Sáng kiến kinh nghiệm Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học

doc 51 trang thienle22 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoi_thoai_trong_mon_tieng_viet_lop.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Phßng gi¸o dôc quËn ®èng ®a TR­êng tiÓu häc c¸t linh  S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học Người thực hiện : Vò thÞ hång Hµ Néi, th¸ng 3 - 2008 Vũ Thị Hồng - 1 - Trường Tiểu học Cát Linh Hµ Néi, 2006
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Môc Lôc Trang Phần mMở đầu I. Lí do chọn đề 4 tài 5 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6 III. Phương pháp nghiên cứu Phần Nội dung và kết quả nghiên cứu. 7 Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài 7 I.Hội thoại . 8 1.Hội thoại 8 2.Hội thoại và độc thoại 9 3.Phân loại hội thoại 9 II.Bản chất của hội thoại 10 III.Các nhân tố giao tiếp và hội thoại 10 1.Ngữ 11 cảnh. 12 2.Ngôn ngữ . 14 IV.Cấu trúc của hội thoại . Vũ Thị Hồng - 2 - Trường Tiểu học Cát Linh
  3. Sáng kiến kinh nghiệm V.Các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại . 15 VI.Các yếu tố kèm lời và phi lời 16 Chương II: Cơ sở thực tiễn của đề tài 16 I.Dạy hội thoại ở tiểu học để dạy giao tiếp bằng tiếng Việt . 16 II.Nội dung dạy hội thoại ở tiểu học . 16 1.Dạy hội thoại 17 2.Nội dung dạy hội thoại trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 19 III.Thực trạng của dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học 23 Chương III: Dạy hội thoại cho học sinh lớp 5 23 I.Tổchức dạy hội thoại 23 1.Dạy hội thoại theo hướng phân tích 23 2.Dạy hội thoại theo hướng thực hành II.Phương pháp đặc trưng dạy các bài tập hội thoại cho học sinh: Đóng 25 vai . 27 III.Quy trình dạy bài hội thoại . IV.Các kiểu bài tập về dạy hội thoại cho học sinh trong sách giáo khoa 29 Tiếng Việt 5 . 29 1.Kiểu bài tập dạy tập thuyết trình, tranh luận 29 2.Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại . 40 Chương IV: Thực nghiệm sư phạm 48 Phần III: Kết luận 49 Vũ Thị Hồng - 3 - Trường Tiểu học Cát Linh
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Tài liệu tham khảo PhÇn I: Nh÷ng vÊn ®Ò chung I. Lí do chọn đề tài: Trong cuốn Ngữ dụng học ( GS - TS Đỗ Hữu Châu ): Lời nói không chỉ bao gồm sản phẩm của sự nói năng ( văn bản ) mà còn cả bao gồm các cơ chế ( sinh lí, tâm lí), những quy tắc điều khiển sự sản sinh ra các sản phẩm đó. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động bình thường của mọi người. Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn, nếu thống kê, có lẽ hội thoại chiếm đến 70 - 80% thời gian con người sử dụng ngôn ngữ trong một ngày. Nhiều việc đạt kết quả hay thất bại phụ thuộc vào kinh nghiệm tham gia hội thoại của từng người. Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong hội thoại. Giáo sư Đỗ Hữu Châu khẳng định: “ Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác ” ( Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học - tập2, NXB Giáo dục-H.2003, tr201 ). Trong văn chương, hội thoại cũng chiếm vị trí quan trọng. Các nhân vật trò chuện, trao đổi với nhau tạo nên nhiều cuộc hội thoại khác nhau trong dòng diễn biến của cốt truyện. Các cuộc hội thoại góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, bộc lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của tình tiết truyện, của các tính cách nhận vật. Hội thoại có vị trí quan trọng như thế trong đời sống và trong văn học nhưng một thời gian dài nó không được quan tâm nghiện cứu, không được đưa vào giảng Vũ Thị Hồng - 4 - Trường Tiểu học Cát Linh
  5. Sáng kiến kinh nghiệm dạy trong nhà trường; mhười ta cứ nghĩ rằng, trẻ dùng được tiếng mẹ đẻ thì đương nhiên đã biết nói và nghe, đã biết hội thoại. Đây là một quan niệm phiến diện. Việc đưa hội thoại vào nhà trường đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nội dung cũng như trong phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ và dạy ngoại ngữ. Việc chú ý đến dạy hội thoại trong nhà trường giúp học sinh giao tiếp ngày càng linh hoạt sinh động. Chương trình môn tiếng Việt ở tiểu học năm 2000 đặt mục tiêu “ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, nói, nghe, viết ) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Xuất phát từ mục tiêu trên mà nội dung dạy tiếng Việt ở tiểu học đã chú trọng đến dạy phát triển lời nói cho học sinh thông qua nội dung dạy hội thoại. Lần đầu tiên, chương trình môn tiếng Việt ở tiểu học đưa hội thoại thành một nội dung học tập. Các chương trình này quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung chương trình và mức độ cần đạt được trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng. Mặc dù hội thoại đã được đưa thành một nội dung học tập trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, chương trình tiểu học 2000 đã triển khai được gần 10 năm, nhưng để hiểu rõ hơn về hội thoại và thực hiện giảng dạy các bài học có nội dung hội thoại còn là một khó khăn đối với giáo viên. Qua thực tế giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm, tôi chọn nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài: “ Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học ”. II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm: 1.Tìm hiểu nội dung dạy hội thoại và việc dạy hội thoại trong môn tiếng Việt ở Tiểu học. 2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nội dung hội thoại ở tiểu học. Vũ Thị Hồng - 5 - Trường Tiểu học Cát Linh
  6. Sáng kiến kinh nghiệm III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1/ T×m hiÓu nội dung dạy hội thoại trong môn tiếng Việt lớp 5 2/ T×m hiÓu thùc tr¹ng dạy hội thoại trong m«n tiếng Việt líp 5 ë Tr­êng TiÓu häc C¸t Linh. 3/ T×m hiÓu nguyªn nh©n cña thùc tr¹ng. 4/ §Ò xuÊt mét sè gi¶i ph¸p nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy nội dung hội thoại trong môn tiếng Việt. IV. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 2. Phương pháp điều tra. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Vũ Thị Hồng - 6 - Trường Tiểu học Cát Linh
  7. Sáng kiến kinh nghiệm PhÇn II: Néi dung vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu Ch­¬ng I: C¬ së lÝ luËn cña ®Ò tµi I. Hội thoại: 1.“ Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên các nhân theo đích được đặt ra”. ( Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ học, tập 1. NXB Giáo dục - Hà Nội ). “ Hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay dạng viết ) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt đích đã đặt ra”. ( Nguyễn Trí. Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học. NXB Giáo dục 2008 ) Ví dụ: Đoạn truyện sau trong câu chuyện “ Chuỗi ngọc Lam” ( tiếng Việt 5, tập 1) là một cuộc hội thoại: Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên: - Cháu có thể xem chuối ngọc lam này không ạ? Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên: Vũ Thị Hồng - 7 - Trường Tiểu học Cát Linh
  8. Sáng kiến kinh nghiệm - Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu! Pi-e ngạc nhiên: - Ai sai cháu đi mua? - Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô - en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất. - Cháu có bao nhiêu tiền? Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu: - Cháu đã đập con lợn đất đấy! Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi: - Cháu tên gì? - Cháu là Gioan Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ: - Đừng đánh rơi nhé! Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đau biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý. Cuộc hội thoại này có những đặc điểm chính: * Nhân vật tham gia hội thoại: Gioan (cô bé mồ côi, người mua hàng ) và Pi-e ( chủ cửa hàng, người bán hàng ). * Nội dung chính của cuộc thoại: là cuộc trao đổi, thoả thuận xung quanh việc mua, bán chuỗi ngọc lam. * Đích của cuộc hội thoại: Gioan muốn tìm mua một kỉ vật để tặng người chị nhân ngày lễ Nô-en. Pi-e muốn bán được hàng. Kết thúc cuộc thoại cả hai nhân vật đề đạt được đích đặt ra. Vũ Thị Hồng - 8 - Trường Tiểu học Cát Linh
