Phiếu ôn tập - Môn Ngữ văn 7 bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

docx 2 trang thienle22 5300
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập - Môn Ngữ văn 7 bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_ngu_van_7_bai_them_trang_ngu_cho_cau_tiep_t.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập - Môn Ngữ văn 7 bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

  1. TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN PHIẾU ÔN TẬP - MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2020- 2021 BÀI THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU ( TIẾP THEO ) I. Kiến thức cần ghi nhớ: 1. Công dụng của trạng ngữ Trạng ngữ có những công dụng sau: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc. 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. II. Luyện tập : Bài tập 1: Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây. a. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng 1 bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ. ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời ở phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, . đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến . (Theo Nguyễn Đăng Mạnh) b. Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ .Lần đầu tiên chập chững biết đi ,bạn đã bị ngã .Lần đầu tiên tập bơi bạn uống nước suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn ,phải bạn có đánh trúng bóng không ?Không sao đâu vì Lúc còn học phổ thông ,Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình .Về môn hoá ,Ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. ( Theo Trái tim có điều kì diệu) Bài tập 2: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành. a. Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
  2. b. Bốn người lính đều cúi đầu ,tóc xoã gối.Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những tiếng đờn li biệt, bồn chồn . Bài tập 3: Gạch chân các bộ phận trạng ngữ trong câu sau và cho biết bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng. a. Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo. b. Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú ,và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp. c. Qua cách nói năng ,tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn trong lòng d. Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi. Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy? Hết