Sáng kiến kinh nghiệm Cách thể hiện Thi trung hữu họa trong giảng dạy bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (Chương trình Ngữ văn lớp 8)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách thể hiện Thi trung hữu họa trong giảng dạy bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (Chương trình Ngữ văn lớp 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cach_the_hien_thi_trung_huu_hoa_trong.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cách thể hiện Thi trung hữu họa trong giảng dạy bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (Chương trình Ngữ văn lớp 8)
- Sáng kiến kinh nghiệm Phần một ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở khi tiếp nhận tác phẩm văn học đã có khả năng liên tưởng, tưởng tượng, khả năng ghi nhớ, tái hiện hình tượng văn học và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ những suy nghĩ cảm nhận của mình; Tuy nhiên các em cũng rất dẽ hứng thú tích cực và cũng rất dễ chán nản trong hoạt động học. Chính vì lẽ đó rất cần những biện pháp hỗ trợ, kích thích của người giáo viên đối với học sinh trong một giờ dạy thì năng lực và hứng thú của cá nhân học sinh trong học, đọc văn mới vững bền được. Xuất phát từ việc dạy học văn vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Người giáo viên với vai trò là người tổ chức hướng dẫn, là người mở cho học sinh con đường tự sáng tạo, chủ động tiếp nhận và cảm thụ văn học, người giáo viên phải huy động linh hoạt tài năng, nghệ thuật sư phạm của mình để các hoạt động học tập văn học của học sinh đạt được hiệu quả cao nhất. Để có một giờ dạy tốt chính bản thân giáo viên cũng phải chủ động và sáng tạo mới có thể khơi dây được hoạt động tích cực của học sinh trong lớp, mới gây được hứng thú cho học sinh. Tôi nhận thấy dạy học tác phẩm văn học cũng như hướng dẫn học sinh làm một món ăn. Và không phải lúc nào cũng chỉ là phương thức làm một món. Thực đơn cũng cần phải có sự thay đổi khác lạ nhưng mục đích cuối cùng vẫn là cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Những món ăn ngon mà lại được trình bày đẹp, ấn tượng bào giờ cũng kích thích được vị giác người ăn, cũng gây được sự chú ý và hứng thú. Trở lại việc dạy học văn, tôi nhận thấy mỗi tác phẩm được chọn đưa vào chương trình là một sáng tạo của nhà văn, mỗi học sinh lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt. Mà văn học lại là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Văn học thông qua chất liệu đặc biệt là ngôn ngữ. Ngôn ngữ Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 1
- Sáng kiến kinh nghiệm trong tác phẩm văn học có khả năng tái hiện một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm hiện thực khách quan. Ví như học sinh có thể cảm nhận được một buổi sớm mai đẹp đẽ, trong lành ở thôn quê chỉ bằng một đoạn thơ: “ Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót”. Một tác phẩm thơ ca có tính chất tạo hình là 1 tác phẩm đem đến cho người đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống và hiện thực thực tế khiến người ta có thể cảm nhận được. Trong văn học truyền thống của ta có rất nhiều bài thơ hay, giàu sức tạo hình. Có nhiều bài thơ, đoạn thơ khi đọc lên, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước 1 bức họa. Chẳng hạn đoạn mở đầu bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan : Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Đoạn thơ giống như bức tranh thủy mạc, rất hữu tình và rất nên thơ. Nó không lòe loẹt với nhiều màu sắc của những từ hoa mĩ mà giản dị như cảnh, như người. Cảnh ở đây được tả rất thực nhưng rất thi vị: nhiều đá, nhiều cây, nhiều hoa, nhiều lá- một khung cảnh của thiên nhiên, núi rừng đang đua nhau thi sắc. Đọc câu thơ này người đọc cảm thấy tâm trạng lâng lâng thì bỗng nhiên cmr xúc lại trải rộng và lắng xuống với hình ảnh vài chú tiều, vài ngôi nhà chợ lác đác bên sông. Cảnh vật được miêu tả vừa đẹp lại vừa buồn , cái buồn mênh mông xa vắng gợi lòng chạnh nhớ về dĩ vãng xa xưa. Trong thực tiễn thi ca những bài thơ hay giàu chất tạo hình nhiều khi gần giống như là bức họa hoàn chỉnh. Người ta nói: “ Thi trung hữu họa” ( Trong thơ có họa) chính vì đặc trưng của văn học như vậy nên có những thi phẩm, Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 2
- Sáng kiến kinh nghiệm người họa sĩ có thể minh họa bằng một bức tranh cụ thể hoặc một vài đường nét tạo hình, tạo không gian dựa trên nội dung tác phẩm đó. Tôi thấy “ Ông Đồ” của Vũ Đình Liên là 1 thi phẩm như thế!? Đặc biệt hơn, Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng, tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ và đặc biệt là bằng sự rụng động của ngôn từ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Để tạo sự khác lạ, sinh động cho bài dạy và cũng để khắc sâu nét đặc trưng của loại thể văn học, người giáo viên có thể đưa ra tranh vẽ minh họa, hát một bài hát mà bài thơ đang dạy được phổ nhạc, đóng một đoạn kịch nhằm kích thích thị giác, thính giác và các giác quan của học sinh, từ đó gây hứng thú cho học sinh đối với bộ môn. Nhận thấy bài thơ “ Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (Văn 8) có thể phân ra cảnh cụ thể theo bố cục của bài thơ. Bài thơ gợi ra cảm xúc, cảm xúc được vận động trên nền cảnh cơ bản mà có thể tái hiện bằng tranh. Với những lý do trình bày trên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Cách thể hiện Thi trung hữu họa trong giảng dạy bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên ( Chương trình Ngữ văn lớp 8). II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Nhà trường phổ thông dạy cho học sinh kiến thức về các bộ môn từ khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên không ngoài mục đích phát triển toàn diện học sinh. Đặc biệt hiện nay với phương pháp giảng dạy mới theo hướng “tích hợp” (hiểu theo nghĩa rộng là tích hợp các kiến thức của bộ môn này trong việc giảng dạy bộ môn kia) thì thiết nghĩ có lẽ đề tài này cũng là một sự đổi mới theo hướng “tích hợp” chăng? Dù sao cũng là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi nên chắc chắn không tránh khỏi sự phiến diện và khiếm khuyết. Rất mong các đồng nghiệp chỉ bảo tôi để tôi hoàn thiện hơn đề tài này theo quan điểm tích hợp của chương trình sách giáo khoa. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 3
- Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện đề tài này tôi không ngoài mục đích nâng cao chất lượng và làm phong phú thêm một giờ dạy học văn và gây hứng thú học cho học sinh, rèn kĩ năng tưởng tượng cho học sinh thông qua tranh vẽ - những bức họa minh họa cho thơ. Mặt khác vần đề tôi đưa ra cũng phần nào giúp cho người giáo viên suy nghĩ thêm về việc đưa đồ dùng trực quan vào giờ dạy học Văn như thế nào để đạt hiệu quả nhất mà vẫn bảo đảm đặc trưng bộ môn và sự chủ động sáng tạo trong lĩnh hội của trò. Theo yêu cầu của đổi mới về phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông thì vai trò của giáo cụ, của phương tiện dạy học không phải là chứng minh kiến thức mà là cung cấp kiến thức cho học sinh. Đó cũng là mục tiêu của đề tài này. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Việc sử dụng kênh hình là rất cần thiết và quan trọng đối với việc dạy học của người giáo viên. Kênh hình là 1 phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có vị trí và tác dụng nhất định, nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả sư phạm lại rất cao. Điều này không ai có thể phủ nhận. Song, đối với các bộ môn khoa học như Toán, Lý, Sinh, Sử, Địa thì kênh hình bao giờ cũng rất rõ ràng, không thể thiếu, thậm chí có rất nhiều tác giả tác phẩm nói về vấn đề sử dụng tranh ảnh minh họa đồ dùng trực quan như thế nào trong từng bài dạy. Còn với riêng Văn học lại khác hẳn. Ngôn ngữ là một phương tiện biểu hiện hiện thực khách quan và biểu thị cả thế giới nội tâm mà người đọc chỉ có thể cảm nhận được chứ không thể thể hiện rõ ràng mạnh lạc và cụ thể bằng hành động hay tranh vẽ được. Nói như vậy không phải tôi đang tự phản biện lại chính mình mà tôi muốn nói tới cái khó khăn khi tôi thực hiện đề tài. Chính điều này khiến người giáo viên đứng trên bục giảng lười sáng tạo đồ dùng trực quan bởi vì từ xưa đến nay chưa có một tài liệu nào nói về việc dạy học Văn phải tạo và sử dụng tranh vẽ như thế nào trong một giờ dạy học Văn. Theo tôi thì hiệu quả của việc sử dụng tranh vẽ là do nhiều yếu tố quyết định nhưng chủ yếu là phương pháp sử dụng, kỹ năng và năng lực sư phạm của giáo Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 4
- Sáng kiến kinh nghiệm viên khi đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để học sinh tự tri giác từ ngôn ngữ chuyển sang tri giác về hình ảnh và ngược lại. Thực hiện đề tài này bản thân tôi vẫn còn nhiều trăn trở nên chỉ coi như đây là một ý kiến nhỏ đưa ra từ phương pháp giảng dạy của chính mình mong mọi người đón nhận và cho ý kiến. Tôi đã làm và rất muốn thể hiện ý tưởng nếu “Thi trung hữu họa” thì tại sao không thể giúp mỗi học sinh thể hiện cảm thụ của riêng mình, mỗi em một vẻ, phong phú, đa dạng giàu cảm xúc, tưởng tượng những hình ảnh khác nhau theo gợi mở và định hướng của người thầy giáo?! IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi tác giả, tác phẩm thơ “ Ông Đồ”, những nét thực tế cuộc sống mà bài thơ phản ánh có thể tái hiện lai nội dung của bài thơ bằng tranh vẽ và những bài phê bình xung quanh bài thơ “ Ông Đồ” chứ không nghiên cứu cách vẽ tranh bằng những chất liệu nào. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đọc các tài liệu có liên quan và đề cập đến các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là cách khai thác đồ dùng trực quan và tích hợp trong giảng dạy- một trong những đổi mới phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh. - Đọc các tài liệu về thi pháp thơ, dự giờ văn của các đồng chí giáo viên ngữ văn, đặc biệt là cách họ sử dụng đồ dùng và khai thác tính hiệu quả của đồ dùng trong dạy học văn. - Nghiên cứu thực trạng học sinh - Phương pháp tiếp cận hệ thống thi pháp học - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để có thể rút ra kết luận tìm tòi phục vụ giảng dạy. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 5
- Sáng kiến kinh nghiệm Phần hai GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. KHẢO SÁT THỰC TẾ I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU: - Tôi được phân công giảng dạy môn văn 8 trong nhiều năm. Đề tài này tôi thực hiện từ năm 2000 cho đến nay. Cụ thể: Năm học 2000 - 2001 Lớp dạy 8B, 8D, 8E – Trường THCS Đồng Quang, Huyện Quốc Oai. Năm học 2001 – 2002 Lớp dạy 8B, 8E – Trường THCS Đồng Quang, Huyện Quốc Oai. Năm học 2002 – 2003 Lớp dạy 8D, 8E – Trường THCS Thị Trấn, Huyện Quốc Oai. Năm học 2004- 2005 Lớp dạy 8A, 8B – Trường THCS Kiều Phú, Huyện Quốc Oai. Năm học 2005- 2006 Lớp dạy 8A, 8C – Trường THCS Kiều Phú, Huyện Quốc Oai. Năm học 2010- 2011 Lớp dạy 8A, 8D – Trường THCS Thái Thịnh, Quận Đống Đa. Đây là những lớp có sức học tương đương nhau nên rất dễ thực hiện trên một lớp và đối chiếu với lớp kia về kết quả. * Thuận lợi: - Ban giám hiệu các nhà trường mà tôi đã dạy rất sâu sát với các vấn đề chuyên môn. - Giáo viên trong trường hầu hết đều có trình độ Cao đẳng và Đại học có chuyên môn vững vàng, luôn thi đua dạy và học khá sôi nổi, có nhiều thành tích Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 6
- Sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục học sinh. Đó là điều kiện thuận lợi giúp các giáo viên phấn đấu hết mình với công việc được giao. - Về phía tổ chuyên môn, thường xuyên tổ chức thao giảng, tổ chức những chuyên đề về những vấn đề bức xúc trong chuyên môn nên phần nào tổ đã giải quyết những vấn đề khó khăn mà trong quá trình dạy học giáo viên mắc phải. * Khó khăn: - Khi tôi tiến hành thực hiện đề tài này là lúc chương trình dạy là sách giáo khoa cũ ( chưa thay sách). Tôi cũng hi vọng rằng “ Ông Đồ” là tác phẩm Văn được chọn dạy trong chương trình thay sách lớp 8 các năm tới. Tinh thần đổi mới mà linh hồn là sự đổi mới phương pháp đã được tôi vận dụng ngay trong chương trình chưa thay sách. Đó là một sự đón đầu có ý nghĩ thiết thực mà phần nào tôi đã thu được. Sau đó là chương trình thay sách giáo khoa. Và thật may là bài thơ “ Ông đồ” mà tôi tâm đắc vẫn được chọn giảng dạy trong chương trình. Sau đó bùng nổ trào lưu hiện đại và tất yếu là việc đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy nên kênh hình được phát huy tối đa – một bước đột phá mới trong công tác giảng dạy nói chung và trong dạy học văn nói riêng. Tôi không biết đề tài và những trăn trở của tôi có đến nỗi lạc hậu lắm không nhưng tôi vẫn thấy mình thu được những kết quả đầy khích lệ để tôi có thể tiến hành tiếp ý tưởng của mình và bổ sung dần theo yêu cầu đổi mới và hiện đại. Một khó khăn nữa là không phải giáo viên nào cũng biết vẽ để thể hiện ý tưởng của mình. Trong trường số giáo viên họa có thể giúp đỡ ở đề tài này còn rất khó khăn hạn chế, và đặc biệt chưa có tiếng nói đồng điệu giữa hai phạm trù nghệ thuật – tạo hình và nghệ thuật văn chương. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUA KHẢO SÁT 1. Về phía giáo viên: - Tôi có dự giờ của nhiều đồng nghiệp. Hầu hết khi dạy giáo viên chỉ đưa ra bức tranh về cuối tiết dạy nhằm gây ấn tượng cho học sinh về một nhân vật nào đó hoặc cho học sinh phát biểu cảm nghĩ và chủ yếu là giáo viên tỏ ra bị khiên cưỡng, bắt buộc cần có đồ dùng trực quan trong giờ dạy học với ý nghĩa là “đổi mới” và “có sử dụng đồ dùng” Mặc dù có sự đầu tư vào tranh vẽ, song sự khai Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 7