  9. Sáng kiến kinh nghiệm * Diễn biến cuộc thoại: Pi-e từ ngạc nhiên đã chuyển sang ưng thuận bán cho bé Gioan chuỗi ngọc lam với giá là tất cả số xu em có được do đập con lợn đất. còn Gioan ra về trong niềm sung sướng vì nhận được món quà lưu niệm để tặng chị. 2. Hội thoại và độc thoại: Độc thoại là lời một người nói với một hay nhiều người nghe, không cần lời đáp lại. Ví dụ: Lời của anh chiến sĩ nói với các em học sinh trong bài “ Trung thu độc lập” ( tiếng Việt 4, tập 1) Độc thoại cũng có thể là lời một người tự nói với mình. Ví dụ: Thế Lữ đã mượn lời con hổ trong vườn bách thú tự nói với chính mình trong bài “Nhớ rừng”. Còn hội thoại là cuộc trò chuyện tối thiểu giữa hai người trong đó họ luân phiên đổi vai, lúc là người nói, lúc là người nghe, lúc người này nói thì người kia nghe và ngược lại. 3.Phân loại hội thoại: 3.1. Phân loại theo số người tham gia: Căn cứ vào số người tham gia hội thoại ta có: Song thoại: cuộc hội thoại của hai người. VD: Cuộc hội thoại trong bài “ Chuỗi ngọc lam”. Tam thoại: cuộc hội thoại có ba người tham gia Đa thoại: cuộc hội thoại có nhiều người tham gia VD: cuộc hội thoại trong bài “ Ở lại với chiến khu” ( TV3, tập 2). 3.2.Phân loại theo cương vị và vai trò của người tham gia hội thoại: Theo cương vị và vai trò cảu người tham gia hội thoại, người ta chia thành các cuộc hội thoại được điều khiển và không được điều khiển. Vũ Thị Hồng - 9 - Trường Tiểu học Cát Linh
  10. Sáng kiến kinh nghiệm 3.3.Phân loại theo hình thức của của cuộc hội thoại: Gồm: cuộc hội thoại chính thức hay không chính thức, trang trọng hay bình thường, dân dã II. Bản chất của hội thoại: Hội thoại vừa là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ vừa là một hiện tượng xã hội. III. Các nhân tố giao tiếp và hội thoại: 1. Ngữ cảnh: 1.1. Nhân vật hội thoại: Là những người tham gia hội thoại. Mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại có thể được biểu hiện qua sơ đồ sau: Vũ Thị Hồng - 10 - Trường Tiểu học Cát Linh
  11. Sáng kiến kinh nghiệm 1.2. Hiện thực bên ngoài hội thoại: Gồm nhiều yếu tố tác động lẫn nhau, có thể sơ đồ hoá như sau: Vũ Thị Hồng - 11 - Trường Tiểu học Cát Linh
  12. Sáng kiến kinh nghiệm 2. Ngôn ngữ: Hội thoại là quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao lưu giữa người với người. Để có thể sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao trong hội thoại, người tham gia hội thoại cần chú ý đến những vấn đề như: đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngữ vực và ngôn ngữ cá nhân. 2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ có hai dạng là ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. Hai dạng của ngôn ngữ có nhiều đặc điểm chung ( cùng dung chung kho từ vựng, hệ thống các quy tắc ngữ pháp và phong cách, cùng chịu sự chi phối của các đặc điểm về truyền thống và văn hoá dân tộc ), nhưng mỗi dạng ngôn ngữ lại có những đặc điểm riêng khác nhau. Ngôn ngữ nói có những đặc thù:  Có thể sử dụng tất cả các lớp từ trong vốn từ cảu một ngôn ngữ.  Thường sử dụng các cấu trúc ngư pháp đơn giản, giản lược kể cả các cách diễn đạt không theo quy tắc ngữ pháp chuẩn mực, nói tắt Vũ Thị Hồng - 12 - Trường Tiểu học Cát Linh
  13. Sáng kiến kinh nghiệm  Chú trọng sử dụng ngữ điệu đê diễn đạt một số nội dung thong tin và nội dung liên quan đến tình cảm, biểu đạt thái độ của người nói.  Được sự phụ trợ rất có hiệu quả của các yếu tố phi ngôn ngữ của người tham gia hội thoại. 2.2. Ngữ vực: Trong giao tiếp, có những chuẩn mực ngôn ngữ được cả xã hội hoặc cộng đồng thừa nhận; bên cạnh đó lại có các phương ngữ địa lí, các loại biệt ngữ xã hội Còn căn cứ vào vách dùng có thể nói đến các ngữ vực khác nhau:  Ngữ vực quy thức: dùng để nói với những người quen biết ít hoặc chưa quen biết. VD: Lời nói của các em bé với cụ già ngồi tư lự ven đường trong câu chuyện Các em nhỏ và cụ già.  Ngữ vực thân tình: dung để giao tiếp giữa những người có quan hệ than thiết với nhau  Ngữ vực quy nghi thức: dung để giao tiếp giữa những người tuy có biết nhau nhưng không than thiết. 2.3. Ngôn ngữ cá nhân: Ngôn ngữ mỗi cá nhân dung khi giao tiếp, hội thoại đều có dấu ấn của ngôn ngữ chuẩn mực, của phương ngữ, của ngữ vực, thậm chí của cả biệt ngữ xã hội, đồng thời kèm theo là những sang tạo riêng của cá nhân. IV. Cấu trúc của hội thoại: Đơn vị cơ bản của hội thoại là cuộc thoại. Cuộc thoại lại được xem như sự hợp thành từ các đơn vị nhỏ hơn như đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại, hành vi ngôn ngữ. Ở tiểu học chỉ sử dụng các đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại. 1.Cuộc thoại: Vũ Thị Hồng - 13 - Trường Tiểu học Cát Linh
  14. Sáng kiến kinh nghiệm Là đơn vị lớn nhất của hội thoại, là sản phẩm của tình huống hội thoại. Cuộc thoại giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống hội thoại. Các tiêu chí để nhận diện một cuộc thoại:  Nhân vật hội thoại.  Tính thống nhất về thời gian và địa điểm Về đề tài diễn ngôn Về ranh giới của cuộc thoại. Mô hình điển hình của một cuộc thoại gồm 3 loại đoạn thoại: đoạn thoại mở đầu, các đoạn thoại phát triển nội dung hội thoại ( tham thoại) và đoạn thoại kết thúc. Tuy nhiên, những cuộc thoại không điển hìnhcó thể thiếu một loại đoạn thoại nào đó. 2. Đoạn thoại: Được xây dựng trên cơ sở xác lập các cặp thoại liện kết chặt chẽ với nhau về nội dung (chủ đề) về tính duy nhất của đích. Đoạn thoại ngắn nhất chỉ gồm một cặp thoại, đoạn thoại lớn nhất không thể hạn định số cặp thoại. 3. Cặp thoại: Một cặp thoại tối thiểu chỉ gồm một lời trao ( lời dẫn nhập) và một lời đáp ( lời hồi đáp) ( Cặp thoại điển hình ) Ví dụ: Cai: Anh chị kia! Dì Năm: Dạ, cậu kêu chi? ( Lòng dân - Nguyễn Văn Xe ) Tuy nhiên, còn nhiều cặp thoại không điển hình. Ví dụ: - Bé Gioan nói: Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này được không ạ? Vũ Thị Hồng - 14 - Trường Tiểu học Cát Linh
  15. Sáng kiến kinh nghiệm Pi-e lấy chuỗi ngọc đưa cho cô bé. V. Các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại: 1. Các quy tắc hội thoại: 1.1. Các quy tắc điều hành luân phiên lượt lời 1.2. Quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại 1.3. Quy tắc điều hành nội dung hội thoại 1.4. Những quy tắc chi phối quan hệ lien cá nhân trong hội thoại - phép lịch sự 2. Thương lượng hội thoại: 2.1. Thương lượng hội thoại là quá trình các đối tượng tham gia qua trao đổi, bàn bạc, đi đến đồng thuận về các vấn đề cơ bản của cuộc hội thoại như thời gian, địa điểm, thành phần, đề tài, chủ đề 2.2. Những người tham gia hội thoại có thể thương lượng về hình thức và cấu trúc của hội thoại, các yếu tố ngôn ngữ, nội dung và cách kết thúc hội thoại, lí lịch và vị thế giao tiếp của các đối tác 2.3.Ví dụ: Câu chuyện Bài văn bị điểm không - Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba? Tôi ngạc nhiên: - Đề bài khó lắm sao? - Không. Cô chỉ yêu cầu “ Tả bố em đang đọc báo”. Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm. Tôi thở dài: - Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào? - Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: “ Sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới Vũ Thị Hồng - 15 - Trường Tiểu học Cát Linh
