõ ràng, dễ đọc, yêu cầu ghi trong phiếu phải dành mạch, dễ hiểu, hiểu một nghĩa . 3. 4 . Các dạng bài tập trong phiếu học tập Theo mục đích sử dụng trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học, tôi đã sử dụng các dạng bài tập: " Bài tập kiểm tra, nhận xét, đánh giá, hành vi đạo đức" ở một số bài đạo đức. - Ở dạng bài tập này thường nêu một số hành vi, việc làm nào đó (tích cực hay tiêu cực) trong bối cảnh, tình huống nào đó và học sinh phải nhận xét, đánh giá hành vi việc làm của nhân vật đó đúng hay sai ? vì sao ? Nếu sai thì sửa lại như thế nào cho đúng ?. - Trong bài tập này nếu đưa ra cả hành vi tích cực hay tiêu cực, có thể lấy từ thực tiễn xung quanh hoặc do giáo viên dây dựng . 3. 5. Cách tổ chức cho học sinh làm việc theo phiếu học tập Việc sử dụng phiếu học tập một cách đúng đắn có ý nghĩa rất quan trọng, có thể tiến hành theo trình tự sau giờ học. a) Giới thiệu phiếu và giao nhiệm vụ cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ: + Trong phiếu có gì ? + Các em cần làm gì và thực hiện như thế nào ?
  7. b) Phát phiếu cho học sinh: Chỉ phát phiếu cho học sinh sau khi giới thiệu và giao nhiệm vụ (Không phát phiếu trước). ở đây có thể thông báo cho học sinh về thời gian và các em được làm việc trên phiếu. c) Học sinh tự làm việc với phiếu: Tự làm theo yêu cầu trong khoảng thời gian cho phép. Giáo viên có thể tiếp cận một số học sinh để xem xét mức độ thực hiện hoặc giúp đỡ nếu cần thiết. d) Trình bầy kết quả: Thông thường trong một phiếu có nhiều bài tập, do đó cần giải quyết theo từng bài tập, xong mới chuyển sang bài tập khác. Đối với từng bài tập giao viên có thể nêu các câu hỏi như : - Em chọn cách ứng sử nào ? Vì sao ? - Cách ứng xử nào đúng ? Sai ? Vì sao ? - Ai có ý kiến khác (hay bổ sung ý kiến ). Trên cơ sở đó, sau mỗi bài tập, giáo viên nên so sánh, đối chiếu các cách lựa chọn và kết quả ( tác dụng, tác hại ) của từng cách ứng xử và rút ra kết luận ý kiến nào đúng hơn cả. Khi học sinh trả lời, cần tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, bầy tỏ , bảo vệ ý kiến của bản thân, dạy cho học sinh biết lắng nghe, phân tích, tôn trọng ý kiến của bạn, tránh áp đặt từ phía giáo viên mà giáo viên đóng vai trò là trọng tài. 6. Ví dụ Bài : Chăm đọc sách và giữ gìn sách (Tiết 2) Phiếu học tập Bài tập 1: Hãy đánh dấu (+) vào ô ￿ trước những ý kiến em tán thành: ￿ Chăm đọc sách sẽ hiểu nhiều, biết rộng, học hành mau tiến bộ ￿ Đọc sách chỉ tốn thì giờ vô ích ￿ Chỉ nên đọc những loại sách bổ ích, phù hợp ￿ Nên đọc bất cứ quyển sách nào ￿ Sách là tài sản quý, cần phải giữ gìn để sử dụng được lâu bền Bài tập 2:
