Phiếu ôn tập môn Sinh học Lớp 7

docx 4 trang Thương Thanh 24/07/2023 2410
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập môn Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập môn Sinh học Lớp 7

  1. PHIẾU ÔN TẬP SINH 7 PHẦN I(5Đ): TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng Câu 1. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng? A. Là động vật hằng nhiệt. B. Sống trong môi trường nước ngọt. C. Chỉ ăn thực vật thuỷ sinh. D. Thụ tinh trong. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây giúp cá chép giảm sức cản của nước khi di chuyển ? A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân. B. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy. C. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng. D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. Câu 3. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai? A. Là động vật biến nhiệt. B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông. C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn. D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, Câu 4. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng? A. Phát triển không qua biến thái. B. Sinh sản mạnh vào mùa đông. C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo. D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài? A. Hô hấp bằng phổi. B. Có mi mắt thứ ba.C. Nước tiểu đặc.D. Tim hai ngăn. Câu 6. Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?
  2. A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. C. Da khô và có vảy sừng bao bọc. D. Bàn chân có móng vuốt. Câu 7. Trong các động vật sau, tim của động vật nào có vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành hai nửa? A. Cá chép. B. Ếch đồng. C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D. Chim bồ câu. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp của thằn lằn? A. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự co dãn của cơ Delta. B. Phổi là cơ quan hô hấp duy nhất. C. Phổi thằn lằn có cấu tạo đơn giản hơn phổi ếch. D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng. Câu 9. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp giảm trọng lượng khi bay. B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay. C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay. D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay. Câu 10. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước? A. Tuyến phao câu. B. Tuyến mồ hôi dưới da. C. Tuyến sữa. D. Tuyến nước bọt. Câu 11. Những loài cá sống ở tầng nước giữa thường có màu sắc như thế nào? A. Thường có màu tối ở phần lưng và máu sáng ở phần bụng. B. Thường có màu tối ở phía bên trái và máu sáng ở phía bên phải. C. Thường có màu sáng ở phía bên trái và máu tối ở phía bên phải.
  3. D. Thường có màu sáng ở phần lưng và máu tối ở phần bụng. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng về cá chép? A. Vòng tuần hoàn kín. B. Hô hấp qua mang và da. C. Tim 4 ngăn. D. Có 2 vòng tuần hoàn. Câu 13. Phát biểu nào sau đây về hệ thần kinh của cá chép là sai? A. Não trước chưa phát triển. B. Hành khứu giác và thuỳ thị giác phát triển. C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. D. Tuỷ sống nằm trong cung đốt sống. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ, tâm thất trái và tâm thất phải. B. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải và tâm thất. C. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm thất trái và tâm thất phải. D. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất. Câu 15. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì? A. Giúp chúng dễ săn mồi. B. Giúp lẩn trốn kể thù. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da. D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non. Câu 16. Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư? A. Cá chép. B. Cá cóc Tam Đảo. C. Ếch giun. D. Ễnh ương. Câu 17. Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư? A. 4000 B. 5000 C. 6000 D. 7000 Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?
  4. A. Vảy sừng xếp lớp. B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu. C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt. D. Mắt có mi cử động, có nước mắt. Câu 19. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng? A. Hô hấp bằng mang. B. Tim có 4 ngăn. C. Hệ tuần hoàn hở. D. Bộ não chưa phân hóa. Câu 20. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Cá chép có (1) thông với (2) bằng một ống ngắn giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng. A. (1): bóng hơi; (2): thực quản B. (1): phổi; (2): ruột non C. (1): khí quản; (2): thực quản D. (1): bóng hơi; (2): khí quản PHẦN II(5Đ): TỰ LUẬN Câu 1. So sánh cấu tạo cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch. Câu 2. So với ếch nhái thì thằn lằn đẻ ít trứng hơn, vậy có thể nói thằn lằn kém tiến hóa so với ếch nhái không? Câu 3: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở trên cạn.