  16. Sáng kiến kinh nghiệm bảo: “ Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, cô con sứng người. Té ra, ba nó hi sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa bảo: “ Sao mày không tả ba của đứa khác?” Nó cúi đầu. hai giọt nước mắt chảy dài xuống má. Chuyện về cậu học trò có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về long trung thực. ( Theo Nguyễn Quang Sáng ) Trên đây là VD về thương lượng khi phát hiện ra sai lầm của đối tác tham gia hội thoại VI. Các yếu tố kèm lời và phi lời: Bên cạnh phương tiện chủ yếu để tham gia hội thoại là lời nói, con người còn có thể sử dụng các yếu tố kèm lời và phi lời. 1. Các yếu tố kèm lời:  Là các yếu tố gắn liền với lời nói, đi kèm cùng với lời nói như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng  Các yếu tố kèm lời có vai trò biểu nghĩa rất rõ, đặc biệt là biểu nghĩa ngữ dụng.  VD: Trong câu chuyện Người ăn xin, yếu tố kèm lời là yếu tố “ông nói bằng giọng khản đặc” 2. Yếu tố phi lời:  Là những yếu tố không thuộc lời nói nhưng diễn ra song song với lời nói, thường được dung trong hội thoại mặt đối mặt. Như: cử chỉ, vẻ mặt, ánh mắt, tư thế cơ thể, sự thay đổi khoảng cách không gian, sự tiếp xúc của cơ thể  Các yếu tố phi lời có thể cho người đối thoại nhiều thông tin quan trọng như giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội . Vũ Thị Hồng - 16 - Trường Tiểu học Cát Linh
  17. Sáng kiến kinh nghiệm Ch­¬ng II: C¬ së thùc tiÔn cña ®Ò tµi I.Dạy hội thoại ở tiểu học để dạy giao tiếp bằng tiếng Việt: Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học đầu thế kỉ XXI (chương trình năm 2001 và năm 2006) đều nhấn mạnh dạy tiếng Việt để giao tiếp và trong giao tiếp. Dạy tiếng Việt để giao tiếp liên quan đến việc xác định mục tiêu môn học. Chương trình đã đặt lên hàng đầu mục tiêu “ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Học và luyện tập các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trở thành nội dung cốt lõi của môn Tiếng Việt. Dạy tiếng Việt trong giao tiếp liên quan đến phương pháp dạy học đặc thù của môn học. Mọi hoạt động học tập, luyện kĩ năng và kiến thức tiếng Việt phải được diễn ra trong môi trường giao tiếp. II. Nội dung dạy hội thoại ở tiểu học: 1. Dạy hội thoại: 1.1.Dạy hội thoại là dạy hoat động nói năng: Hoạt động trước tiên là dạy kĩ năng nghe và nói, trong đó chú trọng rèn cho học sinh năng lực nghe hiểu, năng lực nói liền mạch theo đề tài, chủ đề nhất định và đạt được đích giao tiếp. Quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói liền mạch là quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói. Hoạt động nói năng là một loại hoạt động giao tiếp. Dạy hoạt động nói năng là rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng nói trong các tình huống Vũ Thị Hồng - 17 - Trường Tiểu học Cát Linh
  18. Sáng kiến kinh nghiệm giao tiếp cụ thể, phù hợp với các nhân tố giao tiếp, với các đề tà và chủ đề hội thoại và đạt được đích giao tiếp, hội thoại. 1.2.Dạy hội thoại góp phần phát triển tri thức, nâng cao văn hoá ứng xử trong xã hội Dạy hội thoại là dạy huy động vốn kiến thức đã có và xử lí các thông tin mới tiếp nhận trong hội thoại để tham gia hội thoại làm cho hiểu biết của con người trở nên phong phú, sắc sảo, mở rộng và nâng cao. Dạy hội thoại là dạy văn hoá ứng xử trong giao tiếp. 2. Nội dung dạy hội thoại trong chương trình tiếng Việt lớp 5: Chương trình môn tiếng Việt ở tiểu học năm 2000 đặt mục tiêu “ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, nói, nghe, viết ) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Xuất phát tự mục tiêu trên mà nội dung dạy tiếng Việt ở tiểu học đã chú trọng đến dạy phát triển lời nói cho học sinh thông qua nội dung dạy hội thoại. Lần đầu tiên, chương trình môn tiếng Việt ở tiểu học đưa hội thoại thành một nội dung học tập. Các chương trình này quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung chương trình và mức độ cần đạt được trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng. Chương trình tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học ( ban hành năm 2006 ) quy định các kiến thức và kĩ năng cần học và rèn luyện phục vụ cho dạy hội thoại như sau: 2.1. Nội dung chương trình: 2.1.1. Kiến thức tập làm văn: - Sơ giản về liên kết câu, đoạn văn - Văn miêu tả ( tả cảnh, tả người ) - Văn bản thông thường: đơn từ, báo cáo thống kê, biên bản, chương trìn hoạt động. Vũ Thị Hồng - 18 - Trường Tiểu học Cát Linh
  19. Sáng kiến kinh nghiệm - Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận. 2.1.2. Kĩ năng: a) Nghe: * Nghe và kể lại câu chuyện. Nhận xét về nhân vật trong truyện. * Nghe - thuật lại bản tin, văn bản phổ biến khoa học. * Nghe và tham gia ý kiến trong trao đổi thảo luận. * Nghe - viết chính tả một đoạn văn, đonạ thơ, bài thơ. * Nghe - ghi chép một số thông tin, nhân vật, sự kiện. b) Nói: - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. - Trao đổi, thảo luận về đề tài phù hợp với lứa tuổi; bày tỏ ý kiến, thái độ về vấn đề đang trao đổi, thảo luận. - Giới thiệu về lịch sử, văn hoá, các nhân vật tiêu biểu, của địa phương. 2.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú Nói: Biết dùng lời nói phù hợp với quy Xưng hô lịch sự, dùng Sử dụng nghi tắc giao tiếp khi bàn bạc, trình bày ý từ, đặt câu phù hợp với thức lời nói kiến. mục đích nói năng. Biết kể lại một câu chuyện đã nghe, - Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; chuyển đổi ngôi kể khi kể đã chứng kiến bằng lời Thuật việc, kể chuyện; thuật lại một việc đã biết kể, bằng lời của nhân vật chuyện hoặc đã tham gia. trong câu chuyện. - Thuật lại một việc Vũ Thị Hồng - 19 - Trường Tiểu học Cát Linh
  20. Sáng kiến kinh nghiệm thành bài có độ dài khoảng 15 - 20 câu Biết giải thích để làm rõ vấn đề khi Trao đổi, thảo trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô. luận Bước đầu biết nêu lí lẽ để bày tỏ sự khẳng định hoặ phủ định. Biết giới thiệu thành đoạn hoặc bài Phát biểu, thuyết ngắn về lịch sử, văn hoá, về các trình nhân vật tiểu biểu, của địa phương. III.Thực trạng của dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học: Qua thực tế giảng dạy, trao đổi với các thầy cô giáo trong các buổi họp chuyên môn của trường, học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên đều cho rằng nội dung dạy hội thoại trong môn Tiếng việt ở tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng là một nội dung mới, có tầm quan trọng trong việc dạy tiếng cho học sinh theo quan điểm giao tiếp. Tuy nhiên khi giảng dạy những nội dung này, nhất là những bài tập ở phân môn Tập làm văn, do đặc trưng của từng bài nên khi học học sinh còn gặp một số khó khăn trong việc tham gia vào bài học. Cụ thể sẽ nêu trong hệ thống bài tập dạy hội thoại cho học sinh. Những bài đầu tiên về hội thoại, sách giáo khoa có đưa ra mẫu. Ví dụ: Bài tập: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam ( trong bài Cái gì quý nhất ) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục. Vũ Thị Hồng - 20 - Trường Tiểu học Cát Linh
  21. Sáng kiến kinh nghiệm Mẫu: ( Hùng ) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạ gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta ”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu? ( Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1 ) Đây là bài tập đầu tiên giúp học sinh làm quen với thuyết trình, tranh luận nên đã có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài nhằm định hướng cho học sinh. Điều này có ưu điểm và hạn chế nhất định: + Ưu điểm: - Học sinh có thể dựa vào mẫu để đóng vai Quý hoặc Nam trình bày ý kiến của mình một cách nhanh chóng, dẽ dàng, không cần sáng tạo. - Phát huy được khả năng giao tiếp ( thuyết trình, trao đổi, ) cho học sinh + Hạn chế: - Tiếp thu bài thụ động, theo khuôn mẫu. - Lí lẽ và dẫn chứng các em đưa ra thường ngắn, đơn giản, xoay quanh ý kiến của nhân vật trong bài - Học sinh chưa gắn được ý kiến của các nhân vật trong bài với các vấn đề trong cuộc sống do vốn kinh nghiệm, ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Do vậy mà ý kiến các em đưa ra thường chưa phong phú. Đến những bài sau đó: Tập viết đoạn đối thoại 1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ: Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Vũ Thị Hồng - 21 - Trường Tiểu học Cát Linh
