Phiếu ôn tập môn Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

docx 2 trang thienle22 6580
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập môn Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_ngu_van_7_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh_cau.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập môn Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

  1. TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN PHIẾU ÔN TẬP MÔN NGỮ NĂM HỌC 2020- 2021 VĂN 7 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG I. Lí thuyết 1. Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? 2. Dùng câu chủ động hay câu bị động tùy tiện được không? 3.Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? 4. Hãy trình bày cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. II. Bài tập 1.Tìm câu bị động trong các đọan trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy. - Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Hồ Chí Minh) - Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài Thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời đầu năm 1933. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa.Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. (Theo Hoài Thanh) 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau. a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa ấy bằng gỗ lim. c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. 3. Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động –một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau. a. Thầy giáo phê bình em. b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. c.Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn. 4. Hãy xác định câu bị động trong các cặp câu sau: a1. Ông lão thả con cá xuống biển. a2. Con cá được ông lão thả xuống biển. b1. Rừng bị con người chặt phá bừa bãi. b2. Con người chặt phá rừng bừa bãi. c1. Người ta nhốt con chim trong lồng. c2. Con chim bị người ta nhốt trong lồng.
  2. d1. Bác Hồ chăm sóc cây. d2. Cây được Bác Hồ chăm sóc 5. Nhận xét hai cách viết sau đây: a1. Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở Châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm này. a2. Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng Châu Âu rất ưa chuộng. 6. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ? a. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. b. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới. c. Mỗi ngày được đến trường là một niềm vui. d. Ngôi nhà bị người ta phá đi. 7.Trong các câu sau, câu nào là câu bị động: a. Mẹ đang nấu cơm. b. Lan bị thầy giáo phê bình. c. Đi học là hạnh phúc. d. Trăng tròn. 8. Từ nào không phải là dấu hiệu của câu bị động? a. Bị b. Được c. Sẽ d. Phải 9. Câu nào là câu chủ động? a. Mười ba người thiệt mạng trong vụ thảm sát ở chợ An-ka-zi. b. Giôn đã bị buộc phải thôi việc. c. Lan đã giải được một bài toán khó. d. Ba nghi phạm đã bị cảnh sát bắt giữ. 10. Hãy chỉ ra câu bị động trong đoạn văn sau. Căn cứ vào đâu em xác định như vậy? “Mùa thu năm 1940, khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh thì bọn thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. 11. Viết một đoạn văn (6-8 câu), chủ đề bảo vệ rừng. Trong đoạn văn có sử dụng và gạch chân câu chủ động và câu bị động. . HẾT