- Sáng kiến kinh nghiệm thác còn hạn chế lãng phí vì phần lớn giáo viên sợ thời gian không cho phép nên lờ quên bức tranh mình đưa ra hoặc có muốn khai thác tranh thì cũng bình được một vài câu rồi không biết nói gì nữa. Vai trò tranh vẽ không phải là phương tiện cung cấp kiến thức có lẽ nhiều giáo viên cũng nhận ra điều này nên hiện trạng phổ biến là: * Hầu hết các giờ dạy học Văn gần như không có giáo cụ trợ giúp ngoài ngôn ngữ nói và viết của thầy * Giáo viên luôn mặc cảm đây là môn không thể và không cần có giáo cụ. Ngôn ngữ nói và viết là duy nhất và vạn năng. * Hoặc nếu vẽ tranh chủ yếu cũng chỉ là gây hứng thú thẩm mĩ, cùng lắm là áp đặt, minh họa kiến thức một cách rời rạc và khiên cưỡng. 2. Về phía học sinh: - Học sinh tỏ ra lúng túng khi giáo viên đưa ra tranh vẽ bởi học sinh còn chưa định hình được bức tranh ứng với đoạn nào của bài hoặc không biết nên phát biểu cảm nghĩ thế nào. Ví dụ như tôi đã dự 1 đồng chí dạy bài thơ Lượm, sau khi dạy xong cô đưa ra bức tranh vẽ một chú bé đội ca nô (hình ảnh Lượm) rất tươi đang đi trên cánh đồng lúa. Cô hỏi “Em nào có thể đọc đoạn thơ trong bài gắn với hình ảnh trên?” Một học sinh chú ý ngay tới tâm điểm của bức tranh là chú bé Lượm nên đọc đoạn đầu “ Chú bé loắt choắt – Cái xắc xinh xinh – Cái chân Nhảy trên đường vàng” thì cô bảo chưa chính xác. Bởi vì cô muôn lưu ý học sinh ở đoạn “ Lúa trổ đòng đòng – Ca nô chú bé – Nhấp nhô trên đồng”. - Học sinh rất chú ý đến đường nét của tranh minh họa, đã có sự bị cuốn hút, chú ý vào tranh, vào sự khác lạ với mọi ngày trong cách dạy của thầy và đặc biệt các em chú ý bức tranh đẹp hay xấu, nhân vật được họa sĩ vẽ ra sao và xì xào bàn bạc nhận xét về tranh. - Cũng có khi sự hào hứng của học sinh được khơi ra thì cô thầy gọi học sinh hoặc tự cô thuyết minh một vài câu rồi cất tranh đi, hoặc là hết giờ, làm học sinh bỗng cụt hứng. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 8
- Sáng kiến kinh nghiệm - Có khi học sinh không thấy gì vui mừng cả khi mà giáo viên đưa tranh ra minh họa ra vẽ giống hệt như tranh đã có sẵn trong sách giáo khoa nên có vẻ cô thầy ý thức “đổi mới” trong giờ học ấy thì lại hóa ra là không mới gì cả. 3. Kết luận thực trạng - Giáo viên lười đầu tư vào việc sáng tạo tranh vẽ. Một tác phẩm 1 dòng thơ 1 câu văn đâu phải chỉ sử dụng có một cảnh mà tạo ra liên tưởng về cảnh ở nhiều góc độ. Vậy người giáo viên còn lười suy nghĩ sáng tạo xem nên làm tranh vẽ nhân vật hay cảnh ở góc độ nào là hợp lý nhất, học sinh dễ cảm nhận nhất, không làm mất văn thơ ở đường nét của tranh. - Giáo viên thấy khó ở vấn đề là sợ rằng tạo tranh vẽ triệt đi mất ý thơ. Do vậy việc vẽ tranh không hề đơn giản chưa kể đến việc sử dụng tranh thế nào để hiệu quả phát huy được tư duy sáng tạo và cảm hứng cảm thụ tác phẩm thơ cho học sinh. - Thứ nữa là việc đầu tư “kinh phí” cho tranh vẽ là giáo viên phải tự túc, giáo viên muốn tranh vẽ phải thuê họa sĩ, phải nói ý tưởng khi đặt đơn với họ. Mà họa sĩ họ chỉ có tài thẩm cảnh chứ đâu chắc đã có tài thẩm văn chương, do đó nhiều lúc đi vẽ không ưng ý, giáo viên đành thôi không dùng vì cả 2 lý do này. Cứ dạy theo kiểu truyền thống đỡ rắc rối. Như vậy học sinh luôn được học theo một kiểu dễ gây sự nhàm chán, chán nản cho học sinh. So sánh sang các môn học khác ta thấy các em rất háo hức với giờ thực hành sinh học, với bản đồ lịch sử, với bản đồ địa lý. Còn môn Văn thì sao? Chẳng thấy thầy cô dùng tranh gì ngoài mấy sơ đồ ngữ pháp ghi vào tờ tôki làm bảng phụ cho nhanh. Do vậy việc sử dụng và sáng tạo tranh minh họa là hi hữu khi phải thao giảng chẳng hạn. Cho nên học sinh thường “lạ” vì động tác đưa tranh rất “mới mẻ’ của thầy, gây nên sự xì xào bàn tán. Kể cả giáo viên hát bài thơ được phổ nhạc – việc đơn giản nhất cũng ít được làm nên khi lần đầu tôi hát, tôi còn thấy học sinh ở dưới “cô, cô giáo hát hay quá” có khi giáo viên trở nên lúng túng vì xấu hổ. Nếu những cách này được sử dụng không phải thường xuyên nhưng cũng vài ba lần thì học sinh thoải mái không thấy lạ lẫm. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 9
- Sáng kiến kinh nghiệm - Thử đặt vấn đề chúng ta luôn đổi mới bằng cách này hay cách khác “thêm gia vị” cho giờ dạy thường xuyên thì những tình trạng về phía học sinh sẽ không diễn ra như vậy. - Gần đây chúng ta tìm được giải pháp hữu hiệu là đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, việc đưa tranh, đưa hình ảnh trở nên dễ dàng hơn. Thực tế đã cho thấy những trang giáo án vi tính, những bài powerpoin được thiết kế sinh động, hấp dẫn đã tạo được sự lôi cuốn khá mạnh mẽ đối với cả giáo viên với học sinh. Và thậm chí nó còn được đo cho tính hiệu quả của bài dạy. Tất nhiên giáo án điện tử có ưu thế riêng của nó, nó tận thu được rất nhiều nguồn tư liệu và truyền tải được dung lượng kiến thức khá đồ sộ. Tuy nhiên nhiều khi giáo viên đã quá lạm dụng tính hiệu quả của công nghệ thông tin trong khi bản thân nó cũng còn có một số vấn đề cần trao đổi: Cơ sở vật chất của hầu hết các nhà trường còn chưa cho phép. Một trường mới trang bị được 3 hoặc 4 máy chiếu nên không phải lúc nào người giáo viên cũng có thể sử dung máy chiếu được, chưa kể những lúc mất điện thì lại đành phải dạy bình thường như trước đây.Vì thế để đạt hiệu quả trong từng bài dạy, để phù hợp với điều kiện từng trường, chúng ta nên khai thác 1 cách hiệu quả những phương tiện đồ dùng trực quan khác. Những phương tiện truyền thống chiếm một vị trí khá khiêm tốn nhưng khi biết khai thác hợp lí nó sẽ tạo được hiệu quả cao trong việc dạy học. Với đề tài này tôi muốn nói tới việc khai thác ý tưởng thi trung hữu họa bằng cách đưa giáo cụ trực quan là tranh vẽ của giáo viên chuẩn bị. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 10
- Sáng kiến kinh nghiệm B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. SỐ LƯỢNG, YÊU CẦU CỦA TRANH VẼ: Dễ thấy bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên chia làm 5 khổ. Nhà thơ đã dự cảm bước đi im lìm mà quyết liệt của thời gian. Hai đoạn thơ đầu (khổ 1 +2) tươi vui nhảy nhót với cái nền hoa đào nở của ngày tết, của mùa xuân với giấy đỏ, mực đen, với người qua lại tấp nập. Ba đoạn cuối (khổ 3,4,5) miêu tả những biến động của thời gian: Ông đồ vẫn ngồi đó, người thuê viết không còn (khổ 3) ông đồ ngồi đây không người nào biết (khổ 4) ông đồ không còn ở đây nữa (khổ 5) Riêng khổ 5 thể hiện rõ nhất, xúc động nhất tấm lòng nhà thơ. Do vậy tôi thấy ông đồ là biểu tượng của một thời gian cụ thể, xóa dần, xóa dần rồi mất hẳn. Sự ra đi của ông đồ, với nhà thơ có ý nghĩa sự ra đi của một thời xưa đẹp, một nền văn hóa đang đô thị hóa. Ở một phương diện nào đó thật dữ dằn và tàn nhẫn. Điều này được nhà thơ biểu đạt bằng ngôn từ thoạt đầu đầy âm thanh màu sắc tươi vui dần dần xa vắng nhạt nhòa mênh mông. Tôi quyết định vẽ 3 bức tranh tương ứng 1. Số lượng 5 tranh Tranh 1:Tương ứng với 2 khổ thơ đầu: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Tranh 2: Tương ứng với 2 khổ tiếp theo: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 11
- Sáng kiến kinh nghiệm Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Tranh 3,4: Tương ứng với 1 khổ còn lại: Năm nay đào lại nở Chẳng thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ. Tranh 5: Không tương ứng với khổ nào trong bài thơ, tôi muôn khắc sâu cho học sinh hiểu rõ hơn về hình ảnh và quan niệm về ông đồ tôi cho làm tranh ông đồ đang dạy học trò. Tôi xin đưa ra đây 4 tranh tôi đã sử dụng trong giảng dạy. 2. Yêu cầu TRANH 1 - Tranh 1 thể hiện thời vàng son trọng vọng của ông đồ nên yêu cầu bức tranh phải màu mẻ rực rỡ hơn các tranh khác. - Tôi đã nhờ một đứa cháu có năng khiếu vẽ. Thật ngạc nhiên vì cô bé vẽ ông đồ mặc áo com lê và những người xung quanh người thì mặc tân thời, người thì quần âu sơ vin. Tôi đành vứt bỏ và đặt câu hỏi phải chăng học sinh không hiểu được thời đại đó. Vậy tranh vẽ cần đảm bảo: +Cách ăn mặc của nhân vật trong tranh phải đúng, thể hiện được nét văn hóa phương đông như áo dài, khăn gõ, guốc mộc, nón lá, nghiên mực bút lông người thuê viết phải ăn mặc tương tự, dân dã như áo thâm hoặc áo dài đời xưa không vuông vức kiểu cách, chiết eo hiện đại. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 12