  22. Sáng kiến kinh nghiệm Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. Theo Đ¹i viÖt sö kÝ toµn th-. 2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợí ý sau: Xin Thái sư tha cho! Nhân vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương; mấy anh lính hầu. Cảnh trí: Công đường có đặt một án thư lớn. Trên án thư có một hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Thời gian: Buổi sáng Gợi ý lời đối thoại: - Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời cho phú nông vào. - Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông. - Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương - Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương. - Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu. - Phú nông sợ hãi kêu van xin tha. - Trần Thủ Độ tha cho anh ta. Lính: - ( Bước vào ) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ. Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! ( Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch ). Phú nông: - Lạy Đức Ông! Vũ Thị Hồng - 22 - Trường Tiểu học Cát Linh
  23. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không? Phú nông: ( Bài tập 1-2 ( trang 77,78 ) - Tiếng Viết 5, tập 2 ) Thực hiện bài tập này, học sinh có nhiệm vụ cần tạo ra các đoạn đối thoại phù hợp nội dung câu chuyện. Học sinh sẽ gặp một số khó khăn: - Các em phải huy động chủ yếu vốn sống gián tiếp về nhà Trần mới là được bài tập, trong khi vốn sống này ở đa số các em hầu như chưa có gì. - Các em chưa được hướng dẫn cách chuyển thể câu chuyện thành đoạn thoại. Qua khảo sát và quan sát thực tế giảng dạy, tôi thấy, học sinh rất hào hứng trong các tiết học có nội dung hội thoại, nhất là khi các em được trực tiếp tham gia đóng vai, nhưng để hiểu được bài học thông qua đóng vai các em phải có vốn ngôn ngữ, vốn hiểu biết nhất định; nhưng đây lại là hạn chế của học sinh. Vũ Thị Hồng - 23 - Trường Tiểu học Cát Linh
  24. Sáng kiến kinh nghiệm Ch­¬ng III: d¹y héi tho¹i cho häc sinh I.Tổ chức dạy hội thoại: Một bài tập dạy hội thoại có thể thực hiện theo một trong hai hướng: Hướng phân tích và hướng thực hành. 1.Dạy hội thoại theo hướng phân tích:  Là cách dạy đưa ra những nhận xét, đánh giá các yếu tố tạo thành tình huống giả định nêu ra trong đề bài. Sự phân tích này làm rõ đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, đề tài giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Từ đó đưa ra dự kiến các lời hội thoại phù hợp nhất với đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp  Việc phân tích các tình huống hội thoại để chỉ ra các yếu tố của ngữ cảnh và tìm ra lời thoại phù hợp. Lúc này thật sự cuộc thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về diễn biến của cuộc thoại. Cách dạy này mang tính chất duy lí, dự báo chứ chưa tạo ra cuộc hội thoại đích thực, không quan sát, đánh giá nó trong diễn biến thực tế. Vì vậy, khi dạy cần coi phân tích tình huống giao tiếp giả định như một biện pháp dạy mở đầu tiết học về hội thoại sau đó chuyển sang tổ chức thực hành cuộc thoại theo đề bài, chứ không dùng duy nhất phân tích tình huống giao tiếp giả định như một phương pháp dạy học. Vũ Thị Hồng - 24 - Trường Tiểu học Cát Linh
  25. Sáng kiến kinh nghiệm 2.Dạy hội thoại theo hướng thực hành: Giao tiếp là hoạt động thực tiến nên cách tốt nhất để nhanh chóng trao dồi năng lực giao tiếp cho học sinh là đưa các em vào hoạt động thực hành. Dựa trên tình huống giao tiếp giả định trong đề bài hội thoại, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tình huống đó trên lớp. Phương pháp thích hợp nhất lúc này là đóng vai. Giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố giao tiếp chi phối cuộc thoại đã quy định trong đề bài, còn các hoạt động hội thoại ( lời nói, nét mặt, cử chỉ ), quá trình hội thoại diễn ra như thế nào cứ để cho học sinh đóng vai sáng tạo và tự hoàn thiện dần qua các lần luyện tập. Ví dụ: Bài “ Luyện tập thuyết trình, tranh luận” TV5, tập 1 ( trang 91 ) Bài tập 2: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam ( trong bài Cái gì quý nhất ) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục. Mẫu: ( Hùng ) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta ”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu? ( Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1) Với bài tập này, giáo viên chỉ cầ thống nhất với học sinh: Nhân vật tham gia hội thoại: Hùng, Quý, Nam. Đề tài hội thoại: về cái gì quý nhất đời trên đời. Hoàn cảnh giao tiếp: ở lớp học ( diễn lại cảnh các bạn trên đường đi học về) Tình huống hội thoại: 3 bạn tranh luận về cái gì quý nhất ở trên đời. Đích hội thoại: Học sinh phải nêu được ý kiến tranh luận về cái gì quý nhất ( bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục) Vũ Thị Hồng - 25 - Trường Tiểu học Cát Linh
  26. Sáng kiến kinh nghiệm Dạy hội thoại theo hướng thực hành có thế mạnh là đưa học sinh tắm mình trong thực tiến hội thoại, khai thác kinh nghiệm hội thoại có sẵn của các em để nâng cao lên. Do đó, giúp các em thêm tự tin và mạnh dạn; đồng thời hứng thú học tập hội thoại. Cả giáo viên và học sinh cùng bình luận, đánh giá cuộc hội thoại như nó đã diễn ra trong thực tiễn và học được chứng kiến. Khi dạy bài hội thoại, nếu chỉ có hoạt động thực hành hội thoại thì không đủ, vì bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng hội thoại còn cần nâng dần hiểu biết có tính lí luận nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng hội thoại. Vì vậy cần kết hợp phương thức dạy hội thoại theo hướng thực hành với sử dụng biện pháp phân tích hội thoại khi cần thiết. II. Phương pháp đặc trưng dạy các bài tập hội thoại cho học sinh: Đóng vai II.1.Mỗi bài tập dạy hội thoại tiểu học nhằm thực hiện một tình huống giao tiếp giả định. Dạy hội thoại theo hướng phân tích, phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp hỏi đáp ( giữa thầy và trò, giữa trò và trò) để phân tích tình huống giao tiếp giả định, phân tích cuộc hội thoại dự báo sẽ diễn ra. Còn dạy hội thoại theo hướng thực hành chủ yếu là tập trung tạo ra cuộc hội thoại phù hợp yêu cầu đề bài bằng phương pháp đóng vai. Học sinh sẽ tham gia đóng các nhân vật hội thoại và thực hiện cuộc giao tiếp như đề bài quy định. Ví dụ: Bài “ Tập viết đoạn đối thoại” TV5, tập 2 (trang 77 - 78) 1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ: Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Vũ Thị Hồng - 26 - Trường Tiểu học Cát Linh
  27. Sáng kiến kinh nghiệm Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. Theo Đ¹i viÖt sö kÝ toµn th-. 2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợí ý sau: Xin Thái sư tha cho! Nhân vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương; mấy anh lính hầu. Cảnh trí: Công đường có đặt một án thư lớn. Trên án thư có một hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Thời gian: Buổi sáng Gợi ý lời đối thoại: - Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời cho phú nông vào. - Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông. - Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương - Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương. - Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu. - Phú nông sợ hãi kêu van xin tha. - Trần Thủ Độ tha cho anh ta. Lính: - ( Bước vào ) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ. Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! ( Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch ). Phú nông: - Lạy Đức Ông! Vũ Thị Hồng - 27 - Trường Tiểu học Cát Linh