  8. Em hãy viết vào ô ￿ chữ Đ trước những việc làm đuúng, chữ S trước những việc làm sai khi đọc sách và sử dụng sách: ￿ Đọc sách cả trong giờ học, trong bữa ăn ￿ Nằm đọc sách ￿ Ngồi đọc sách ở nơi đủ ánh sáng ￿ Cất sách gọn gàng vào nơi quy định mỗi khi đọc xong ￿ Cầm gập gáy sách khi đọc ￿ Vứt sách bừa bãi ￿ Không viết, vẽ bậy ra sách ￿ Không xé sách ￿ Dán lại những trang sách bị rách Bài: Giúp bạn tiến bộ ( tiết 2 ) Phiếu học tập 1. Hãy đánh dấu (+) vào ￿ trước cách ứng xử đúng nhất nếu em thấy bạn làm điều sai trái. ￿ Mặc bạn, không quan tâm ￿ Cổ vũ, tán thưởng việc làm của bạn ￿ Cùng bạn làm điều sai trái ￿ Khuyên ngăn bạn ￿ Mách người lớn 2 . Hãy đánh dấu (+) vào ￿ trước những lý do mà em tán thành. Em giúp bạn tiến bộ vì: ￿ Em thương yêu và mong muốn bạn tiến bộ ￿ Em muốn được mọi người khen ￿ Em muốn bạn mang ơn em ￿ Em được cô giáo phân công giúp bạn Bài : Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ (tiết 2) Phiếu học tập Thảo luận:
  9. Khoanh tròn vào ý kiến của em Cách ứng xử của các bạn Hương, Tùng trong các tình huống dưới đây là đúng hay sai ? Vì sao ? - Đang dọn dẹp nhà cửa, nghe tiếng xe mẹ đi làm về, Hương vội chạy ra ngõ đón. Em chào mẹ và cầm nón, túi vào nhà cho mẹ. Hương còn lấy khăn để mẹ lau mặt, lau tay và rót nước mời mẹ uống. a) Đúng b) Sai c) Không biết - Mấy hôm nay mẹ Hồng bị ốm. Thương mẹ, Hồng bỏ cả buổi xem xiếc để ở nhà với mẹ. Em quanh quẩn bên mẹ: rót nước, lấy thuốc, thay khăn chườm đầu cho mẹ. a) Đúng b) Sai c) Không biết - Tối nay bố mẹ Tùng có khách. Chốc chốc Tùng lại chạy ra chỗ bố mẹ đang tiếp khách: lúc thì hỏi cái này, lúc thì xin cái nọ, a) Đúng b) Sai c) Không biết Đối với loại phiếu này, sau khi học sinh khoanh tròn vào ý kiến của mình, giáo viên cho học sinh trình bày riêng về lý do chọn hành động của mình trước lớp. IV. Phương pháp thảo luận nhóm 4 . 1 . Khái niệm Thảo luận nhóm là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó. 4 . 2 . Cách tiến hành - Giáo viên giới thiệu chủ đề của cuộc thảo luận. - Nêu ra các câu hỏi có liên quan đến chủ đề. - Nếu không khí trầm tĩnh có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng một câu chuyện hoặc cho học sinh một bức tranh gợi ý. - Cần khích lệ mọi học sinh tham gia đóng góp ý kiến, không nên chê bai một ý kiến nào. - Sau khi thảo luận, đại diện từng nhóm phải trình bầy kết quả thảo luận trước lớp. - Sau cùng, giáo viên phải chốt lại. 4 . 3 . Ví dụ - Thế nào là tự làm lấy việc của mình ? - Tự làm lấy việc của mình có lợi gì ? - Vì sao bạn bè cần biết chia sẻ vui buồn cùng nhau ? - Cần làm gì để tiếc kiệm và bảo vệ nguồn nước ?