- Sáng kiến kinh nghiệm + Ông đồ ở vị trí trung tâm của cảnh – chiếm cái thần thái của bức tranh. + Phải cố gắng thể hiện giấy đỏ, mực đen, nhiều người xem viết và khung cảnh hoa đào nở, phố đông người. TRANH 2 - Thể hiện thời suy tàn tiều tụy của ông đồ, của lớp người nho học- âm hưởng buồn. Trong thời thế biến đổi nên yêu cầu càng thể hiện sự chìm dần của ông đồ (so với tranh 1) càng tốt. Vì dòng đời tấp nập chảy trôi vô tình nên vẫn có hình ảnh hoa đào rực rỡ, song cần thể hiện thái độ của mọi người không hướng tới ông đồ. Cần đảm bảo: + Màu đỏ giấy phai mờ, lá vàng rơi và sương phủ, tạo cảm giác mờ mịt bâng khuâng + Cách ăn mặc của ông đồ như cũ, cách ngồi viết thu lại tạo cảm giác đơn côi + Cách ăn mặc của người trên phố đã được tây hóa như com lê, áo dài, mũ phớt, ca vát, dày + Khung cảnh vẫn là hoa đào nở, phố đông tấp nập nhưng không hướng về ông đồ + Ông đồ không còn là tâm cảnh nhưng vẫn là cái hồn của tranh đó. TRANH 3 Tương ứng với khổ thơ cuối của bài thơ - Tấm lòng nhà thơ là tâm cảnh nhưng không thể trải phơi bằng nét vẽ nên có thể vẽ theo phương thức trừu tượng như một sự tưởng tượng, 1 nén nhang tưởng nhớ. Với tranh này tôi thực sự lúng túng nhưng rõ ràng là phải thể hiện được sự cảm hoài, nuối tiếc và cố gắng tạo tranh sao cho thể hiện không gian mờ mịt thăm thẳm, nhạt nhòa, hư vô. Vừa như bão dông của cuộc đời, vừa như bụi mưa, bụi thời gian đang xóa lấp đi hình ảnh mà chỉ còn lại là sự tưởng nhứ mà thôi. TRANH 4 Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 13
- Sáng kiến kinh nghiệm Đây là 1 cách thể hiện khác của khổ thơ cuối cùng. Dễ thấy cả bài thơ các cảnh được đặt trên 1 nền cảnh cụ thể như nhau, cũng có sự trở lại của hoa đào và mọi vật, chỉ thiếu có ông đồ. Vẽ theo phương thức miêu tả hiện thực thì yêu cầu của tranh phải có: + Hoa đào rực rỡ + Người trên phố qua lại. + Không có hình ảnh ông đồ Để tạo tâm cảnh cho bức tranh ông đồ vắng bóng và nhà thơ thấy 1 khoảng trống trong tâm cảnh, ấy là chỗ ông ngồi nay không có bóng dáng ông nữa. Cảnh vẽ này học sinh dễ hiểu nhưng có cái chưa thể hiện trên tranh là cảm xúc dâng trào của nhà thơ. TRANH 5 Khắc sâu cho học sinh hình ảnh ông đồ dạy học. Yêu cầu vẽ: + Ông đồ đang cầm sách đọc dạy học trò, như kiểu ông đang bình thơ + Một vài đứa trẻ ngồi học trên chiếu bên cạnh những chiếc bàn học hoặc chõng tre con + Cách ăn mặc của học trò mang tính chất con nhà nông dân thời xưa chúng đang lúi húi viết bút lông + Ngày xưa ông đồ dạy tại nhà nên khung cảnh là nhà riêng đơn sơ chứ không phải là nhà cao cửa rộng tiện nghi hiện đại được. II.TIẾN TRÌNH SOẠN – GIẢNG Tôi tiến hành soạn giảng như sau: - Mục đích yêu cầu - Lên lớp + ổn định tổ chức + Kiểm tra bài cũ + Giới thiệu bài mới 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 14
- Sáng kiến kinh nghiệm 2. Đề tài và mạch cảm xúc Bình thường tôi đọc mẫu một lượt và cho học sinh đọc bài thơ. Nay tôi cho học sinh đọc trước (với mục đích tôi sẽ đọc sau để đưa tranh vẽ ra cho tự nhiên) và hỏi: ? Em cho biết xuất phát từ cảm xúc nào? Tác giả đã thể hiện nội dung bài thơ là gì? - Yêu cầu trả lời và khắc sâu cho học sinh được: + Ồng đồ là 1 hình tượng nghệ thuật đặc sắc diễn tả thân phận bị chối từ của 1 lớp người nho học trong những biến động văn hóa lớn lao đầu thế kỷ XX. Viết bài thơ, nhà thơ xuất phát từ niềm thương cảm chân thành trước một vẻ đẹp văn hóa đang lụi tàn, trong cảm hứng hoài cổ tiếc nuối cảnh cũ người xưa. + Bài thơ tái hiện hình ảnh ông đồ trong buổi giao thời bằng cảm hứng hoài cổ bằng niềm thương cảm chân thành trước một vẻ đẹp văn hóa đang lụi tàn. Tôi để mục này là “Đề tài và mạch cảm xúc” Vì đựa trên cơ sở lý luận về thơ: Thơ bao giờ cũng xuất phát từ cảm xúc và tác động tới cảm xúc của người đọc. Sự vân động của nhà thơ chính là sự vận động của cảm xúc. Vậy khi dạy thơ phải bám vào đặc trưng này của thể loại thơ. Do đó bám sát “mạch cảm xúc” để nhấn mạnh vấn đề cảm xúc trong thơ cho các em. Mặt khác dựa trên hướng “tích hợp” trong giảng dạy theo chương trình thay sách tôi thấy các em lớp 9 bắt đầu làm quen với cơ sở lý luận văn học với những khái niệm ban đầu về Đề tài, chủ đề, cốt truyện. Vậy sao ta không “tích hợp” cho các em làm quen trước với những từ ngữ này? 3. Bố cục Trước kia tôi tiến hành phát vấn ? Bài thơ chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần là gì? Với câu hỏi này tối để các em suy nghĩ rồi gợi các em trả lời Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 15
- Sáng kiến kinh nghiệm Và lúc này tôi mới khẳng định lại bằng cách đọc bài thơ theo từng đoạn. Ứng với mỗi tranh tôi vừa đọc diễn cảm vừa đưa tranh lên cho học sinh. Cách làm này tôi cũng đã tạo được sự êm ái của lời thơ, vừa cho học sinh thấy được rõ bố cục của bài và tưởng tượng được cảnh cụ thể. Hoặc có lần tôi đã làm ngược lại là treo sẵn 3 bức tranh lên bảng rồi gọi học sinh ? Nhìn vào các bức tranh, em hãy đọc đoan thơ tương ứng với mỗi tranh Tôi cũng thu được kết quả khả quan. Song cách này tôi thấy không uyển chuyển bằng cách trên và cả 2 các làm này tôi thấy có phần nào đó dễ sa vào trọng tậm “ Trong họa có thơ” mà ở đây lại rất cần “ trong thơ có họa”. Như vậy xây dựng được hình ảnh bức tranh là phiên bản của tác phẩm thơ là điều cực kỳ hay và khó. Song tôi cảm nhận thấy rất rõ thời điểm đưa tranh, câu hỏi đề dẫn chi phối rất nhiều hiệu quả giảng dạy. Thêm vào đó tôi cho rằng mỗi cách bổ dọc, bổ ngang khi phân tích tác phẩm tương ứng với cách hỏi khác nhau. Cho nên tôi đã thay 2 cách làm trước bằng việc phát vấn. ? Bài thơ chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần là gì? Với câu hỏi này chúng tôi vẫn để các em tự trả lời và khẳng định bố cục cho các em. ? Người ta bảo “Thi trung hữu họa” tức là trong thơ có họa. Vậy em hãy tự đọc phần 1 gồm 2 khổ thơ đầu. Nếu cho em tưởng tượng hình ảnh và thể hiện bằng 1 bức tranh, em sẽ vẽ những gì cho bức tranh đó? Chắc chắn câu hỏi này với các em là rất mới lạ nhưng các em sẽ háo hức hoặc im lặng suy nghĩ. Tôi khích lệ các em: “ Không phải cô bắt các em vẽ, chỉ cần các em tưởng tượng nếu em vẽ được bức tranh đó thì em sẽ vẽ những gì?” Với câu hỏi và cách làm này tôi đã giúp học sinh độc lập cảm thụ, tạo cơ hội rèn luyện khả năng tưởng tượng hình ảnh sáng tạo riêng của mỗi em, giúp các em trình bày ý tưởng bức tranh cũng có nghĩa là các em đã thực hiện công đoạn từ ngôn ngữ tri giác về hình ảnh. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 16