  28. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không? Phú nông: 3.Phân vai đọc lại ( hoặc diễn thử) mà kịch trên II.2. Đặc điểm của phương pháp đóng vai: a)Đóng vai chỉ là một cách thức, một phương pháp để học cinh học tập. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự trang trí phức tạp. Các đoạn thoại kế tiếp nhau để phát triển đề tài hội thoại, thúc đẩy giao tiếp tự hình thành và hoàn thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo. Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, trong lớp. Các em đóng vai nhằm nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại. Sản phẩm của các lần đóng vai là các màn hội thoại hoặc giao tiếp, các sản phẩm này sẽ được các bạn trong lớp phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm; nhờ đó, các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Mục đích của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại; thông qua đó hình thành kĩ năng hội thoại, tích luỹ các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc đời. Khi đóng vai, học sinh cần chú ý không chỉ lời nói mà còn cả các động tác hình thể, cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói có tác động đến hiệu quả hội thoại. b)Khi tổ chức đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp giả định, ngoài hội thoại, giáo viên có thể dùng kết hợp thêm nhiều biện pháp để phát triển đề tài như: phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, hỏi - đáp, sử dụng các đồ dùng dạy học c)Hội thoại trong hoạt động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của cuộc giao tiếp với những chức năng nhiệm vụ khác nhau: Vũ Thị Hồng - 28 - Trường Tiểu học Cát Linh
  29. Sáng kiến kinh nghiệm  Đoạn thoại mở đầu cuộc giao tiếp: bao gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp.  Đoạn thoại triển khai đề tài giao tiếp: gồm những đoạn thoại của các nhân vật trò chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi, thảo luận  Đoạn thoại kết thúc cuộc giao tiếp: gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc kết thúc cuộc giao tiếp. III. Quy trình dạy bài hội thoại: Cùng với văn bản, hội thoại cũng có hai phương diện cần xem xét: tiếp nhận hội thoại và sản sinh hội thoại. Người nghe hội thoại chủ yếu là tiếp nhận khi hội thoại đang diễn ra ( cũng có trường hợp người nghe tiếp nhận cuộc thoại khi đã kết thúc, ví dụ: nghe thông qua lời kể, lời ghi âm, ); hội thoại là sản phẩm của nhiều người ( tối thiểu là hai người). Nhà trường có dạy tiếp nhận và sản sinh hội thoại không? Nhà trường khi dạy đọc và nghe các văn bản tự sự, khi dạy phân tích các ngữ liệu tự sự trong các phân môn của môn Tiếng Việt đều ít nhiều đề cập đến tiếp nhận hội thoại. Nhà trường thực sự đưa việc dạy tiếng vào quá trình giao tiếp, thông qua học mà học sinh được hướng dẫn để tìm hiểu cách xác định đề tài, chủ đề, đích của hội thoại, phân biệt vai trò các đối tượng tham gia hội thoại, luyện tập cách mở đầu, kết thúc, cách phát triển cuộc thoại, luyện tập các kĩ năng trao lời và đáp lời Tức là các em được hướng dẫn để sản sinh hội thoại. Thông qua việc học hội thoại trong nhà trường, học sinh mới thực sự học cách sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống sôi động hàng ngày, hoạ tiếng nói trong giao tiếp và để giao tiếp. Vũ Thị Hồng - 29 - Trường Tiểu học Cát Linh
  30. Sáng kiến kinh nghiệm Theo PGS.TS Nguyễn Trí trong cuốn “ Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học” thì dạy hội thoại có thể được tiến hành theo quy trình ba bước chính như sau: Bước 1: Phân tích tình huống hội thoại nêu ra trong đề bài. Ở bước này, cần làm rõ các nội dung:  Đề tài hội thoại.  Nhân vật tham gia hội thoại.  Hoàn cảnh xã hội.  Môi trường xảy ra hội thoại.  Đích của hội thoại. Vấn đề cần giải quyết qua hội thoại.  Bước 2: Phác hoạ diễn biến chính cuộc thoại bằng lời Giáo viên cho học sinh dựa trên kết quả phân tích tình huống hội thoại, mỗi em nêu ra cách giải quyết vấn đề đặt ra trong bài tập. Các em dùng trí tưởng tượng kết hợp với các hiểu biết của bản thân liên quan đến đề tài để nêu ra khái quát các diễn biến chính trong một cuộc thoại. Dựa vào diễn biến chínhvà nội dung chủ yếu mà khi thực hành hội thoại học sinh sẽ tự tìm ra lời hội thoại cụ thể. Bước 3: Thực hành hội thoại: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành cuộc thoại theo tình huống được bài tập đặt ra theo phươg pháp đóng vai. Khi thực hành, dựa trên gợi ý những diễn biến chính của cuộc thoại, từng nhân vật phải tìm ra lời thoại của mình. Tổ chức thực hành tối thiểu 2 lần hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc theo quỹ thời gian. Sau mỗi lần thực hành, giáo viên và học sinh nhận xét về: Vũ Thị Hồng - 30 - Trường Tiểu học Cát Linh
  31. Sáng kiến kinh nghiệm Mức độ phù hợp của lời thoại với nội dung cuộc thoại, với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại  Việc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc thoại  Đích của hội thoại  Cách sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói nhằm giúp cho lần thực hành sau phát triển các kết quả đạt được, khắc phục các nhược điểm của lần thực hành trước. IV.Các kiểu bài tập về dạy hội thoại cho học sinh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5: Nội dung dạy hội thoại được được phân phối ở sách tiếng Việt lớp 5: Tập thuyết trình, tranh luận, chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại. Cụ thể: 1. Kiểu bài tập dạy tập thuyết trình, tranh luận: a) Cấu trúc của bài tập: Bài tập này đưa ra một đề tài ( mẩu chuyện hoặc bài ca dao ), sau đó yêu cầu học sinh nêu ý kiến tranh luận, thuyết trình bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng. Bài tập 1: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam ( trong bài Cái gì quý nhất ) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục. Mẫu: ( Hùng ) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạ gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta ”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu? ( Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1 ) * Với bài tập này, học sinh phải tạo ra được các đoạn thuyết trình ngắn phù hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục người nghe. Vũ Thị Hồng - 31 - Trường Tiểu học Cát Linh
  32. Sáng kiến kinh nghiệm Đây là bài tập đầu tiên giúp học sinh làm quen với thuyết trình, tranh luận nên đã có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài nhằm định hướng cho học sinh. Điều này có ưu điểm và hạn chế nhất định: + Ưu điểm: - Học sinh có thể dựa vào mẫu để đóng vai Quý hoặc Nam trình bày ý kiến của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng, không cần sáng tạo. - Phát huy được khả năng giao tiếp ( thuyết trình, trao đổi, ) cho học sinh + Hạn chế: - Tiếp thu bài thụ động, theo khuôn mẫu. - Lí lẽ và dẫn chứng các em đưa ra thường ngắn, đơn giản, xoay quanh ý kiến của nhân vật trong bài - Học sinh chưa gắn được ý kiến của các nhân vật trong bài với các vấn đề trong cuộc sống do vốn kinh nghiệm, ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Do vậy mà ý kiến các em đưa ra thường chưa phong phú. - Khả năng sáng tạo của học sinh chưa rõ ràng. b) Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập: - Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẩu chuyện, xác định số ý kiến của các nhân vật, những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra, đọc kĩ mẫu. - Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến - Thao tác 3: Sáng tạo thêm các các lí lẽ và dẫn chứng nhưng vẫn đảm bảo lí lẽ và dẫn chứng gốc. Bài tập 2: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng đều tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh. Vũ Thị Hồng - 32 - Trường Tiểu học Cát Linh
