Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tích cực của học

doc 4 trang thienle22 3050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tích cực của học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tap_lam_van_lop_2_theo_huong_phat.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tích cực của học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tích cực của học sinh. Người thực hiện : Nguyễn Thị Thành A. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 I Lý do chọn đề tài: Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là một tư tưởng tiến bộ vốn xuất hiện từ lâu trong lịch sử giáo dục và hiện vẫn đang được dư luận quan tâm, đánh giá cao. Dạy học theo phươn pháp này khuyến khích được học sinh tự học và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân vào quá trình học tập. Với đặc điểm của phân môn Tập làm văn: mang tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của mỗi sinh trước một đề tài cụ thể nào đó, thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt với việc dạy Tập làm văn ở lớp 2 - Lớp học nền tảng về Tập làm văn cho các lớp trên. Vậy đổi mới ra sao? như thế nào để phù hợp với học sinh lớp 2. Điều đó khiến tôi trăn trở, tìm tòi suốt nhiều năm nay. II. Cơ sở thực tiễn: Học sinh lớp hai bắt đầu học Tập làm văn ngay từ tuần đầu tiên của năm học với thể loại đầu tiên là “điền từ”. Thời gian đầu, học sinh điền từ chưa thật chính xác do còn bỡ ngỡ và nắm từ chưa thật chắc, còn tách rời câu văn ra khỏi đoạn văn để điền từ, do đó lựa chọn từ không chính xác dẫn tới gạch xoá nhiều. Ví dụ: Bài “Ngôi trường mới”. Nếu tách riêng từng câu thứ nhất, hai từ ngữ sau điền vào chỗ trống, ý nghĩa của câu vẫn hợp lý: lớp học, ngôi trường (xã em vừa xây xong một ngôi trường hoặc: Xã em vừa xây xong một lớp học. Xong xét ý nghĩa cả đoạn thì lại phải bỏ từ “lớp học”. Từ tuần 8 đến tuần 33, học sinh lần lượt học thêm các thể loại bài: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi; trả lời câu hỏi; dùng từ đặt câu. Học sinh khá lúng túng trong cách diễn đạt, từ ngữ sử dụng ngèo nàn, còn dựa vào bài tập đọc hoặc phụ thuộc vào ngèo nàn, còn dựa vào bài tập đọc hoặc phụ thuộc vào gợi ý của giáo viên hơi nhiều. Chỉ một số học sinh được làm việc. Giáo viên không kiểm soát được hết lỗi của học sinh để sửa chữa kịp thời cũng như không kiểm soát hết được sự tham gia vào bài học của học sinh
  2. Vậy làm thế nào để khắc phục được những khó khăn, hạn chế nêu trên và phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học Tập làm văn? Quá trình giảng dậy ở lớp 2, tìm hiểu nội dung trương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dậy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau đây III Quá trình triển khai Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tôi đã thực hiện nội dung các bước lên lớp như sau: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Giảng bài mới: - Bước 1: Phân tích đề bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung yêu cầu của đề bài, trọng tâm bài. Ví dụ loại bài “trả lời câu hỏi” - Giáo viên phải xác định được: Trọng tâm của bài là gì? Nội dung của các câu hỏi trả lời về vấn đề gì? - Bước 2: Hướng dẫn tìm ý - Bước 3: Phân nhóm - Bước 4: Thảo luận : Giáo viên phát câu hỏi cho nhóm trưởng, giấy cho thư ký. + Nhóm trưởng đọc to từng câu hỏi cho nhóm nghe, sau đó chỉ định bạn phát biểu hoặc toàn nhóm thảo luận. Thư ký ghi lại ý kiến của nhóm, nhóm, nhóm trưởng chỉ định các thành viên lần lượt trả lời hoặc nhắc lại ý đã thảo luận. Như vậy, mỗi câu hỏi đưa ra được các thành viên trong nhóm trả lời 1- 2 lần, nhiều em đã thuộc bài ngay trên lớp. + Thảo luận xong, thư ký đọc lại toàn bài cho nhóm nghe. + Sau khoảng 10 phút thảo luận nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài trên bảng - Bước 5: Củng cố - Tổng kết - Bước 6: Học sinh nhớ lại và ghi vào vở Với quy trình tiết dạy trên, học sinh đã thực sự giữ vai trò tích cực chủ động, biến yêu cầu của thầy thành yêu cầu nhận thức bên trong. Yêu cầu này quyết định chất lượng, phát triển nhận thức của học sinh. Quá trình nhận thức của học sinh diễn ra ở hai giai đoạn:
