Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh sử dụng các dấu câu

doc 5 trang thienle22 4120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh sử dụng các dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_su_dung_cac_dau_cau.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh sử dụng các dấu câu

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Dạy học sinh sử dụng các dấu câu. Người thực hiện : Ngô Minh Cầm. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 1999 - 2000 I Lý do chọn đề tài: Cùng với mục đích thực hành, chương trình ngữ pháp tiểu học đã lấy việc dạy câu làm trung tâm . Bắt đầu từ câu ở lớp 2 và kết thúc ở câu (lớp 5). Câu là đơn vị giao tiếp tối thiểu và tự nhiên nhất nên việc lấy câu làm trung tâm đã gắn giảng dạy với thực tiễn hoạt động giao tiếp của con người. Nhưng học sinh tiểu học nói chung việc sử dụng các dấu câu còn rất kém. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng các dấu câu kkhi viết văn là rất cần thiết. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã có những cải tiến để giúp học sinh hiểu và sử dụng tốt các dấu câu. Cơ sở lý luận: Trong chương trình tiểu học, dấu câu được bắt đầu giới thiệu từ lớp 3, lớp 4 còn đến lớp 5 dấu câu được ôn tập một cách khá kỹ lưỡng và hệ thống hơn. Dấu câu là ký hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Chỉ cần thay đổi vị trí của dấu câu hoặc sử dụng các dấu câu khác nhau thì những quan hệ ngữ pháp và mục đích nói cũng khác nhau. Ví dụ 1: Đêm hôm, qua cầu gẫy. Đêm hôm qua, cầu gẫy. Ví dụ 2: -Điện sáng. -Điện sáng chưa? -Điện sáng quá! Ở tiểu học có 10 loại dấu câu thường dùng, đó là: + Dấu chấm + Dấu chấm hỏi
  2. + Dấu chấm cảm + Dấu chấm phẩy + Dấu phẩy + Dấu hai chấm + Dấu gạch ngang + Dấu ngoặc đơn + Dấu ngoặc kép + Dấu chấm lửng Thông thường các em nhận biết được tác dụng của dấu chấm và dấu phẩy và sử dụng hai loại dấu đó nhiều hơn cả. Để có thể đào tạo được những học sinh chuẩn bị thi hết cấp tiểu học có khả năng giao tiếp, khả năng viết câu văn, đoạn văn, bài văn sử dụng các dấu câu chính xác có khả năng thể hiện mục đích nói khi giao tiếp thì đó là nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên tiểu học. II. Giải quyết vấn đề: Năm học này (1999-2000) tôi được phân công dạy lớp 5A. Khi mới nhận lớp tôi có cho các em viết một đoạn văn ngắn tự sáng tác về chủ đề "tình cảm của em với thầy cô giáo, mái trường, bàn bè". Qua đoạn văn các em viết , tôi thấy mặc dù có cảm xúc nhưng các em còn chưa biết sử dụng dấu câu tốt nên kết quả hạn chế. Tôi đã tiến hành phân loại: - Nhóm biết sử dụng các dấu chấm, phẩy đúng chỗ: 40%. - Nhóm chưa biết sử dụng dấu chấm, phẩy đúng chỗ: 40%. - Nhóm sử dụng được nhiều loại dấu câu khác và có khả năng bộc lộ được mục đích nói qua câu văn: 20%. - Sau khi đã phân loại về sử dụng dấu câu tôi đã đặt ra cho mình một số các biện páhp tiến hành. Biện pháp thứ nhất: Tranh thủ thời gian cho các em ôn lại những kiến thức về dấu câu đã học ở lớp 3 và câu chia theo mục đích nói đã học ở lớp 4. Hướng dẫn các em kẻ bảng ôn tập những kiến thức đã học. Có kiểm tra, chấm điểm, động viên các em nhớ kiến thức tốt. Nếu các em gặp khó khăn có thể gợi ý, hướng dẫn. Biện pháp thứ hai: Qua các bài tập đọc của lớp 5, củng cố lại về các loại dấu câu và khả năng biểu cảm của câu văn. giành thời gian thích đáng cho học sinh nhận biết về tác dụng các loại dấu câu trong bài văn để học sinh học tập. Ví dụ: Bài "Một sáng thu xưa"tập đọc lớp 5 nhận biết câu nào là câu kể, câu nào là câu cảm, tác dụng của dấu gạch ngang, dấu hai chấm ra sao?