- Sáng kiến kinh nghiệm Tôi đã nhận được câu trả lời ở 1 em học sinh: “ Em thưa cô, em sẽ vẽ ông đồ ngồi viết chữ nho và mọi người xung quanh đang xem ông vẽ ạ!”. Tôi trân trọng và khuyến khích , nâng niu những ý tưởng riêng của mỗi em bằng cách chỉ cho em thấy rằng: “ Em nên vẽ cả hình ảnh hoa đào vào đó nữa nhé cho có không khí xuân”. Có lớp, lúc đầu tôi nhận được sự im lặng của các em. Giả sử tôi không thành công trong câu hỏi này thì sự im lặng của các em là sự im lặng làm việc chứ không phải là sự chối từ câu hỏi của cô. Có điều giáo viên cần khuyến khích học sinh. Khi 1 học sinh mạnh dạn phát biểu ý tưởng bức tranh thì một vài em khác cũng mạnh dạn giơ tay xin trình bày. Tôi chỉ gọi 1 đến 2 em còn không để quá thả nổi học sinh bởi nghệ thuật là vô cùng. Tôi đã tôn trọng sự chủ động và sáng tạo của các em. Cách làm này rất dễ phát hiện khả năng cảm thụ và thẩm mĩ của các em tham gia câu hỏi. Ngay sau đó tôi giới thiệu cho các em bức vẽ của tôi chuẩn bị. Tôi chỉ đưa tranh 1 và tranh 2 tương ứng với 4 khổ thơ đầu và tôi bắt đầu đọc. Tôi đưa các em vào sự êm ái của lời thơ và như vậy tôi đã tạo sự bình đẳng giữa tôi và các em ( giữa giáo viên và học sinh). Tôi trình bày riêng cách thể hiện cảm thụ của mình và thuyết phục các em cảm thụ được tác phẩm thơ. Chú ý về từ khó, thể thơ giáo viên vẫn tiến hành bình thường. Sau đó tôi bắt đầu cho các em tìm, phát biểu nội dung của hình vẽ thứ nhất bằng cách chuyển sang phần “ Tìm hiểu chi tiết”. 4. Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chúng ta là những kẻ hậu sinh, với chính bản thân giáo viên còn chưa được tiếp xúc với ông đồ, chưa rõ về phong thái, con người thực sự của ông ở ngoài đời huống chi là học sinh. Tôi giúp các em tìm hiểu, thu nhập thêm khái niệm về ông đồ. ? Em hiểu như thế nào về ông đồ ? Tôi nhận được sự trả lời sau: H/s 1 – Thưa cô, ông đồ là người viết chữ Nho ạ! Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 17
- Sáng kiến kinh nghiệm H/s 2 – Thưa cô ông đồ là người dạy học và ông biết viết chữ Nho ạ! Như vậy học sinh không biết về ông đồ. Luc này tôi đưa tranh 5 ra giới thiệu cho các em. Lưu ý học sinh: ông đồ theo ý nghĩa dân gian thông thường chính là kẻ sĩ Việt Nam rất đặc biệt. Theo quan niệm của dân gian ông đồ là người dạy học chữ Nho thường gắn liền với cuộc đời mình với cuộc đời của quê hương làng mạc. Ông xem chữ nghĩa không chỉ là công cụ mưu sinh mà là thứ phương tiện để cải tạo. Ông đồ thường là những người có học vấn uyên thâm, đi thi không đỗ về mở lớp dạy học, hoặc thi đỗ nhưng không ra làm quan mà đem những hiểu biết thâm thúy của mình ra dạy cho con cháu và dân làng. Ông chính là bó đuốc văn hóa truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một xã hội mà nền văn minh nông nghiệp hãy còn tỏa sáng. Ông là biểu tượng của nền văn hóa Nho học có tính chất nông nghiệp. ông đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, cũng như hun đúc, rèn luyện hình thành tính cách đặc trưng và bản lĩnh Việt Nam. - Với tranh 5 này tôi đã đưa các em tới sự liên tưởng thực tế về ông đồ. Các em hiểu được ông đồ là người hiểu biết cao rộng. Công việc của ông là dạy học (tại nhà chứ không phải trường lớp cao ráo như các em ngồi). Cuộc sống của ông gắn liến với nông thôn làng mạc, giản dị, thanh cao Với hình ảnh trong tranh các em dễ liên tưởng tới những hình ảnh tương tự mà những bộ phim đã phần nào tái hiện lại. Sau đó giáo viên chuyển hướng dần cho học sinh vào bài. Là nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Đông. Nhưng khi TD Pháp xâm lược đem theo luồng văn hóa phương Tây tràn vào. Đầu thế kỷ XX Nho học đã bước vào thời tàn. Đến những năm 30 vị trí của các thầy đồ dạy chữ Nho không còn nữa. Ngay cả ông đồ trong thơ Vũ Đình Liên cũng đã trở thành ông đồ già. a. Ông đồ cùng với sự thay đổi của thời gian Yêu cầu: Trên bảng chỉ treo 2 tranh: Tranh 5 và tranh 1 ? Ông đồ xuất hiện trong thời gian nào? ông làm việc gì? ở đâu? Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 18
- Sáng kiến kinh nghiệm - Với lớp dạy không có tranh, các em tỏ ra lúng túng vì lời thơ không đề cập đến thời gian bằng từ ngữ cụ thể làm giáo viên phải hỏi câu hỏi gợi ý: “Mỗi năm hoa đào nở là khi nào vậy?” thì h/s mới giải quyết được câu hỏi của giáo viên. - Với lớp dạy có tranh tôi nhận thấy sự phản ứng rất nhanh của trò. Nhiều cánh tay giơ lên hồ hởi: Thưa cô ông đồ xuất hiện khi tết đến, xuân về. Ông bày hàng mực tàu giấy đỏ ra bán chữ ạ, ở rìa phố ạ. Rõ ràng là các em vừa tri giác về ngôn ngữ, về tri giác về hình ảnh được. ? Một phong tục quen thuộc của người dân Việt Nam trước kia, gắn liền với hình ảnh ông đồ mỗi dịp tết đến xuân về là phong tục nào? - Với lớp không có tranh, các em khá trả lời được, song nhiều em rất ngây ngô cho rằng đó là thú chơi cờ người; chọi gà, đánh đu. Giáo viên phải gợi ý: Ngày tết không thể thiếu được thịt mỡ, dưa hành và 1 thú chơi không thể thiếu ấy là gì? – Câu đối đỏ - Với lớp có tranh tôi rất thoải mái khi học sinh trả lời đúng tình huống mình đặt ra đó là thú chơi câu đối. Bởi lẽ tranh vẽ đã thể hiện rõ mọi người đang chờ ông đồ viết cho câu đối Giáo viên khẳng định lại cho H/s bằng cách chỉ vào tranh: “Các em ạ! Những câu đối tết, những bài thơ xuân, ông đồ là h/ả quen thuộc của bức tranh đón xuân một thời không xa lắm. Khi nho học còn thịnh hành người ta coi trọng chữ đẹp. Treo câu đối tết là một phong tục quen thuộc của người dân Việt Nam. dịp xuân đến, kẻ sang người hèn đều muốn có một câu đối đỏ, có bài thơ xuân treo trong nhà như là một thú chơi tao nhã. ? Thái độ của người xung quang ông đồ trong bài thơ như thế nào? - Học sinh lúc này thường hay nhìn tranh miêu tả: Họ xúm quanh chờ ông viết câu đối, ông đồ viết không kịp nên họ phải chờ. - Nếu tình huống đó xảy ra Giáo viên khẳng định lại bởi ngôn ngữ: “Bao nhiêu người thuê viết - tấm tắc khợi khen tài”, viết chữ cũng là vẽ tranh (thư pháp) cái tài, cái hoa tay của ông đồ đã để lại cho đời những nét chữ đẹp, những tác phẩm nghệ thuật thực sự mà người đời ngưỡng mộ. Tôi tiến hành cho thảo luận nhóm: Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 19
- Sáng kiến kinh nghiệm ? Có 2 ý kiến: + 1- Đây là những ngày huy hoàng tươi đẹp của ông đồ + 2- Ngay từ đầu bài thơ đã thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. Ý kiến em thế nào? Vì sao? - Đây là câu hỏi lựa chọn mà dạy theo phương pháp tích hợp rất hay sử dụng. Tôi nhận được câu trả lời sau: Nhóm 1: Chọn ý kiến những ngày huy hoàng vì theo em bức tranh rất đẹp, rực rỡ nhiều người thuê viết, họ khen và ngưỡng mộ ông thì thật vui và thích đối với ông Nhóm 2: Chọn ý kiến 2: vì em đã có sự liên hệ giữa tranh 5 và tranh 1 nên trả lời “ Thưa cô ông đồ mọi khi dạy học ở nhà, không phải ra phố bán chữ. Bây giờ ông phải ra phố viết chữ thuê có nghĩa là không ai học ông nữa nên dù họ có tấm tắc khen ông thì bài thơ đã cho thấy thân phận buồn của ông rồi. Với lớp dạy không tranh, tôi chỉ thu được ý kiến “ngày huy hoàng của ông đồ”. Như vậy có tranh các em đã theo dõi để so sánh và so sánh được, mặc dù là cảm tính, với lớp không nhận ra điều đó thì giáo viên khẳng định và phân tích kĩ cho các em (thoát li tranh vẽ). Khi đã đưa tranh lúc trước rồi thì đến đây các em dễ nhận ra vấn đề hơn. “Các em thấy đấy ông đồ bán chữ, người mua tấp nập, lời khen tấm tắc thật dễ chịu. Có thể nói khổ thơ mở ra bằng cái sống, cái vui, cái thời hân hoan và huy hoàng. Nhưng ngẫm cho kĩ vị trí của ông đâu phải là hè phố. Ông bất đắc dĩ phải bán chữ mà bán đâu có phải quanh năm. Mỗi năm chỉ một lần. Vì vậy ông đồ già dù chưa bị thờ ơ ghẻ lạnh nhưng rất cô đơn. Nghề dạy chữ nho đã lụi tàn: “ Mười người theo học, chín người thôi” (Tú Xương). Nên khổ thơ đã phảng phất vẻ tiều tụy đáng thương. - Giáo viên treo thêm tranh 2. Có thể cho thảo luận nhóm : ? Em hãy so sánh 2 khổ thơ đầu và khổ thơ 3,4 để thấy sự biến đổi xảy ra cùng với thời gian. Những biến đổi là gì? Tốc độ biến đổi như thế nào? Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 20