  10. V. Phương pháp kể chuyện 5. 1. Khái niệm Dạy học đạo đức ở lớp Ba có thể bắt đầu bằng một chuyện kể đạo đức. Truyện nêu lên cách ứng xử trong một tình huống cụ thể (thường là gương tốt), để từ đó phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi mà học sinh cần thực hiện. Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học. Nó giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Hiệu quả của phương pháp kể chuyện phụ thuộc vào chất lượng truyện và nghệ thuật kể chuyện của giáo viên. Truyện kể đạo đức phải bảo đảm những yêu cầu sau: a) Nội dung chuyện: Truyện phải sát với chủ đề bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật (có thể là một danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi, hoặc là loài vật đã được nhân cách hoá) trong một tình huống đạo đức cụ thể. Truyện không những mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là đẹp (hoặc là sai là xấu) mà còn làm cho học sinh thể nghiệm được niềm vui sướng, hạnh phúc (hoặc khó chịu, đau khổ) của người được đối xử đúng (hoặc sai). ở mức độ cao hơn, truyện có thể nêu lên sự đấu tranh nội tâm của nhân vật để lựa chọn quyết định hành động. Truyện có thể là truyện của Việt nam hoặc nước ngoài, có thể cổ hoặc kim, truyện có thể kể một tấm gương tốt để học sinh cần noi theo, hoặc về một tấm gương xấu mà các em cần tránh, hoặc có thể về đồng thời cả gương tốt lẫn gương xấu để học sinh có thể so sánh, đối chiếu và phê phán, đánh giá. Truyện có thể do bản thân học sinh viết hoặc sưu tầm được. Những truyện do học sinh viết có khi lại là những truyện hay vì nó dựa trên kinh nghiệm của chinhs các em. b) Ngôn ngữ trong truyện Diễn đạt bằng những câu không quá dài và khó. Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hàng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây cảm xúc mạnh. 5 . 2 . Cách kể chuyện Ngôn ngữ trong truyện phải trong sáng, dễ hiểu, dầu hình ảnh, gợi cảm, hạn chế dùng từ trừu tượng. Để kể chuyện hay, thu hút, hấp dẫn được học sinh, trước hết giáo viên phải lắm vững nội dung truyện, có xúc cảm với truyện. Khi kể, giáo viên phải biết nhấn mạnh vào những chi tiết chủ yếu của truyện, giọng kể phải khoan thái, rõ ràng, truyền cảm. Có nhiều cách kể chuyện khác nhau. Có thể vừa kể, vừa làm điệu bộ, vừa kể vừa sử dụng tranh minh hoạ hay các đồ dùng dạy học khác, hoặc kết hợp giữa lời kể của giáo viên với biểu diễn hoạt cảnh nhỏ minh hoạ của học sinh. Giáo viên có thể kể một lần, sau đó yêu cầu 1 - 2 em học sinh có năng khiếu kể chuyện trong lớp kể lại lần nữa. Có thể kể chuyện với kết thúc để mở và yêu cầu học sinh tự hoàn thiện phần kết. Có thể kể chuyện theo nhóm (bắt đầu bằng một học sinh rồi những em khác thêm thắt vào cho đến em cuối cùng
  11. kiết thúc câu truyện). Có thể tổ chức học sinh sắm vai theo các nhân vật trong truyện, cũng có thể kể truyện bằng tranh ảnh, con rối hoặc bằng những vật thật để làm cho câu chuyện thêm sinh động. VI . Giải quyết vấn đề 6 . 1 . Khái niệm Giải quyết vấn đề là một kĩ năng cơ bản. Đó là khả năng xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình. Phương pháp giải quyết vấn đề giúp chúng ta vạch ra những cách thức giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gập phải trong đời sồng hàng ngày. 6. 2 . Các bước tiến hành Xác định (hay phát hiện) vấn đề là gì ? - Nêu lên những chi tiết có liên quan đến vấn đề - Nêu lên những câu hỏi giúp cho giải quyết vấn đề + Vấn đề xảy ra trong điều kiện nào ? + Vấn đề xảy ra khi nào ? + Vấn đề xảy ra ở đâu ? - Kiểm tra, xem xét tất cả những thông tin đã tập hợp được vấn đề. + Liệt kê tất cả các giải pháp + Đánh giá kết quả các giải pháp. + Quyết định chọn giải pháp tốt nhất + Lập lại các bước trên nêu kết quả chưa tốt. 6. 