  33. Sáng kiến kinh nghiệm Đất nói: - Tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi, cây không thể sống được! Nước kể công: - Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được không? Không Khí chẳng chịu thua: - Cây xanh rất cần khí trời. Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ. Còn Ánh Sáng nhẹ nhàng nói: - Cây cối dù có đủ đất, nước, không khí nhưng thiếu ánh sáng thì sẽ không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh sao được! ( Bài tập 1 trang 93 - TV5, tập 1 ) * Giống như bài tập 1, bài tập này học sinh phải tạo ra được các đoạn thuyết trình ngắn phù hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục người nghe. Nhưng do là tiết thứ hai nên không cần có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài. Điều này có ưu điểm và hạn chế nhất định: - Ưu điểm: - + Học sinh tự do tìm lí lẽ và dẫn chứng theo quan điểm của mình. + Ý kiến đưa ra đa dạng, phong phú. + Học sinh tự khám phá ra kiến thức cho mình. + Tiếp thu bài nhanh, chắc chắn. + Phát triển khả năng sáng tạo lời thoại, ngôn ngữ, tư duy, khả năng lập luận có lí cho học sinh. - Hạn chế: Những học sinh trình độ đại trà hoặc yếu sẽ gặp khó khăn trong việc sáng tạo được lời thoại, tìm lí lẽ, dẫn chứng. * Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập: - Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẩu chuyện, xác định số nhân vật và ý kiến của các nhân vật, những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra. Vũ Thị Hồng - 33 - Trường Tiểu học Cát Linh
  34. Sáng kiến kinh nghiệm - Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến, sự cần thiết của từng thành phần: đất, nước, không khí, ánh sáng trong đời sống. - Thao tác 3: Sáng tạo thêm các lí lẽ và dẫn chứng nhưng vẫn đảm bảo lí lẽ và dẫn chứng gốc. Bài tập 3: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài cao dao sau: Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đè ra trước gió còn chăng, hỡi đèn? Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây? Bài tập này giống bài tập 2, chỉ có một khó khăn khác đối với học sinh: đối với học sinh thành phố thì sự hiểu biết về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc sống trước khi có điện rất khó hình dung đối với các em, kinh nghiệm thực tế không có, mặt khác việc ngắm trăng đối với trẻ em thành phố là cái gì đó xa vời nên việc xâu chuỗi các sự kiện để tìm lí lẽ và dẫn chứng đưa ra nhằm thuyết phục được mọi người là rất khó nếu không có sự trợ giúp của giáo viên. Do vậy khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập giáo viên nên thu thập tư liệu ( tranh ảnh, băng hình, tin tức ) nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc sống của ông cha ta, từ đó học sinh mới có thể thực hiện được bài tập đầy đủ, phát huy khả năng sáng tạo, ngôn ngữ cho học sinh, mặt khác tích hợp việc hiểu cuộc sống của con người cho học sinh. 2. Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại : a) Cấu trúc của bài tập: Vũ Thị Hồng - 34 - Trường Tiểu học Cát Linh
  35. Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập này nêu ra một đoạn chuyện hay một câu chuyện, sau đó yêu cầu học sinh chuyển thành một đoạn thoại hay một cuộc thoại theo một số gợi ý. Sách tiếng Việt 5 có một số bài tập theo kiểu này: Bài tập 1: Tập viết đoạn đối thoại 1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ: Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. Theo Đ¹i viÖt sö kÝ toµn th-. 2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợí ý sau: Xin Thái sư tha cho! Nhân vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương; mấy anh lính hầu. Cảnh trí: Công đường có đặt một án thư lớn. Trên án thư có một hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Thời gian: Buổi sáng Gợi ý lời đối thoại: - Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời cho phú nông vào. - Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông. - Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương Vũ Thị Hồng - 35 - Trường Tiểu học Cát Linh
  36. Sáng kiến kinh nghiệm - Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương. - Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu. - Phú nông sợ hãi kêu van xin tha. - Trần Thủ Độ tha cho anh ta. Lính: - ( Bước vào ) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ. Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! ( Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch ). Phú nông: - Lạy Đức Ông! Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không? Phú nông: ( Bài tập 1-2 ( trang 77,78 ) - Tiếng Viết 5, tập 2 ) Thực hiện bài tập này, học sinh có nhiệm vụ cần tạo ra các đoạn đối thoại phù hợp nội dung câu chuyện. Học sinh sẽ gặp một số khó khăn: - Các em phải huy động chủ yếu vốn sống gián tiếp về nhà Trần mới là được bài tập, trong khi vốn sống này ở đa số các em hầu như chưa có gì. - Các em chưa được hướng dẫn cách chuyển thể câu chuyện thành đoạn thoại. Bài tập 2: Tập viết đoạn đối thoại 1. Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ: Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc: - Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn. Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo: Vũ Thị Hồng - 36 - Trường Tiểu học Cát Linh
  37. Sáng kiến kinh nghiệm - Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa! Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho. 2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau: Giữ nghiêm phép nước Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người lính và gia nô. Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách. Thời gian: Khoảng gần trưa. Gợi ý lời đối thoại: - Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường - Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu. - Quân lính áp giải người quân hiệu vào. - Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không. - Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện. - Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu. ( Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc ) Trần Thủ Độ: - ( Ngạc nhiên ) Phu nhân sao thế? Linh Từ Quốc Mẫu: - ( Tấm tức ) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa! Trần Thủ Độ: - Bà hãy bớt nóng giận đi! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu Vũ Thị Hồng - 37 - Trường Tiểu học Cát Linh
  38. Sáng kiến kinh nghiệm chuyện thế nào đã! Linh Từ Quốc Mẫu: - Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào? Trần Thủ Độ: Bài tập 3: Tập viết đoạn đối thoại 1. Đọc đoạn một trong hai phần sau đây của truyện Một vụ đắm tàu: a) Phần I: Từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Có thể đặt tên phần này là Làm quen hoặc Giu-li-ét-ta. b) Phần II: Từ cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết. Có thể đặt tên phần này là Cơn bão hoặc Marli-ô. 2. Em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau: Màn 1: Giu-li-ét-ta Nhân vật: Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô, một vài hành khách và thuỷ thủ. Cảnh trí: Buổi chiều tối, trên boong một chiếc tàu thuỷ giữa đại dương, Giu-li-ét-ta đang đứng tựa vào lan can, nhìn ra biển. Xung quanh em, một vài hành khách và thuỷ thủ đang trò chuyện với nhau về biển, về thời tiết hoặc về con tàu. Gợi ý lời đối thoại: - Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô chào nhau, làm quen với nhau. - Từng bạn kể về mình, về gia đình, về mục đích của chuyến đi. - Hai bạn chia tay, hẹn ngày mai gặp lại. Vũ Thị Hồng - 38 - Trường Tiểu học Cát Linh