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên đặt câu hỏi và để một khoảng thời gian ngắn cho h/s nguy nghĩ. Lúc này các em có dịp so sánh hai bức tranh thấy ngay được sự giống và khác nhau. Đó chính là sự biến đổi. Sau đó G có thể xé lẻ câu hỏi ? Sự xuất hiện của ông đồ lần này như thế nào? Có gì khác trước về địa điểm và việc làm không? - Chắc chắn h/s dễ dàng nhận thấy địa điểm xuất hiện việc làm vẫn như cũ vẫn thời gian ấy và cảnh vật chừng ấy ? Sự biến đổi đó là gì? - h/s dễ nhận thấy trên tranh vẽ là ông đồ ngồi thu lại, không ai đến vẽ. Giáo viên khẳng định cho h/s trên câu thờ là người thuê viết “nay đâu” tức không ai thuê viết ? Tốc độ biến đổi như thế nào? Nhanh? Chậm? Từ ngữ nào thể hiện điều đó. - Điều này trên tranh không thể hiện được nên Giáo viên lưu ý cho học sinh thấy rõ tác giả dùng điệp từ “Mỗi năm, mỗi vắng” thể hiện sự đổi thay từ từ, chậm chạp, không đột ngột diễn tả sự tàn phai dần của thị hiếu truyền thống. - Như vậy tôi sử dụng, khai thác triệt để tranh vẽ mà không phải là biến giờ dạy học văn thành giờ bình tranh vì tôi không bỏ qua những yếu tố nghệ thuật của bài thơ ? Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc câu thơ “Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay” Tôi nhận được câu trả lời - Mọi người đi đường không ai để ý tới ông nữa. Không ai đến mua chữ của ông cả. Em thấy thương ông đồ. - Em thấy mọi người vô tình quá. Lúc trước thì trọng vọng ông, bây giờ thì không cần ông nên cứ đi mà không thèm nhìn ông bán chữ nữa. Giáo viên nhấn mạnh “HIện thực ngoài đời đối với ông đồ là sự ế hàng. Nhưng cùng cái hiện thực đó là nỗi lòng của nhà thơ. Ông đồ như cô đơn trơ trọi và lạc lõng như bị rơi vào quên lãng vô tình bởi 1 thị hiểu đã chết, một phong Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 21
- Sáng kiến kinh nghiệm tục bị bỏ quyên ông đã thất thế. Thất thế không phải ông bất tài mà do sự đổi thay của xã hội. Xã hội đang chuyển theo nền văn hóa phương Tây. ? Trong 2 khổ thơ 3,4 hình ảnh nào diễn tả tâm trạng buồn bã của ông đồ. - Với câu hỏi này bắt buộc học sinh phải chú ý vào bài thơ chỉ ra được Giấy đỏ - không thắm, nghiên – sầu, mực – đọng – cách dùng hình ảnh diễn đạt tâm trạng vật vô tri vô giác cũng buồn cho tình cảnh ông. - Giáo viên có thể chỉ tranh, vừa chỉ vừa đọc thơ, nhấn mạnh tay vào từng hình ảnh cho học sinh cảm nhận sâu hơn sự buồn của ông đồ. ? Em có cảm nghĩ gì về cách được miêu tả trong khổ thơ thứ 4? - Giáo viên chỉ tranh bình hình ảnh tĩnh và động cho học sinh thấy được nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm tăng thêm sự bất động của ông đồ: - Ông đồ - người qua đường - Giấy - Lá rơi - mực - mưa bay Tĩnh động - Tôi nhận được câu trả lời sau: + Thưa cô ông đồ cứ ngồi im lặng nhìn người đi qua mong chờ họ đến vẽ mà không được dòng người cứ đi. Em thấy ông đồ ngồi như pho tượng. - Giáo viên chỉ tranh và bình thơ “ Dòng đới cứ trôi chảy, con người, thiên nhiên cứ vô tình. Trang giấy không người nâng niu như là vàng, con người ngồi đó mưa bụi phủ mờ. Bụi mưa hay bụi thời gian – màn bụi vô hình của sự quên lãng xã hội Việt Nam. Lúc bấy giờ đang trôi theo dòng văn hóa tây học. Buổi giao thời, người ta hân hoan với những giá trị mới mà quay lưng lại giá trị cũ. Nền văn minh Nho học đã không cùng hòa nhập vào dòng chảy và lập tức bị cuốn trôi vào quên lãng mà hình ảnh ông đồ ngồi lặng im, xa vắng, hóa đá trong dòng đời tấp nập. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 22
- Sáng kiến kinh nghiệm - Với tranh 2 này các em sẽ thấy rõ cách ăn mặc của mọi người qua đường cũng khác tranh 1, đã được âu hóa! ? Có ý kiến cho rằng bài thơ nói về thời buồn của ông đồ nhưng chính là nói về thời buồn của nhiều lớp người trong xã hội? Em có đồng ý không? Vì sao? Với câu hỏi này giáo viên có thể cho học sinh thấy tác phẩm “ông đồ” có tới 3 con người: + Một người già côi cút. + Một trí thức lỗi thời. + Một nghệ sĩ mất công chúng. ==>Cả 3 con người tiều tụy đáng thương đè nặng lên 2 chữ Ông đồ. Tận dụng cơ hội rèn luyện sự liên tưởng trong thẩm thơ, học thơ, cơ hội phát triển học sinh giởi, đến đây tôi hỏi các em. ? Đến đây, có em nào liên tưởng tới 1 câu thơ, hoặc 1 bài thơ nào khác cũng diễn tả nhịp sống cách tân, xô bồ, Tây hóa, phủ nhận nhiều giá trị cũ không? Tôi gợi ý tiếp- Mà ở đó nhà thơ cũng thể hiện tâm trạng buồn và hoài cổ, thương tiếc cái xưa cũ không? - Bài thơ này đã được phổ nhạc!. - Nếu học sinh trả lời được thì tốt. Nếu không, đó cũng là cách dạy học nêu vấn đề cho các em. - Giáo viên có thể cho các em thấy đó là bài Chân quê của Nguyễn Bính với câu Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Bài này đã chuyển thành bài hát mà hầu như tất cả các em đều đã được nghe. Câu hỏi nay tuy khó, phần nào gây tản mạn cho bài dạy nhưng cũng đưa ra để đồng nghiệp tham khảo.Nhưng tôi rất lấy làm tâm đắc vấn đề này khi mà học sinh nhìn tranh nhận ra cách ăn mặc của mọi người, nhà cửa, phố xá , các loại xe trong 2 tranh tôi trình bày đã khác nhau, có sự hiện đại hơn, Tây hóa hơn. Tôi muốn hình ảnh mình đưa ra minh họa phải như 1 thước phim quay chậm phản Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 23
- Sáng kiến kinh nghiệm ánh sự thay đổi của thời gian đến cuộc đời ông đồ. Và biết đâu đấy khi tôi gợi nhớ cho học sinh về một đoạn nhạc thì tôi đã thực hiệ ý tưởng “Thi trung hữu nhạc” nữa. Quả là tham lam nhưng tôi cảm thấy yêu hơn nghề nghiệp của mình! Tôi chốt lại: Thấp thoáng sau hình ảnh ông đồ là số phận, là bi kịch của nhiều lớp người, nhiều nghề trong xã hội. Sau đó giáo viên chuyển mục - Có cũng như không, sống mà như không tồn tại, chết trong khi sống, ông đồ ngồi đó bao nhiêu năm rồi lại biến mất bao nhiêu năm cũng chẳng ai hay và lại đến mùa hoa đào nở, đến năm nay nhà thơ cũng như đám đông từng có lúc vô tình giờ mới giật mình thấy một khoảng trống vắng trong tâm cảnh mỗi độ xuân về. Lòng thi sĩ chợt rộn lên nỗi nhớ tiếc lan tỏa bâng khuâng. b. Tấm lòng nhà thơ hoài cổ Như đã nõi ở trên, khổ thơ này vẽ tranh rất khó là làm sao thấy được sự trống trải, nhớ tiếc bâng khuâng của nhà thơ, một nỗi buồn lan tỏa kín đáo. Nhưng chính cái khó đó lại dễ khai thác tính tích cực của trò một khi các em đã có được sự tự tin hứng khởi ở những phần trước tham gia vào việc khai thác hình ảnh thơ, tự xây dựng 1 bức tranh thể hiện?! Tôi ưu tiên phần này cho việc giảng bài: Hỏi – Đáp – phân tích thơ, không vội bàn đến bức tranh. ? Tác giả xưng hô với ông đồ bằng những từ ngữ nào? Ý nghĩa của cách dùng đó. Ông đồ già > xưa > muôn năm cũ Sau sự biến thiên mỗi năm ông đồ ngày càng già và thành xưa cũ, thành quá khứ mà có thể đã thành thiên cổ. Sự ra đi của ông hình như đã lâu lắm rồi. Tôi hướng dẫn các em ? Khổ thơ này diễn tả tâm trạng của nhà thơ, của tác giả bâng khuâng, nhớ tiếc. Nếu được thể hiện bằng 1 bức tranh, cho em tưởng tượng em sẽ về những gì trên bức tranh ấy. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 24