  3. Qua bài lời hứa" ở tập đọc lớp 5 cũng vậy. Ta cũng giúp học sinh nhận biết tác dụng các loại dấu câu qua đoạn văn đối thoại. Còn qua câu văn "thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!" trong bài tập đọc "buổi sáng ở thành phố Hồ chí Minh" lại giúp các em biết mục đích nói của tác giả qua câu cảm biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của thành phố. Học bài "Đêm trăng hành quân về đồng bằng" hay bài "Hoa học trò" giáo viên có thể giúp cho học sinh biết được cách sử dụng trong bài đúng và hay như thế nào. Biện pháp thứ 3: Qua các bài tập làm văn của học sinh, giáo viên chấm lỗi thật kĩ những em chưa biết dùng dấu câu và hướng dẫn học sinh sửa lỗi. Có thể vận dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu hắt để gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên phải chuẩn bị phương án chữa bài tốt nhất cho học sinh. Biện pháp thứ 4: Cho học sinh luyện tập nhiều các dạng bài tập về dấu câu: a) Dạng thứ nhất: Cho một đoạn văn không có dấu câu, học sinh phải tách thành nhiều câu đơn và điền dấu câu cho thích hợp. Ví dụ1: Ngoài xa dòng sông lao xao vỗ sóng gió chạy loạt xoạt trong cỏ trăng đã lên cao đêm đã khuya lắm. Ví dụ 2: Rô ron nhao nhao lượn quanh đám cá ngão đang hớn hở Các bác từ đâu đến Xa lắm tận sông Hồng lên đây Mắt ca rô càng tròn xoe Tận sông Hồng lên à Chứ sao Để giải các bài tập này phải cho học sinh tách đoạn văn thành từng câu đơn. Sau đó dựa vào mục đích nói của từng câu rồi điền dấu câu cho thích hợp. Có những câu phải chú ý xác định được chức năng làm thành phần câu và mối quan hệ ý nghĩa giữa các phần trong câu để diễn tả các dấu phẩy cho thích hợp. b) Dạng thứ hai: Cho học sinh nêu ý nghĩa của dấu câu đã được dùng hoặc thay thế một dấu câu đã cho bằng một dấu câu khác. Ví dụ 1: Trong các câu dưới đây hai chấm có tác dụng gì? Sự vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học Bố dặn bé Lan: "Con phải học bài xong rồi mới được đi chơi đấy!"
  4. Ví dụ 2: Chọn một dấu câu có thể thay thế dấu chấm phẩy trong câu: - Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; Dòng sông và những đoàn thuyền ngược xuôi. (Dấu chấm phẩy trong câu biểu thị mối quan hệ song song, quan hệ liệt kê có thể thay đổi bằng dấu phẩy). c) Dạng thứ ba: Là những bài tập yêu cầu học sinh đặt câu có sử dụng các dấu chấm câu cho trước. Ví dụ: Đặt hai câu có dùng dấu ngoặc đơn: - Một câu có phần chú thích trong ngoặc đơn làm rõ nghĩa cho một từ. - Một câu có phần chú thích trong ngoặc đơn cho biết xuất xứ của đoạn văn. d) Dạng thứ tư: Đưa ra những câu viết sai dấu câu, yêu cầu học sinh chữa lại cho đúng. Ví dụ: + Bố cháu có nhà không. +Con tìm xem quyển sách để ở đâu? Nếu thời tiết đẹp. Thì lớp ta sẽ đi thăm quan. Biện pháp thứ năm: Tổ chức các trò chơi, thực hiện "Học mà chơi, chơi mà học" nhằm gây hứng thú cho học sinh và giúp học sinh nắm vững bài. Tôi đã tổ chức các trò chơivề dấu câu: Hoạt cảnh dấu câu kể về mình làm cho học sinh vui và nhớ lâu được tác dụng của dấu câu. Biện pháp thứ sáu: Động viên khen thưởng, tuyên dương các em có tiến bọ khi sử dụng dấu câu tốt. II. Kết quả thực hiện: Qua các biện pháp tiến hành, sang học kì hai tôi thấy học sinh đã có khả năng sử dụng dấu câu tốt hơn. Ngoài sử dụng dấu chấm, phẩy các em đã sử dụng tốt cả 10 loại dấu câu đã được hướng dẫn. Cuối học kì I môn Tiếng Việt của lớp đạt điểm giỏi tương đối cao trong toàn khối. Số em mắc lỗi về dấu câu chỉ còn độ khoảng 10%. III. Bài học khinh nghiệm: Muốn đạt kết quả trong giảng dạy thì giáo viên phải coi học sinh làm trung tâm. Người thầy phải thật sâu sát với những lỗi mà học sinh thường mắc phải. Luôn kiên trì tìm ra phương pháp dạy phù hợp và đổi mới phương pháp gay hứng thú. Trên đây là một số biện pháp tôi đã tiến hành trong quá trình dạy học sinh sử dụng tốt dấu câu ở tiểu học. Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Hà Nội ngày 29-02-2000 Người viết
  5. Ngô Minh cầm