  3. + Giai đoạn 1: Học ở nhóm - Những hoạt động của cá nhân được sự hỗ trợ của cả nhóm, ở đó học sinh được hỏi han, trao đổi, thảo luận với nhau và ý kiến của mỗi người sẽ được hoàn chỉnh hơn dưới sự giúp đỡ của bạn bè, của giáo viên. Học sinh được rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ qua trình bày, diễn đạt. + Giai đoạn 2: Học ở lớp - Những ý kiến của cả nhóm sẽ được trao đổi rộng rãi hơn để tìm ra những kết luận hợp lý. Tại thời điểm này, giáo viên sẽ thể hiện rõ vai trò "trọng tài" giúp các em phân biệt đúng, sai, hợp lý và chưa hợp lý. Nên làm theo hoặc không nên làm theon cách này hay cách kia * Ví dụ 1 Sau khi phân tích đề và hướng dẫn tìm ý, tôi đã phân tích nhóm và hướng dẫn thảo luận như sau: - Nhóm trưởng đọc câu hỏi cho nhóm nghe, học sinh dùng sách Tiếng việt 2 và dựa vào bài tập đọc "Tí xíu" để trả lời cho hai câu hỏi đầu. Các em thảo luận khá sôi nổi và nêu được ý chính. + Câu 1: Tí biết lấy rau cho lợn, biết nấu cơm, nấu canh mỗi ngày hai bữa. + Câu 2: Tí nhờ ông pha thanh tre cật để vót trông gửi đồn biên phòng đánh quân cướp nước. Hai câu hỏi sau trừu tượng hơn. Một số em trả lời được, một số em trả lời còn thiếu ý. + Câu 3: Câu này gồm 2 vế, học sinh trả lời được vế đầu còn vế sau có nhiều lúng túng. Bạn khá giỏi sẽ giúp đỡ bạn yếu kém hoàn chỉnh vế sau. + Câu 4: Câu hỏi: "Em làm gì để giúp gia đình?" học sinh trả lời khá đúng, ý "giúp nước" có ít nhóm đề cập tới. Phần giáo viên giúp đỡ, gợi ý cho học sinh thấy được việc thực hiện tốt chỉ thị của chính phủ về an toàn giao thông, thực hiện tốt nếp sống văn minh, giữ cho thủ đô xanh sạch đẹp. Cố gắng học tập tốt cũng là giúp nước. Sau khi học sinh thảo luận xong giáo viên hướng dẫn các em làm bài tại lớp theo trình tự: - Giáo viên đọc từng câu hỏi, xin ý kiến các nhóm và khái quát thành bài văn. - Gọi 1 - 2 học sinh đọc lại bài. Lớp đọc thầm để nhớ bài và tự viết vào vở ( ở lớp hoặc ở nhà ) Loại bài quan sát tranh, trả lời có phương pháp và quy trình lên lớp tương tự loại bài trả lời câu hỏi ( thay bước tìm ý bằng bước tìm hiểu tranh ) Loại bài dùng từ đặt câu cũng được thảo luận theo nhóm. ở loại bài này, các câu do học sinh nêu ra thường đơn điệu thiếu hình ảnh, vì thế giáo viên là người " trọng tài khoa học " giúp học sinh giả quyết vấn đề và sắp xếp các câu thành một đoạn văn ngắn. Những bài không có phần "suy nghĩ trước khi đặt câu giáo viên cần đặt câu hỏi để gợi mở, giúp học sinh đặt câu. Câu hỏi của giáo viên đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, hướng vào nội dung của bài văn và phải nảy ra được từ cần đặt câu.
  4. *Ví dụ 2 Để bài: Em hãy dùng mỗi từ ngữ sau đây đặt thành một câu nói vềchiếc cần trục: cần trục sừng sững, cao lêu đêu,bàn tay sắt, cánh tay kỳ diệu. Giáo viên có thể dùng hệ thống câu hỏi gợi mở như sau: 1. ở bến cảng, ai là người hăng hái nhất? 2. Bác cần trục đứng như thế nào? 3. Bác dùng cái gì để nhấc hàng? 4. Hình dáng bác ta sao? 5. Các chú công nhân gọi bác cần trục là cái gì? Phần thảo luận giống như trên. Học sinh có thể đặt câu hỏi tự do xoay quanh chủ đề “Chiếc cần trục”. Qua việc thảo luận, học sinh đặt ra rất nhiều kiểu câu khác nhau. Các em không bị gò bó theo khuôn mẫu cứng nhắc như trước kia, không bị phụ thuộc hoàn toàn vào bài tập đọc ở sách giáo khoa. Sau khi thảo luận, giáo viên xin ý kiến các nhóm và chọn câu hay để ghi lên bảng ( theo yêu cầu của đề bài ) Củng cố - tổng kết: Giáo viên đọc, gọi 1 - 2 học sinh đọc lại để nhớ và tự ghi vào vở. IV Kết quả - Bài học kinh nghiệm Trên đây là một số việc tôi đã làm để dạy môn Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thực tế giảng dậy, tôi thấy các em rất hào hứng với hình thức học tập này. Thông qua các tiết tập làm văn, học tập dưới hình thức thảo luận và nhóm đã nêu ở trên, vốn tiếng việt của học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em cảm thấy tự tin hơn khi học tiết này. Qua các đợt kiểm tra định kỳ trong năm, tỉ lệ điểm khá giỏi tương đối cao. Tóm lại, muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn trong chương trình tiểu học thì bản thân người giáo viên phải yêu thích môn Tiếng việt và đặc biệt là môn Tập làm văn. Ngoài ra, người giáo viên cầng phải trau dồi thêm kiến thức, luôn học hỏi, dự giờ chuyên đề của các đồng nghiệp, từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dậy cho phù hợp với đối tượng học sinh.