- Sáng kiến kinh nghiệm - Học sinh sẽ dễ dàng so sánh với tranh 1 tranh 2 để làm nền cho bức tranh mình tưởng tượng ở khổ thơ này. Đó là không có hình ảnh ông đồ trong bức tranh. - Học sinh có thể im lặng: Tôi tiếp tục “ Rất khó phải không? Vì diễn đạt tâm trạng là diễn đạt 1 cái không cụ thể, cái không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy mà thôi. Tuy vậy ở đây có 1 điểm tựa chung nào? Đó là hình ảnh hoa đào có không? Cảnh cũ còn không? Còn ông đồ có hay không? - Học sinh sẽ trả lời là không. Tôi sẽ khẳng định lại có chứ, câu hỏi tu từ làm ông hiện về rõ nét. Nhưng cảnh thực thì lại không. Mơ hồ, chân ảo. ? Nếu được dạo 1 khúc nhạc cho đoạn thơ này thì khúc nhạc ấy sẽ có giai điệu như thế nào? - Tùy học sinh phát biểu và giáo viên khẳng định đó là 1 giai điệu trầm buồn. Bởi tấm lòng nhà thơ là nhớ tiếc lan tỏa 1 niềm bâng khuâng.(Ý tưởng “Thi trung hữu nhạc!) Sau đó tôi đưa tranh 3, 4 ra và nói. ? Em có nhận xét gì vệ sự vận động của thời gian trong bài thơ? H/s – Đó là sự trở lại, lặp lại thời gian tết đến xuân về bằng hình ảnh hoa đào. Giáo viên – Đó là thủ pháp trùng điệp. Hình ảnh hoa đào lại trở về nhằm nhấn mạnh thời gian chu kỳ: trôi đi – trở lại vô tình tươi vui và nghiệt ngã. Còn đời người là hữu hạn. Thời gian văn hóa, thời gian con người đến và đi vĩnh viễn không trở lại. Nền văn hóa Nho học mãi là xưa cũ. ? Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi tu từ. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về câu thơ đó. 1 học sinh đã phát biểu: “ Câu hỏi tu từ là sự nhớ thương ông đồ nhà thơ đang tìm lại dấu xưa cảnh cũ nhưng không còn.” Giáo viên khẳng định – câu hỏi tu từ như 1 ước mong tái ngộ cùng với niềm ân hận của kẻ hậu sinh đã trót lỗi vô tình. Câu hỏi tu từ làm hình ảnh ông đồ đang chìm đi bỗng hiện về rõ nét. ? Đây là bức tranh của 2 người thể hiện khổ 5. Em chọn bức nào? Vì sao? Tôi treo 2 bức: + 1 bức vẽ theo phương thức tầm tưởng (phụ lục tranh 3) Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 25
- Sáng kiến kinh nghiệm + 1 bức vẽ theo phương thức hiện thực (phụ lục tranh 4) Tôi đã nhận được 2 câu trả lời sau: - Học sinh 1: Em chọn bức 4 vì bức tranh cho thấy năm nay hoa đào lại nở, nhưng không thấy ông đồ xưa đâu nữa. - Học sinh 2: Chọn bức tranh 3 vì bức tranh thể hiện như là cơn bão, cơn bão ở đó không phải là bão thật mà là ông đồ không còn tồn tại qua sự biến đổi của thời gian. Ở bức tranh cô giáo đưa ra là bàn thờ với nén hương không phải thờ ảnh người chết mà thờ chữ nho có nghĩa là tưởng nhớ nền nho học xưa kia. Em chọn bức này vì thấy rõ sự tưởng nhớ của nhà thơ hơn. (câu trả lời này của em Nguyễn Thị Thùy Linh – học sinh lớp 8D trường THCS Thị trấn,Quốc oai- năm học 2002 -2003). Như vậy sau khi trình bày xong bài dạy tôi có sơ đồ treo tranh sau. Treo ngang Tranh 5 Tranh 1 Tranh 2 Tranh 3 Tranh 4 Phụ Khổ 1 -2 Khổ 3 -4 Khổ 5 Treo dọc Tranh 5 Tranh 1 Tranh 2 Tranh 3 Tranh 4 ? Em đọc lại bài thơ và phát biểu tâm trạng của em sau khi học bài thơ này.(Câu hỏi này tôi sẽ cho kiểm tra viết 10 phút nếu không còn thời gian) Học sinh 1 đã viết – Ông đồ thật đáng thương sao. Ông sống mà như đã chết vì không ai để ý tới? Ông chết khi xã hội này không còn chỗ cho cái tài và cái nghề viết chữ nho của ông. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 26
- Sáng kiến kinh nghiệm Học sinh 2 đã viết: (Em Nguyễn thị Thùy Linh – Học sinh giỏi văn Trường THCS Thị Trấn – Quốc Oai – lớp 8D năm học 2002 -2003) - Đọc bài thơ ông Đồ em muốn òa khóc nhưng lại không khóc được, một niềm thương xót cho ông trỗi dậy trong em. Em không hiểu vì sao, chỉ thấy buồn vì bài thơ cho thấy một thời hân hoan, 1 thời u buồn của ông đồ một thời ông sống và một thời ông chết. Ông đã cố gắng lên phố để sống nhưng đã bị chối từ. Ông kiên nhẫn ngồi đợi chờ, hi vongjvaf ông đa thất vọng buông xuôi từ bao giờ - Em Nguyễn Thị Huế - Trường THCS Kiều Phú – Quốc oai đã thủng thẳng trả lời: “ Em chưa bao giờ tự đọc hết bài thơ này vì em thấy thương ông đồ quá!, nó chua xót khi mà ông ấy là người có học mà vẫn khổ. Em tưởng tượng cuộc sống sau này có chối từ mình bây giờ không ? bởi vì bóng dáng của ông đồ đâu chỉ phải mình ông mà là nhiều người nhiều nghề bị chối từ trước qui luật nghiệt ngã của dòng đời. Nếu thế, mà sẽ thế chứ, em cugx đành phải như ông , buông xuôi vì cái mới bao giờ cũng thay thế cái cũ, đời sau thay thế cho đời trước. Có phải vì thế mà Vũ Đình Liên được gọi là nhà thơ hoài cổ phải không cô?” Tôi tự thấy rõ ràng cả độ mở tự nhiên và khả năng rèn luyện học sinh, phương châm tích hợp trong giảng dạy đã được quán triệt. Phần tranh ở đây không quá lạm dụng nhưng nếu khéo đề dẫn sẽ tạo nên cảm giác toàn bài thơ là 1 hệ thống bức tranh biểu cảm – thể hiện được quá nhiều mặt sư phạm đạt được theo hướng đổi mới. 5. Tổng kết Phần này tôi dạy bình thường bằng cách củng cố lại nội dung và nghệ thuật cho học sinh. Nếu còn thời gian tôi sẽ cho học sinh thấy được một đặc sắc nữa khi tách thơ ra thành 2 nhóm câu như sau ta sẽ có 2 bài thơ. Bài 1 Bài 2 – Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Giấy đỏ buồn không thắm Tranh 1 Người thuê viết nay đâu Mực đọng trong nghiên sầu - Ông đồ vẫn ngồi đó - lá vàng rơi trên giấy Tranh 2 Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 27
- Sáng kiến kinh nghiệm Qua đường không ai hay Ngoài trời mưa bụi bay - Năm nay đào lại nở - Những người muôn năm cũ Không thấy ông đồ xưa Hồn ở đâu bây giờ Hình ảnh toàn vẹn về ông đồ từ Tình cảm của nhà thơ tăng rõ đến mờ dần rồi biến hẳn. dần. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 28
- Sáng kiến kinh nghiệm Phần ba KẾT THÚC VẤN ĐỀ I SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: - Việc sử dụng tranh vẽ trong dạy học văn là không có gì mới lạ cả nhưng điều đáng nói là nó không theo một khuôn mẫu nhất định nào mà tùy thuộc ở từng bài dạy. Với đề tài này tôi cũng thu được kết quả nhất định sau. + Học sinh tỏ ra rất thoải mái, hứng thú trong giờ học, đầu óc không căng thẳng thoải mái khi nhìn lên bảng xem cô giáo bình thơ và bình tranh – gây được hứng thú cho học sinh. + Huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, kết hợp tai nghe, mắt thấy trí liên tưởng, tượng tượng. Tạo hoạt động so sánh tranh, học sinh dễ nhớ nhớ lâu, dễ tái hiện lại được nội dung bài thơ khi tri giác hình ảnh và tri giác ngôn ngữ. + Học sinh nắm được nội dung kiến thức cơ bản, học sinh phân chia được bố cục bài thơ theo cảnh một cách rõ ràng, trả lời được hầu hết các câu hỏi do giáo viên đặt ra và hiểu bài sâu sắc. + Phát triển tư duy tạo hình cho các em từ những ý thơ, ý văn. Có thể nói là đã phát triển được năng khiếu vẽ, óc sáng tạo của học sinh. (Sau đó tôi có thu được một số bức tranh của học sinh vẽ. Mặc dù là vẽ tranh chưa phải là sáng tạo lắm nhưng cũng tỏ ra là có hào hứng trong việc tập vẽ, tập tạo hình, biết tưởng tượng hình ảnh từ ngôn ngữ) * Đề kiểm tra chất lượng: 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của mình sau khi học bài thơ ông Đồ 2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của mình về một phong tục đẹp mà em biết mà nay không còn nữa hoặc đang bị mai một dần. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 29