  39. Sáng kiến kinh nghiệm - Giu-li-ét-ta kêu lên khi thấy bạn bị xô ngã và an ủi bạn khi băng bó cho bạn. Ma-ri-ô : - (Bước đến bên Giu-li-ét-ta ) Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không? Giu-li-ét-ta: - ( Vui vẻ ) Ồ không, không! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ toàn ngưới lớn, chẳng biết nói chuyện với ai. Cậu tên là gì? Ma-ri-ô: - Mình là Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn cậu? Giu-li-ét-ta: - Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi. Ma-ri-ô: - Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à? Giu-li-ét-ta: Màn 2: Ma-ri-ô Nhân vật: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, một số phụ nữ, trẻ em và một thuỷ thủ. Cảnh trí: Ban đêm. Cơn bão dữ dội. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu. Con tàu đang chìm dần, nước tràn ngập các bao lơn. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống biển. Gợi ý lời đối thoại: - Trong cơn bão Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô sợ hãi nhắc nhau: “ Cẩn thận”! - Một người kêu lên: “ Còn một chỗ đấy! Chỗ cho đứa nhỏ thôi! Xuống mau!”. - Ma-ri-ô nhường chỗ cho Giu-li-ét-ta, thả bạn xuống nước. - Mọi người bảo nhau kéo Giu-li-ét-ta lên xuồng. - Giu-li-ét-ta bật khóc nức nở, vẫy tay nói lời vĩnh biệt bạn. Vũ Thị Hồng - 39 - Trường Tiểu học Cát Linh
  40. Sáng kiến kinh nghiệm Ma-ri-ô : - (Hét to ) Giu-li-ét-ta! Cẩn thận! Giữ chặt nhé! Giu-li-ét-ta: - ( Hét to đáp lại) Ma-ri-ô! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm! Ma-ri-ô: - ( Hét to ) đừng sợ, Giu-li-ét-ta! Trông kìa, có một chiếc xuồng! Người dưới xuồng: b) Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập: - Thao tác 1: Đọc kĩ câu chuyện, xác định số nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật; tách riêng từng sự kiện xảy ra. Ví dụ: trong bài tập 1: đoạn trích truyện Thái sư Trần Thủ Độ có: + 3 nhân vật: Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ, người muốn xin chức câu đương. + 2 sự kiện: Việc Linh Từ Quốc Mẫu xin chức câu đương cho một người thân và cách xử trí của Trần Thủ Độ đối với người xin chức câu đương. Do Linh Từ Quốc Mẫu không xuất hiện để tham gia trực tiếp cuộc thoại nên sự kiện thứ nhất có thể lược bớt. - Thao tác 2: Phân biệt rõ trong các sự kiện dự kiến sẽ chuyển thể thành đoạn thoại: + Hành động , hoạt động của các nhân vật và trình tự xảy ra ( giúp cho việc xác định và sắp xếp các hành động, hoạt động của các đối tượng tham gia hội thoại, phân định thứ tự các lượt lời. + Ý nghĩa, lời nói của các nhân vật được kể lại gián tiếp ( Giúp cho việc xây dựng thành các lời thoại trực tiếp của các đối tượng tham gia hội thoại ). - Thao tác 3: + Sáng tạo thêm các nhân vật đệm hoặc các lời thoại để diễn giải hoặc nối các sự kiện, các hoạt động của các nhân vật tạo nên sự liền mạch cho cuộc thoại. Vũ Thị Hồng - 40 - Trường Tiểu học Cát Linh
  41. Sáng kiến kinh nghiệm +Thao tác ghi chép lại cuộc thoại vừa hoàn thành, sau đó sửa chữa, hoàn chỉnh. Ch­¬ng IV: Thùc nghiÖm s­ ph¹m I. Mục đích thực nghiệm: Vũ Thị Hồng - 41 - Trường Tiểu học Cát Linh
  42. Sáng kiến kinh nghiệm Để xem xét khả năng tiếp nhận và sản sinh hội thoại của học sinh trong các tiết học Tiếng Việt, nhất là các tiết học có nội dung hội thoại. Qua đó có sự điều chỉnh trong quá trình giảng dạy nội dung hội thoại nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung. II. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 5E Trường Tiểu học Cát Linh III.Nội dung thực nghiệm: 1.Chuẩn bị bài dạy: Phân môn Tập làm văn Bài : Luyện tập thuyết trình, tranh luận ( tuần 9, tiết 2) Tập viết đoạn đối thoại ( tuần 25, tiết 2) 2.Tổ chức thực nghiệm: 2.1.Tôi tiến hành dạy các tiết theo giáo án đã thiết kế. 2.2. KÕ ho¹ch bµi d¹y: Bµi: LuyÖn tËp thuyÕt tr×nh, tranh luËn I/ Môc tiªu: 1. LuyÖn tËp vÒ c¸ch thuyÕt tr×nh, tranh luËn. B­íc ®Çu biÕt c¸ch më réng lÝ lÏ vµ dÉn chøng trong thuyÕt tr×nh, tranh luËn. 2. Tr×nh bµy ý kiÕn cña m×nh 1 c¸ch râ rµng, m¹ch l¹c dÏ nghe ®Ó thuyÕt phôc mäi ng­êi. II/ Ph­¬ng tiÖn ®å dïng d¹y häc: B¶ng phô, thÎ tõ, thÎ c©u, bót d¹, phôc trang cho c¸c nh©nvËt §Êt, N­íc, Kh«ng khÝ, ¸nh s¸ng. Tranh vÒ tr¨ng vµ ®Ìn Vũ Thị Hồng - 42 - Trường Tiểu học Cát Linh
  43. Sáng kiến kinh nghiệm III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu: Thêi Ho¹t ®éng cña häc Néi dung Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn gian sinh 4’ A. KTBC: - Y/c hs nªu ~ ®k cÇn cã - 2 hs tr¶ lêi nèi tiÕp. khi tham gia thuyÕt tr×nh, tranh luËn. Th¸i ®é khi thuyÕt tr×nh, tranh luËn? B. Bµi míi: - Nx, cho ®iÓm hs. 1’ 1. Giíi thiÖu bµi: - GV gtb + ghi tªn bµi - Ghi bµi vµo vë 2. HD hs luyÖn tËp: 16’ a) BT1: * Gäi hs ®äc ph©n vai * 5 hs ®äc ph©n vai. SGV - tr 198 truyÖn * Hd hs n¾m v÷ng y/c cña * §äc l¹i y/c cña bµi. bµi. * Tæ chøc cho hs th¶o luËn nhãm 6 ®Ó tr¶ lêi c©u hái vµ * Hs lµm viÖc theo y/c. ghi kq vµo thÎ tõ, thÎ c©u. * Gäi hs tr×nh bµy. NX, kl * §¹i diÖn 1 sè nhãm d¸n thÎ tõ, thÎ c©u vµo cét ë b¶ng vµ tr×nh bµy, hs kh¸c nx, bs ý kiÕn. * Gv tæ chøc cho hs lµm * Hs lµm viÖc nhãm 4 viÖc nhãm 4 ®Ó më réng lÝ ghi ý kiÕn vµo nh¸p. lÏ vµ d/c. Gîi ý hs ®ãng vai c¸c nvËt ®Ó hoµn thµnh yc * Gäi hs ®ãng vai c¸c nv * 1 vµi nhãm hs ®ãng tranh luËn tr­íc líp. vai tranh luËn, líp theo dâi Thêi Ho¹t ®éng cña häc Néi dung Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn gian sinh Vũ Thị Hồng - 43 - Trường Tiểu học Cát Linh
  44. Sáng kiến kinh nghiệm  ghi lÝ lÏ, dc më réng nx, bs ý kiÕn. * Nx, khen ngîi nhãm hs, c¸ nh©n hs. KL 16’ b) BT2: - Gäi hs ®äc y/c vµ ND cña - 1 hs ®äc, nªu y/c: bµi vµ nªu y/c cña bµi thuyÕt tr×nh. - Hd hs t×m hiÓu y/c cña bµi vµ hd hs lµm bµi = 1 sè c©u hái gîi ý. L­u ý hs ®Ìn trong bµi ca dao vµ ®Ìn ®iÖn mµ ®Þa ph­¬ng ®ang sö dông. - Tæ chøc cho hs tù lµm bµi - Hs lµm viÖc c¸ nh©n vµo vë. - Gäi hs ®äc bµi cña m×nh. - 1 sè hs tr×nh bµy, hs Nx, söa ch÷a, cho ®iÓm hs - líp theo dâi, nx vµ bs - Khen ngîi hs. 3’ C. Cñng cè - dÆn dß: - Nx tiÕt häc, khen ngîi hs. - DÆn hs: + RÌn KN thuyÕt tr×nh, tranh luËn. + ChuÈn bÞ bµi cho tiÕt «n tËp. Bµi: TËp viÕt ®o¹n ®èi tho¹i I/ Môc tiªu: Vũ Thị Hồng - 44 - Trường Tiểu học Cát Linh
  45. Sáng kiến kinh nghiệm 1. ViÕt tiÕp c¸c ®o¹n ®èi tho¹i theo gîi ý ®Ó hoµn chØnh mét ®o¹n ®èi tho¹i trong kÞch. 2. BiÕt ph©n vai ®äc l¹i hoÆc diÔn thö mµn kÞch. II/ Ph­¬ng tiÖn ®å dïng d¹y häc: - B¶ng nhãm, bót d¹. - B¶ng phô. Mét sè ®å vËt ®Ó ®ãng vai. Hoa b×nh chän III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu: Thêi Ho¹t ®éng cña häc Néi dung Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn gian sinh 2 - 4 A. KTBC: - Nx qua vÒ bµi viÕt ë tiÕt - L¾ng nghe. ph tr­íc. - Y/c hs nh¾c l¹i tªn c¸c vë - Nh¾c l¹i B. Bµi míi: kÞch ®· häc ë líp 5 1. Giíi thiÖu bµi: - GV gtb + ghi tªn bµi - Ghi bµi vµo vë 1 ph 2. H­íng dÉn lµm 34ph BT: * Gäi hs ®äc y/c vµ ND cña * 2 hs ®äc, líp ®äc a. BT1: ®o¹n trÝch. thÇm. 4’ * HD hs ph©n tÝch ®o¹n * TLCH trÝch( c¸c nh©n vËt; d¸ng * Hs ®äc thÇm chuÈn ®iÖu, vÎ mÆt, th¸i ®é cña bÞ tr¶ lêi c©u hái. c¸c nh©n vËt; néi dung ®o¹n trÝch) * Cho hs ®äc thÇm l¹i mÈu chuyÖn. b. BT2: - Gäi hs ®äc y/c, nh©n vËt, - 3 hs ®äc c¶nh trÝ, thêi gian, gîi ý ®o¹n ®èi tho¹i cña BT2. - Tæ chøc cho hs lµm viÖc - Hs lµm viÖc theo nhãm. nhãm ë b¶ng nhãm 14’ - Gäi hs tr×nh bµy ý kiÕn - 1 sè nhãm tr×nh bµy bµi lµm cña m×nh, nhãm kh¸c nx, bs. - Nx, cho ®iÓm hs. - B×nh chän nhãm viÕt c. BT3: lêi tho¹i hay * Gäi hs ®äc y/c cña BT. * 1 hs ®äc * Tæ chøc cho hs trao ®æi * Lµm viÖc nhãm theo ph©n vai ®äc vµ diÔn l¹i y/c mµn kÞch theo c¸c vai: Vũ Thị Hồng - 45 - Trường Tiểu học Cát Linh