3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng - Vấn đề, tình huống lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu và gắn với thực tế. - Phải kích thích được sự sáng tạo của người học - Cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp có lợi nhất Một vài ví dụ - Minh hẹn với Phong chiều nay sang rủ bạn đi đá bóng. Nhưng Minh vừa định đi thì ti vi lại chiếu bộ phim mà em rất thích. Nếu là bạn Minh, em sẽ ứng xử thế nào ? Vì sao ? - Khiêm được phân công mang lọ hoa trong buổi liên hoan cuối học kỳ I. Nhưng đúng hôm đó Khiêm lại bị ốm. Nếu là Khiêm, em sẽ làm gì ? Vì sao ? Phần C: Kết quả Thông qua trò chơi sắm vai trong tiết 2 đạo đức, bản thân giáo viên đã hiểu thêm rất nhiều về nhận thức và nhân cách của từng học sinh, từ đó thêm gần gũi và hiểu các em hơn. Học sinh qua trò chơi sắm vai đã bộc lộ rõ tính cách của mình dưới sự điều
  12. khiển rất nhịp nhàng của giáo viên nên các em được học thêm về giao tiếp, cách ứng xử như thế nào là đúng nhất trong từng tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, gia đình và xã hội. Trò chơi sắm vai rất phù hợp với trẻ, lôi cuốn trẻ khiến học sinh yêu thích và có thể thực hiện được với các bài học một cách thiết thực. Sử dụng phiếu học tập cá nhân khi dạy môn đạo đức là điều rất cần thiết vì thông qua các bài tập trong phiếu giáo viên đã thấy các em hiểu được những chuẩn mực hành vi đạo đức, các em còn được luyện tập thực hành, lựa chọn cách ứng xử tốt nhất trong từng tình huống cụ thể phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã học. Phiếu học tập đòi hỏi cần phải sử dụng một cách phù hợp theo từng chủ đề. Phiếu học tập, trò chơi sắm vai không thể đòi hỏi qúa khó khăn cho người dạy nên bản thân tôi đã sử dụng cho các em trong một số tiết đạo đức và đã đạt được những kết quả bước đầu: - Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, nói năng lễ phép, diễn dạt trôi chảy, biết vận dụng những cách ứng xử đúng ngay trong lớp và sinh hoạt bán trú tại trường. - Giáo viên phát hiện các em có năng khiếu qua trò chơi sắm vai, từ đó có biện pháp bồi dưỡng. - Học sinh hiểu nhau hơn, đoàn kết và biết giúp đỡ nhau sửa chữa kịp thời những hành vi ứng xử chưa đúng, đưa lớp vào nề nếp và tham gia đạt kết quả tốt mọi phong trào của nhà trường. Cuối học kỳ I, lớp 3A đã đạt 1 số kết quả đáng kể sau: Kết quả xếp loại đạo đức học kỳ I là: - Tốt : 56 em 100% - Không có học sinh đạt hạnh kiểm khá-tốt và cần cố gắng. Kết quả bài thi học kỳ I môn đạo đức là: - Điểm 9 - 10 : 53 Em 94,6 % - Điểm 7 - 8 : 3 Em 5,4 % Phần D: Bài học kinh nghiệm Từ thực tế và kết quả đã đạt được, bản thân tôi đã thấy rằng:
  13. - Dạy học đạo đức cho học sinh tiểu học, đặc biệt là trong tình hình hiện nay rất cần thiết song cũng không phải là dễ dàng. Đòi hỏi người giáo viên không những phải biết lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp mà cần phải còn cần phải có lòng nhiệt tình, có kiến thức, có vốn kinh nghiệm ứng sử phong phú và có xúc cảm đạo đức tinh tế . Mà đặc biệt là người giáo viên phải là tấm gương đạo đức mẫu mực để học sinh noi theo, để củng cố niềm tin đạo đức cho các em, để bài học đạo đức mà các em thu nhận được ở lớp không mẫu thuẫn với thực tế ngoài xã hội. - Ngoài ra ngưòi giáo viên phải nắm vững đối tượng học sinh, kết hợp với hoàn cảnh của nhà trường để lựa chọn và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, các phương pháp cho phù hợp. - Qua đó, góp phần củng cố tri thức, hình thành thái độ tình cảm đúng cho học sinh . - Như vậy, giữa tiết 1 và tiết 2 có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tiết 1 định hướng cho tiết 2 luyện tập, tiết 2 củng cố chi thức đạo đức mà học sinh tiếp thu được qua tiết 1. - Được giảng dạy tại trường tiểu học Cát Linh tôi có sự thuận lợi về cơ sở vật chất. Học sinh được bán trú cả ngày và đặc biệt có sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp . Hiểu được nhiệm vụ quan trọng của việc giáo dục đạo đức, tôi đã mạnh dạn sử dụng nhiều hình thức luyện tập trong tiết 2 đạo đức như làm bài tập trên phiếu xử lý tình huống, phân tích chuyện chơi sắm vai, chơi đố vui, nhiều trò chơi vận động.Cùng với trò chơi sắm vai, tôi cũng rất tâm đắc với hình thức luyện tập sử dụng phiếu học tập xử lý tình huống.