Phiếu ôn tập số 2 môn Ngữ văn – Khối 6
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập số 2 môn Ngữ văn – Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_on_tap_so_2_mon_ngu_van_khoi_6.pdf
Nội dung text: Phiếu ôn tập số 2 môn Ngữ văn – Khối 6
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 Phần I. Đoạn trích sau đã miêu tả rất tinh tế tâm trạng của nhân vật người anh trai. Em hãy đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới. Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi trên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi, Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1. Vì sao nhân vật tôi trong truyện luôn thấy mình “bị đẩy ra ngoài” dù “mọi chuyện vẫn như cũ” trong căn nhà của mình? Câu 2. Đoạn trích trên miêu tả tâm trạng người anh trai khi ngồi trên bàn học, “muốn gục xuống khóc”. Đến cuối tác phẩm, nhân vật lại “không trả lời mẹ” vì “muốn khóc quá”. Em hãy so sánh hoàn cảnh, cảm xúc của nhân vật trong những lần “muốn khóc” trên. Câu 3. Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật người anh trai trong truyện. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ. (Chỉ cụ thể). Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 6 kỳ 2, em đã được học những tác phẩm có nhân vật còn trẻ tuổi và mắc sai lầm. Các nhân vật đó là ai và mắc sai lầm gì? Họ có tự nhận ra sai lầm không? Từ đó, em rút ra được những bài học gì cho bản thân? Phần II. Trong bài thơ “Cây dừa”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh” Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2. Một bạn học sinh khi nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ trên đã viết: Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Vì sao cách nêu tác dụng của biện pháp so sánh như trên chưa đạt yêu cầu? Em hãy trình bày tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ trên. Câu 3. Biện pháp so sánh được sử dụng rất nhiều trong thơ ca, văn xuôi, lời hát. Em hãy tìm hai hình ảnh so sánh và nêu cảm nhận của mình về những hình ảnh so sánh ấy. HẾT