- Sáng kiến kinh nghiệm * Kết quả: - Các em tỏ ra viết có cảm xúc, có liên tưởng. Ví dụ em Nguyễn Thùy Linh đã viết như tôi giới thiệu phần trên với đề bài 1. - Đề bài 2: tôi khảo sát năm 2001 -2002 ở lớp 8B trường Đồng Quang. Nhìn chung các em đều ý thức liên hệ thực tế mình hiểu biết và trình bày có cảm xúc. Riêng em Nguyễn Thị Lành viết đoạn văn sau mà tôi cho em có ý thức về thuần phong mỹ tục của dân tộc: “ Tôi còn nhớ rõ lắm ngày cưới chị tôi, lúc chú rể cô dâu xin phép bố mẹ về nhà chồng, ông trẻ tôi đại diện họ nhà gái dặn dò chị tôi đạo nghĩa đối với nhà chồng, ông nói ngay trên loa. Lúc đó ai cũng im phăng phắc. Chị tôi khóc sụt sịt và bước ra khỏi cửa theo chồng. Đến nhà trai, chủ hôn giới thiệu đại diện 2 bên phát biểu ý kiến, tất cả lại im phăng phắc lắng nghe. Đại thể là sự tuyên bố trao dâu nhận rể và những lời gửi gắm các ông bố bà mẹ thương yêu con dâu con rể như con đẻ của mình. Giây phút ấy thật xúc động. Mọi người vỗ tay, cô dâu chú rể đi mời nước và hội hôn bắt đầu hát hò. Ấy vậy mà bây giờ tôi đi xem đám cưới chỉ thấy thanh niên nhảy nhót ầm ĩ, những lời căn dặn của ông bà dại diện cho cha mẹ trở thành vô nghĩa. Người nói cứ nói, người nhảy cứ nhảy, lại còn rú lên gào nữa chứ thật là loạn xị. Chao ôi! một nghi lễ được trận trọng ấy liệu có còn nữa hay không?”. - Đề bài 2: tôi khảo sát năm 2004 -2005 ở lớp 8B trường Kiều Phú , Quốc Oai. Em Nguyễn Xuân Vinh Có viết như sau: “ Ngày xưa, ngày xưa đó là câu nói hằng ngày bà tôi hay nhắc anh em tôi để dăn dạy việc này việc kia trong ý thức hằng ngày. Nhiều lúc tôi thấy bà nói đúng, nhiều lúc anh tôi cáu “ bà cứ nói cái thời cổ hủ, lạc hậu đã qua từ bảy kiếp nào rồi, khổ lắm, nói mãi ” Những lúc ấy có khi bà cáu “mày cứ già bằng bà rồi hãy nói con ạ!” Có khi bà im lặng buồn. Còn tôi có lúc thấy bà thật lắm lời, có lúc tôi say sưa với những điều bà kể, bà giải thích, những điều bà bảo có thật mà tôi thấy như trong cổ tích. Bà bảo thương cho chúng tôi chẳng biết thế nào là mò cua bắt ốc, chẳng biết thế nào là xay giã, dần sàng. Bà thương chúng tôi sướng quá!. Anh tôi cười “ bà ghen đấy!”. bây giờ bà đã đi xa rồi, nhiều lúc Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 30
- Sáng kiến kinh nghiệm tôi nhớ xót xa những trò đùa của anh em tôi với bà. Đọc bài thơ ông đồ tự nhiên tôi thấy mình có lỗi, không phải với ông đò mà với bà của tôi.” -Đề bài 2: tôi khảo sát năm 2004 -2005 ở lớp 8D trường THCS Thái Thịnh năm học 2010-2011, em Nguyễn Minh Châu có viết: “ Ngày khai trường- đó từng là ngày mà bao trẻ em háo hức, mong đợi, tôi cũng không ngoại lệ.Chỉ cần nhắc tới ngày khai trường là tôi lại cảm thấy thiêng liêng biết bao, hạnh phúc biết bao!.Tôi đã từng hồi hộp, mất ngủ, đã từng lo lắng không biết bạn mới tra sao, có tốt không? Cô giáo mới như thế nào?mình phải ăn mặc ra sao nhỉ? Ngày khai trường trong tôi tràn ngập niềm vui và không ít cảm giác bâng khuâng xao xuyến. Kể cả nhưng năm học sau đó khi đã quen với cuộc sống học trò, nghie hè xong là tôi mong đợi khai trường để được gặp lũ bạn sau nhưng tháng hè gay gắt với những trò chơi, để được kể lể Ngày ấy ngày khai trường trong tôi còn nguyên cảm giá mới mẻ, hân hoan và giản dị vô cùng. Tuy nhiên đó là thời gian trước đây, còn bây giờ? Tôi thật buồn và thất vọng khi hiện tai ngày khai trường vẫn cờ hoa biểu ngữ băng rôn,, khẩu hiệu nhưng tất cả trở nên buồn chán. Chưa khai giảng nhưng học sinh đã đi học tới cả tháng trời, có những môn thậm chí đã có bài kiểm tra. Vào học đã ổn định rồi mới lại khai giảng, lại nghỉ, nghiêm chào cờ, lại đều bước Không phải tôi không yêu quý và trân trọng ngày khai trường của hiện tại mà bởi vì tôi thấy đó chỉ như là thủ tục, chẳng còn sự háo hức đón chờ sau nhiều ngày xa trường xa bạn nữa. Xin hãy trả lại ý nghĩa thiêng liêng của ngày khai trường!” Ngoài ra còn có nhiều bài các em nói đến những phong tục đẹp như sân khấu, tuồng chèo đang mai một dần. Năm ngoái 1 học sinh hỏi tôi “ Cô có sợ môn văn bị chối từ khi chẳng ai thích học văn nữa không ạ?” Thật chua xót và tôi trả lời em đó rằng cô sợ chứ nên cô cố gắng vẽ tranh, cài và soạn giảng lên máy cũng giống như ông đồ đang cố lên phố bày chữ. Em đừng để các thầy cô mệt mỏi buông xuôi là được!’ Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 31
- Sáng kiến kinh nghiệm Tóm lại tôi cảm thấy tâm hồn của các em thật đẹp, những suy nghĩ của các em rất cần được gợi mở và cần được nâng niu.Đó là điều mà tôi thu được, động viên tôi hết mình với công việc lên lớp mà nhiều người cho là đều đều và nhàm chán này. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Khi giảng dạy giáo viên cần chú ý sử dụng thành thạo câu hỏi phát vấn cho học sinh kết hợp với nội dung của bài và nội dung của tranh tránh tình trạng biến giờ dạy học văn thành giờ bình tranh. Công việc đòi hỏi người giáo viên phải cố gắng tập luyện nhiều lần. Lần đầu thực hiện đề tài này tôi khá lúng túng với việc đưa tranh ra như thế nào cho hợp lý làm mất thời gian gây sự chờ đợi tò mò. Tôi cũng đã thiết kế bài giảng, scan tranh và cài vào bài giảng powerpoin. Tôi thấy kết quả khả quan hơn trong việc đưa tranh ra không mất thì giờ. Sau bài giảng tôi còn có thể đưa 1 số ảnh hiện đại minh họa cho bài thơ như ảnh chụp việc viết thư pháp ở Văn Miếu mỗi dịp tết đến, những ông đồ hiện đại đầu cua , đầu hói, tóc ngắn, ông đồ là nữ sinh đại học, đang làm sống lại giá trị, phong tục 1 thời của dân tộc. III. TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI - Đây là một cách dạy bài thơ có tính khả thi trên một phạm vi rộng. Đề tài dễ thực hiện - Đề tài vẫn bảo đảm được việc lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học - Đề tài phần nào giảng dạy theo hướng tích hợp (tuy không phải với phân môn tiếng việt và tập làm văn nhưng là với môn họa – một môn học đang được học ở trường cũng đầy tính nhân văn). - Đề tài đã phát huy được trí tưởng tượng phong phú, gợi mở suy nghĩ nhiều cho học sinh. Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 32
- Sáng kiến kinh nghiệm KẾT LUẬN CHUNG Dạy học văn là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật lại không có tiếng nói cuối cùng. Với lòng mong muốn mỗi giáo viên dạy văn cần phải luôn luôn trăn trở tìm tòi và tìm ra những biện pháp hay, hiệu quả để nâng cao chất lượng giờ dạy, nâng cao hứng thú học bộ môn văn của học sinh. Chắc chắn đề tài này còn nhiều những hạn chế, khiếm khuyết tôi vẫn mạnh dạn trao đổi để các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp xa gần góp ý giúp bản thân tôi hoàn thiện trình độ chuyên môn trong quá trình giảng dạy hơn. Người thực hiện Phan Thị Vân Anh XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội ngày 5/4/2012 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của nười khác. Phan Thị Vân Anh Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 33