  46. Sáng kiến kinh nghiệm 16’ Thêi Ho¹t ®éng cña häc Néi dung Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn gian sinh TrÇn Thñ §é, Phó n«ng, Ng­êi dÉn chuyÖn * Nh¾c hs kh«ng qu¸ phô thuéc vµo lêi tho¹i * Tæ chøc cho hs diÔn kÞch * Hs diÔn kÞch tr­íc tr­íc líp líp. Nx, b×nh chän * Nx, khen ngîi hs, nhãm nhãm diÔn hay, sinh C. Cñng cè - dÆn dß: hs ®éng, tù nhiªn 2 ph - Nx tiÕt häc, khen ngîi hs. - DÆn hs: + ViÕt l¹i ®o¹n ®èi tho¹i. + ChuÈn bÞ bµi sau. Đoạn đối thoại của BT2 có thể là: XIN THÁI SƯ THA CHO Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không? Phú nông (ấp úng, mắt lấm lét nhìn ): - Dạ, bẩm đúng ạ! Trần Thủ Độ: - Ngươi đang làm nghề gì? Phú nông (chắp tay trước ngực): - Dạ, bẩm, con là phú nông ạ! Trần Thủ Độ: - Ngươi muốn xin ta chức gì? Phú nông: - Thưa, cho con xin nhận chức câu đương. Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết câu đương là làm gì không? Phú nông (ấp úng): - Dạ, là đi bắt những kẻ có tội,tra xét ạ! Vũ Thị Hồng - 46 - Trường Tiểu học Cát Linh
  47. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thủ Độ: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. Phú nông ( hoảng sợ, chắp tay rối rít): - Bẩm quan lớn, xin ngài tha cho con ạ! Con không dám xin làm câu đương nữa, xin cho con được làm phú nông thôi ạ! Trần Thủ Độ: - Lúc nãy ngươi nằng nặc xin làm câu đương cơ mà? Phú nông: - Dạ, bẩm, bẩm, xin quan lớn tha tội. ( tất cả cùng đi vào, hạ màn) Hoặc: XIN THÁI SƯ THA CHO Lính: Bẩm! Thái sư cho gọi con. Trần Thủ Độ: Hôm nay có người nhà phu nhân xin yết kiến ta. Anh ta đến thì vào bẩm ta. Lính: - Dạ! ( lính ra, một lúc sau vào) Lính: - ( Bước vào ) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ. Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! ( Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch ). Phú nông: - ( Quỳ lạy) Bẩm Đức ngài, con đã có mặt! Trần Thủ Độ: - Ngươi là người nhà phu nhân? Phú nông: - Bẩm Đức ngài, con là Trần Văn Thìn, người nhà phu nhân ạ! Trần Thủ Độ: - Phu nhân có nói, ngươi xin làm câu đương có phải không? Vũ Thị Hồng - 47 - Trường Tiểu học Cát Linh
  48. Sáng kiến kinh nghiệm Phú nông: - Dạ, bẩm Đức ngài, mong Đức ngài rộng lượng cho con được làm câu đương. Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết những ai được làm câu đương không? Phú nông: - Dạ, những người trúng tuyển qua cuộc thi ạ! Trần Thủ Độ: - Sao ngươi không thi? Phú nông: ( ngập ngừng rồi mới nói) Dạ! Dạ! con mà thi thì trượt mất ạ! Xin Đức ngài đèn giời soi xét! Trần Thủ Độ: - Ra là thế! Vậy chức câu đương của ngươi là chức câu đương xin! Phải có cái gì đánh dấu để phân biệt với chức câu đương thi. Ta cho chặt ngón chân út của ngươi để đánh dấu vậy. Phú nông: ( tái mặt, luống cuống) Con! Con xin Đức ngài! Nếu bị chặt ngón chân út thì con con con xin thôi chức câu đương ạ! Trần Thủ Độ: - Ngươi lại xin thôi làm câu đương? Phú nông: - Bẩm Đức ngài, vâng ạ, con xin thôi ạ! Con con xin Đức ngài cho về ạ! Lính: - Anh kia! Đi! ( Lính dẫn phú nông đi ra. Màn hạ ) 3.Kết quả thực nghiệm: Số học Tên bài dạy (1) % (2) % (3) % (4) % sinh Luyện tập thuyết trình, tranh luận 50 72 20 8 0 Tập viết đoạn đối thoại 50 64 20 12 4 (1): Vũ Thị Hồng - 48 - Trường Tiểu học Cát Linh
  49. Sáng kiến kinh nghiệm Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại ( có sáng tạo), với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại  Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại  Đạt được đích của hội thoại Sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói một cách hợp lí, có sáng tạo. (2): Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại, với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại  Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại  Đạt được đích của hội thoại  Có sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói (3): Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại ( nhưng còn gò bó, ngắn) , với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại  Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại  Đạt được đích của hội thoại  Có sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói nhưng còn gượng gạo, thể hiện chưa tự nhiên. (4): Lời thoại chưa diễn tả hết đề tài cuộc thoại  Giải quyết chưa thấu đáo vấn đề đặt ra trong cuộc thoại  Đạt được đích của hội thoại Bắt đầu biết sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói Từ kết quả thực nghiệm thu được, tôi thấy khi giảng dạy nội dung hội thoại cho học sinh, nếu giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập theo quy trình, theo các thao tác cơ bản thì việc học sinh chủ động trong cuộc thoại sẽ đạt được, Vũ Thị Hồng - 49 - Trường Tiểu học Cát Linh
  50. Sáng kiến kinh nghiệm cuộc thoại thành công. Qua thực nghiệm, tôi thấy học sinh tham gia vào học nội dung hội thoại một cách tích cực, hào hứng, tự tin, học sinh nói theo cách nghĩ và cách nói của mình, có sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi. Qua học hội thoại, học sinh đã thực sự sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống hàng ngày, học tiếng nói trong giao tiếp và để giao tiếp PhÇn III: KÕt luËn Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu nội dung hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học tôi thấy, đây là một nội dung mới nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong văn chương. Giờ học có nội dung hội thoại nếu được tổ chức hợp lí sẽ kích thích được hứng thú học tập, rèn luyện sự tự tin cũng như trau dồi kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và để giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên nội dung từng bài tập hội thoại còn có sự tích hợp ở một số nội dung khác của các phân môn trong môn Tiếng Việt. Vì vậy, mỗi giáo viên cần nắm vững chương trình môn Tiếng Việt của lớp mình phụ trách cũng như của cả cấp học để có những hiểu biết nhất định về hội thoại, về vai trò của hội thoại , trau dồi vốn sống, vốn giao tiếp, từ đó có phương pháp cũng như cách thức, con đường chuyển tải nội dung dạy cho học sinh một cách tự nhiên, gợi mở, chân thật, phù hợp, không gò bó. Giúp học sinh phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, nhà trường còn cần tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động tập thể với các chủ đề gần gũi, thân thuộc, phù hợp với lứa tuổi của các em để các em có cơ hội trau dồi khả năng giao tiếp, học hỏi Vũ Thị Hồng - 50 - Trường Tiểu học Cát Linh
  51. Sáng kiến kinh nghiệm lẫn nhau qua giao tiếp, nhất là khả năng tham gia hội thoại với nhiều người trong một cuộc giao tiếp, các em nói theo cách nghĩ và cách nói của mình, không gượng ép. Tµi liÖu tham kh¶o 1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình Tiểu học , NXB Giáo dục, 2002. 2. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Ngữ văn, NXBGD, 2006. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5, NXBGD, 2006. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5, NXBGD. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 5, Sách giáo viên, NXBGD, 2006. 6. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học - NXB Giáo dục, H.2003. 7. Phạm Thu Hà, Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5, NXB Hà Nội. 8. Nguyễn Trí, Phan Phương Dung, Dạy Hội thoại cho học sinh tiểu học; Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học - H: Dự án phát triển giáo viên tiểu học. 9. Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, NXBGD, 2008. 10. Nguyễn Trí, Tạp chí giáo dục số 176 ( kì 1 - 11/2007 ) Vũ Thị Hồng - 51 - Trường Tiểu học Cát Linh